Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam

Journal of Incompetent Professors in Vietnam – JIPV

Phòng tranh luận khoa học cộng đồng

Posted by giaosudom trên Tháng Chín 7, 2010

Ban lãnh đạo


Trưởng phòng: Editor Onlooker

Phó phòng: Editor Chim_nhon, kiêm Viện trưởng Viện Vinh Danh Nhà Khoa Học

*****************************

Quy định

Nội dung phù hợp với Quy định của JIPV. Những nội dung liên quan đến GS, PGS dỏm không được tranh luận ở Phòng này.

*****************************

Nội dung

  • Thông tin về trường dỏm, bằng dỏm

  • Thế nào là NCKH

  • Công bố ISI

  • …………………………………….

*****************************

Thông báo

  • Tính đến ngày 4/12/2010, Phòng tranh luận có 908 commentsđược chấp nhận. Để tiện theo dõi, 50 mục được tách ra thành một trang. Để đọc comments đầu tiên, Độc giả lick vào đây.

Những tranh luận đáng chú ý

*****************************

Danh sách những nicks đã bị đưa vào spams

Tèo đã nói

Tháng Chín 26, 2010 lúc 5:35 chiều e

Giaosudom@: Nick bác đã bị đưa vào spam. Giaosudom không có thời gian đùa giởn với bác, sẽ không có bất cứ giải quyết gì liên quan đến việc nick bác bị đưa vào spam. Mong bác thông cảm.

****************

la khanh linh đã nói

Tháng Chín 20, 2010 lúc 11:56 sáng e

Giaosudom@: JIPV không bàn về dân chủ vì Quy định không cho phép. JIPV không chấp nhận bất cứ phản hồi nào của tác giả liên quan việc JIPV xóa comment này. Nick này đã bị đưa vào danh sách spam. Mong tác giả thông cảm.

****************

drtreo đã nói

Tháng Chín 17, 2010 lúc 11:39 chiều

Giaosudom@: DrTreo đã mất quyền comments theo đề nghị của Trưởng phòng và theo những gì đã diễn ra. Việc dùng nick khác thì comments vẫn bị đưa vào spam. Mọi trao đổi với Tạp chí (nếu có) xin gửi qua email.

@DrTreo: Tôi có gì mà yên tâm với không yên tâm hả bác? Bác đã 2 lần đe dọa chúng tôi. Lần trước bác đem cái chức năng bác sĩ của bác ra dọa “tai nạn” rồi sẽ biết, lần này bác đe dọa … méc cấp trên. Cái đe dọa thứ nhất cho chúng tôi thấy bác là một kẻ sẵn sàng dùng thiên chức của mình để hại người vì lý do cá nhân. Tiếng Việt ta có chữ “đồ tể”. Cái đe dọa thứ hai của bác cho thấy bác có tính nết của … trẻ con. Nó nhỏ mọn lắm bác à. Cố gắng làm người lớn đi nhé! Ở đây bàn chuyện nghiêm túc, chứ không phải là nơi để bác đe dọa người khác.

Tôi đã đọc kỹ những comments của bác. Tôi chẳng thấy có ý gì cả. Tiếng Việt thì bác chưa rành, mà đã học thói khoe khoang loại tiếng Anh bồi của bác. Bác không tôn trọng tiếng Việt. Muốn vào phòng này thì phải nói chuyện đàng hoàng, đâu ra đó, có trước có sau, chứ không phải linh tinh hay đe dọa được.

Xét qua những “tội” trên của bác, tôi với tư cách trưởng phòng dề nghị Admin cấm bác DrTreo không cho vào phòng này nói chuyện nữa.

Onlooker

****************

****************************************************************

**********************************************

*************************************

1 222 bình luận to “Phòng tranh luận khoa học cộng đồng”

  1. Thanhnhan said

    Share các bác vài thống kê thú vị:

    http://www.facebook.com/drthanhnhan?sk=wall

    Lo cho nền học thuật của VN đang bị những người có họ phá hoại

  2. Onlooker said

    Rất thú vị, bác Thanhnhan. Tôi nghĩ những người không dám nhìn vào sự thật khoa học nước nhà chắc cũng không dám nhìn vào … thực tế. Tôi không làm trong toán học, nhưng tôi nghĩ Malaysia qua mặt VN chắc là đúng rồi. Họ hơn mình thì mình phải tìm cách cạnh tranh, phải tìm hiểu. Sao lại chỉ trích một cách vô văn hóa những người nói lên tiếng nói tâm huyết?

    • Minh Tri said

      Tôi thấy anh Khương bảo con số ISI phải hơn 1000 bài nữa, so với con số GS. Tuấn đã công bố. Tuy nhiên, anh chàng này chẳng đưa ra nổi thống kê của mình đâu, chỉ đưa nhõn đâu hơn 30 bài của Đại học Thái Nguyên. Chẳng hiểu còn đại học nào mà thiếu bài nhiều thế?

      Ngoài ra, nếu suy luận sai số thì đứng về phía Thái Lan và Mã Lai, biết đâu thống kê cũng thiếu bài của họ. Nói suy cho cùng, các con số thống kê trong một tập nhiều trường/viện phải chấp nhận sai số.

      Có cách khác thống kê tôi thấy hay:
      1, Tìm hết các ngành hẹp về toán: mathematics, applied mathematics, vv… và tìm theo địa chỉ Vietnam hoặc Thailand, hoặc Malaysia.
      2, Đếm top journal ngành toán mỗi nước.

    • Onlooker said

      Hơn 1000 thì chắc là nằm mơ thôi. Tôi cũng nghĩ như Minh Tri, nếu có sai số trong số bài báo VN thì Malaysia, Thái cũng thế. Tôi mới lên web of science thì vẫn thấy con số GS Tuấn là đúng. Tôi không có con số cho Thái Nguyên, nhưng tôi chưa quan tâm đến nó.

      Tôi muốn biết có thực sự VN mình đang thua Malaysia và Thái về toán? Con số quả thật nói mình đang thua họ. Còn phân biệt math và applied math thì đã có web of science lo rồi. Tổng số bài toán thì khoảng 1700 như GS Tuấn báo cáo nhưng ông không tách ra applied math bao nhiêu. Tôi xem “mục by subject area” thì khoảng 1100 là math, còn lại là applied math.

      Tóm lại, chẳng có gì để cãi cọ. Mình đang thua Thái và Malaysia. Hãy phấn đấu đừng thua họ, chứ cãi nhau làm gì với mấy con số?

    • Toanhoc said

      “chẳng có gì để cãi cọ”: không đồng ý với bác Onlooker. phải cãi để chứng tỏ dân toán VN thua các nước về nghiên cứu nhưng về hung hăng thì các nước khó mà theo kịp 😉 Khổ là anh chàng hung hăng Khương kia làm mất mặt dân toán wá. Tôi tra thì cũng thấy 1758 bài từ 1975 đến này thôi nên bác Tuấn chả sai.

    • Toanhoc said

      Các bác không tách math và applied math được đâu, vì giao của hay tập này thường là khác trống

    • chim_nhon said

      Bác Minh Tri có ý tưởng hay đấy. Tôi không tra được từ năm 1975, nhưng từ năm 2001 ~ nay thì có kết quả dưới đây. Bác nào tra được từ 1975 thì tra luôn, coi như double check:

      – Việt nam (2001 ~ nay): 1,150
      SU = ((mathematical & computational biology) OR (mathematics) OR (mathematics applied) OR (mathematics interdisciplinary applications) OR (physics mathematical) OR (statistics & probability)) AND CU = (vietnam OR (viet nam))
      Databases=SCI-EXPANDED Timespan=All Years
      Lemmatization=On

      – Thái Lan (2001 ~ nay): 869
      SU = ((mathematical & computational biology) OR (mathematics) OR (mathematics applied) OR (mathematics interdisciplinary applications) OR (physics mathematical) OR (statistics & probability)) AND CU = (thailand OR (Ratcha Anachak Thai) OR (Kingdom of Thailand))
      Databases=SCI-EXPANDED Timespan=All Years
      Lemmatization=On

      – Malaysia (2001 ~ nay): 913
      SU = ((mathematical & computational biology) OR (mathematics) OR (mathematics applied) OR (mathematics interdisciplinary applications) OR (physics mathematical) OR (statistics & probability)) AND CU = (malaysia)
      Databases=SCI-EXPANDED Timespan=All Years
      Lemmatization=On

      Không có biết còn thiếu sót gì về SU (Subject Area) không? SU tôi lấy ở http://isiknowledge.com/jcr (View a group of journals by Subject Category).

    • Onlooker said

      Tôi nghĩ bác làm như vậy chắc chưa đủ hay chưa chính xác. Bác dùng Web of Knowledge, tìm tệp Web of Science, chọn Advanced Search. Sau đó, bác gõ CU = VIETNAM và khu trú năm, ngôn ngữ, loại bài báo… Sau khí có kết quả, bác chọn “Subject Areas”, trong đó có MATHEMATICS. Bác khu trú vào đó. ISI sẽ báo cáo:

      (CU=VIETNAM) AND Language=(English) AND Document Types=(Article)
      Refined by: Subject Areas=( MATHEMATICS )
      Databases=SCI-EXPANDED, SSCI, A&HCI, CPCI-S, CPCI-SSH, CCR-EXPANDED, IC Timespan=1898-2011

      Bác có thể chọn số bài báo và phân tích từng ngành hẹp. Bác có thể export sang EndNote, nhưng tôi chưa làm nên chưa dám nói. 🙂 Tôi được thư viện chỉ dẫn như thế, nên chắc là đúng. Dùng cách này, tôi có những số giống như số bác Toanhoc và GS Tuấn báo cáo.

      • chim_nhon said

        Vâng, cảm ơn bác đã cho ý kiến. Tôi không làm về khoa học xã hội nên không tra được, chỉ tra được SCI hoặc SCIE thôi. Và chắc chắn kết quả tôi không đủ vì chỉ tra được từ 2001 ~ nay thôi. Tuy nhiên, tôi thấy có một số điểm cần thống nhất:

        – Document Types là “Article” hay “all document types”? Có lẽ “Article” thì đúng hơn, vì “all document types” sẽ bao gồm các cái khác abstract, review, vv…., không nên tính.

        – Subject Areas (SU) chỉ “mathematics” tôi thấy không ổn vì ít nhất phải thêm “mathematics applied”. Bác nào bên ngành toán cho ý kiến xem có cần thêm các SU khác không? Ví dụ như mathematics applied hay mathematics interdisciplinary applications hay physics mathematical, vv…

        Nhưng dù kết quả có hơn kém vài chục bài, tôi thấy Thái Lan và nhất là Malaysia đang bám sát thậm chí đã qua mặt về số lượng công bố Toán ở thời điểm hiện tại.

      • Onlooker said

        Tôi nghĩ mình nên quan tâm article thôi. Mấy reviews hay abstracts thì không cần. Còn subject thì có 2 tệp. Tệp WoS và tệp chung. Khi bác chọn tệp chung thì mathematics là bao gôm luôn applied math, computation math và nhiều thứ nữa. Còn chọn tệp WoS thì bác phải mệt với hàng trăm chuyên ngành nhỏ. Tôi thấy tệp chung gọn hơn và cho ra kết quả nhiều hơn tệp WoS.

        Mã Lai đã qua mặt mình. Thái Lan đang bám sát và sẽ qua mặt. Họ làm có chất lượng hơn ta nữa.

        • chim_nhon said

          Bác nói đúng! Tôi chọn mỗi mathematics ở tệp chung, sau ra tệp riêng kiểm tra lại, kể cả refine các ngành nhỏ liên quan đến toán mà tôi nói ở trên kết quả không thay đổi, so với chỉ chọn mathematics ở tệp chung. Như vậy vấn đề rõ ràng rồi. Anh chàng Khương kia nói hoàn toàn cảm tính, chưa trực tiếp làm nhưng đã đả phá, hỗn láo với người khác. Kể cả anh ta đúng thì thái độ thế trong khoa học không thể chấp nhận được. Vấn đề rất đơn giản, chỉ cần bình tĩnh lắng nghe và kiên trì là xong thôi.

          Tôi tra ISI nhiều, nhưng chưa từng thử tra trong Advanced Search, hôm nay được bác chỉ cho. Xin cảm ơn bác Onlooker một lần nữa và chúc bác một cuối tuần vui vẻ!

  3. khachquaduong said

    Cái giải thưởng HCM với nhà nước ngày càng chẳng ra làm sao hết các bác. Đề nghị các bác thẩm tra mấy ông kẹ nhận giải đợt này.

    Khoa học xã hội và nhân văn (5 giải)

    Giáo sư Trần Quốc Vượng: Văn hóa Việt Nam: truyền thống và hiện đại.
    Giáo sư Hà Minh Đức: Sự nghiệp văn học, báo chí Hồ Chí Minh và một số vấn đề lý luận, thực tiễn văn hóa, văn nghệ Việt Nam.
    Giáo sư Lê Trí Viễn: Nghiên cứu, phê bình văn học trung đại Việt Nam và ngữ văn Hán Nôm.
    Giáo sư Bùi Văn Ba (Phương Lựu): Lý luận phê bình, phương pháp luận nghiên cứu văn học.
    Nhóm tác giả Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, Phó giáo sư Nguyễn Thanh Tuấn, Phó giáo sư Trần Minh Trưởng: Một số vấn đề lý luận về xây dựng Đảng đối với một đảng cầm quyền lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    Khoa học tự nhiên (6 giải)

    Đồng tác giả 49 người: Tìm kiếm, phát hiện và khai thác có hiệu quả các thân dầu trong đá móng granitoit trước Đệ Tam bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam.
    Đồng tác giả 45 người: Động vật chí Việt Nam và Thực vật chí Việt Nam, Sách Đỏ và Danh lục Đỏ Việt Nam.
    Phó giáo sư Lê Bá Thảo: Thiên nhiên, lãnh thổ và các vùng địa lý Việt Nam.
    Cử nhân Nguyễn Tăng Cường: Ứng dụng 5 giải pháp khoa học công nghệ để chế tạo các loại thiết bị nâng hạ tại Việt Nam.
    Phó giáo sư Trần Quang Ngọc: Nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ ngành Điện ảnh phục vụ kháng chiến bảo vệ tổ quốc và phục hồi kinh tế sau chiến tranh.
    Đồng tác giả 8 người: Ngăn sông đập trụ đỡ và đập xà lan.

    Khoa học y dược (1 giải)

    Đồng tác giả 8 người: Nghiên cứu mô hình kết hợp quân dân y phục vụ chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân trong thời kỳ đổi mới.

    • khachquaduong said

      Đề nghị lưu ý đặc biệt mấy ông có các đề tài sau:
      Giáo sư Hà Minh Đức: Sự nghiệp văn học, báo chí Hồ Chí Minh và một số vấn đề lý luận, thực tiễn văn hóa, văn nghệ Việt Nam.
      Giáo sư Bùi Văn Ba (Phương Lựu): Lý luận phê bình, phương pháp luận nghiên cứu văn học.
      Nhóm tác giả Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, Phó giáo sư Nguyễn Thanh Tuấn, Phó giáo sư Trần Minh Trưởng: Một số vấn đề lý luận về xây dựng Đảng đối với một đảng cầm quyền lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
      Phó giáo sư Trần Quang Ngọc: Nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ ngành Điện ảnh phục vụ kháng chiến bảo vệ tổ quốc và phục hồi kinh tế sau chiến tranh.
      Đồng tác giả 8 người: Nghiên cứu mô hình kết hợp quân dân y phục vụ chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân trong thời kỳ đổi mới.

    • Onlooker said

      Chẳng có công bố gì cả thì làm sao chúng ta có thể kiểm tra? Giải thưởng này cao qúy lắm, nhưng chẳng biết sao lại rơi vào tay các giáo sư D thế này nhỉ?

  4. khtntphcm said

    JIPV bi Khoa toan tin DHKHTN TPHCM chui la “la cai”

    http://www.toantin.org/forums/index.php/topic/26457-th%E1%BA%A7y-co-chung-ta-b%E1%BB%8B-beu-r%E1%BA%BFu-lam-tro/

  5. Outsider said

    Dốt hay nói, điếc hay hóng. Đó là câu ông bà mình hay nói đến những người dốt mà ham nói, cũng giống như những người điếc hay hóng. Câu nói đó cũng rất hợp với bà Vũ Thị Phương Anh, một thời đình đám trên những trang của JIPV.

    Lâu quá không ghé qua xem bà “tiến sĩ” viết gì. Nay ghé qua thì thấy bài giảng hết sức “hấp dẫn” sau đây:

    http://ncgdvn.blogspot.com.au/2012/02/phat-trien-nguon-nhan-luc-bang-nhung.html

    Xin nói để các bác biết: Tôi là một trong những học viên của lớp tập huấn do GS Vladimir Briller giảng được entry của bà ưu ái chú tâm. Vì nhiều người trong lớp chưa quen với tiếng Anh nên lớp học có người phiên dịch. Người dịch thỉnh thoảng khựng lại vì chưa quen với thuật ngữ. Tôi còn nhớ khi ông nói từ endowment, người phiên dịch phân vân và TS Phạm Thị Ly có “cứu bồ”. Ông giáo sư rất thông minh. Khi nào thấy người phiên dịch phân vân, ông tìm cách nói đơn giản hơn. Những chi tiết vụn vặt như thế không nói lên chất lượng lớp tập huấn.

    Nói chung tôi chỉ có thể khen chứ không có gì để phàn nàn. Tôi thấy Institutional Research là lĩnh vực mình nên học. Học từ chuyên gia, học từ tài liệu giảng, học từ tài liệu dịch … Một tài liệu giảng thì không thể nào nói lên chất lượng một lớp tập huấn. Phải trực tiếp dự lớp mới cảm nhận được. Chứ chỉ nghe người khác nói mà đã vội lên tiếng chê bai thì đó là loại hay hóng chuyện người. Cũng không phải chỉ dựa vào một tài liệu nào đó để đánh giá một trung tâm hay một cá nhân. Loại người làm chuyện lóng hóng như thế không xứng đáng được giữ chức vụ quan trọng.

    Nếu ai chỉ đọc sơ qua entry của bà Vũ Thị Phương Anh người ta tưởng bà góp ý về chất lượng dịch thuật, ai ngờ bà chỉ mượn cớ để thoá mạ Đại Học Quốc Gia TPHCM. Cụ thể hơn, bà vừa lên lớp vừa thoá mạ một đối tượng bà hay đem ra làm cái bia để đấm đá. Đó là bà Phạm Thị Ly.

    Nhưng đọc xong bài của bà Vũ Thị Phương Anh tôi có cảm tưởng bà là người dốt mà ham nói. Chẳng những dốt mà còn thiếu tư cách. Chẳng những thiếu tư cách mà còn có nhân cách quá thấp. Thấp đến nổi không xứng đáng với một con người lương thiện.

    Tôi nói quá chăng? Không đâu. Tôi sẽ lần lượt chứng minh những điểm trên cho các bác thấy.

    Trước hết hãy nói về tư cách. Bà Vũ Thị Phương Anh chê bà Phạm Thị Ly rằng không có chuyên môn về “phân tích nội bộ”. Bà sợ người ta quên nên cứ nhắc đi nhắc lại cái điệp khúc thiếu chuyên môn trong entry. Vì không có chuyên môn nên hiểu sai. Hiểu sai dẫn đến dịch sai. Một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực dịch sai là nỗi xấu hổ. Đấy, cái luận điệu của bà Vũ Thị Phương Anh là thế. Nghe êm tai quá. Logic quá.

    Suốt entry bà Vũ Thị Phương Anh chê Phạm Thị Ly không có chuyên môn về Institutional Research. Nhưng nếu xét kỹ thì luận điệu đó cũng áp dụng cho chính bà Vũ Thị Phương Anh bởi vì chính bà cũng không có chuyên môn!

    Bà Vũ Thị Phương Anh không có chuyên môn về institutional research. Tôi sẽ bàn về thuật ngữ này sau. Bà chưa từng làm về lĩnh vực này. Bà cũng không được đào tạo về institutional research. Bà không có bất cứ một công trình hay bài viết học thuật gì về institutional research. Bản thân bà không là chuyên gia về institutional research mà lại lớn tiếng lên lớp người khác rằng không có chuyên môn. Thế có phải là hợm hĩnh và lố bịch không?

    Bà cũng không phải là chuyên gia về khảo thí. Bà hoàn toàn không có công trình gì về khảo thí. Bà ngồi ở ĐHQGTPHCM nơi bà đang đem ra để lăng mạ mấy năm trời mà chẳng để lại một dấu ấn nào ngoài những bài phỏng vấn lăng nhăng. Phải nói là lăng nhăng vì nó không có gì mang tính học thuật và cũng chẳng ai quan tâm đến ý kiến của một người không có thực tài.

    Bà huênh hoang vỗ ngực cho rằng bà là chuyên gia về tiếng Anh, nhưng trong thực tế bà cũng không phải chuyên gia về tiếng Anh. Bà viết tiếng Anh còn sai như đã có lần vạch ra trên JIPV. Nếu bà giỏi và chứng minh tư cách, bà hãy viết một bài luận văn bằng tiếng Anh và post lên đây để bà con đánh giá.

    Nhưng bà là chuyên gia nổ. Có lần bà khoe trên JIPV rằng bà là chuyên gia về language testing, nhưng có người chỉ ra rằng luận án của bà là “Measurement and Evaluation in Language Education”! Một con người chưa làm được gì cho xã hội, chưa đóng góp gì cho giáo dục mà huênh hoang nói chuyện đao to búa lớn thì quả là lộng ngôn.

    Điểm thứ hai: thái độ mỉa mai. Tựa đề entry của bà là câu hỏi “’Phát triển nguồn nhân lực’ bằng những tài liệu như thế này ư”? Một cách giật tít giống như những kẻ đang tuyệt vọng cần người đọc. Nếu thái độ mỉa mai đó là một cái tát thì chính cái tát đó đang đập vào mặt của bà Vũ Thị Phương Anh.

    Tại sao tôi nói thế? Tại vì blog của bà có tên rất sang. “Nghiên cứu giáo dục Việt Nam”. Nghiên cứu. Giáo dục. Việt Nam. Nghiên cứu đòi hỏi kiến thức chuyên sâu. Giáo dục là lĩnh vực rất rộng lớn. Việt Nam là nói đến toàn quốc. Chao ôi! “Nghiên cứu giáo dục Việt Nam” bằng những entry linh tinh, chẳng đâu vào đâu, học lóm đây đó trên mạng. Nghiên cứu giáo dục Việt Nam bằng những entry lăng mạ người khác. Người ta cũng có thể dùng thái độ mỉa mai của bà để hỏi lại: “nghiên cứu giáo dục” mà như thế ư? Tội nghiệp cho hai từ “nghiên cứu” quá đi thôi.

    Điểm thứ ba: nguỵ biện. Bà mở đầu entry với câu “Nhận được nhiều thắc mắc và than phiền của học viên cao học và đồng nghiệp cũ và mới, trong và ngoài ĐHQG-HCM về chất lượng tài liệu …” Nhưng bà không cho biết có bao nhiêu người thắc mắc. Họ là ai? Viết như thế thì ai mà không viết được. Sao bà không công bố lên mạng ý kiến phàn nàn như trang Trung tâm Đào tạo làm? Cách nói của bà là cách nói của kẻ biạ đặt và thiếu tự tin. Thiếu tự tin nên phải núp bóng đám đông ảo.

    Bà Vũ Thị Phương Anh nghĩ sao nếu có người nói “tôi nghe nhiều người nói bà Vũ Thị Phương Anh là một kẻ vô lại”? Bà cảm thấy bị xúc phạm phải không? Chắc chắn. Nếu thế, bà có nên xử dụng cách nói đó cho người khác?

    Đó còn là cách viết hóng chuyện người khác núp dưới danh nghĩa “thắc mắc”. Lớp tập huấn đó do một chuyên gia Hoa Kỳ là giáo sư Vladimir Briller, một chuyên gia thật sự về Institutional Research. Tôi thấy ông là một người vui vẻ và rất thân thiện. Ông ấy chắc chắn là bậc thầy của bà Vũ Thị Phương Anh. Đáng lý ra bà phải đi học chứ không phải lóng hóng nghe ai đó hoặc bịa ra để bôi nhọ người khác.

    Có lẽ bà vênh mặt lên rằng bà là tiến sĩ ngoại nên không cần học nữa. Nhưng bà cũng nên biết rằng chiếc áo không làm nên thầy tu, cái bằng “tiến sĩ ngoại” của bà không đủ lấp kín sự hụt hẫng về tri thức của bà mà tôi sẽ chỉ ra dưới đây. Cái bằng tiến sĩ ngoại của bà bất quá là một thứ trang sức. Đồ trang sức không nói lên thực lực của một con người.

    Tôi có tập tài liệu do bà Phạm Thị Ly dịch. Tuy tôi không nhất trí với vài thuật ngữ trong bài dịch, nhưng tôi thấy cũng chẳng cần phải chỉnh sửa. Nên nhớ rằng dịch là phản. Mỗi người một ý. Mỗi người hiểu một cách. Nếu tôi dịch có lẽ vài thuật ngữ sẽ khác. Nếu một người khác bản dịch cũng khác. Lý do cũng đơn giản thôi. Chúng ta chưa nhất trí với thuật ngữ do chúng ta chẳng ai là chuyên gia có kinh nghiệm. Nhưng tôi đánh giá cao nỗ lực của bà Phạm Thị Ly. Đó cũng chỉ là một tài liệu đọc. Quan trọng hơn là nghe giảng và trao đổi với người giảng.

    Điểm thứ tư: trình độ tiếng Anh và hiểu biết của bà Vũ Thị Phương Anh có vấn đề. Để chứng minh cho nhận xét trên và cũng là một cách để bà hiểu hơn về mình, tôi sẽ phân tích từng điểm trong entry của bà dưới đây.

    1.- Một kiểu lên lớp ngu muội. Bà viết rằng:

    “Một ví dụ hay được đưa ra về viết tắt trong chuyên ngành là acronym “ESP”, vốn được đa số mọi người hiểu là “Extra Sensory Perception” tức “giác quan thứ sáu”, nhưng chỉ có dân TESOL là ngay lập tức đọc acronym này ra thành “English for Specific Purposes” tức “Tiếng Anh cho các mục tiêu chuyên biệt”, hay còn gọi là “Tiếng Anh chuyên ngành”. Vì vậy, một khi đã dịch chuyên ngành thì nhất thiết phải có các chú dẫn về các từ viết tắt, nếu không thì nhiều thông tin về chuyên môn sẽ bị mất”.

    Có ba vấn đề ở đây:

    Một, không ai ngu đến mức nhầm lẫn khi đọc ESP trong bài báo về tâm lý học mà lầm rằng đó là English for Specific Purpose. Tất cả tuỳ thuộc vào câu văn và ý nghĩa của toàn bộ câu văn. Đây là một ví dụ ngu muội, không thích hợp.

    Hai, dịch Extra Sensory Perception” là “giác quan thứ sáu” là cái ngu thứ hai. Người ta chỉ nói rằng ESP có khi được hiểu một cách casual hay không nghiêm trang là “sixth sense” (giác quan thứ sáu). Nghĩa chính của nó không phải là giác quan thứ sáu. Xin chú ý rằng casual, chứ không phải “tức là” đâu nhé.

    Xin nói để bà biết rằng sensory có nghĩa tiếng Việt là cảm quan. Trong hoá học người ta có bộ môn sensory evaluation (đánh giá cảm quan). ESP là tiếp thu thông tin không qua các giác quan thông thường. Hiểu như thế thì có lẽ các nhà tôn giáo dịch đúng và dễ hiểu hơn: linh cảm.

    Ba, tự mình mâu thuẫn. Trong câu trên bà viết về TESOL mà không cho người đọc biết đó là gì. Thế mà phần giữa entry bà lớn tiếng chỉ trích bà Phạm Thị Ly không giải thích chữ viết tắt là gì. Chê người ta mà không nhìn vào chính mình! Đó là thái độ của kẻ ngửa mặt lên trời phun nước bọt.

    2.- Hiểu sai. Bà Vũ Thị Phương Anh phán rằng “Statement of Core Value” nên dịch là “Giá trị cốt lõi”. Bà phê phán rằng dịch Statement = Tuyên ngôn là không đúng, là thậm xưng. Có hai cái sai trong phán xét của bà:

    Một, ở đây, cách nói Core Value mà dịch là “cốt lõi” tôi e rằng hơi gượng ép. Core Value là từ thường dùng cho một tổ chức và định nghĩa chuẩn là những giá trị mà tổ chức lấy làm nền tảng để định hướng hoạt động. Tôi hiểu từ Core Value là “Giá trị chủ đạo”. Giá trị chủ đạo chi phối đến toàn bộ hệ thống.

    Hai, bà lên lớp rằng nên bỏ từ Statement cũng sai. Bà phán rằng Statement mà dịch là tuyên ngôn là “lộng ngôn” chính là cách nói lộng ngôn của bà! Theo tôi, dịch Statement = Tuyên ngôn trong trường hợp này hoàn toàn không sai, vì chính như bà tra từ điển, tuyên ngôn là bản tuyên bố mang tính cương lĩnh. Statement of Core Value có thể xem là một cương lĩnh. Không thể bỏ từ Statement ở đây được.

    Statement of Core Value theo tôi là “Tuyên ngôn về giá trị chủ đạo”. Tôi biết người khác có thể có cách dịch khác và điều đó cũng bình thường, nhưng phán rằng bỏ từ Statement là một cách lên lớp hồ đồ.

    3.- Dịch sai. Bà Vũ Thị Phương Anh lên lớp rằng “University Community” nên dịch là “toàn trường”, và chê rằng dịch “Cộng đồng đại học” là “hoàn toàn sai nghĩa”. Chính bà Vũ Thị Phương Anh mới sai hoàn toàn ở đây.

    University Community đúng là “cộng đồng đại học”. Người ta viết “The University Community” chứ có ai viết “A university community” không hả bà Vũ Thị Phương Anh? Mạo từ THE ở đây không chỉ một trường cụ thể nào. Nếu tôi viết life is dull without the telephone đúng hay sai? Bà đã hiểu cách xử dụng THE chưa? Vậy mà đòi lên lớp tiếng Anh!

    Người ta có thể viết “A Community of Universities”, chú ý số nhiều, thì lúc đó mới đề cập đến nhiều trường có thể liên kết nhau. Còn University Community là nói đến cộng đồng của một đại học. Một đại học Hoa Kỳ có nhiều colleges cũng giống như ĐHQG có nhiều đại học. Chẳng có gì sai khi dịch University Community = Cộng đồng đại học.

    Điều rất vui là bà Vũ Thị Phương Anh lớn tiếng phán rằng University Community = toàn trường hay “cộng đồng nhà trường”! Toàn trường là the whole school hay entire school, bà ạ! University không phải là “nhà trường”. Không có chuyện “nhà trường” ở đây vì nguyên bản có từ University.

    INSTITUTIONAL RESEARCH nên dịch là gì? Bà Phạm Thị Ly dịch là “Phân tích nội bộ”. Bà Vũ Thị Phương Anh sửa lưng là “Nghiên cứu nội bộ”. Theo ý tôi cả hai đều không chuẩn.

    Danh từ Institution ở đây không hẳn có nghĩa là “trường” mà còn có nghĩa là “viện”, “cơ quan”. Nhưng quan quan trọng hơn hết nó còn có nghĩa là “thể chế”. Ví dụ như người ta nói đến Institutional Culture, Institutional Value, Institutional Racism. Những từ đó không có liên quan gì đến “nội bộ” cả, cũng chẳng liên quan gì đến viện, trường. Trong những từ trên, Institution là thể chế.

    Wikipedia định nghĩa institution là “any structure or mechanism of social order and cooperation governing the behavior of a set of individuals within a given human community”. Định nghĩa này rõ ràng đề cập đến thể chế. Do đó, khi nói đến institutional research, không có nghĩa là “nghiên cứu nội bộ” hay “phân tích nội bộ”, vì nội bộ là internal, rất khác với institution. Tôi nghĩ nên dịch institutional research là “nghiên cứu thể chế”.

    Bà Vũ Thị Phương Anh phán rằng “effectively and efficiently” dịch thành “hữu hiệu” tuy không sai nhưng bỏ sót ý.” Tôi chẳng thấy sót ý nào cả. Từ “hữu hiệu” rất hay! “Hữu” là có. “Hiệu” là hiệu quả, hiệu suất. Bởi thế dịch “effectively and efficiently” sang “một cách hữu hiệu” vừa gọn, vừa dễ nhớ.

    Còn cách dịch bà lên lớp “dịch chính xác phải là “có hiệu quả và hiệu suất cao”. Ghê chưa! “dịch chính xác phải là”. Làm như dưới vòm trời nước Nam chỉ có bà là người có chân lý.

    Xin hỏi bà, effectively và efficiently là danh từ, tính từ hay trạng từ? Nếu là trạng từ thì làm sao có chữ “có” ở đây? Người ta hay dịch trạng từ là “một cách” – một cách hữu hiệu. Vậy mà đòi lên lớp người khác. Hợm hĩnh vừa thôi chứ.

    Bà Vũ Thị Phương Anh phán thêm rằng câu “Ensure that the University is represented well to external agencies” phải được dịch là “Bảo đảm cung cấp ra bên ngoài những thông tin đúng đắn về nhà trường”. Lại “phải dịch”! Làm như chỉ có một cách dịch! Phách lối thế. Nhưng bà sai.

    Một, không thấy từ nào trong câu đó để dịch hay hiểu là “đúng đắn” và “cung cấp”. Hai, còn “bên ngoài” không phản ảnh từ “agencies”. Chắc chắc không có nghĩa đơn giản “bên ngoài”. Ba, động từ represent ở đây không có nghĩa là đại diện mà là “mô tả”. Well ở đây phải hiểu là chính đáng, hợp lí, chứ không phải “đúng đắn”. Theo tôi, câu đó nên dịch là “Đảm bảo trường đại học được mô tả một cách chính đáng đến các cơ quan bên ngoài”.

    4.- Gượng ép. Bà Vũ Thị Phương Anh phán rằng “communicate central information” là “cung cấp thông tin chính thức”. Dựa vào đó, bà phán xanh dờn rằng câu dịch của bà Phạm Thị Ly là hoàn toàn sai. Thế nhưng chính bà đã sai một cách hiển nhiên khi dịch “central information” là “thông tin chính thức”!

    Xin chỉ cho bà biết “thông tin chính thức” tiếng Anh là “Official Information”.

    Central có nghĩa là chủ yếu, trọng tâm, chính. Central Idea có nghĩa là ý tưởng chính. Do đó, dịch Central Information = thông tin trọng yếu là hoàn toàn đúng nghĩa.

    Đã dịch sai mà còn giải thích sai. Bà lên lớp giải thích rằng “thông tin chính thức” của trường là “các báo cáo thường niên theo yêu cầu của Bộ Giáo dục hoặc các tổ chức kiểm định”. Ở đây, bà không hiểu quy chế của các trường về cung cấp thông tin. Mỗi năm trường phải báo cáo với hội đồng quản trị qua cái annual report. Các báo cáo đó chỉ có thông tin chung chung, như chi tiêu bao nhiêu, thu nhập bao nhiêu, số nhân viên, số công trình nghiên cứu … Còn thông tin mà Institutional Research đòi hỏi thì nhiều hơn, chi tiết hơn. Đó là những thông tin qua đó người ta có thể “định hình” một trường như số sinh viên trên mỗi giáo sư, bao nhiêu cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo, cơ sở vật chất … Vì thế người ta xử dụng “Central Information” là thế. Phải chi bà đi nghe giảng thì bà đâu có cương mà lên lớp hàm hồ như thế.

    Thật là hài hước khi bà giảng:

    “Do không hiểu công việc của phòng IR, nên người dịch không hiểu “central information” là cái gì. Ở đây nó chỉ có nghĩa là “thông tin trung ương”, tức thông tin chính thức của trường sau khi đã kiểm tra những sai lệch từ các thông tin do các bộ phận cung cấp”.

    Thông tin trung ương! Mô Phật. Vậy mà cũng khoác lác là “chuyên gia tiếng Anh”! Thật xấu hổ.

    5.- Phê phán ẩu tả. Bà Vũ Thị Phương Anh tiếp tục lên lớp rằng bà Phạm Thị Ly dịch “Respond to data request = Đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin” là “sai ý hoàn toàn”. Tự tin ghê! Chúng ta thử nghe bà giảng: “”Data requests” không thể dịch là “cung cấp thông tin” mà phải dịch là “yêu cầu về dữ liệu””. Vậy câu trên phải dịch là “đáp ứng yêu cầu về dữ liệu” ư? Nghe ngô nghê không?

    Dữ liệu và thông tin tuy có khác nhau, nhưng trong trường hợp này thì sự khác biệt chẳng có gì đáng chú ý.

    Thực ra, request trong trường hợp này không phải là “yêu cầu”, mà là “nhu cầu”. Khi nói đến yêu cầu về dữ liệu là nói đến yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn của dữ liệu. Còn ở đây, người viết muốn nói đến đáp ứng nhu cầu về dữ liệu.

    Vì vậy, cách dịch “đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin” là không sai. Không hiểu vấn đề mà phán người ta là “sai hoàn toàn” thì có phải là hồ đồ không?

    Còn danh từ “ad hoc” thì đúng là “không thường quy”. Bà Vũ Thị Phương Anh mỉa mai rằng “thường quy” là bí hiểm. Thế bà chưa bao giờ nghe “rửa tay thường quy”, “kiểm tra thường quy”, “triển khai thường quy” … hay sao? Hay là tiếng Việt của bà có vấn đề?

    Chính kiểu dịch của bà Vũ Thị Phương Anh mới có vấn đề. Bà phán rằng phải dịch là “khảo sát đột xuất”. Lại “phải dịch”! Xin nói để bà biết rằng việc làm ad hoc là việc làm không nằm trong kế hoạch định trước (bất thường quy), việc làm đặc biệt (ad hoc committee – ủy ban đặc biệt) chứ không hẳn là “đột xuất” = unexpected. Đúng là dốt mà hay ham nói chữ!

    ***

    Trên đây, tôi đã phân tích và chỉ ra TẤT CẢ những sai lầm về tiếng Anh của bà Vũ Thị Phương Anh trong một entry rất ngắn. Những sai lầm hết sức căn bản. Những sai lầm đó nói lên một người học chưa đến nơi đến chốn. Nói theo cách nói thông thường là dốt.

    Dốt không phải là một cái tội. Dốt mà lên lớp người khác là hợm hĩnh. Dốt mà phán như đinh đóng cột là hồ đồ. Đó không phải là tư cách của người có học. Chưa nói đến tư cách của người “trí thức”.

    Vì không nhận ra cái dốt của mình và quá ảo tưởng về mình, nên bà “đá giò lái” một câu cuối. Một câu rất thâm độc:

    “Và cũng không muốn nói gì thêm nữa, ngoài một câu hỏi nhỏ: nếu một trung tâm phát triển nguồn nhân lực của một đại học lớn nhất nước, được đầu tư lớn bằng bằng kinh phí của nhà nước, cũng có nghĩa là tiền thuế của mọi người dân, trong đó có tôi (hiện nay hàng tháng tôi phải đóng thuế đến gần 10 triệu), mà hành xử như thế này, thì liệu chúng ta có thể trông mong gì về chất lượng “nguồn nhân lực” của Việt Nam đây”?

    Đó cũng chính là câu hỏi mà tôi và các bác JIPV đã từng hỏi trước đây về cá nhân của bà Vũ Thị Phương Anh. Đọc qua những gì bà trao đổi trên JIPV, ai cũng sẽ thấy vài đặc tính và bản chất của bà:

    Bản chất phản phúc. Trước đây bà lên JIPV để học hỏi, để cầu cạnh. Khi được người chỉ dạy tận tình bà nhún nhường như là cô học trò. Sau khi bà biết được đôi ba điều, bà quay lại nói xấu JIPV. Đó là thái độ của một kẻ hai mặt, ăn ở không có hậu, một kẻ phản thầy cô.

    Bà có thói chê bai người khác mà bà không tự nhìn lại mình. Ai bà cũng chê là không có chuyên môn. Bà nói người ta không có chuyên môn, không biết chuyên môn. Nhưng chính bà cũng không có chuyên môn. Bà chỉ là người mù sờ voi mà thôi. Xin nhắc để bà rõ rằng nếu bà biết đọc trên mạng, tôi cũng biết đọc, bà Phạm Thị Ly cũng biết đọc.

    Xin hỏi ở nước ta ai có chuyên môn về Institutional Research. Chắc chắn không phải bà Vũ Thị Phương Anh. Ở đây, chúng ta cùng nhau học hỏi. Có người nước ngoài về hướng dẫn là quý lắm rồi. Xin đừng đem tư cách chuyên môn ra đây để phê phán người khác, vì chính bà cũng là người mù sờ voi mà thôi. Xin nhắc để bà rõ rằng nếu bà biết đọc mạng, tôi cũng biết đọc, bà Phạm Thị Ly cũng biết đọc.

    Bà sống trong ảo tưởng. Được cư dân mạng tung hô bà tưởng rằng mình là chuyên gia thứ thiệt về khảo thí, về tiếng Anh, về giáo dục đại học, về Institutional Research. Nhưng bà thực sự sống trong vũng lầy của những tung hô ảo, vì bản thân bà không chứng minh được có thực tài gì cả. Nếu có thực tài thì đó là tài thọc mạch, ngồi trên mạng chờ người khác làm gì sai là lên tiếng thóa mạ và chửi bới người ta.

    Bà có cái tâm địa của kẻ ác ôn. Những gì bà phê phán rất vụn vặt. Nhưng bà lại dùng đó để hạ bệ người khác. Bà muốn khoe kiến thức tiếng Anh bằng cách chê bai người khác. Đó là cách làm của kẻ có đầu óc nhỏ mọn, hẹp hòi. Nhưng rất tiếc ngay cả tiếng Anh của bà cũng chưa đến nơi đến chốn.

    Trình độ của bà rất kém. Bà chưa chứng minh cho đồng nghiệp thấy bà có tài gì cả. Bà cũng chưa chứng minh cho đồng nghiệp thấy năng lực thật của bà là gì? Mấy năm ngồi ở cái ghế trung tâm khảo thí của ĐHQGTPHCM bà làm được gì? Chẳng làm được gì cả. Chẳng đóng góp gì cho giáo dục Việt Nam. Mấy bài dịch, mấy bài phỏng vấn lăng nhăng trên báo, mấy entry chửi bới trong blog của bà đâu phải là đóng góp cho giáo dục Việt Nam.

    Vì trình độ quá kém, nên bà là kẻ thiếu tầm phán xét. Chỉ nghe qua những lời tuyên bố vung vít hợm hĩnh trên mạng của một ông bác sĩ bà vội vàng mời ông về giảng dạy và viết bài. Đến khi nhận ra “thực tài” của ông này và sự việc “cơm không lành canh không ngọt” bà lên mạng đấm đá như là người giang hồ chợ búa. Điều đó nói lên hai điểm. Một, sự việc nói lên kiến thức của bà quá thấp nên không có khả năng đánh giá thực hư, nhầm lẫn giữa những lời đao to búa lớn và thực tài. Hai, sự việc nói lên tư cách của một quan chức, một quan chức có chút học thức, mà như là một kẻ hàng tôm hàng cá trên không gian mạng.

    Bà là người thiếu tư cách. Tư cách của một kẻ có học. Phàm người có học thức và chững chạc phải biết mình nói năng ở nơi đàng hoàng. Người có tư cách không có kiểu ăn nói “chợ búa” như bà trên blog. Bà là một trong những bộ mặt của trường Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM. Bộ mặt đại học không phải trên blog.

    Bà đang tự chửi bà. Bà than phải đóng tiền thuế để nuôi ĐHQG và khoe phải đóng đến 10 triệu hàng tháng. Giàu ghê! Tôi cũng cảm thấy phí tiền để nuôi bà trong Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM vậy. Những phân tích trên đây và trước đó trên JIPV đã chứng minh bà bất tài, vô dụng, thiếu tư cách, có vấn đề về nhân cách. Vậy bà có cảm thấy xấu hổ để rời chức vụ hay không? Bà đã ngồi nhầm chỗ. Bà hoàn toàn không xứng đáng. Đã đến lúc bà nên ra đi và nhường lại cho người có thực tài.

    Bà đã và đang làm vẩn đục giáo dục Việt Nam. Nếu người thực sự có ý xây dựng, thực sự vì sự nghiệp giáo dục, thực sự có ý định đóng góp cho tốt hơn thì không ai chọn thái độ miệt thị người khác, xem thường người khác. Người có tư cách cũng không ăn nói nơi chốn linh tinh như trên blog như bà. Những gì bà làm, những gì bà viết trên blog, những gì bà thể hiện nói lên: cái tâm của bà quá u ám, cái trí của bà quá thấp. Vì thế và vẫn tiếp tục đi trong con đường mê muội. Bà đang làm vẩn đục giáo dục Việt Nam.

    Một hạng người “mục hạ vô nhân” có xứng đáng nằm trong đội ngũ của Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM?

  6. Observer said

    Trời đất ơi! Hồi nào giờ tôi cứ tưởng bà tiến sĩ dỏm chưa bao giờ có công bố khoa học giỏi tiếng Anh lắm, vì tôi tiếng Anh lơ mơ, mà lúc nào cũng thấy bà vỗ ngực coi mình là thầy của cả ĐHQG-HCM. Ai dè dốt hay khoe chữ!
    Thiệt ra dốt không phải là cái tội. Nhưng dốt mà dám lên giọng dạy đời như bà này thì tâm thần hết thuốc chữa rồi các bác ơi. May mà bà rời khỏi ĐHQG-HCM trước khi người ta đuổi cổ bà. Hội đồng Quản trị của ĐH Kinh tế Tài chính TPHCM chắc sẽ không hoan nghênh việc bà để cho người khác đánh giá bà thấp kém đến như vậy đâu. Họ là trường tư, dĩ nhiên rất quan tâm đến hìnhảnh của mình trong mắt công chúng. Bà này đúng là ngửa mặt lên trời phun nước bọt. Bác Outsider dùng hình ảnh này thiệt chính xác!!!

  7. Onlooker said

    Wow, bác Outsider làm một cú ngoạn mục! Với bà “tiến sĩ” này tôi chỉ biết lắc đầu. Thoạt đầu các bác nói bà phản trắc, tôi nghĩ nặng quá và không tin, nhưng nay thì tôi tin. Chuyện bà bất tài thì đã rõ như ban ngày. Nhân cách của bà thì chỉ có thể nói là quá thấp, bẩn. Bà không làm được gì nhưng lại rất hăng hái chửi bới người khác. Đó là tâm địa của một con người ganh tỵ, hẹp hòi.

    Nếu ai rảnh, xin thử post lại một đoạn văn tiếng Anh của bà ấy để chúng ta cùng thưởng lãm. Trước đây tôi cũng chỉ ra bà không rành tiếng Anh nên viết sai rất nhiều. Ấy thế mà bà rất thích tự xưng là người có thẩm quyền về tiếng Anh. Báo chí có vẻ rất tin bà vì bà nổ dữ quá.

    Tôi chỉ có một góp ý nhỏ với bác Outsider về ad hoc. Theo tôi hiểu thì đây là tính từ chứ không phải danh từ.

  8. Đồng nghiệp VTPA said

    Mời các bác thử thưởng thức tiếng Anh của bà TS nè :-))

    http://cete.vnuhcm.edu.vn/en/main.php?p=clientmsg&specialmsgid=gioithieu&catid=0&menuid=34

    I. Overview of the Center for Educational Testing and Quality Assessment (CETQA)

    The Center for Educational Testing and Quality Assessment (CETQA) is a research and center established under Decision Number 219/QD/DHQG/TCCB signed by the President of VNU-HCM on August 21, 1999.

    II. Its main functions include:

    – Educational testing and examinations research: conducting research whose results are used to make recommendations concerning the content, methodology, mechanism and procedures of examinations and assessments to be used within VNU-HCM;

    – QA research and policy: conducting research whose results are used to make recommendations concerning QA mechanisms, procedures and activities that are appropriate to VNU-HCM.

    – Accreditation at institutional and programme levels for VNU-HCM member universities.

    Besides its main functions, CETQA also provides research services to the community in the following areas:

    1. Examinations services using current educational test technology;
    2. Consultancy services in test item banking and management;
    3. Supplying the test management software Test Pool System version 2.0;
    4. Designing and printing of OMR forms to be used in examinations and survey research;
    5. Consultancy services in quality assessment for higher education institutions;
    6. Psychological test services for career counseling.
    7. Data processing for educational survey and counselling for the organization of information management

    III. International Relation

    – CETQA represents VNU-HCM in the Asean Universities Network (AUN) for promoting QA activities and mechanisms among its members – top-ranking universities in the region. Its current membership is 17, including the National University of Singapore (NUS), Chulalongkorn University (Thailand), De La Salle University (The Phillipines), and Vietnam’s two national universities in Ha Noi and in Ho Chi Minh City.

    – APQN’s associate member

    – INQAAHE’s associate member

    IV. Personnel

    • Board of Director

    – Director of CETQA: Dr. Vũ Thị Phương Anh, Senior Lecturer , Master in English teaching method, Doctor in Language Testing and Educational Measurement anhvu@vnuhcm.edu.vn

    – Deputy Director: Dr. Đỗ Hạnh Nga, Senior Lecturer, Doctor in Psychology, Master in Educational Measurement. dhnga@vnuhcm.edu.vn

  9. Thuykieu said

    Tranh luận với Mirs PA làm gì? Xem lại hai link này là đủ

    Phòng tranh luận khoa học cộng đồng

    Phòng tranh luận khoa học cộng đồng

    Mà bài viết phê phán chuyện dịch thuật của bà PA có gì quan trọng đâu. Lại chém gió để mong có bão 😉

    • Trí Lơ mơ said

      Thật ra phê phán những gì dịch chưa sát, chưa đúng để chúng ta cùng nhau học hỏi cũng tốt, chỉ ngặt nỗi bà này phê phán sai bét nhè, đã dốt lại muốn làm thầy đời, mà có người không biết vẫn tin theo, cái đó mới nguy hại. Chính bà góp phần làm loạn chuẩn mực, nhiễu thông tin. JPIV không tự hạ mình đi tranh luận với bà VTPA vì trình của bà quá kém cỏi và tư cách của bà quá thấp. Chúng ta chỉ chỉ ra những sai lỗi của bà để bà tự sờ gáy và nhất là để người khác đừng nên lầm lẫn về bà nữa, đó cũng là cách làm sạch khoa học nước nhà.

  10. Outsider said

    Cám ơn bác Onlooker đã chỉ ra chính xác từ ad hoc. Xin đính chính lại, ad hoc là tính từ hoặc trạng từ chứ không phải danh từ. Cũng cám ơn Thuykieu cho tôi xem thêm vài còm cũ, trong đó có abstract của luận án tiến sĩ của bà Vũ Thị Phương Anh (VTPA).

    Đọc xong abstract tôi phải nói ngay rằng luận án này KHÔNG đạt tiêu chuẩn được cấp bằng tiến sĩ của ĐH Latrobe. Tôi sẽ chứng minh nhận xét trên trong bài này.

    Luận án tiến sĩ của bà có tựa đề là “Authenticity and validity in language testing: investigating the reading components of IELTS and TOEFL”. Thử đọc nguyên văn bản abstract dưới đây.

    “This thesis examines the relationship between ‘authenticity’ and ‘ validity’ in language testing. In many applied linguistic and language teaching circles, there exists a strong conviction that authenticity, defined loosely as resemblance to real life. is the language testing answer to the validity question. This conviction underlies the popular claim that IELTS is a more valid test than TOEFL. A validation study was carried out using the reading sections of TOEFL and IELTS with 300 Vietnamese students to investigate whether the more authentic looking reading IELTS is more valid than the not so authentic looking readingTOEFL. Multiple data sources were sought and analysed test content, test performance, the influence on test performance of test takers’ personal characteristics, their perceptions of the tests, and their choice of reading/test taking strategies. Results from the various analyses showed that reading IELTS was not more valid than reading TOEFL in spite of its better resemblance to real life. This was seen in the consistently clearer relationships between performance on reading TOEFL and various external criteria. The study clearly illustrated that validity judgements cannot be made without investigating the three sources of information in the testing event; the test, the test taker, and the interactions between the two as reflected in test performance. Reaching a conclusion about the validity of a test based on insufficient evidence therefore is misleading and potentially dangerous. On the other hand, the pursuit of authenticity in reading IELTS as an attempt to include features of real language use performance in language tests helped raise an important question about the role of numerical reading ability and its relationship with linguistic reading ability in EFL academic reading. This suggests that even though authenticity does not guarantee automatic validity, it is a useful concept in language test construction and needs to be further explored. As a conclusion, the thesis expresses the same view increasingly held by many professionals in the field that there is a need for a happy marriage between psychometrics and applied linguistics in language testing, so that more reliable and valid measures of language proficiency can be constructed.”

    Để thấy abstract trên tồi như thế nào, các bác có thể so sánh với một abstract trong cùng ngành dưới đây. Có đầy đủ mục tiêu, phương pháp, kết quả với dữ liệu chứng minh và kết luận.

    “Validity evidence in a university group oral test

    This article investigates a group oral test as administered at a university in Japan to find if it is appropriate to use scores for higher stakes decision making. It is one component of an in-house English proficiency test used for placing students, evaluating their progress, and making informed decisions for the development of the English language curriculum. The implementation of a cut-score for students to advance through the university system has recently been proposed, bringing the group oral test component under increased scrutiny. On two successive occasion 113 participants sat the oral test in groups composed of different interlocutors each time. Rasch analysis shows rater fit within acceptable levels considering the length and nature of the test; however, at correlations of .74 inter-rater agreements are lower than has been reported in research on commercially available interview tests. Candidates’ scores on the two different test occasions correlate at .61. A generalizability study shows that the greatest systematic variation in test scores is contributed by the person-by-occasion interaction. Topic, or prompt, was not a significant factor. Candidates’ performances, or how raters perceive an individual candidates’ ability, could be affected to a large degree by the characteristics of interlocutors and interaction dynamics within the group.”

    http://ltj.sagepub.com/content/23/4/411.abstract

    Đọc xong abstract của bà VTPA tôi không thấy gì và cũng chẳng hiểu gì cả! Đương nhiên abstract đó đã được thầy bà chỉnh sửa, chứ bà thì chắc chắn không có khả năng viết một văn bản tiếng Anh chỉnh chu. Nhưng đọc abstract trên tôi hiểu tác giả làm gì và đạt được kết quả ra sao. Tại sao có sự khác nhau như thế? Cũng là abstract mà một cái thì dễ hiểu, còn một cái thì mù mờ. Trình độ người viết cũng là một vấn đề. Nhưng tôi nghĩ nội dung là chính. Khi chẳng có nội dung gì để viết thì dù viết hay thế nào cũng là dỏm. Đó là trường hợp của bà VTPA.

    Abstract là bản tóm lược của một luận án, rất khó viết. Nhưng dù khó thế nào thì abstract phải nói lên được nội dung của công trình nghiên cứu, từ mục tiêu, phương pháp thực hiện, kết quả, đến kết luận. Một bản abstract tốt người đọc xong sẽ biết vấn đề là gì, cách tác giả tiếp cận ra sao, kết quả như thế nào. Một abstract dở thì đọc xong người đọc sẽ chẳng hiểu gì cả. Abstract của bà VTPA nằm trong loại abstract dở. Tôi sẽ chứng minh điểm đó qua những nhận xét dưới đây.

    Một, không có mục tiêu nghiên cứu chuyên biệt. Vào đầu tác giả cho biết luận án này thẩm định mối liên hệ giữa sự xác thực và sự chính xác trong khảo thí ngôn ngữ (This thesis examines the relationship between ‘authenticity’ and ‘ validity’ in language testing). Nhưng vấn đề là tác giả không giải thích khái niệm xác thực (authenticity) và chính xác (validity) có nghĩa là gì, và lấy biến gì để phản ảnh hai khái niệm đó.

    Hai, ngoài ra, abstract này không có giả thuyết khoa học. Cách viết và trình bày cho thấy tác giả chẳng có một giả thuyết nào cả, mà chỉ lan man với việc kiểm định những ý tưởng của người khác. Tác giả cũng chẳng có đóng góp gì cho tri thức. Tôi sẽ phân tích điểm quan trọng này trong phần dưới.

    Ba, không có kết quả cụ thể. Một luận án thẩm định mối liên hệ hai khái niệm mang tính định lượng mà không hề trình bày một kết quả định lượng nào. Nhiều công trình chuyên ngành như thế này tác giả thường trình bày các hệ số tương quan, hệ số kappa … mà dân trong ngành giáo dục đều biết để đánh giá mức độ của mối liên hệ. Còn abstract của luận án này thì không có đến một số liệu để chứng minh. Đó là một điều bất bình thường.

    Bốn, thực ra trong abstract có nhiều câu phát biểu hoàn toàn chẳng có giá trị vì không có dữ liệu yểm trợ. Ví dụ như khi đọc câu “reading IELTS was not more valid than reading TOEFL in spite of its better resemblance to real life”, hay câu “the consistently clearer relationships between performance on reading TOEFL and various external criteria” người ta sẽ hỏi: chứng cứ đâu? Nói linh tinh ngoài báo chí thì may ra còn chấp nhận được, viết trong luận án như thế là một cách phát biểu phi khoa học và thiếu trách nhiệm.

    Năm, điều phi khoa học và hài hước nhất trong bản abstract này là câu “Reaching a conclusion about the validity of a test based on insufficient evidence therefore is misleading and potentially dangerous”. Có thể dịch là: Do đó, đi đến kết luận về sự chính xác của một test dựa vào chứng cứ không đầy đủ là sai lầm và nguy hiểm. Người bình thường cũng có thể nói như thế: không đầy đủ chứng cứ thì làm sao kết luận gì được. Quả là một câu rất ư thừa. Vậy mà cũng dán vào bản abstract!

    Sáu, không có kết luận gì cụ thể. Điều buồn cười nhất từ luận án này là sau khi tác giả “tán hươu tán vượn” một hồi, rồi đi đến kết luận chẳng phải là … kết luận. Tác giả viết “As a conclusion, the thesis expresses the same view increasingly held by many professionals in the field that there is a need for a happy marriage between psychometrics and applied linguistics in language testing, so that more reliable and valid measures of language proficiency can be constructed” (dịch sang tiếng Việt là: Để kết luận, luận án này bày tỏ quan điểm giống như quan điểm nhiều chuyên gia trong chuyên ngành rằng cần có một cuộc hôn phối hài hoà giữa đo nghiệm tâm lý và ngôn ngữ học ứng dụng trong việc khảo thí ngôn ngữ để xác lập được các thước đo đáng tin cậy và chính xác về sự thành thạo ngôn ngữ). Kết luận này chẳng có dính dáng gì với mục tiêu chung lúc ban đầu như phát biểu trong câu số 1, tức là thẩm định mối liên hệ giữa sự xác thực và sự chính xác trong kiểm tra ngôn ngữ. Đây là một kiểu nghiên cứu “đánh trống bỏ dùi”, “trao đầu dê bán thịt chó”.

    Bảy, ngoài những điểm trên, tôi còn thấy bản abstract được viết theo văn phong rất … phi khoa học. Những cụm từ như “language teaching circles” (giới giảng dạy ngôn ngữ), “strong conviction” (lập trường vững chắc), “testing answer” (câu trả lời bằng khảo thí), “happy marriage” (hôn phối hài hoà) … là những cụm từ nói, chit chat, không nghiêm trang. Trong khoa học giáo dục người ta rất kỵ dùng những từ này.

    Tám, vấn đề về cách trình bày. Nếu là người không am hiểu về ngôn ngữ thì chắc chắn không thể nào biết EFL, IELTS hay TOEFL là viết tắt của cụm từ nào. Xuyên suốt trong bản abstract và ngay từ tựa đề, tác giả không hề giải thích những chữ viết tắt! Chỉ có thể nói đó là một cách làm việc cẩu thả.

    Chín, một kiểu viết tuỳ tiện khác và chắc chắn sẽ làm nhiều người không hiểu được. Trong câu “Results from the various analyses showed that reading IELTS was not more valid than reading TOEFL in spite of its better resemblance to real life”. Vấn đề tôi nêu ở đây là cụm từ “reading IELTS” và “reading TOEFL”. Thực ra, tác giả muốn nói đến “the reading component of IELTS” và“the reading component of TOEFL”. Đáng lẽ viết ngắn hơn là “IELTS reading scores” và “TOEFL reading scores” thì sẽ rõ ràng hơn. Còn viết “reading TOEFL” người ta sẽ hiểu khác với “the reading component of TOEFL”. Một kiểu viết rất tuỳ tiện.

    Mười, điều quan trọng nhất sau khi xem qua bản abstract này là nó không đáp ứng tiêu chuẩn của một luận án tiến sĩ. Theo quy chuẩn về văn bằng tiến sĩ của Đại học La Trobe, luận án đáp ứng tiêu chuẩn của một văn bằng tiến sĩ phải có đóng góp quan trọng và độc đáo vào tri thức có liên quan trực tiếp đến chuyên ngành (substantial and original contribution to knowledge of direct relevance to the profession – xem http://www.latrobe.edu.au/research/future/apply). Theo quy chuẩn trên của ĐH Latrobe, luận án tiến sĩ phải đạt 2 tiêu chuẩn: một là đóng góp độc đáo (original) và quan trọng (substantial) vào kho tàng tri thức, hai là tri thức có liên quan đến chuyên ngành.

    Luận án của bà VTPA không đáp ứng 2 tiêu chuẩn trên. Xin chứng minh:

    Một, như trong câu “As a conclusion, the thesis expresses the same view increasingly held by many professionals in the field”, tác giả thú nhận rằng luận án chỉ lặp lại những quan điểm của giới chuyên môn. Nói cách khác, luận án không đưa ra một khái niệm gì mới, không phát hiện một điều gì mới và do đó không có đóng góp gì cho tri thức chuyên ngành. Ở đây chưa nói đến đóng góp độc đáo và quan trọng.

    Hai, luận án không đóng góp gì cho chuyên ngành. Nghiên cứu báo cáo trong luận án chưa bao giờ được công bố trên bất cứ một tạp chí chuyên ngành nào. Cho đến nay đã 15 năm không có bài báo nào trích dẫn hay dựa vào kết quả luận án này để cải tiến chuyên ngành. Vì thế, đây là chứng cứ cho thấy luận án hoàn toàn không có đóng góp gì độc đáo hay quan trọng cho chuyên ngành.

    Đó là chưa nói đến luận án không có một giả thuyết khoa học nào cả. Nếu một công trình nghiên cứu không dựa vào một giả thuyết thì không thể xem là “khoa học” được. Trong thực tế, như tác giả mô tả trong bản abstract, tác giả lan man chung quanh những phân tích tương quan, nhưng chẳng báo cáo kết quả nào cả!

    Tôi tin rằng toàn bộ luận án của bà cũng chỉ là những thứ lan man, linh tinh. Với một bản abstract ngắn mà còn có quá nhiều sai phạm, tôi dám chắc luận án của bà còn có hàng trăm sai sót khác. Nếu bác nào ở Úc có điều kiện tiếp cận luận án và scan post lên mạng, tôi hứa sẽ sẵn sàng cho thêm nhận xét.

    Nhưng trên đây là chứng cứ hùng hồn nhất cho thấy luận án của bà VTPA không đáp ứng tiêu chuẩn của một luận án tiến sĩ. Tại sao bà được cấp bằng tiến sĩ thì là một câu hỏi hay. Có thể trường Latrobe không phải là trường có tiếng của Úc. Có thể giảng viên và người hướng dẫn quá dễ dãi.

    Nhưng dù lý do gì thì những phân tích trên đây giải thích tại sao trình độ của bà VTPA quá kém. Những phân tích trên cũng giải thích tại sao bà VTPA mang danh “tiến sĩ” nhưng không biết phương pháp khoa học là gì và trong suốt thời gian ở ĐHQG-HCM bà không làm nổi một nghiên cứu. Nói tóm lại, những chứng cứ trên chứng minh rằng bà bất tài và không xứng đáng với danh xưng “tiến sĩ”. Chỉ bao nhiêu chứng cứ trên cũng đủ để viết thư yêu cầu ĐH Latrobe xem lại văn bằng tiến sĩ của bà VTPA.

    Tôi còn vài chứng cứ khác để chứng minh cho thấy bà VTPA rất dốt tiếng Anh. Chẳng những thế, còn có chứng cứ bà nói láo. Các bác hãy chờ xem … 🙂

  11. Sao Sáng said

    Bác Outsider quả là đại cao thủ! Khâm phục khâm phục. Ở Việt Nam hiếm có ai đủ võ công thâm hậu để chỉ ra cái dốt của bà VTPA nên bà mới dương dương tự đắc và huênh hoang lên mặt dạy đời chừng đó năm. Một luận án như vậy mà vẫn được cấp bằng, đúng là một câu hỏi cần được đặt ra với La Trobe. Chính bà là người làm loạn chuẩn mực, nhiễu thông tin, đưa ra những tri thức sai lệch cho cộng đồng, mà bà dám lớn tiếng chỉ trích các giáo sư đã giúp giảng dạy cho ĐHQG-HCM, những người mà tên tuổi thành tích của họ sáng ngời trên trang web chính thống của những trường đại học Úc, Mỹ nơi họ đang làm việc. Bà quả là ếch ngồi đáy giếng, quả là to gan. Dốt không phải một cái tội. Nhưng bà dốt mà cứ tưởng mình là thiên tài, cái đó mới thiệt là hài hước! Kể ra, bà cũng giỏi lòe người, nên nhiều người cũng tưởng bà giỏi.Nay với phân tích của bác Outsider, chắc không còn ai nghi ngờ gì về năng lực của bà nữa!

  12. Thanh said

    Theo dõi blog của bà VTPA hai năm nay, tôi thấy bà này đeo đuổi bà PTL không ngừng. Tôi chưa bao giờ thấy bà PTL phát ngôn hay viết cái gì xúc phạm đến bà PA, thế mà bà này không ngừng công kích bà PTL bằng một thái độ hằn học như một kẻ mất trí. Giá mà bà phê phán đúng thì cũng còn đỡ, đàng này nói lấy được, vu cáo bất chấp cả sự thật, bất chấp cả phải trái, không ngại lộ rõ sự ngu dốt và thấp kém về nhân cách của mình, thì quả là bà này có vấn đề về tâm thần. Bọn Tây có một từ để miêu tả cái bệnh lý này: pathological, tức là căm ghét người khác một cách bệnh hoạn, điên cuồng.

    Mức độ căm ghét này tăng theo cấp số nhân khi bà PTL có chút thành công nào đó. Bà VTPA bất chấp việc công chúng sẽ nhìn bà như thế nào khi bà chửi bới thóa mạ người khác trên blog. Người có tư cách không bao giờ làm vậy. Bà bất chấp việc vu khống và bôi nhọ người khác của bà sẽ làm vấy bẩn hình ảnh của Trường Kinh tế Tài chính TP.HCM, vì bà là Trưởng phòng Quan hệ Quốc tế và Quản lý Khoa học tại đây. Chao ôi, bà chưa bao giờ có một bài báo khoa học được bình duyệt quốc tế cho nghiêm chỉnh, bà chưa biết phương pháp nghiên cứu khoa học là gì, ngu ngơ đến nỗi mời một ông bác sĩ chưa từng có một bài viết học thuật nào về dạy PPNCKH cho Trung tâm của bà; thậm chí bà chưa biết thế nào là ISI, thế mà nay bà phụ trách Nghiên cứu Khoa học của Trường Kinh tế Tài chính TPHCM!!! Kém cỏi không có gì là xấu, chỉ cần chịu học hỏi thì sẽ bớt kém. Bà VTPA tiếc thay, vì quá kém cỏi nên không thể chịu đựng nổi phải nhìn thấy người khác làm tốt hơn mình. Cách duy nhất mà bà chọn là bôi nhọ người ta, cố hết sức tung hỏa mù và kéo người ta xuống vũng bùn.

    Thật ra tâm lý đó cũng chẳng phải là hiếm hoi cho lắm, chỉ có điều ở một mức độ mãnh liệt như bà VTPA thì có lẽ hiếm thấy!!! Bà cứ lo rình mò đeo đuổi người khác như vậy, làm mất thì giờ của bao nhiêu người, không ngại thóa mạ cả ĐHQG-HCM, thì còn làm được trò trống gì nữa? bà không phải ngừoi duy nhất kém cỏi trên đời, nhưng bà khác người ở chỗ không hề biết rằng bà kém cỏi. Bà nghĩ bà là chân lý độc nhất, bất cứ ai nói khác bà thì đều là quân vô lại, ngu đần, dốt nát.

    Xưa kia lúc xung đột với khoa Ngữ văn Anh, bà phán: “Nếu mọi người là người, thì tôi không phải là người. Tôi không cùng loại”. Nay ngẫm lại thấy câu ấy quả đúng! Nghe nói chính chồng bà từng nói với bà: “Nếu em không có chút khả năng thì chỉ có chó nó chơi với em”. Rất tiếc, khả năng của bà cũng đã bị chứng minh là có vấn đề!! Tiếc cho bà, nếu chịu học hỏi một chút và bớt ác độc đi một chút thì có lẽ cũng không đến nỗi thân bại danh liệt như ngày nay.

  13. Onlooker said

    Cám ơn những phân tích của bác Outsider. Bác quả có “nội công” thâm hậu. Tôi đồng ý với bác là luận án của bà PA không xứng đáng văn bằng tiến sĩ theo tiêu chuẩn của chính ĐH Latrobe.

    Câu kết luận thật ra chẳng là kết luận gì cả, làm cho người đọc không biết tác giả phát hiện cái gì. Chỉ câu “the same view” là đã nói lên rằng nghiên cứu thuộc loại “me too”, hoàn toàn không có một cái gì mới. Không ngờ ĐH Latrobe của Úc mà cũng “chuối” thế.

    Về văn phong trong abstract thì tôi nghĩ một phần có lẽ do thầy cẩu thả. Vui nhất là dùng những từ ngữ phi khoa học như “happy marriage”! Rồi đột nhiên khái niệm psychometrics xuất hiện mà không giải thích nó là gì. Lại còn những chữ viết tắt không có giải thích. Ấy thế mà bà PA chê bà Ly rằng viết tắt mà không giải thích! Đúng là miệng mình chưa sạch mà đòi dạy người khác. Hợm hĩnh.

    Cám ơn bác Outsider. Chờ bài kế tiếp của bác.

  14. Outsider said

    Trong bài này, tôi sẽ đánh giá đánh giá trình độ tiếng Anh của bà Vũ Thị Phương Anh (VTPA). Các bác sẽ không phải chờ đọc lâu, tôi có ngay câu kết luận tại đây. Trình độ tiếng Anh của bà quá kém. Kiến thức kém. Nhân cách có vấn đề. Tôi sẽ chứng minh qua những nhận xét như sau:

    1.- Trình độ tiếng Anh quá kém
    2.- Lố bịch
    3.- Người nổ và nói láo
    4.- Đánh lừa công chúng

    1.- Trình độ tiếng Anh quá kém

    Tôi dựa vào trang web do bác “Đồng nghiệp VTPA” giới thiệu và nhận xét. Trình độ tiếng Anh của bà VTPA thì chỉ có thể nói là quá tồi. Nhờ một bạn trên JIPV tôi chỉ lướt qua trang web của Trung tâm khảo thí http://cete.vnuhcm.edu.vn/en/main.php?p=home (nơi bà từng làm giám đốc) cũng thấy hàng loạt sai về tiếng Anh. Sai hầu như từng trang, có khi từng dòng. Sai về văn phạm. Sai về cách dùng chữ. Sai về cú pháp. Những cái sai hết sức hiển nhiên và căn bản. Nếu các bác không tin, tôi xin chứng minh vài cái sai tiêu biểu của bà VTPA như sau:

    Một, sai về câu cú: Ngay từ dòng đầu trong phần giới thiệu trung tâm bà đã viết sai tiếng Anh: “The Center for Educational Testing and Quality Asssessment (CETQA) is a research and center established under Decision Number 219/QD/DHQG/TCCB signed by the President of VNU-HCM on August 21, 1999”. Một câu văn dài lòng vòng. Câu “The Center … is a research” là cái gì? Một câu đơn giản mà cũng đã sai!

    Hai, sai về văn phạm: Câu “is a research and center established under Decision Number 219/QD/DHQG/TCCB signed by the President of VNU-HCM on August 21, 1999” là sai văn phạm: “established” rồi sau đó là “signed by” còn rườm rà. Câu này chứng tỏ bà thậm chí còn không biết viết văn tiếng Anh. Đó là chưa nói văn phạm bồi: “conducting research whose results …”!

    Ba, sai về cách dùng từ: Những sai lầm về dùng từ thì mênh mông. Vì quen với cách dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, nên có những từ rất ngô nghê. Chỉ vài sai tiêu biểu: examinations research, consultancy services, QA mechanisms …

    2.- Lố bịch

    Thú thật, đọc câu bà khoe là “Doctor in Language Testing and Educational Measurement” tôi lấy làm xấu hổ cho bà. Không có cái gọi là “doctor” về language testing and educational measurement. Doctor về khảo thí ngôn ngữ và đo lường giáo dục mà không biết gì về phương pháp khoa học, không biết gì về thống kê. Không có một bài báo làm lận lưng mà dám vỗ ngực xưng là chuyên ngành về khảo thí ngôn ngữ và đo lường giáo dục! Hiếm thấy ai lố bịch như thế. Đúng là một loại dỏm nên hay khoe. Nếu là người có thực tài người ta chẳng cần khoe mấy thứ nhố nhăng này.

    3.- Người nổ và nói láo

    Bà hay nổ và đã bị một người trong trang Giáo sư Dỏm vạch mặt là xạo. Bà nói trên Tuần Việt Nam rằng “Sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ, tôi được đề nghịở lại làm chương trình hậu tiến sĩ (postdoc)” (http://www.tuanvietnam.net/2010-08-29-chi-lam-nhung-dieu-minh-tin-la-dung). Nhưng trong ngành của bà không có hệ thống đào tạo hậu tiến sĩ. Dù cho có đi nữa thì bà không thể nào được mời làm hậu tiến sĩ vì hai lý do. Một, bà chưa bao giờ công bố một công trình nghiên cứu nào trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế. Hai, hậu tiến sĩ thường được gởi đi một trường khác, không trường nào giữa nghiên cứu sinh làm hậu tiến sĩ. Bà không trả lời được lý giải này. Chỉ có thể kết luận bà nói láo.

    4.- Đánh lừa công chúng

    Trong trang “giới thiệu” bằng tiếng Anh
    http://cete.vnuhcm.edu.vn/en/main.php?p=clientmsg&specialmsgid=gioithieu&menungangid=2

    bà tự giới thiệu là:

    “• Board of Director

    – Director of CETQA: Dr. Vũ Thị Phương Anh, Senior Lecturer , Master in English teaching method, Doctor in Language Testing and Educational Measurement anhvu@vnuhcm.edu.vn

    – Deputy Director: Dr. Đỗ Hạnh Nga, Senior Lecturer, Doctor in Psychology, Master in Educational Measurement. dhnga@vnuhcm.edu.vn

    Ở đây lại viết sai tiếng Anh! “Board of Directors” chứ không phải “Board of Director”.

    Chẳng những sai tiếng Anh mà còn sai nghĩa. Thực ra, Board là hội đồng, nhưng trung tâm này đâu có hội đồng! Đây là cách dịch đánh lừa dư luận.

    Bà còn đánh lừa về chức danh nữa. Như trình bày trên, bà tự giới thiệu là “Senior Lecturer”. Ở ĐHQG-HCM không có chức danh senior lecturer, ý nói “giảng viên cao cấp”. Bà là giám đốc trung tâm chứ đâu phải giảng viên cao cấp.

    Hài hước nhất là câu “Master in English teaching method,Doctor in Language Testing and Educational Measurement”. Master là thầy. Câu trên sẽ được người nước ngoài hiểu là “thầy về phương pháp dạy tiếng Anh”. Nhưng vì trình độ tiếng Anh của bà kém và kém hiểu biết nên viết sai. Tôi nghĩ bà muốn khoe rằng bà có bằng cao học (master’s degree về phương pháp dạy tiếng Anh).

    Qua 3 bài vừa qua, tôi đã chứng minh bằng những chứng cứ thực tế rằng:

    1.- Bà Vũ Thị Phương Anh không xứng đáng là một tiến sĩ. Bà không có khả năng làm nghiên cứu. Bà không hiểu những khái niệm nghiên cứu khoa học rất cơ bản như thể hiện trên JIPV. Luận án của bà chỉ là lập lại những gì người ta nói trước đây. Luận án đó chắc chắn có nhiều sai lầm.

    2.- Bà Vũ Thị Phương Anh là người bất tài. Điểm này thì quá hiển nhiên. Bà tự xưng là chuyên gia đủ thứ (khảo thí, chất lượng giáo dục, tiếng Anh, “nghiên cứu nội bộ” …) nhưng bà chưa bao giờ có một công trình nghiên cứu nào về lĩnh vực bà tự xưng là chuyên gia. Bà cũng chưa bao giờ có một bài viết mang tính học thuật nào. Theo đánh giá chung bà chỉ là một nhân viên hành chính trong suốt thời gian ở ĐHQGHCM. Thú thật nếu nhìn lại đời mình bà sẽ thấy phí phạm cho những việc tấn công, chỉ trích cá nhân, chứ chẳng làm gì để giúp đời.

    3.- Bà Vũ Thị Phương Anh dốt tiếng Anh. Bà Vũ Thị Phương Anh nổi đình đám trong làng báo chí là một chuyên gia về tiếng Anh. Có những lúc nổi hứng trong hội nghị bà còn nâng lên thành “có thẩm quyền về tiếng Anh”. Thế nhưng qua những phân tích cụ thể trên đây có lẽ chúng ta đã có đủ chứng cứ để kết luận bà là người rất dốt tiếng Anh. Có thể khẳng định như thế. Báo chí đã bị bà lừa gạt.

    4.- Bà Vũ Thị Phương Anh là hạng người “mục hạ vô nhân”. Tuy bất tài và dốt nhưng bà rất tự cao tự đại, chẳng coi ai ra gì. Đối với bà ai cũng không phải là “chuyên gia”, ai cũng không có kiến thức “chuyên sâu” như bà. Tâm địa thì đố kỵ, nhỏ nhen và ác độc. Tiêu biểu là cách bà đối xử với đồng nghiệp bà là bà Phạm Thị Ly và bà Phương Nga ngoài Hà Nội. Bà chỉ thích người ta ngã qụy và lấy đó làm niềm vui. Chỉ có thể nói đó là một hạng người bất hảo trong xã hội.

    5.- Bà Vũ Thị Phương Anh là hạng người phản trắc. Các bác JIPV thì không ngạc nhiên gì chuyện này. Nhưng các bác không biết rằng bà còn phản trắc cả với cơ quan bà từng công tác trước đây đó là ĐHQGHCM. Trong hội thảo ở Vinh vừa qua bà không tiếc lời chê bai, mạt sát ĐHQGHCM, bà còn dùng những từ mà nếu tôi thu được chắc các bác lãnh đạo ĐHQGHCM sẽ giận điên người. Nên nhớ rằng bà từng được ĐHQGHCM trọng dụng, cho làm chức giám đốc trung tâm khảo thí nhé. Ấy thế mà bây giờ bà quay sang nói xấu chính cơ quan cũ của bà. Ở đời người ta không khinh kẻ đối lập nhưng người ta rất khinh hạng người phản trắc.

    6.- Bà Vũ Thị Phương Anh là hạng người nói láo. Các bác JIPV đã chỉ ra khi bà nói láo trên báo rằng bà từng được đại học Úc mời ở lại làm postdoc. Nay tôi đã chỉ ra thêm bà nói láo ngay trên trang nhà cũ của bà.

    Với những tóm lược trên, chúng ta đã có đủ chứng cứ để đi đến một kết luận về bà Vũ Thị Phương Anh. Đó là một con người bất tài, phản trắc, hay nói láo và tâm địa u ám. Kết luận ngắn gọn hơn là thiếu đức và kém tài.

  15. Onlooker said

    Bác Outsider: Những bài bác viết đều “nặng ký” cả. Lập luận rất chặt chẽ. Tất cả đều có chứng cứ làm cơ sở cho nhận xét. Tôi không có gì để thêm hay phản biện bác. Nhưng tôi nghĩ thế này: một con người dù tệ cỡ nào thì cũng đến lúc có thể có ích cho xã hội. Đồng ý rằng bà bất tài và thiếu đức, nhưng tôi nghĩ ở một vài lĩnh vực bà vẫn có vài ý kiến tích cực. Dĩ nhiên tôi không nói lĩnh vực nói xấu cá nhân người khác của bà ấy vốn trở thành một thứ bệnh tâm thần.

    Tôi chỉ sợ những người như bà ấy hiện diện khắp nơi trên đất nước này. Điều đáng báo động là bà mang mặt nạ kiểm định chất lượng giáo dục và khảo thí mới chết người chứ. Tôi chỉ hy vọng những nơi đang mời bà cộng tác đọc những phân tích của bác. Xin cám ơn đóng góp của bác, những đóng góp mà tôi thấy mình cũng học được nhiều điều.

  16. vientoan said

    !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

    PGS rất dỏm Trần Vĩnh Phước – trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-TPHCM: Phó Hiệu Trưởng

  17. Thich Hoa Binh said

    Đọc được cái này hay hay, post lên đây mong các bác nương tay:-):-)
    Có người hỏi: vì sao bút chì có tẩy?
    Chẳng phải câu trả lời đã quá rõ ràng rồi sao:
    để xóa đi những chữ viết sai, viết chưa đẹp hoặc
    để xóa hoàn toàn một đoạn văn nào đó!

    Vậy có bao giờ bạn tự hỏi mình: phải chăng trong cuộc sống này, chúng ta cũng cần có một cục tẩy cho riêng mình?

    Để xóa đi những sai lầm của người khác và của chính bản thân ta!
    Có lúc chúng ta keo kiệt, không dùng đến cục tẩy đó khiến cho những trang giấy cuộc đời nhem nhuốc những dòng gạch và xóa!

    Bất cứ ai cũng có lúc gặp sai lầm, bất cứ ai cũng gây ra những lỗi lầm khắc sâu trong lòng người khác!

    Có người ghi nhớ để rồi mãi mãi khắc khoải vì vết thương đó!
    Có người để nó bị thời gian xóa đi, trống trơn phẳng lặng
    để viết lên những bài viết cuộc đời đặc sắc hơn, ý nghĩa hơn!

    Người ta nói rằng cuộc đời là một trang giấy trắng, và chính chúng ta sẽ quyết định viết nó như thế nào! Khi một đứa trẻ mới vào lớp một, cô giáo không cho chúng viết bằng bút bi mà viết bằng bút chì!

    Bởi vì sao bạn nhỉ? Vì bàn tay yếu ớt của các bé nhất đính sẽ có lúc viết những nét nghuệch ngoặc, sai từ này từ khác! Và khi đó, bé sẽ dùng tẩy để tẩy đi những chữ viết chưa đúng, chưa đẹp của mình!

    Chúng ta cũng vậy, không ai sinh ra đã có thể viết lên những bài ca cuộc đời một cách hoàn chỉnh!
    Có lúc chúng ta vì vội vã mà đi sai phương hướng dẫn đến những hậu quả khôn lường, có lúc vì chủ quan mà mắc sai lầm không thể sửa chữa!

    Làm thế nào đây?
    Ngồi trách móc bản thân và hứng chịu những lời trách móc của người khác?
    Như vậy có giải quyết được gì không?

    Lúc ấy chúng ta cần biết tẩy đi những sai lầm mắc phải và làm lại từ đầu với những bước đi thận trọng hơn!
    Không ai có thể trưởng thành mà chưa một lầm vấp ngã hay mắc sai lầm!

    Mỗi em bé trước khi biết đi cũng trải qua quá trình chập chững với không ít lần vấp ngã!
    Đừng tự trách bản thân mình quá nhiều bạn ạ!
    Cũng như đừng trách móc những người khác khiến họ cảm thấy mình kém cỏi mà mất hết niềm tin vào chính bản thân họ!

    Hãy biết chấp nhận sai lầm như một điều tự nhiên trong cuộc sống để đối mặt với sai lầm và thất bại một cách nhẹ nhàng hơn! Bạn biết đấy, cục tẩy sinh ra để xóa đi những chữ viết chưa được tròn trịa, chưa được chính xác thì chúng ta cũng hãy dùng cục tẩy của mình – sự bao dung và thứ tha để tẩy đi những sai lầm của mình và người khác mắc phải!

    Đừng quá khắt khe với người khác, cũng đừng chỉ nhìn vào những sai lầm của họ mà đánh giá con người họ!
    Bất kỳ ai cũng có lúc mắc phải sai lầm. Quan trọng là họ biết mình sai để sửa. Còn chúng ta đừng chỉ biết nhìn vào những sai lầm đó, mà hãy nghĩ đến những gì họ đã cố gắng, đã nỗ lực để làm tốt công việc của mình!

    Có câu chuyện về chiếc bánh bị cháy, bạn đã nghe bao giờ chưa nhỉ?

    Một người phụ nữ phải làm việc 8h/ngày, lại còn chăm sóc gia đình và làm hết mọi công việc của một người nội trợ! Một ngày nọ cô mệt nhoài với hàng tá công việc ở cơ quan khiến cô có cảm giác như kiệt sức! Về nhà cô còn phải dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn cho chồng và con của cô! Khi người chồng đón con từ trường về, cũng là lúc cô nướng xong mẻ bánh quy trong lò! Thế nhưng vì quá mệt nên cô đã để quên nó một lúc khiến cho một vài chiếc bị cháy!
    Lúc ăn tối, đứa con quan sát xem có ai nói gì về những chiếc bánh cháy đó không, nhưng chẳng có ai lên tiếng cả! Khi dọn bát đĩa, người vợ ngỏ ý xin lỗi về những chiếc bánh cháy nhưng người chồng dịu dàng nói: có gì mà em phải xin lỗi chứ, hơn nữa mùi vị nhưng chiếc bánh ấy rất ngon!

    Người vợ mỉm cười hạnh phúc!
    Khi đưa con đi ngủ, nó thì thầm hỏi bố nó: có thật bố thích ăn bánh quy cháy không? Không con ạ, anh ta nói với con! Nhưng hôm nay mẹ con rất mệt mà vẫn phải chuẩn bị bữa ăn cho bố con chúng ta! Không nên làm mẹ buồn. Mà một vài chiếc bánh cháy có ảnh hưởng đến ai đâu chứ!

    Thế đấy, có bao nhiêu người không để ý đến một vài chiếc bánh cháy trên đĩa bánh? Không nhiều lắm phải không bạn! Cũng như vết mực đen trên tờ giấy trắng!

    Có lúc chúng ta chỉ biết nhìn vào những sai lầm, khuyết điểm của người khác để rồi lên tiếng chỉ trích mà quên rằng họ đã cố gắng rất nhiều!

    Hãy sống bao dung hơn bạn nhé, để cục tẩy của bạn mòn dần theo năm tháng, đừng bao giờ để cực tẩy của bạn mãi mãi như mới xuất xưởng! Bởi vì nếu không sử dụng đến nó cuộc đời của chúng ta sẽ chi chít những vết gạch xóa sau những lần mắc sai lầm! Một tờ giấy như vậy có đẹp đẽ gì không bạn?

    Hãy để nó là một tờ giấy được viết nên bởi những trải nghiệm, những thử thách, quyết tâm và cả sự tha thứ và bao dung nữa, bạn nhé!

  18. Hai Lúa said

    Thông tư sửa đổi do Bộ GD-ĐT ban hành ngày 11/9/2012 : Giáo sư Việt không cần thạo ngoại ngữ
    Rất thất vọng về cái Quy định này.Trình độ 9 ngàn GS/PGS Việt nam đang ở mức độ xấu đến mức báo động(tổng số bài báo khoa học thấp hơn trường Chulalongkorn Thái lan) ,Bộ GD-DT và Hội đồng Chức danh còn định hạ thấp thế nào nữa? Giỏi ngoại ngữ là điều tối thiểu cần của một GS/PGS.Không có nó,quý vị làm sao cập nhật thông tin hàng ngày về chuyên ngành? Người GS có bằng em sinh viên không?. ”Tiến sỹ giáo dục” nào đó cho rằng điều trên ”sẽ giảm bớt được tiêu cực vì hiện tượng chạy chọt” là hoàn toàn không đúng (http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/89153/giao-su-viet-khong-can-thao-ngoai-ngu.html).Chạy chọt,hối lộ ,sử dụng chứng chỉ giả để được phong học hàm là hiện tượng cần lên án và đấu tranh không khoan nhượng.Thầy giáo dối trá như vậy,làm sao ngăn được sinh viên quay cóp,ăn cắp,đạo văn.Bộ GD-DT còn định nhấn chìm nền giáo dục nước nhà xuống sâu thêm bao nhiêu đây?

  19. Onlooker said

    Hình như thông tư đó bị hiểu sai. Vẫn đòi hỏi GS/PGS biết tiếng Anh. Nhưng tất cả chỉ là hình thức thôi vì bằng tiếng Anh thì mua bán ngoài chợ thiếu gì. Nói chung tình hình vẫn chỉ chửa cháy, quanh quẩn trong ao tù mà thôi.

  20. Onlooker said

    Nỗi lòng giáo sư đi ‘xây nhà hàng xóm’

    http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2012/11/noi-long-giao-su-di-xay-nha-hang-xom/

    “Nỗi lòng giáo sư đi ‘xây nhà hàng xóm’

    “Phải về thôi, phải về để các em không phải lang thang xây dựng nhà hàng xóm giàu có trong khi luôn đau đáu trông về nhà mình còn rất nghèo”, Giáo sư Nguyễn Văn Thuận của đại học Konkuk, Hàn Quốc, tâm sự ý định trở về Việt Nam.”

    Tấm lòng của GS NVT thì chắc không ai chất vấn. Nhưng tôi thấy trong phần comment có quá nhiều người nghĩ rằng GS không nên về.

    Trường Konkuk của Hàn Quốc có phải trường top 5 bên đó không? Tôi hơi nghi vì nghĩ SNU, Yonsei, Postech … mới là top chứ. Bác nào bên HQ kiểm tra nhé.

Gửi phản hồi cho Vuhuy Hủy trả lời