Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam

Journal of Incompetent Professors in Vietnam – JIPV

GS rất dỏm Nguyễn Thiện Nhân: Phó Thủ Tướng, bộ trưởng, Chủ tịch Học Hàm Nhà Nước,…

Posted by giaosudom4 trên Tháng Tám 12, 2010

Comments and faves

Add to the conversation

Leave yours here. “Wow, I love this!”

  1. <img src=”http://farm5.static.flickr.com/4024/buddyicons/47624590@N04.jpg?1266373352#47624590@N04” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV (6 months ago)

    BÌNH LUẬN: Kiểm tra trên Web of Science, cũng không thể tìm thấy công trình khoa học nào của ông Nhân về lĩnh vực kinh tế, điều khiển học. Như vậy cái hàm GS của ông ấy là cái gì, do đâu mà ra?

    Ông này lúc nào cũng hứa, tuyên bố,…., và bây giờ thì nền giáo dục vẫn đang tục hậu. Lúc nào cũng tuyên bố “đại học quốc tế”, nhưng trình độ dỏm thế này thì có hiểu thế nào là một đại học quốc tế.

    Thật ra không nhất thiết bộ trưởng giáo dục phải có hàm giáo sư, chỉ cần cử nhân cũng được, nhưng phải là bằng thật, còn mấy loại dỏm thì chỉ có hại dân, hại nước.

  2. <img src=”http://farm5.static.flickr.com/4024/buddyicons/47624590@N04.jpg?1266373352#47624590@N04” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV (5 months ago)

    Theo tiểu sử thì ông Nhân được “phong hàm” GS năm 2002 khi đang làm PCT Sài Gòn. Xin chào thua! Cái kiểu phong hàm này không khác gì các danh “gia đình văn hóa”, “bé khỏe, bé ngoan”, hay “gia đình bị lũ lụt tàn phá”.

    Đất nước muốn phát triển thì cần phải có những người thật, trung thực,…. Mấy vị dỏm, giả thì rất nguy hiểm cho xã hội.

  3. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#66058114@N00” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    ChauMinhLinh (5 months ago)

    Bác Nhơn này nghe nói học Đức, Mỹ tùm lum mà. Nghe nói cả quản trị bên Ha Vớt gì đó nữa.

  4. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#66058114@N00” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    ChauMinhLinh (5 months ago)

    Nhưng đúng là Bộ GD dưới thời bác Nhơn có nhìu chuyện!

  5. <img src=”http://farm5.static.flickr.com/4024/buddyicons/47624590@N04.jpg?1266373352#47624590@N04” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV (5 months ago)

    Học = học + thi————> học trò.

    Gíao sư: nghiên cứu + đào tạo.

    Gíao sư dỏm: phá hoại

  6. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#22333010@N05” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    kiencucgia (5 months ago)

    Vì thế PTT mới đến giảng kinh tế ở trường ngoại giao. Hệt chuyện chay 100m tháng Đại kiện tướng cờ vua.
    18g26 ngày 14/12/2009 Cổng Thông tin điện tử Chính phủ “pót” bài: Phó Thủ tướng, GS-TS Nguyễn Thiện Nhân giảng bài tại Học viện Ngoại giao .
    Chủ đề bài giảng là “Nhận dạng nguyên nhân khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008-2009”
    Kinh chưa?

  7. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    NCS dỏm Đỗ Đức Hạnh – Thầy bói mù [deleted] (5 months ago)

    Theo tôi cách tốt nhất là ông Nhân nên dũng cảm trả lại cái vị trí đúng cho hàm GS, PGS: vị trí nghiên cứu và đào tạo ở các Viện, Đại học. Không nên mang hàm GS, PGS đề làm lãnh đạo, việc này chẳng có ích lợi gì, chỉ làm tăng thêm việc mua bán, chạy chọt.

    Thêm nữa, những người không còn làm nghiên cứu, đào tạo mà vẫn giữ cái GS, PGS thì chỉ tốn tiền của nhân dân.

    Tóm lại: hãy xem GS, PGS như là các vị trí cộng việc, không phải danh hiệu. Các nước phát triển đã làm thế. Nếu ta muốn phát triển thì không thể làm khác được.

    Nếu ông Nhân muốn phát triển khoa học và giáo dục của Việt Nam thì ông nên sử dụng tiêu chuẩn quốc tế vào. Khi đó ông sẽ là người sẽ phải từ bỏ các “công việc GS” mà ông đang giữ, để tập trung cho công việc của một Bộ trưởng và một PTT

  8. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48221344@N07” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    Joseph Phan (5 months ago)

    Tôi đang học ở Ý, tôi có đọc một bài phát biểu của ông Nguyễn Thiện Nhân phát biểu hôm 3/12/2009 rằng cũng ngày đó 30 năm về trước ông đã bảo vệ thành công Luận Án tiến sĩ về điều khiên học tại công hoà dân chủ Đức, thấy thời gian ông từ quân đội, rồi đi du học bên Đức thật là ngắn, liệu ông có bảo vệ thành công luận án đó thực hay không? Tôi nghi ngờ về luận án tiến sĩ của ông thời điểm đó, tôi đã liên lạc với mấy người bạn bên Đức tìm hiểu luận án này của ông mà chưa có kết quả. Có bạn nào có thể tìm hiểu vấn đề này để sớm tìm ra sự thật của luận án của ông ta không?

  9. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48431102@N05” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    chi343 (5 months ago)

    Các bác thông cảm cho các PGS. GS của chúng ta. Đã ăn sâu vào máu từ thời xa xưa, chỉ những người có học vị Tiến sỹ, cử nhân, Tú tài (Qua thi Đình, Hội, Hương) thì mới có thể gia làm quan. Đến thời đại bây giờ các bác nhà ta hình như cũng có luật bất thành văn như vậy. Đến UBND Thành phố Hà Nội cũng có quan điểm bằng cấp và việc làm quan mà báo chí rung beng sôi nổi đấy thôi.
    Bản thân tôi cũng là cử nhân dỏm vì là sản phẩm của các bác GS. PGS dỏm đấy thôi. Tôi cảm thấy tự ái và xấu hổ và khó chịu vì các bác đang phơi bày những bậc đáng kính của tôi. Chao ôi, thời đại công nghệ cái gì mà chẳng dởm được chăng?

  10. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48686345@N07” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    usavn (5 months ago)

    Các bác bỏ chút thời gian kiểm tra công bố ISI một cách có hệ thống.
    Theo tôi, đầu tiên kiểm tra công bố ISI của tất cả các thành viên hội đồng chức danh GS nhiệm kỳ 2009-2014. Một số người đã có trong danh sách đã biết chắc chắn là dỏm, nhưng chưa có kết luận rõ ràng ai trong số các thành viên hội đồng là dỏm, ai là thật.

    Sau đó sẽ lập 1 website riêng hoặc trên facebook công bố các kết quả mà chúng ta tìm ra được nhờ truy vấn CSDL.. Tiến tới sẽ xây dựng CSDL các GS dỏm của Việt nam. Việc này rất dễ nhưng có ích cho xã hội.
    ============================================= =====
    Thủ tướng quyết định thành lập Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2009 – 2014.
    Ngày 23.2.2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký QĐ số 240/QĐ-TTg, thành lập Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2009-2014.

    Theo đó, GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD &ĐT giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng. Các thành viên Hội đồng gồm: GS.TSKH Bành Tiến Long: GS.TSKH Trần Văn Nhung; GS.TS Từ Quang Hiển; GS.TSKH Dương Ngọc Hải; GS.TS Võ Xuân Minh; GS.TSKH Nguyễn Xuân Quỳnh; GS.TS Vũ Dũng; GS.TS Nguyễn Xuân Đào; GS.TSKH Đặng ứng Vận; GS.TS Nguyễn Xuân Yêm; GS.TS Nguyễn Văn Đĩnh; GS.TS Nguyễn Ngọc Thanh; GS.TS Mai Trọng Nhuận; GS.TS Nguyễn Văn Nam; GS.TSKH Đào Trí úc; GS.TS Nguyễn Trọng Giảng; GS.TSKH Trần Ngọc Thêm; GS.TSKH Vũ Quang Côn; GS.TSKH Vũ Minh Giang; GS.TSKH Đào Xuân Học; GS.TSKH Hoàng Kiếm; GS.TSKH Hà Huy Khoái; GS.TS Lê Hữu Nghĩa; GS.TS Trần Thị Thu Hà; GS.TS Lê Chí Quế; GS.TS Bạch Thành Công; GS.TSKH Nguyễn Văn Liên và GS.TS Phạm Gia Khánh.

  11. <img src=”http://farm5.static.flickr.com/4024/buddyicons/47624590@N04.jpg?1266373352#47624590@N04” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV (5 months ago)

    Cảm ơn bác đã đề nghị. Chúng tôi đang làm đấy bác ạ. Bác vui lòng xem ở đây:

    www.flickr.com/groups/giaosudom/discuss/72157 623555175538/

  12. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#41225928@N06” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    bup3 (3 months ago)

    Ông Nhân có học 1 khoá học ngắn hạn, bồi dưỡng về “quản trị dự án đầu tư” tại Harvard vào năm 199 mấy đó chứ làm gì có nghiên cứu. Đây là chương trình giao lưu dành cho lãnh đạo. Ông Cao Đức Phát có học Master bên Harvard về “Kinh tế Nông nghiệp” Tôi biết chính xác vụ này

30 bình luận to “GS rất dỏm Nguyễn Thiện Nhân: Phó Thủ Tướng, bộ trưởng, Chủ tịch Học Hàm Nhà Nước,…”

  1. […] với những GS, PGS dỏm, kém, yếu đã được công bố: Những người kế nhiệm GS rất dỏm Nguyễn Thiện Nhân , GS rất dỏm Phạm Vũ […]

  2. […] với những GS, PGS dỏm, kém, yếu đã được công bố: Những người kế nhiệm GS rất dỏm Nguyễn Thiện Nhân , GS rất dỏm Phạm Vũ […]

  3. Sẽ trả lương giảng viên theo hiệu quả giảng dạy
    Cập nhật lúc 06:28, Thứ Tư, 13/10/2010 (GMT+7)
    ,

    – Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa có yêu cầu cơ sở giáo dục đại học sẽ thí điểm trả lương cho cán bộ, giảng viên gắn với nhiệm vụ, hiệu quả lao động giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

    Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ làm việc với khoảng 30 cơ sở giáo dục đại học về việc thực hiện khung học phí mới.

    Đặc biệt, cần có sự đánh giá rõ ràng để có chế độ ưu đãi, khuyến khích cụ thể đối với những người làm tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

    Kết quả đánh giá cán bộ, giảng viên của trường cần được cụ thể hóa thành tiêu chí trong việc xét nâng lương, khen thưởng và các chính sách hỗ trợ khác.

    Phó Thủ tướng yêu cầu, mỗi trường cần xây dựng một số ngành mũi nhọn của trường với sự ưu tiên đầu tư cần thiết để các ngành đó sớm trở thành ngành đào tạo chất lượng cao, tiếp cận trình độ khu vực và thế giới, là hình mẫu về quản lý đào tạo, phát triển ngành.

    Cổng thông tin Chính phủ dẫn một văn bản thông tin, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo các trường tổ chức tọa đàm, trao đổi trong sinh viên về chủ đề “Nói không với học tập vì bằng cấp mà phải vì lập nghiệp của bản thân và vì trách nhiệm với đất nước”.

    Trong năm học 2009-2010, đã có 245 trường cam kết về chất lượng đào tạo công bố với xã hội; 218 trường tổ chức rà soát, bổ sung chiến lược phát triển; 183 trường xây dựng và công bố được chuẩn đầu ra. Mục tiêu năm học này, tất cả các trường công bố chuẩn đầu ra đối với tất cả các ngành đào tạo và công bố cam kết chất lượng đào tạo.

    Sau khi đăng tải loạt bài về thu nhập của giảng viên, giáo viên, VietNamNet đã nhận được nhiều phản hổi từ bạn đọc. Đa số bạn đọc cho rằng, giảng viên ĐH, CĐ cũng “miệt mài” làm thêm để kiếm tiền. Trong số đó, có không ít người kiếm được nhiều tiền từ việc làm thêm. TP HCM là địa bàn đầu tiên trên cả nước đưa giảng viên ĐH vào danh sách những đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

    *

    Phạm Duyên

    http://vietnamnet.vn/giaoduc/201010/Se-tra-luong-giang-vien-theo-hieu-qua-giang-day-941817/

    Nếu làm được thế thì cũng tốt. Kết quả nghiên cứu, phải công bố quốc tế, được dùng để xét phụ cấp thì rất hay. Xem coi có thực hiện được không, hay cũng chỉ phong trào, nói,…

    Cổng thông tin Chính phủ dẫn một văn bản thông tin, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo các trường tổ chức tọa đàm, trao đổi trong sinh viên về chủ đề “Nói không với học tập vì bằng cấp mà phải vì lập nghiệp của bản thân và vì trách nhiệm với đất nước”.

    Hỏng rồi ông PTT ơi. Sao lại nói “Nói không với học tập vì bằng cấp”? Học thì phải có bằng cấp chứng minh chớ, nhưng phải bằng xịn, không học dỏm. Nên sửa lại “Nói không với học tập vì bằng cấp dỏm hoặc bằng thật nhưng trình độ tồi, mà phải học để có bằng cấp thật với trình độ thật để lập nghiệp của bản thân và vì trách nhiệm với đất nước”

  4. Người Quan Sát said

    Ui cha! Nghe có bằng Tiến Sĩ kỹ thuật mới đó sao nhảy ào qua Giáo Sư Kinh Tế rồi!!!

  5. nguyen thanh cong said

    Chết ! Chết thật ! THẦY Đầu Ngành xuất thân là RẤT DỎM , thì TRÒ xuất xưởng sẽ là gì đây ta ?!

  6. Vuhuy said

    Đào tạo tiên tiến: Thầy Nhân nghe tiếng Anh

    Hôm nay đọc báo thấy một thông tin thú vị: Thầy Nguyễn Thiện Nhân nghe sinh viên thảo luận bằng tiếng Anh trong một chương trình học “tiên tiến”. Tôi có vài phân vân về chương trình tiên tiến (chưa biết tiếng Anh là gì? Advanced Program?) Nói đến tiếng Anh, tôi chợt nhớ đến chuyện xưa khi thầy Nhân nói chuyện (bằng tiếng Anh) trong một hội thảo ở New York. Nhìn lại những slides của Thầy mà … giật mình.

    Chương trình tạo tiên tiến là một sáng kiến thoạt đầu mới nghe qua thì cũng hay. Theo chương trình đào tạo này, đại học Việt Nam mua giáo trình từ nước ngoài (chủ yếu là Mĩ) về giảng dạy cho sinh viên Việt Nam. Như vậy có thể xem đây là một cách “du học tại chỗ”. Nếu tôi không lầm thì một số ít đại học Á châu từng làm (nhưng không mấy thành công). Riêng trong bối cảnh Việt Nam, tôi nghi ngờ hiệu quả của chương trình tiên tiến theo kiểu mua giáo trình của nước ngoài.

    Chưa biết các trường đã chi bao nhiêu để mua giáo trình, nhưng việc dùng giáo trình của người khác để dạy cho sinh viên mình là điều rất khó khăn. Mỗi slide trong bài giảng, thậm chí mỗi dữ liệu trong slide là cả một câu chuyện, và câu chuyện đó chỉ có thể truyền đạt bởi người soạn ra nó, chứ làm sao một giảng viên ngoài không/chưa quen với câu chuyện có thể truyền đạt được. Ở nước ngoài, bài giảng – nhất là bài giảng sau đại học – của các giáo sư thực chất là những nghiên cứu của chính họ hoặc nghiên cứu của đồng nghiệp họ. Họ hiểu sâu sắc những thông tin trong bài giảng đó, mà người khác chắc chắn không hiểu được. Nếu tôi đưa bài giảng do tôi soạn cho một đồng nghiệp khác giảng, làm sao đồng nghiệp đó có thể hiểu tôi muốn nói gì trong bài giảng, làm sao người khác có thể biết câu chuyện đằng sau một cái ảnh hay một đồ thị hay một con số? Thật ra, chương trình giảng dạy của các đại học Mĩ tràn đầy trên mạng, người ta thậm chí còn truyền thanh cả video bài giảng. Nhưng rất ít ai có thể sử dụng những bài giảng đó cho sinh viên mình nếu không là “người trong cuộc”.

    Giảng bài khác với đọc sách. Giảng bài theo tôi là truyền tải những kiến thức mà sách giáo khoa không có để gây cảm hứng cho người học. Đọc slide không phải là giảng. Do đó, tôi không ngạc nhiên khi biết sinh viên bỏ các chương trình gọi là “tiên tiến” này. Câu hỏi đặt ra là Nhà nước chi tiền như thế có xứng đáng không? Cần phải có phân tích “cost-benefit” nghiêm chỉnh để trả lời câu hỏi đó, chứ không thể tiếp tục chi tiền mãi được.

    Chương trình giảng dạy tiên tiến tạo điều kiện cho sinh viên thảo luận bằng tiếng Anh. Nói về ngoại ngữ, giới trẻ ngày nay hơn chúng tôi (hay cụ thể là hơn tôi) ở thế hệ trước. Qua internet, họ có nhiều thông tin hơn chúng tôi. Họ giỏi tiếng Anh hơn chúng tôi. Có lần tôi thấy các em ở Đại học Bách khoa TPHCM dùng cả hai tiếng Anh và Pháp để trao đổi với giảng viên người Pháp. Thời của tôi, học được một ngoại ngữ là vất vả lắm rồi và chủ yếu là để đọc chứ ít khi nào dám nói (vì phát âm không chuẩn), chứ nói gì biết cả hai thứ tiếng mà còn nói được như các em bây giờ. Đến khi ra ngoài thì phải làm và học lại từ đầu, và thời gian để học cũng chẳng bao nhiêu, nên đành lỡ chuyến tàu. Nhưng nói chung, tôi mừng cho giới trẻ đã giỏi hơn thế hệ đàn anh về mặt ngoại ngữ.

    Ngay cả Thầy Nhân cũng rất ấn tượng với tiếng Anh của các em sinh viên trong chương trình tiên tiến (như bài báo cho biết). Nhưng nếu tôi là các em được khen, tôi sẽ không bao giờ dám tự hào khi nghe Thầy Nhân khen. Trong thực tế thì tiếng Anh của sinh viên ta — dù là đạt điểm 8-9 của IELTS hay TOEFL – vẫn còn kém lắm. Nói thì tàm tạm thôi; viết thì còn lâu mới đạt. Mà, dù cho có du học ở Mĩ, Úc, Anh cả chục năm đi nữa, thì tiếng Anh của “phe ta” vẫn kém. Cố nhiên, cũng có vài cá nhân đạt tiếng Anh, nhưng kinh nghiệm tôi thấy hiếm lắm. Nói như thế để mấy em chuẩn bị tinh thần học hỏi thêm (nhiều) khi ra ngoài này học, chứ đừng nên tin vào mấy lời khen “tưới hột sen” của người lớn và tưởng rằng mình thành thạo tiếng Anh. Nghe lời họ là chuốc lấy thất bại thê thảm nhé.

    Ngay cả tiếng Anh của Thầy Nhân, dù đã từng học ở Mĩ, cũng chưa lưu loát mấy. Khoảng 4 năm trước, Thầy Nhân có nói chuyện trong Diễn đàn về đại học có tên là “Universities as Engines of Developments” (Đại học như là cỗ máy phát triển) do New School tổ chức tại New York vào ngày 20/7/2007. Bài nói chuyện của Thầy có tựa đề là “Looking for ways to create top-class universities in Vietnam” (ngộ quá, phải không?), nhưng không đề tên thầy là tác giả mà chỉ đề “Ministry of Education and Training, Vietnam”. Bài nói chuyện bao gồm 21 slide mà báo chí nhận xét là trôi chảy. Có rất nhiều vấn đề đáng bàn trong những slide này, vì từ nội dung, ý tưởng, cách trình bày, đến tiếng Anh, tất cả đều có vấn đề. Riêng về phần tiếng Anh, có thể nói rằng mỗi slide đều có ít nhất là một sai sót. Sai về cách dùng từ, sai về cách viết và văn phạm, thậm chí sai cả đánh vần! Cố nhiên, đây không phải là slide do Thầy soạn ra (vì làm gì có thì giờ), mà rất có thể là phụ tá của Thầy soạn. Nhưng vấn đề là Thầy là người dùng slide để nói chuyện trong buổi hội thảo. Nếu người nào đó [không có chức danh] nói thì chắc cũng chẳng sao, nhưng Thầy là Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo của một nước 86 triệu dân có nền văn hiến lâu đời mà dùng bộ slide có quá nhiều sai sót như thế thì thật là khó coi. Đó là viết, thế còn nói thì sao? Các bạn có thể xem một video clip sau đây để thấy Thầy Nhân nói tiếng Anh.

    Tôi cũng từng nghe Thầy nói tiếng Anh trong lần khai mạc hội nghị về quản lí bệnh viện ở vùng Đông Nam Á tại khách sạn Equatorial (TPHCM) cũng khoảng 3 năm trước. Hình như Thầy có thói quen đọc bài viết chứ không hẳn là ứng khẩu dựa vào bài viết. Nhưng tiếng Anh của Thầy như vậy cũng là hay rồi, ít ra Việt Nam cũng có một bộ trưởng thạo tiếng Anh. Hay là Thầy nên làm Bộ trưởng Ngoại giao?

    Đào tạo tiên tiến. Trao đổi với nhau bằng tiếng Anh. Nếu được thế thì hay quá, và chẳng bao lâu đại học ta sẽ trở thành đẳng cấp quốc tế, lọt vào danh sách top-200 hay tệ lắm là cũng top-500 – một viễn ảnh tuyệt vời. Nhưng trước khi bán niềm tin cho các em sinh viên mua hi vọng, chúng ta cần bằng chứng.

    NVT

    ===

    http://nguyenvantuan.net/education/3-edu/1231-dao-tao-tien-tien-thay-nhan-nghe-tieng-anh-

    • Anh Đào said

      Khoan bàn đến vấn đề bác Nhân, em, với tư cách là một sản phẩm mới ra lò nóng hổi nhất của hệ đào tạo tiên tiến, xin được có một vài phát biểu nho nhỏ với các bác đàn anh đàn chị đi trước.

      Trong tình hình đất nước ta hiện nay, với một vấn nạn là đại đa số cả thầy lẫn trò dạy đối phó và học đối phó, nếu không có một cải tổ cơ bản về nhận thức của thầy và trò thì không thể có tiến bộ trong giáo dục. Nói đơn cử là việc đưa tiếng Anh vào trường đại học. Em được biết rằng, để học sau đại học ở Việt Nam (bậc thạc sĩ và tiến sĩ), thí sinh phải đạt một trình độ nhất định nào đó về tiếng Anh (hiện tại trình độ này được khảo sát bằng bài thi tiếng Anh đầu vào chung với cá môn cơ sở, chuyên ngành khi nộp hồ sơ). Tuy nhiên em cũng có thể khẳng định rằng 70% số thí sinh trúng tuyển hiện nay (trong khối ngành khoa học) không đạt chuẩn tiếng Anh, thể hiện rõ nhất ở việc gặp khó khăn khi tiếp cận với những bài báo khoa học quốc tế. Tuy nhiên, hệ đào tạo tiên tiến được đề xuất và thực hiện lần đầu tiên cách đây 5 năm đã bước đầu đạt thành công trong việc (1) chuẩn hóa tiếng Anh cho một bộ phận sinh viên và giảng viên tham gia đào tạo, (2) giúp một bộ phận sinh viên được tiếp cận trực tiếp với nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, mà ở khoa Hóa, DHKHTN HN, nơi em vừa tốt nghiệp, là Mỹ. (3) Tạo cầu nối và giao lưu khoa học, tạo dựng sự hợp tác bước đầu trong khoa học và đào tạo giữa các cơ sở khoa học trong nước và tiên tiến trên thế giới, mà đối với khoa Hóa, DHKHTN HN là Department of Chemistry, UIUC. Theo nhận định và đánh giá sơ bộ của một người trong cuộc, em tháy chương trình đào tạo tiên tiến (Advanced Program) đã đạt được những mục tiêu đề ra. Việc sinh viên hệ tiên tiến tốt nghiệp có thể giao tiếp và trao đổi khoa học với bất kì ai bằng tiếng Anh là một thực tế đáng được ghi nhận. Hi vọng đặt ra là điều này có thể được duy trì trong những khóa đào tạo kế cận.

      Em rất ngạc nhiên khi tình cờ tìm thấy trang wordpress này, trong đó có nêu ra tên một số nhân vật được gọi là ‘dỏm’ trong khoa học, và cũng rất bất ngờ khì thấy tên một vài ‘thầy’ của mình trong mình những danh sách này. Đứng trên phương diện khoa học, là một sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường, em không dám có nhận xét gì về trình độ cũng như đóng góp của các thầy đối với sự nghiệp khoa học. Tuy nhiên, trên phương diện giáo dục, các bác không thể phủ nhận sạch trơn những đóng góp dù là nhỏ nhoi của những người đi trước, họ có thể không giỏi chuyên môn, nhưng việc giúp đỡ và tạo điều kiện cho lớp kế cận không thể nói là không có. Tất nhiên, các bác có thể bảo em rằng, việc tâng bốc, vinh danh họ đã diễn ra ở nhiều nơi, nơi đây chỉ để nói đến mặt còn lại, nhưng em cũng muốn có ý kiến rằng, chuyện gì cũng có hai mặt của nó, chính vì báo chí hiện nay viết mang quá nhiều tính chủ quan của người viết, nên các bác mới phải lập ra những trang thế này, vậy tại đây hãy cho người đọc có một cái nhìn tổng quát hơn về một nhân vật đi, cả những đúng sai, đóng góp cũng như phá hoại của họ.

      Kết lại, em nghĩ, ngoài những con số vô hồn là các chỉ số mà các bác nêu ra, tất nhiên là rất mang tính khách quan, và có thể nói là chính xác, nhưng các bác cũng nên đưa ra những bằng chứng sống hơn, thông tin từ những người đã trực tiếp làm việc với những con người trên kia, để có cái nhìn khách quan hơn và tổng thể hơn. Em thấy việc chỉ bằng một bài báo hay số citation trên một tạp chí thay đổi mà một người được gọi là nhà khoa học đang nằm trong danh sách dỏm bị kéo ra, thì đó là điều không hay lắm. Nhân cách của một con người ít khi có sự dao động nhanh và mạnh đến vậy, việc đánh giá một nhà khoa học có dỏm hay không theo em, nó không thể đơn giản thế được.
      ———————————————————————
      Giaosudom4@: ở đây JIPV không bàn đến nhân cách hay đạo đức con người gì gì đó mà chỉ bàn đến khía cạnh nghiên cứu khoa học. Việc xét dỏm dựa trên khả năng nghiên cứu khoa học nghiêm túc của ứng viên. Dỏm, kém, yếu thì bảo là dỏm, kém, yếu. Còn cái gọi là công lao thì chúng tôi chẳng hiểu công lao gì nữa. Nếu mà công lao chỉ nhấn mạnh ở chỗ dạy học thì công lao của 1 ông GS/PGS dỏm chưa chắc bằng công của một ông giáo làng đâu.

      • Vuhuy said

        Trình độ khoa học giáo sư = công trình khoa học. Vậy bạn phải phản biện lại trang này bằng công trình khao học không dỏm của ông Nhân. Trang này chỉ xét trình độ khoa học, không xét con người, không xét có hoàn thành nhiệm vụ hành chính hay không?

        Muốn phê phán thì phải tìm hỉu cho rõ rồi hãy…..

        • Anh Đào said

          Như tôi đã đề cập ngay từ câu mở đầu: “Khoan nói đến vấn đề bác Nhân”, nội dung bài viết của tôi là về hệ đào tạo tiên tiến, để phản hồi lại ý kiến của bài viết trên về hệ này. Tôi nghĩ, nhiều người đã nghe nói đến chương trình này, từ 5 năm trước, khi nó được đề xướng và đưa vào thí điểm, nhưng chắc chắn ít ai hiểu rõ được thực tế những gì diễn ra đối với chương trình này. Một số ý kiến nêu ra trong bài viết trên nghi ngờ về hiệu quả của chương trình và cách thức thực hiện nó, tôi chỉ phản hồi lại những thắc mắc đó với tư cách là người trong cuộc. Qua đó đưa ra một vài nhận đinh của mình về cách mà bạn buộc cho một người danh hiệu giáo sư dỏm. Đối với tôi, hai chữ giáo sư không chỉ chỉ người nghiên cứu khoa học đơn thuần, mà còn mang ý nghĩa một người thầy. Mà đối với tôi, thầy là người đáng kính trọng, buộc cho họ cái danh dỏm, thiết nghĩ nên xét trên phương diện rộng hơn, và mang tính nhân văn hơn. Các con số cũng chỉ là những thống kê vô hồn thôi.

  7. Vuhuy said

  8. Vuhuy said

    [youtube http://www.youtube.com/watch?v=atq0Y8jq-g0&w=480&h=390%5D

  9. Vuhuy said

    Đây là bài thuyết trình tiếng Anh được giới báo chí nhận xét là trôi chảy (xem dưới bài) của thầy Nguyễn Thiện Nhân trong buổi hội thảo về giáo dục chủ đề “Universities as Engines of Development”, được tổ chức tại New York, Mĩ, ngày 20 tháng 6 năm 2007. Khi đó thầy Nguyễn Thiện Nhân là Bộ trưởng Bộ GD & ĐT.

    http://nguyenvantuan.net/vip/7-vip/1233-looking-for-ways-to-create-top-class-universities-in-viet-namnguyen-thien-nhan

  10. Quỳnh Nguyễn said

    Thầy Nhân trước dạy khoa Quản lý công nghiệp , ĐH Bách Khoa HCM . Khả năng diễn đạt rất tốt . Dạy bằng Tiếng Anh luôn . Các bạn nói quá rồi

  11. Nguyen Chinh said

    Ờ, anh Quỳnh nói đúng đó. Tiếng Anh thể hiện trong đoạn youtube kia là tốt mờ. Chỉ có điều nhiều người thạo tiếng Anh nhưng nghe hổng hiểu gì hết thôi. Kết luận là người nghe dỏm. Lý luận thế đó, mát lòng chưa?!

  12. Quàng Bá Điên said

    Đề nghị không chỉ chọn ứng viên GS & PGS dỏm, mà còn phải chọn ứng viên cho các tiến sĩ dỏm và thạc sĩ dỏm nữa, vì thực tế hiện nay có rất nhiều luận văn TS, Th.s toàn xào nấu của người khác thành cái của mình, có rất nhiều luận văn TS, Th.s là thuê cử nhân viết. hì hì hì

    • mathizone said

      Theo tôi nghĩ là nếu không còn GS và PGS dỏm thì sẽ còn rất ít TS và ThS dỏm. Tại vì những vị GS và PGS ngồi trong hội đồng chấm luận văn sẽ biết ngay là anh có xứng đáng hay không? Còn chuyện chạy chọt thì thường các nhà khoa học chân chính ít khi tiếp tay.

    • Anh Đào said

      Thực trạng này đúng là cần chỉnh đốn. Việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tràn lan thiếu những qui chuẩn thực sự là một mối đe dọa đối với sự phát triển của khoa học nước nhà. Cái cần không phải là số lượng mà là chất lượng… ngay cả đối với hệ đào tạo đại học cũng vậy!

  13. theo tôi biết từ khi ông nhân lên làm bộ giáo dục thì nền giáo dục rối tung cả lên,giáo viên trở thành con học sinh.vì mỗi khi đụng đến nó là cái gọi là 2 không gì đó của ông nhân sẽ cho giáo viên đó thôi việc ngay ,do đó giáo viên không dám đung tới 1 sợi tóc của học sinh. tình hình này 10 năm nữa ăn cướp tràn lan khắp nơi.

  14. Minh Tri said

    Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác thuộc khối khoa giáo – văn xã. Ông Nhân cũng giúp Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Khoa học xã hội Việt Nam; ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP HCM.

    Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân còn làm Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng – an ninh Trung ương, Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin, Chủ tịch Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia, Chủ tịch các Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan…
    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/08/thu-tuong-truc-tiep-chi-dao-cac-van-de-bien-dong/

    Thế này chắc chắn 5 năm nữa, khoa học giáo dục của Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ, không có chuyển biến gì. Một GS rất dỏm làm chuyên gia tư vấn, phụ trách cho Thủ Tướng thì còn hy vọng gì đây?

  15. Tuan Ngoc@ said

    Có 514 ứng viên được đề nghị công nhận chức danh GS và phó GS
    09:06:00 24/08/2011
    Chiều 23/8, tại Học viện CSND, Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) dưới sự chủ trì của GS Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch HĐCDGSNN, đã họp nhiệm kỳ 2009-2014, kỳ họp thứ VI. Đến dự còn có GS Phạm Vũ Luận, Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; các đồng chí lãnh đạo, Ủy viên HĐCDGSNN và các đồng chí chủ tịch hội đồng ngành…

    GS.TSKH Trần Văn Nhung, Tổng thư ký HĐCDGSNN báo cáo kết quả đã thực hiện và phương hướng triển khai xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS 2011. Số ứng viên GS, PGS đạt phiếu tín nhiệm tại các hội đồng cơ sở năm nay đạt 86,68%, trong khi các năm trước tỷ lệ này chỉ đạt 60%.

    Trong tháng 8/2011, HĐCDGSNN đã bổ nhiệm bổ sung, miễn nhiệm thành viên một số hội đồng chức danh giáo sư ngành, liên ngành, trong đó bổ nhiệm bổ sung Thiếu tướng, GS.TS Bùi Quảng Bạ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh I, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Công an làm Ủy viên Hội đồng chức danh GS ngành khoa học an ninh…

    Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đang chủ trì kỳ họp lần thứ VI của Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước.

    Tại cuộc họp, các thành viên HĐCDGSNN đã nêu vấn đề: Những ứng viên đề nghị xét công nhận chức danh lần này nếu đang công tác ở nước ngoài thì có nên cho bảo vệ qua mạng hay không? Với những hội đồng quá đông ứng viên như hội đồng y học, kinh tế, nghệ thuật có nên chia tách thành hai hội đồng? Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, hiện mọi hoạt động công nhận, bổ nhiệm chức danh đều theo Quy chế 174 hiện hành, không nên tách hội đồng vì về mặt chuyên môn khó tạo ra sự đồng đẳng về chất lượng. Trong Quy chế 174 cũng không có quy định cho các ứng viên bảo vệ từ xa qua mạng, do đó cũng không nên mở ra tiền lệ này, trừ trường hợp ngoại lệ thật đặc biệt sẽ do Chủ tịch Hội đồng xem xét quyết định.

    Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các thành viên hội đồng khẩn trương nghiên cứu sửa đổi Quy chế 174 hiện hành, sao cho việc xét công nhân chức danh đảm bảo chất lượng cao nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế…

    Thu Phương

    http://www.cand.com.vn/vi-VN/thoisu/2011/8/154932.cand

    =============

  16. Tuan Ngoc@ said

    Chính ông Nhân khẳng định “Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các thành viên hội đồng khẩn trương nghiên cứu sửa đổi Quy chế 174 hiện hành, sao cho việc xét công nhân chức danh đảm bảo chất lượng cao nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế…”
    ===============
    Giaosudom@: Điều này chứng tỏ ông Nhân đã đọc JIPV. Chưa biết là có dám làm hay không, nhưng đã có sự tiến bộ về nhận thức.

    Viện nghiên cứu tiêu chuẩn dỏm đã ghi nhận phát biểu của ông Nhân: https://giaosudom.wordpress.com/vi%E1%BB%87n-nghien-c%E1%BB%A9u-tieu-chu%E1%BA%A9n-d%E1%BB%8Fm-kem-y%E1%BA%BFu-cho-pgs-gs/

    • Onlooker said

      Từ ngày ngài phó TT tuyên bố “theo thông lệ quốc tế” đến nay chẳng thấy động thái gì cả. Chắc có lẽ chỉ nói cho sướng miệng thôi. Cuối cùng thì Vũ Như Cẩn vẫn còn ngự trị.

  17. Nguyễn thị Nha Trang said

    Đúng là chỉ có ở nước chxhcnvn !

  18. Dzung Pham said

    Việt Nam mình hết người rồi- Muốn có lãnh đạo giỏi hơn, chắc phải mượn của….. Tàu

  19. Hai Lúa said

    Anh Nguyễn Thiện Nhân lúc lên làm Bộ trưởng Bộ GĐT mang lại cho mọi người một niềm tin mới.Việc anh chú ý đến thày giáo Khoa chống tiêu cực hay một vài việc khác khi mới lãnh ghế là tốt.Song chỉ có nhiêu đó thôi.Xem ra Bộ máy và hiện tình Ngành còn tệ hơn đời ông Bộ trưởng trước,vốn dính phốt bê bối mấy chuyện.Riêng anh,giáo sư mà chẳng có công trình được đăng như tiêu chí ở đây đã đành,lại còn ngồi ghế
    Chủ tịch Hội đồng Chức danh GS/PGS ,thật là chuyện hài hết sức.Ngay anh Cát trước đây là Tổng thư ký,còn thực sự là nhà khoa học-giáo dục hơn nhiều.Vậy cái Hội đồng này nên gọi là Hội đồng gì?
    Còn thì các vị lãnh đạo cấp dưới anh Nhân chỉ có một vị là anh Bùi Văn Ga là người có tài,có đức mà thôi.Tuy có ý kiến chê bai anh ấy chưa có bài ISI nhưng tôi biết anh này nói được,làm được tuy viết là chưa được.
    Cũng đừng nhìn lên mà phê phán mấy quý vị cấp cao hơn anh Nhân,chẳng dạy dỗ mấy,chẳng khoa học vẫn được phong GS (và Luật sư ! )rồi được cái tạp chí này phong tiếp Dỏm. Chẳng nhẽ cứ luôn so bì với cái dối gạt,tồi tệ để tự an ủi và bào chữa cho thói ăn cắp và lừa đảo.
    Vận giáo dục gặp cơn bĩ cực
    Mệnh khoa học đến lúc lao đao
    Ngày xưa còn ngồi học,nghe thày dạy về thời Hậu Lê,vận nước sút kém,” Sinh đồ 3 quan”. Để được đi thi Hương,cần phải được chứng nhận là Sinh đồ.(Cái này tôi đã viết khi nhận xét ông GS Hương ,trưởng ban của Quốc hội,đi ăn cắp sách ông Thọ,sửa lại vài câu,rồi ghi tên mình phát hành.Nhưng ngay khi ông này đăng mấy câu vàng ngọc,nó mới lòi cái dốt ra hơn cả học sinh lớp 7).Thế là người ta hối lộ 3 quan tiền (số tiền không nhỏ) để được công nhận là anh Sinh (chứ không phải ông Tiều,ông Ngư,ông Nông) và đi thi Hương thôi.Còn những người ngay thẳng,theo sử chép lại,thi đỗ khó hơn lên trời,10 người không đậu 1.Khi học đến đó,ai cũng thấy nhục nhã,vì là người Việt nam còn có tệ nạn đó.
    Nay đọc kỹ ra,giáo dục khoa bảng hồi mạt vận đó còn hơn bây giờ chán

  20. Hai Lúa said

    Tôi vừa có ý kiến v/v Thông tư sửa đổi do Bộ GD-ĐT ban hành ngày 11/9/2012 trong đó GS, PGS không phải đáp ứng quy định sử dụng thành thạo ngoại ngữ. Thất vọng hết chỗ nói ! Anh Nguyễn Thiện Nhân là Chủ tịch hội đồng này,chấp nhận việc đạp thêm cho nền giáo dục thấp kém nhất Đông Nam Á này một cú chí tử nhằm dìm sâu hơn xuống bùn đen.Trong ”Hội đồng” này có các ông tướng bê bối vừa kém trình độ chuyên môn vừa xấu năng lực quản lý giống y như ông Chủ tịch trên, như ông Giang,ông Quỳnh …và một số vị khác tèm lem mặt mũi đã được ”tuyên dương” trên cái diễn đàn này đã đành,nhưng một số ít người khác cũng còn ” vừa hồng,vừa chuyên”.Các quý vị đó sao không lên tiếng? Các vị Chánh Phó chủ tịch như anh Nhân,anh Luận,anh Nhung,anh Ga thì đã được lên bảng phong thần là loại GS Dỏm ở đây đã đành ,nhưng còn vài vị khác và cả các vị thực sự có tài ở các tiểu ban chuyên ngành sao không lên tiếng?.Riêng anh Ga
    ,một cán bộ tuy cũng chẳng có bài báo khoa học nào được ISI ,nhưng là người nói được làm được,là vị lãnh đạo khá nhất của cái Bộ kể trên,mà cũng không có ý kiến phản biện về cái Quy định dốt nát mang nặng tính chính trị và công cụ cho kẻ dốt,trải đường cho nhiều ai đó đi lên các nấc thang quyền lực? Trong phẩn góp ý với anh Quý ở topic nói về anh ấy,tôi đã nói ” Ông có định biến cái Bộ này thành Bộ Vô Giáo dục không ?”,nay thì tôi thấy tôi còn thiển cận hơn nữa,vì cái Bộ này không chỉ có anh ta mà còn nhiều cán bộ lãnh đạo khác chung dã tâm như thế.Rồi lên trên,ngài xếp Thiện Nhân như vậy,và còn nhiều vị khác cũng rứa.
    Vậy cho nên trang bên tôi đã viết nhiều quý vị giáo sư dốt nát hơn sinh viên giỏi. Tình trạng dù có khó khăn vẵn có nhiều người bán nhà để cho con cái đi du học mà dân chúng gọi là ”tỵ nạn giáo dục” là điều chúng ta đáng suy nghĩ về cái danh GS/PGS và về chính mình.

  21. Miệng quan trôn trẻ mà

  22. Hai Lúa said

    Tôi vừa được anh em phản ánh miệng của vị quan này ăn quá nhiều tiền

  23. Hai Lúa said

    Bộ G D D T lại đưa ra ý kiến bỏ môn thi ngoại ngữ kỳ thi tốt nghiệp phổ thông.Tôi không hiểu lãnh đạo Bộ và lãnh đạo cấp trên thế nào nữa.So với các nước thuộc địa cũ của Pháp như Tunis, Algieria…nơi vẫn giữ hệ thống giáo dục Pháp cũ,học sinh ta đã thiệt thòi quá rồi.So với trình độ tú tài 1954,các cháu đã thấp quá về nhiều môn rồi.Nay lại như vậy.Năm ngoái bỏ yêu cầu thông thạo ngoại ngữ khi xét GS/PGS làm thầy dạy đại học dốt thì năm nay lại làm nguồn vào đại học kém thêm

Gửi phản hồi cho Minh Tri Hủy trả lời