Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam

Journal of Incompetent Professors in Vietnam – JIPV

GS kém cấp 6 – chưa giải được bài toán Pờ-La-To tổng quát-dùng kết quả sai về bài toán Pờ-La-To để được vinh danh (= gian dối) Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm UB Quốc hội, Ủy Viên Hội Đồng Học Hàm Ngành Toán, nguyên hiệu trưởng, Gíam đốc ĐHQG, ….

Posted by giaosudom4 trên Tháng Tám 10, 2010

  1. (5 months ago)

    Sau khi công bố hai bài phản biện kín, chúng tôi không thấy có sự phản đối nào về số lượng bài báo ISI (6) của ông, cũng như thành tích của ông về bài toán Pờ-La-To. Chúng tôi thấy ông thuộc giáo sư kém.

    Theo yêu cầu của nhiều độc giả, chúng tôi xin kèm theo một số thông tin sau danh hiệu giáo sư kém của ông.

    Xin kèm nội dung hai phản biện kín:

    Phản biện 1:

    Dưới đây, tôi xin thống kế công bố khoa học của ông Đào Trọng Thi theo yêu của của các anh. Tôi không đưa ra bất kỳ ý kiến nào của cá nhân tôi. Tôi chỉ thống kê thông tin công bố của ông Đào Trọng Thi tính đến ngày 20.03.2010, những kết quả công bố sau ngày này (nếu có) thì tôi không chịu trách nhiệm.

    Về bài báo ISI, chỉ số ảnh hưởng trong nghiên cứu của ông Đào Trọng Thi (xin phép gọi ĐTT):

    1. Về bài báo ISI:

    Theo MathSciNet, ĐTT công bố các kết quả Toán với những tên “Dao Trong Thi, Dao Chong Thi, Dao Chong Tkhi, Dao Čong Thi, {\cyr Dao Chong Tkhi}”. Sau khi tra cứu trên ISI, kết quả công bố SCI, SCIE của ĐTT như sau:

    SCI: 0

    SCIE: 1

    1. Title: MULTIDIMENSIONAL PARAMETRIZED VARIATIONAL-PROBLEMS ON RIEMANNIAN-MANIFOLDS
    Author(s): THI DT
    Source: LECTURE NOTES IN MATHEMATICS Volume: 1214 Pages: 40-62 Published: 1986
    Times Cited: 0

    Bài được liệt kê trên ISI, nhưng tạp chí không được xếp loại SCI, SICE (có thể tạp chí không còn tồn tại hoặc đã đổi tên mới!):

    1. Title: MULTIVARIOFOLDS AND PROBLEMS OF MINIMIZING FUNCTIONALS OF THE MULTIDIMENSIONAL VOLUME TYPE
    Author(s): THI DC
    Source: DOKLADY AKADEMII NAUK SSSR Volume: 276 Issue: 5 Pages: 1042-1045 Published: 1984
    Times Cited: 0
    2. Title: MULTIVARIFOLDS AND CLASSICAL MULTIDIMENSIONAL PLATEAU PROBLEMS
    Author(s): THI DC
    Source: MATHEMATICS OF THE USSR-IZVESTIYA Volume: 17 Issue: 2 Pages: 271-298 Published: 1981
    Times Cited: 0
    3. Title: INTEGRABILITY OF THE EULER EQUATIONS ON HOMOGENEOUS SYMPLECTIC MANIFOLDS
    Author(s): THI DC
    Source: MATHEMATICS OF THE USSR-SBORNIK Volume: 34 Issue: 6 Pages: 707-713 Published: 1978
    Times Cited: 0
    4. Title: STABILITY OF THE HOMOLOGY OF COMPACT RIEMANNIAN MANIFOLDS
    Author(s): THI DC
    Source: MATHEMATICS OF THE USSR-IZVESTIYA Volume: 12 Issue: 3 Pages: 463-468 Published: 1978
    Times Cited: 0
    5. Title: MINIMAL REAL CURRENTS ON COMPACT RIEMANNIAN MANIFOLDS
    Author(s): THI DC
    Source: MATHEMATICS OF THE USSR-IZVESTIYA Volume: 11 Issue: 4 Pages: 807-820 Published: 1977
    Times Cited: 3

    Như vậy, ĐTT có tổng cộng 6 bài báo ISI. Trong đó, ĐTT không có bài SCI nào, và ông có 1 bài SCIE.

    2. Về chỉ số ảnh hưởng:

    + Xếp loại tạp chí: ĐTT có 1 bài SCIE, nhưng không thuộc nhóm 10 tạp chí mạnh trong chuyên ngành Toán.

    + Về chỉ số trích dẫn: Trong 6 bài ISI, chỉ có 3 trích dẫn (trên ISI) thuộc về bài báo ” MINIMAL REAL CURRENTS ON COMPACT RIEMANNIAN MANIFOLDS “.

    ==============================

    Phản biện 2:

    Sau khi kiểm tra hai cơ sở dữ liệu (ISI, MathSciNet), ông Đào Trọng Thi có 6 bài báo ISI, không có bài nào thuộc loại SCI, không có bài nào thuộc nhóm 10, hoặc 20 tạp chí mạnh trong chuyên ngành Toán, hoặc Toán ứng dụng (xét theo cả hai chuẩn: ISI, AMS).

    Về ấn tượng của các kết quả của ông Đào Trọng Thi thì ông chỉ có 3 trích dẫn từ 6 bài ISI.

    Về cống hiến của ông Đào Trọng Thi đối với nền Toán học của thế giới: chưa thấy.

    Về bài toán Plateau: Theo GS Mikhail Leonidovich Gromov, en.wikipedia.org/wiki/Mikhail_Gromov_(mathema tician), thì kết quả của ông Đào Trọng Thi là một gap, nghĩa là bị hỏng, xin trích nguyên văn lời bình của GS Gromov trên MathSciNet:

    MR595257 (82b:49066) 49F10
    Dao ˇ Cong Thi [¯D`ao Tro.
    ng Thi]
    Multivarifolds and classical multidimensional Plateau problems. (Russian)
    Izv. Akad. Nauk SSSR Ser. Mat. 44 (1980), no. 5, 1031–1065, 1213.
    A multivarifold is a Radon measure in the disjoint union of the Grassmann bundles of a given manifold. The author studies Plateau problems for those multivarifolds which can be parametrized by Lipschitz maps. f.
    {Reviewer’s remark: The author’s proof of Theorem 12.3 contains, in the reviewer’s opinion, a gap, since he assumes without justification an upper estimate, Lip(f) _ _, on the Lipschitz constants of the maps f in question.}

    Reviewed by M. L. Gromov
    c
    Copyright American Mathematical Society 1982, 2010

    Về Calibrated Geometry:

    Giới Toán học nghiêm túc chưa ai nhắc đến tên ông Đào Trọng Thi liên quan đến lĩnh vực này, thông tin tham khảo về lĩnh vực này: en.wikipedia.org/wiki/Calibrated_geometry

    Trong tất cả các bình luận của các reviewers của Mathematical Reviews, chưa có bài bình luận nào công nhận ông Đào Trọng Thi là người đưa ra (hoặc đồng tác giả) khái niệm “Calibrated Geometry”.

    Các đồng tác giả của ông Đào Trọng Thi: Doan The Hieu (VN), A. Fomenko (Nga), Nguyen Duy Binh (VN), Nguyen Huu Quang (VN). Như vậy ông Đào Trọng Thi không có đồng tác giả nào là người Mỹ.
    Ông Đào Trọng Thi có một bài mà tựa đề có cụm từ ” Calibrated Geometry ” đăng trên một tạp chí Toán học của Việt Nam (mà ông Đào Trọng Thi thuộc Hội đồng biên tập trong một thời gian dài). Tuy nhiên đây là một survey (tổng hợp, bình luận), không phải là một bài nghiên cứu. Thông thường các survey có rất nhiều trích dẫn. Tuy nhiên bài survey này không có ai trích dẫn. Xin giới thiệu bình luận của Yoshinori Machida:
    Previous Up Next Article
    Citations
    From References: 0
    From Reviews: 0
    MR1970853 (2004d:53062) 53C38 (05C05)
    Dao Trong Thi (VN-VNU); Doan The Hieu (VN-HUE)
    Some recent trends in calibrated geometries. (English summary)
    Vietnam J. Math. 31 (2003), no. 1, 1–25.
    In this paper, the authors give a survey on some recent trends in calibrated geometry. First the authors describe the definitions of various calibrations and a short history of calibrated geometry.
    The following topics are treated. 1. Computing the comass and describing the face of a kcovector; a method for computing the comass and describing the face of 3-covectors; the slagassoc calibrations of type (k, l); decomposition of a k-covector with respect to a given unit vector;
    general associative and coassociative calibrations; calibrations invariant under transitive actions; and the span of a 3-covector.
    2. The Cartesian products problem; the case when a factor is simply separable; the case when a factor is a torus; and an approach to the Cartesian product problem.
    3. The classification problem; classification problem, F_(SLAG) on R8; the complexification of a real k-covector; and some 3-calibrations whose faces contain a special Lagrangian face.
    4. System of calibrations and the globally length-minimizing Steiner networks.
    Finally, Steiner networks, the principle of systems of calibrations with Steiner networks, and
    length-minimizing Steiner networks are presented.

    Reviewed by Yoshinori Machida

    Copyright American Mathematical Society 2004, 2010

    Trở lại sách về bài toán Plateau: Theo Book Review “BULLETIN OF THE AMERICAN MATHEMATICAL SOCIETY Volume 26, Number 1, Jan 1992, Pages 188-192”. GS Frederick Justin Almgren, en.wikipedia.org/wiki/Frederick_J._Almgren,_J r., có bình luận về “cống hiến” của ông Đào Trọng Thi và ông Fomenko như sau:

    A second example occurs in x8 of Chapter 2, entitled Solution of the problem of _nding globally minimal surfaces in each homotopy class of multivarifolds. Fomenko asserts \ _Dao Ch^ong Thi solved Plateau’s problem by establishing the existence of a locally Lipschitz mapping g0 : Wk ! Mn in terms of currents, which minimizes the k-dimensional volume functional in the class of all locally Lipschitz mappings g : W ! M such that gj@W = fj@W (the problem of _nding the absolute minimum with respect to all homotopy classes of multivarifolds).” In fact, Thi did not prove such a theorem in papers known to the reviewer since he did not establish a common
    Lipschitz constant to his sequence of mappings. Both the reviewer and others have pointed this out to Fomenko in person. Yet he again makes his claim!

    Ở trên là thông tin mà tôi và đồng nghiệp biết về ông Đào Trọng Thi. Tôi xin từ chối xếp loại ông Đào Trọng Thi theo yêu cầu của các bạn.

    ============================================
    Xin lỗi: Trước đây chúng tôi có sai sót trong việc thống kê số công trình ISI của ông và chúng tôi đã phong ông là GS dỏm. Nay chúng tôi kiểm tra lại và ông thuộc giáo sư kém (mạnh hơn dỏm chút ít). Chúng tôi xin thành thật xin lỗi ông về sai sót đó.

    Cảm tạ: Chúng tôi xin cảm ơn các bác đã giúp chúng tôi về công bố ISI, impact của GS kém Đào Trọng Thi. Đặc biệt xin cảm ơn hai bác phản biện kín, bác ChauMinhLinh, bác dong_a_01 đã cung cấp thông tin cho chúng tôi về GS kém Đào Trọng Thi.

  2. Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV (5 months ago)

    Ca tụng nội bộ:

    news.vnu.edu.vn:8080/BTDHQGHN/Vietnamese/C177 8/C1779/2006…

    GS. Đào Trọng Thi – nhà toán học tài năng, nhà quản lý tâm huyết

    Cán bộ và sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước kia và Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) ngày nay đều rất gần gũi với cái tên: GS. Đào Trọng Thi, bởi vì ông đã nhiều năm đảm nhiệm cương vị lãnh đạo chủ chốt của trung tâm đại học lớn nhất cả nước: Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ĐHQGHN. Song giới khoa học, đặc biệt giới toán học ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới cũng rất quen thuộc với tên tuổi của nhà toán học Đào Trọng Thi, một trong những chuyên gia hàng đầu về hình học tôpô của Việt Nam. Với ông, tư cách, phẩm chất, tài năng của một nhà khoa học, đồng thời cũng là một nhà quản lý luôn hoà quyện, gắn bó, bổ sung, hỗ trợ nhau trong các lĩnh vực công tác.

    Đào Trọng Thi sinh ngày 23.3.1951, tại xã Tân Hiệp, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, trong một gia đình thuộc dòng họ Đào Trọng nổi tiếng có nhiều người đỗ đạt, hiển vinh ở quê hương danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm – tản cư trong thời gian cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

    Hòa bình lập lại năm 1954, cùng gia đình về tiếp quản Thủ đô, Đào Trọng Thi theo học tại Trường Tiểu học Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội. Suốt bậc tiểu học, cậu luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Mặc dù cũng rất yêu thích môn Văn nhưng cậu luôn dành cho môn Toán sự ưu ái đặc biệt mỗi lần phải chọn lựa môn thi khi được cử tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cả hai môn được tổ chức vào cùng một thời gian.

    Hết bậc tiểu học, Đào Trọng Thi chuyển tới học tại trường cấp II Tây Sơn (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tại ngôi trường này, niềm say mê những con số của Đào Trọng Thi càng được bộc lộ rõ nét hơn. Năm 1963, với giải Nhất môn Toán lớp 5 toàn thành phố Hà Nội, cậu ấp ủ mơ ước trở thành một nhà toán học trong tương lai. Năm 1964, Mỹ leo thang ra miền Bắc, Đào Trọng Thi theo cơ quan bố sơ tán về Vĩnh Phúc. Cậu theo học tại trường cấp III Yên Lạc. Khác với nhiều bạn cùng trang lứa, Đào Trọng Thi thường dùng thời gian rảnh rỗi mày mò tự học tiếng Nga để có thể đọc hiểu được một số tài liệu đơn giản. Cùng với niềm hứng thú tự học ngoại ngữ là niềm say mê tìm hiểu những kiến thức mới trên những trang tạp chí Toán học và Tuổi trẻ. Chính tờ tạp chí này đã mở rộng tầm nhìn của cậu về thế giới của những con số, về những người có cùng niềm đam mê Toán học như cậu. Cậu tham gia giải các bài toán khó và nhiều lời giải hay của cậu đã được chọn đăng trên tạp chí Toán học và Tuổi trẻ. Cái tên Đào Trọng Thi bắt đầu được giới học sinh giỏi Toán chú ý từ đây.

    Năm 1965, Đào Trọng Thi được nhà trường cử dự thi và trúng tuyển vào lớp Toán đặc biệt (Khối THPT chuyên Toán – Tin học hiện nay) của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau khi tập trung tại giảng đường 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội, cậu cùng với 63 bạn cùng lớp chuyển tới “làng Đại học Tổng hợp” khi đó đang sơ tán tại xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái. Với sự giảng dạy đầy nhiệt huyết và kinh nghiệm lâu năm của các thầy Khoa Toán, trong đó có cả những nhà khoa học nổi tiếng như GS. Lê Văn Thiêm, Hoàng Tụy, Phan Đức Chính, Nguyễn Thừa Hợp…, năng khiếu toán học của Đào Trọng Thi được bồi dưỡng và phát triển. Năm 1968, cậu đoạt giải Ba kỳ thi học sinh giỏi Toán toàn miền Bắc. Sau khi tốt nghiệp xuất sắc trung học phổ thông, cậu được Nhà nước chọn cử sang Liên Xô học bậc đại học.

    Cuối năm 1968, lần đầu tiên đặt chân đến đất nước của Lênin, anh sinh viên Đào Trọng Thi không khỏi xúc động trước cơ hội được học tập trong một nền giáo dục đại học hàng đầu thế giới. Năm đầu tiên đến Liên Xô, Đào Trọng Thi được phân công học tiếng Nga tại Trường Đại học Belaruxia (Minsk). Trong khi nhiều bạn còn phải đánh vật với tiếng Nga thì Đào Trọng Thi, với vốn tiếng Nga tự trang bị khi còn ở trong nước, đã bắt đầu nghiền ngẫm các cuốn sách chuyên ngành mượn trong thư viện của trường. Kết thúc xuất sắc năm dự bị tiếng và với thành tích học tập trong nước, Đào Trọng Thi được tuyển chọn vào học tại Khoa Toán – Cơ, Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp – một trung tâm khoa học nổi tiếng thế giới. Tại đây, anh đã may mắn được dự các bài giảng chuyên đề của nhà toán học trẻ tuổi A.T. Fômenko về những thành tựu nghiên cứu xuất chúng của ông trong lĩnh vực Các phương pháp Tôpô trong phép biến phân hiện đại. Cơ duyên gặp gỡ với Giáo sư A.T. Fômenko cũng là một động lực thôi thúc anh chọn chuyên ngành hình học vi phân và Tôpô. Năm 1974, với tấm bằng đỏ tốt nghiệp đại học cùng hai bài báo khoa học được tặng Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học, Đào Trọng Thi được chuyển tiếp nghiên cứu sinh. Hành trình hoàn thành luận án tiến sĩ của Đào Trọng Thi cũng lại được thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo sư A.T. Fômenco – người thầy đã từng dìu dắt Đào Trọng Thi hoàn thành luận văn tốt nghiệp đại học.

    Những năm đầu thập kỷ 70 thế kỷ trước, các nghiên cứu của giáo sư A.T. Fômenko về “Bài toán Plateau tuyệt đối nhiều chiều” đã gây được tiếng vang lớn trong giới toán học thế giới. Đào Trọng Thi cũng ấp ủ ước mơ về một đỉnh cao tiếp theo trong lĩnh vực toán học đầy chông gai nhưng rất triển vọng này: Bài toán Plateau tương đối nhiều chiều (hay còn gọi là Bài toán Plateau nhiều chiều trong lớp đồng luân). Đó là mục tiêu lâu dài. Còn trước mắt cần xác định một mục tiêu vừa tầm để có thể hoàn thành luận án tiến sĩ trong thời hạn 3 năm. Được sự chấp thuận và động viên của thầy hướng dẫn, anh tập trung nghiên cứu đề tài: “Thiết lập các tiêu chuẩn hữu hiệu để xác định các mặt cực tiểu toàn cục” – một vấn đề còn ít được khai phá, nhất là các kết quả mang tính tổng thể. Đề tài hóc búa nhưng có nhiều hứa hẹn đã cuốn hút Đào Trọng Thi dốc toàn tâm, toàn lực nghiên cứu. Trên cơ sở khai thác và kết hợp các ý tưởng và phương pháp luận hiện đại của một vài chuyên ngành toán học như Đại số, Giải tích lồi và Tôpô, Đào Trọng Thi đã trở thành người “mở đường” đề xuất phương pháp dạng cỡ. Hơn 3 năm dày công nghiên cứu, Đào Trọng Thi đã công bố 7 bài báo trên các tạp chí toán học có uy tín bậc nhất trên thế giới. Nghiên cứu của anh làm nền tảng cho việc phát triển và hệ thống hóa lý thuyết hình học định cỡ do nhiều nhà toán học thuộc các trường phái Nga và phương Tây thực hiện. Năm 1977, anh đã bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ. Hội đồng Khoa học Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp đã đánh giá cao các kết quả nghiên cứu của anh, đồng thời khẳng định khả năng phát triển thành luận án tiến sĩ khoa học của đề tài và đề nghị anh tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện công trình để bảo vệ học vị tiến sĩ khoa học.

    Trở về nước, Đào Trọng Thi được Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp phân công giảng dạy tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội – ngôi trường đã tạo dựng, vun đắp cho anh hoài bão, niềm say mê cùng những kiến thức Toán học cần thiết đầu tiên khi còn là một học sinh phổ thông chuyên Toán. Năm 1979, Đào Trọng Thi được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Bộ môn Hình học – Tôpô – Đại số thuộc Khoa Toán – Cơ. Thời gian này, ngoài thực hiện tốt các nhiệm vụ giảng dạy và quản lý được giao, anh tập trung dành thời gian “tấn công” “Bài toán Plateau tương đối nhiều chiều” đã ấp ủ từ lâu và chuẩn bị bản thảo luận án tiến sĩ khoa học “Các đa biến tạp và bài toán biến phân hình học nhiều chiều trên các đa tạp Rieman”. Năm 1982, anh được trở lại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp với tư cách là thực tập sinh cao cấp để hoàn thiện và chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học. Bản luận án đã gây được tiếng vang trong giới toán học Liên Xô và thế giới. Trên cơ sở luận án tiến sĩ khoa học, Đào Trọng Thi cùng với Giáo sư A.T. Fômenko biên soạn cuốn sách chuyên khảo “Các mặt cực tiểu, các đa biến tạp phân tầng và bài toán Plateau” và đã được nhà xuất bản Nauka (Liên Xô) phát hành rộng rãi năm 1987. Năm 1991, cuốn sách này đã được nhà xuất bản Hội Toán học Mỹ dịch sang tiếng Anh và xuất bản tại Mỹ. Với các thành tựu đạt được trong nghiên cứu toán học, năm 1985, Đào Trọng Thi được ghi danh vào Từ điển Bách khoa Toàn thư Toán học Liên Xô với tư cách là một chuyên gia đầu ngành của lĩnh vực Bài Plateau nhiều chiều.

    Sau khi bảo vệ thành công học vị tiến sĩ khoa học, năm 1984, Đào Trọng Thi trở về Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tiếp tục thực hiện chức trách của một giảng viên đại học. Năm 1991, khi tròn 40 tuổi, ông được đặc cách phong học hàm Giáo sư (không qua Phó giáo sư) và trở thành một trong những giáo sư trẻ nhất của ngành Toán học và của giới khoa học Việt Nam lúc đó. Trong nhiều năm, vừa là một nhà khoa học, vừa là một cán bộ giảng dạy, GS.TSKH Đào Trọng Thi đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học. Giáo sư cũng rất tích cực quan tâm đào tạo, bồi dưỡng các nhà khoa học trẻ. Dưới sự hướng dẫn của ông, 7 luận án tiến sĩ đã được bảo vệ thành công, nhiều học trò do ông đào tạo nay đã trở thành những cán bộ chủ chốt của một số cơ sở đào tạo và nghiên cứu toán học. Ông đã viết giáo trình “Hình học giải tích” và “Giáo trình rút gọn về hình học giải tích” dành cho sinh viên ngành Toán học và giáo trình “Hình học vi phân” dành cho sinh viên hệ cử nhân tài năng Toán học. Trong công tác nghiên cứu khoa học, Giáo sư đã công bố gần 40 công trình khoa học tại các tạp chí toán học có uy tín trong nước và quốc tế. GS.TSKH Đào Trọng Thi cũng đã chủ trì thực hiện thành công 4 đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước, 2 đề tài trọng điểm ĐHQGHN. Ông là một trong những người tham gia sáng lập hệ cử nhân khoa học tài năng tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc ĐHQGHN – mô hình đào tạo chất lượng cao đầu tiên ở Việt Nam đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, đồng thời trực tiếp tham gia giảng dạy đào tạo hệ đặc biệt này từ những ngày đầu ở giai đoạn thí điểm, kiên trì áp dụng phương pháp giảng dạy mới nhằm tăng cường tư duy sáng tạo của sinh viên. Nhờ những thành công ban đầu trong đào tạo nguồn nhân lực tài năng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GS. Đào Trọng Thi, ĐHQGHN đang được lãnh đạo Đảng và Nhà nước tin tưởng giao cho nhiệm vụ chuẩn bị dự án mang tầm cỡ quốc gia: Thí điểm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    Năm 1989, GS. Đào Trọng Thi đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Khoa Sau đại học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đây là chặng đường đầu tiên giúp ông tích lũy kinh nghiệm cho công tác quản lý giáo dục đại học ở tầm vĩ mô sau này. Năm 1992, ông được bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội – trường đại học lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ, khi mới bước sang tuổi 41. Rồi năm 1993, khi Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo Nghị định của Chính phủ, ông được phân công đảm nhiệm chức trách của Phó giám đốc ĐHQGHN kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Từ năm 1996 đến nay, ông đã ba khóa liền được bầu làm Uỷ viên Trung ương Đảng (Khoá VIII, IX, X). Từ năm 1998, GS.TSKH Đào Trọng Thi giữ cương vị Bí thư Đảng uỷ ĐHQGHN và từ năm 2001 ông được bổ nhiệm làm Giám đốc ĐHQGHN. Tất cả những người làm việc trực tiếp với GS. Đào Trọng Thi đều khâm phục tính cách dứt khoát, quyết đoán và khả năng tư duy logic, hệ thống khi giải quyết hàng loạt những vấn đề phức tạp của ĐHQGHN. Ông là một nhà quản lý sắc sảo, có tầm tư duy chiến lược, luôn nhạy bén với những yếu tố mới, xu hướng mới, có khả năng đưa ra những quyết định nhanh và chính xác, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Sự thành công trong nhiều quyết sách của ĐHQGHN nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, hoàn thiện mô hình một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và công nghệ chất lượng cao ở Việt Nam đều có phần đóng góp rất quan trọng của nhà lãnh đạo tâm huyết này. Trong con người ông, phẩm chất của một nhà toán học tài năng, năng lực của một nhà quản lý tầm vĩ mô hoà quyện, hỗ trợ lẫn nhau. Với cương vị của người giữ trọng trách cao nhất của ĐHQGHN hiện nay, GS. Đào Trọng Thi trở thành điểm quy tụ, thống nhất trí tuệ, tài năng, trách nhiệm, tình cảm của hàng nghìn cán bộ nhân viên, hàng chục nghìn học sinh, sinh viên để cùng nhau kiên trì phấn đấu thực hiện sứ mệnh mà Đảng và Nhà nước giao phó là phát triển một mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực hiện đại, tiên tiến ngang tầm khu vực và thế giới.

    Với những đóng góp to lớn trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo và trong công tác lãnh đạo quản lý, GS.TSKH Đào Trọng Thi đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý của Nhà nước. Nhiều cơ quan và tổ chức khoa học, giáo dục quốc tế cũng đánh giá rất cao những đóng góp của ông cho sự nghiệp giáo dục đại học chung của thế giới và đã trao tặng ông nhiều phần thưởng và danh hiệu danh dự./.

  3. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#15729071@N06” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    dong_a_01 (5 months ago)

    Để cho công bằng tôi tra trên Google scholar tìm thấy các công trình sau của Đào Trọng Thi, có thể là chưa đầy đủ. Danh sách tạp chí của ISI có thể thiếu một số tạp chí của Liên Xô cũ, nên có lẽ cũng nên thận trọng

    1. Sách viết chung với A.T. Fomenko: Minimal Sufaces, Stratified Multivarifold and the Plateau Problem, 1991

    2. Dao Trong Thi, On minimal currents and sufaces in Riemannian manifolds, Soviet
    Math. Doklady 18 (1977), 277-278 .
    3. Dao Trong Thi, Minimal real currents on compact Riemannian manifolds, Math. USSR. Izvestya 11 1977), 807-820.
    4. Dao Trong Thi , Minimal surfaces in compact Lie groups, Uspekhi Math. Nauk 33 (1978), 163-164.
    5. Dao Trong Thi, Real minimal currents in compact Lie groups, Trudy Sem. Vektor. Ten- zor. Anal. No 19, Izdat. Mosk. Univ., Moscow, 1979, 112-129.
    6. Dao Trong Thi, “A multidimensional variational problem in symmetric spaces”, Funkts. Anal. Prilozh., 12:1 (1978), 72–73 .

  4. hananoana (5 months ago)

    Giáo sư rởm hay cái gì rởm?

    Công nhận bạn nào đấy thật rảnh rang hoặc là phải có lòng yêu mến “khoa học chân chính”, căm ghét “khoa học chân phụ” một cách dào dạt và cháy bỏng thì mới có đủ thời giờ để mà lập ra cái danh sách này ;). Mình thì không có nhiều thì giờ như các bạn, cũng không có nhiều hứng thú với “khoa học” như thế, nên mình không tra cứu lại mấy đồng chi kia làm gì. Chỉ nêu ra vài nhận xét về cái danh sách:

    1. Mấy bạn dựa vào tiêu chí nào để nói họ rởm? Rởm xét theo góc độ quy chiếu nào? Vì những đồng chí này đang làm việc ở VN nên theo logic mình suy ra rằng mấy bạn đánh giá họ theo tiêu chuẩn của Hội đồng Chức danh GS Nhà nước ở VN (http://www.hdcdgsnn.gov.vn/). Nếu xét theo tiêu chuẩn của cái Hội đồng này thì không ai quan tâm ISI là cái gì nhé. Đây, mình quẳng lên một đoạn (văn bản năm 2006) cho các bạn tham khảo:

    Tiêu chuẩn cho Giáo sư

    -Là PGS ≥ 3 năm tính đến 29/5/2006.
    – Hướng dẫn ≥ 2 nghiên cứu sinh;
    -Hướng dẫn chính thành công ≥ một tiến sỹ.
    – Chủ trì đề tài từ cấp Bộ hoặc tương đương trở lên đã nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên.
    – Sử dụng thành thạo một trong 5 ngoại ngữ Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung văn.
    – ≥ 12 điểm công trình (CT) đối với giảng viên và ≥ 20 CT đối với giảng viên kiêm nhiệm.

    Tiêu chuẩn cho Phó giáo sư

    – Có ≥ 6 thâm niên đào tạo đại học hoặc sau đại học.
    – Hướng dẫn chính thành công ≥ một thạc sỹ.
    – Chủ trì đề tài cấp cơ sở đã nghiệm thu hoặc tham gia đề tài từ cấp Bộ trở lên đã nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên.
    – Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ trong lĩnh vực chuyên môn.
    – ≥ 6 điểm công trình (CT) đối với giảng viên và ≥ 10 CT đối với giảng viên kiêm nhiệm.

    Chú ý là ở VN thì những thứ sau tuốt tuồn tuột được tính là “công trình”:

    -Hướng dẫn NCS đã bảo vệ thành công: 1 NCS được tính 1 công trình

    -Sách dùng cho đào tạo đại học hoặc sau đại học: Sách chuyên khảo: từ 0 đến 4 điểm CT/1 quyển; Giáo trình: từ 0 đến 3 điểm CT/ 1 quyển; Sách tham khảo: từ 0 đến 2 điểm CT/ 1 quyển; Sách hướng dẫn: từ 0 đến 1 điểm CT/ 1 quyển. Chủ biên (nếu có) được tính 1/5 số điểm CT, các đồng tác giả được tính 4/5 số điểm CT của quyển sách và chia cho tác giả theo chất lượng và số lượng của người viết.

    -Chương trình và đề tài nghiên cứu khoa học: Chủ nhiệm chương trình cấp Nhà nước: từ 0 đến 2 CT; Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước: từ 0 đến 1,5 CT; Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ hoặc tương đương và đề tài nhánh cấp Nhà nước: từ 0 đến 1 CT; Phó chủ nhiệm, thư ký chương trình cấp Nhà nước: từ 0 đến 0,5 CT.

    -Bài báo khoa học: Mỗi bài báo được tính từ 0 đến 0,5 điểm CT hoặc từ 0 đến 1 điểm CT tùy theo tạp chí trong danh mục tạp chí do HĐCDGSNN quy định; Bài báo nhiều tác giả: công trình được chia đều cho các đồng tác giả. Kết quả ứng dụng khoa học công nghệ được cấp bằng phát minh, sáng chế và chưa được tính điểm CT theo mục trên thì được tính từ 0,5 đến 1,5 điểm CT và chia đều cho các đồng tác giả. Điểm của kết quả ứng dụng khoa học công nghệ tính là điểm bài báo khoa học.

    Tức là theo cái tiêu chuẩn xét học hàm ở VN thì các bài báo khoa học công bố không có giá trị hơn những thứ (lăng nhăng) khác. Cho nên việc mấy bạn đưa ISI ra để quy chiếu là irrelevant, rồi dựa vào đó để bảo người ta rởm thì e hèm, rất không ổn về mặt suy xét logic :P. Hơn nữa, có thể ISI không tính những công trình xuất bản ở VN nên dựa vào đó để tính đầu công trình e rằng sẽ thiếu sót.

    Mình không có thời gian để tra cứu, chỉ dựa vào thông tin mà các bạn cung cấp, thì profile như của đồng chí Duy và đồng chí Huyền thật quá là thừa thãi để xét PGS xét theo tiêu chuẩn của Hội đồng chức danh GS VN.

    Nếu mấy bạn nói nhưng mà tiêu chuẩn của “Tây” nó cao hơn nhiều thì mấy bạn lại sai lầm ở chỗ không có tiêu chí chung nào cho tất cả các trường ở “Tây” cả. Mỗi trường có yêu cầu riêng (mặc dù phải tuân theo một chuẩn mực chung nhất định), vì thế mới có chuyện một GS ở NUS chuyển sang Havard chưa chắc đã giữ được chức vị tương đương chả hạn. Các chức vị GS/PGS gắn với từng trường ĐH cụ thể và do từng trường phong tặng xét trên tiêu chuẩn riêng của họ. Do vậy, nếu lấy chuẩn của “Tây” ra để cười những GS/PGS của “ta” là hàng rởm thì e rằng không khách quan. Chức vị của họ chỉ có giá trị trong môi trường làm việc của họ và nếu nó được công nhận bởi tiêu chuẩn (chưa bàn cao hay thấp) do môi trường đó đề ra thì chả có gì phải bàn cãi cả.

    2. Thay vì tấn công cá nhân các đồng chí GS/PGS kia (mà lẽ ra phải hoan nghênh họ vì trong “môi trường khoa học” VN được như họ đã là quý hiếm :P) thì mấy bạn nên tập trung vào tổng sỉ vả những cái có tính vĩ mô hơn, những cái ấy ấy, những cái mà khiến cho nền khoa học nước nhà có chất lượng thấp như dzị, thì có lẽ có ý nghĩa hơn. Hoặc là bét ra nên tổng sỉ vả cái Hội đồng chức danh đã đưa ra những tiêu chuẩn quá thấp thì còn có lý. Chứ phê phán các đồng chí kia thì tội cho họ quá, họ có lỗi gì đâu nếu họ đáp ứng được những tiêu chuẩn ấy? 😛

    PS: Mấy bạn chê đồng chí Duy et al. không phân biệt nổi conference paper với lại journal articles thì cũng cần xem lại quy định ở “ta” xem thế nào đã. Nhỡ đâu đó là chuẩn mực của HĐGS đề ra thì sao? ;). Hơn nữa, ngay cả ở “Tây”, theo mình hiểu, không phải conference paper nào cũng kém giá trị hơn journal article. Tùy thuộc vào từng ngành, thậm chí từng hội nghị, có khi paper trong proceedings lại còn được oánh giá cao hơn articles mà công bố ở những tạp chí trung bình.

  5. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48109281@N08” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    Trung41 (5 months ago)

    Theo tôi thì danh sách dỏm này rat hữu ích, đặc biệt trong giai đoạn khoa học của ta đang quá kém.

    Nguyên nhân do đâu, ai cũng hiểu cái chính là do những người mang danh là nhà khoa học, nhưng thực su thì trình độ rất kém, hay quá tồi. Chính họ là vật cản cho sự phát trển, họ luôn bảo thủ nhằm “chống lại” sự tiến bộ của thế giới, tự lập ra các tiêu chuẩn kém, tồi để đầu độc giới trẻ Việt Nam.

    Liên quan đến anh Đào Trọng Thi, nếu muốn nói thì tôi có thể nói tôi biết rất rõ trình độ anh này. Anh không xứng đáng là một nhà khoa học như đã được ca tụng.

    Liên quan đến công trình của anh ta. Dễ thấy trên Mathscinet:

    Đào Tr\d ong Thi

    * MR Author ID: 211754
    * Earliest Indexed Publication: 1976
    * Total Publications: 26
    * Total Author/Related Publications: 27
    * Total Citations: 17

    Con số là 26, nhưng chỉ có một công trình ISI thì quá kem.

    “Để cho công bằng tôi tra trên Google scholar tìm thấy các công trình sau của Đào Trọng Thi, có thể là chưa đầy đủ. Danh sách tạp chí của ISI có thể thiếu một số tạp chí của Liên Xô cũ, nên có lẽ cũng nên thận trọng”. Nhận xét này không đúng. Các công trình toán chất lượng của LX đề được dịch sang tiếng anh, nếu là dân toán thì ai cũng biết.

    Nếu bạn nào biết tiếng Nga thì nên tìm bài báo tiếng Nga nói về kết quả tồi hay giả mạo của Fomenko và anh Thi, hoặc có thể vào Mathscienet để xem hai anh này bị giới toán học phê bình, tạm là chửi như thế nào?

    Các bạn trong nhóm phong hàm dỏm và vào Web of Science là chính xác nhất. Tôi ủng hộ các bạn.

  6. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48109281@N08” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    Trung41 (5 months ago)

    hananoana Pro User says: “Mình thì không có nhiều thì giờ như các bạn, cũng không có nhiều hứng thú với “khoa học” như thế, nên mình không tra cứu lại mấy đồng chi kia làm gì.”

    Như vậy bạn “hananoana” có hiểu gì đâu, bạn này tự nhận là những gì bạn nói không có giá trị, không có cơ sở.

    Tuy nhiên cũng nên trao đổi chung một sô vấn đề, không hẳn là tranh luận với bạn “hananoana”:

    1. Xin mọi người xem tiêu chuẩn tuyển cho TS của Viện Toán như sau: www.math.ac.vn/training/Quyche_tiensi.pdf

    Đọc kỹ nội dung này chúng ta sẽ thấy công bố ISI (SCI, SCIE) quan trọng như thế nào. Có thể liệt kê hàng loạt nhưng không làm được một bài ISI thì kém lắm đối với PGS, GS.

    2. Tiêu chuẩn PGS, GS của Việt Nam thì rất không rõ ràng. Xem ra bạn hananoana đã “thuộc lòng” rồi. Tự lập ra cái tiêu chuẩn kém, không rõ ràng, tự trói mình, tự che mắt,….., để cùng nhau là PGS, GS (nhưng kém) để trục lợi tiền của dân là toi lớn lắm đấy.

    3. Các loại dỏm như anh Duy, chị Huyền: Thấy mọi người “làm ăn cướp” ngon quá thì cũng nhắm mắt để “gia nhap đồng bọn” thì thật là đáng trách hơn là đáng thương.

    4. Ai cũng nói là mình yêu nước,…., nhưng lại chấp nhận yêu luôn cái xấu, cái lừa đảo thì đó là tình yêu gì?

    5. Một lần nữa, thời đại ngày nay không ai có thể “bí mật” trong công bố khoa học nữa. Căn cứ vào thông kê của quốc tế mà nói thì chúng ta chẳng ngại gì mấy cái bon sâu dân mọt nước.

  7. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48063159@N02” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    Hai1966 (5 months ago)

    @hananoana: Không biết thì nên học, đọc, và lắng nghe. Bên vực bừa bãi kỳ lắm.

    Lấy tiêu chuẩn trung bình để soi vào mấy GS, PGS của chúng ta là có vấn đề rồi. Tuy thế vẫn thấy hàng loạt DỎM thì quá thương và nhục nhã cho chính chúng ta.

  8. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48024456@N05” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    Tuan Ngoc@ (5 months ago)

    Nên bỏ ngoài tai những lời lẽ thiếu xây dựng, không cơ sở. Lấy số liệu thông kê của Web of Knowledge để nói thì không ai cãi được.

    Xin tặng HỘI ĐỒNG PHONG HÀM GS, PGS DỎM vài câu “Tên cướp lúc nào cũng tấn công ai vạch mặt hắn”, “Một con bò sẵn sàng ăn cỏ dính phân dù bạn cấm nó không được ăn”,

    Tôi đề nghị các bạn vào đây và kiểm tra công trình của mấy ông trong các hội đồng, xem các nhà khoa học tiêu biểu của đất nước như thế nào: www.hdcdgsnn.gov.vn/

  9. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48024456@N05” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    Tuan Ngoc@ (5 months ago)

    Nếu ai biết nghiên cứu một chút thì sẽ biết những proceeding của các hội nghị có uy tín đều của list trong ISI.

    Thật đáng xấu hỗ cho cái dốt, cái bảo thủ.

  10. hananoana (5 months ago)

    Bạn Trung41: Không hiểu những cái 1, 2, 3, 4, 5 trên kia của bạn thì ăn nhập gì với cái post của mình?!

    Cái chính là cái này này:

    “Tiêu chuẩn PGS, GS của Việt Nam thì rất không rõ ràng. Xem ra bạn hananoana đã “thuộc lòng” rồi. Tự lập ra cái tiêu chuẩn kém, không rõ ràng, tự trói mình, tự che mắt,….., để cùng nhau là PGS, GS (nhưng kém) …”

    Sao không ném đá cái này “Tự lập ra cái tiêu chuẩn kém …”, mà lại ném đá những người đáp ứng được những tiêu chuẩn đó nhỉ? Vô lý!

    Bạn nên nhớ là Viện Toán không phải là nơi được phép công nhận chức danh GS/PGS ở VN nhé, cho nên lấy tiêu chuẩn viện Toán để quy chiếu rồi chửi vung lên là bọn GS/PGS không đạt chuẩn thì rất thiếu logic. Ném đá những ng phong GS/PGS cho họ đi, thế mới đúng người đúng tội ;).

    PS: Xem ra bạn hananoana đã “thuộc lòng” rồi. ==> Sao mình lại phải học thuộc lòng nhỉ? Bạn có biết google không vậy? 😉

    @All: Xem ra các bạn có vấn đề về đọc hiểu và hình như là cả vấn đề về suy luận nữa, nên mình không có hứng tranh luận nhé. Đọc kỹ người khác viết gì rồi hẵng phản bác, mà phản bác cho đúng vào luận điểm của người ta thì mới “tâm phục khẩu phục”.

    Have a nice day!

  11. Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV (5 months ago)

    Thay mặt nhóm làm việc không công xin chân thành cảm ơn các bạn đã đóng góp ý kiến.

    Tiêu chí của chúng tôi là so sánh các GS, PGS nói nhiều, đảm nhận các vị trí quan trọng, được vinh danh,…. với tiêu chuẩn trung bình của các tiến sĩ chất lượng. Do đó yêu cần để một người đạt GS, PGS dỏm là rất khó. Tuy nhiên,…..

    Việc có bạn trích đường link của Viện Toán là đang hoan nghênh, chính xác với tiêu chí của chúng tôi: tiêu chuẩn bảo vệ tiến sĩ ở đây thì nhiều GS, PGS của ta khó mà đạt được. Do đó….?

    Chúng tôi làm việc vô tư, các bạn an tâm, nếu số liệu chúng tôi nêu không chính xác thì rất mong các bạn đóng góp.

    Xin nhắc lại, chúng tôi làm việc theo số liệu thống kê. Do đó chúng tôi không chấp nhận việc phản bác chỉ dựa vào “cảm hứng”. Những người vi phạm sẽ bị block vĩnh viễn.

    Đúng là việc phong hàm của nước ta có vấn đề nên đã tạo ra nhiều giáo sư dỏm. Điều đó đáng lên án. Và đồng thời chúng tôi cũng lên án những người yếu mà không bết mình yếu, lên báo chí, diễn đàn phát biểu “kiểu thùng rỗng kiêu to”, làm bẩn ….. (không muốn nói nhiều).

    Thấy người khác ăn cướp thì phải ngăn chặng họ, đàng này không hiểu đó là cướp mà còn tham gia vào cướp thì đáng lên án.

    Tóm lại, tiêu chí của chúng tôi là không nói nhiều: có công trình thì ok, không có thì dỏm, tồi, bẩn thỉu.

  12. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#15729071@N06” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    dong_a_01 (5 months ago)

    Ở trên tôi có nói là nên thận trọng, nhưng bác gì ở trên nói không đúng thì tôi không có ý kiến nữa. Nhưng tôi xin dẫn bằng chứng để các bác chưa biết có thể tham chiếu. Tạp chí DOKLADY MATHEMATICS có trong danh sách SCI (nguồn: science.thomsonreuters.com/cgi-bin/jrnlst/jlr esults.cgi?P… ) và tạp chí Soviet
    Math. Doklady chính là tạp chí DOKLADY MATHEMATICS thời kỳ Soviet (nguồn: www.maik.rssi.ru/cgi-perl/journal.pl?name=dan math&pag… ). Còn tại sao bài báo của Đào Trọng Thi trên Soviet Math. Doklady không có trong SCI thì tôi không biết. Đấy là vấn đề thứ nhất.

    Vấn đề thứ hai về sách của Đào Trọng Thi và Fomenko. Theo như tôi được nghe thì trên math rev có bài bình sách về quyển sách này và có phê phán sai lầm gì đấy. Tôi nghĩ đó là chuyện bình thường trong khoa học và không có gì mà phải ầm ĩ. Khoa học mà không có sai lầm thì đấy mới là điều đáng kinh ngạc.

  13. Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV (5 months ago)

    Xin chào bác dong_a_01!

    Cảm ơn bác đã chỉ bảo.

    1. Dù có thêm 1, 2 bài ISI thì anh Thi vẫn đạt tiêu chuẩn của chúng tôi: Gíao sư dỏm.

    2. Đồng ý với bác là kết quả sai là chuyện bình thường. Nhưng nếu không biết sửa sai, mà dùng nó cho nhiều mục đích khác (vinh danh chẳng hạn) thì thật nguy hiểm, đáng lên án.

    Trân trọng.

    Ps: Kính mong những bác bên Toán tìm cái review mà bác dong_a_01 đề cặp và đưa lên dùm. Xin cảm ơn nhều.

  14. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#15729071@N06” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    dong_a_01 (5 months ago)

    Tạp chí FUNCTIONAL ANALYSIS AND ITS APPLICATIONS có trong danh sách SCIE (nguồn: science.thomsonreuters.com/cgi-bin/jrnlst/jlr esults.cgi?P… ), và tạp chí này chính là tạp chí Funk. Anal. Priloz (nguồn: www.mathnet.ru/php/journal.phtml?jrnid=faa& option_lan… ), nhưng tại sao bài báo của Đào Trọng Thi không có trên SCIE thì tôi cũng không biết.

  15. Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV (5 months ago)

    Xin gởi bác dong_a_01!

    Chúng tôi chân thành cảm ơn bác về sự nhiệt tình. Để biết nguyên nhân tại sao, xin bác vui lòng đọc lại quy định của Institute for Science Information về việc thăng hạng cho một tạp chí.

    Trân trọng

  16. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#15729071@N06” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    dong_a_01 (5 months ago)

    Vâng, vậy bác có thể cho biết năm nào các tạp chí của Liên Xô kể trên được “thăng hạng” không?

  17. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48024456@N05” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    Tuan Ngoc@ (5 months ago)

    Đào Thi là chuyện nhỏ. Nay tôi xin đề cử ông này to hơn:

    www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=41&sub=74& article=…

    Xin các bác cứu xét cho trường hợp tôi đề của nhá.

  18. DTLER (5 months ago)

    bạn hananoana nói có lý của bạn ý, nếu nói đúng thì phải đả kích vào cái tiêu chuẩn và cái người đặt ra cái tiêu chuẩn đó chứ bản thân những vị GS này rất có thể cũng chỉ là nạn nhân (trừ khi họ cũng vỗ ngực ta đây)

  19. _altus_ (5 months ago)

    Tôi thấy trước khi nhóm chủ trương giải thích được cho thấu đáo chuyện các bài báo đăng ở các tạp chí đàng hoàng của Liên Xô cũ hoặc các nước Đông Âu trước 1990 có được đưa vào cơ sở dữ liệu của ISI không thì lên mặt chê bai vừa vừa thôi.

    ***
    Trung_41: Các công trình toán chất lượng của LX đề được dịch sang tiếng anh, nếu là dân toán thì ai cũng biết.
    ***

    Đề nghị bác cho dẫn chứng, thống kê cụ thể. Thế nào là công trình toán chất lượng của LX (A). Có bao nhiêu công trình như thế đã được dịch sang tiếng Anh, đưa vào ISI (B). Tỷ lệ B/A là bao nhiêu phần trăm. Trừ phi tiêu chí của bác là “công trình toán chất lượng của LX là công trình đã được dịch sang tiếng Anh” thì thôi miễn bàn, hỉ?

  20. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48124787@N07” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    Science of Vietnam (5 months ago)

    Some proceeding papers are so difficult to publish, for example: PNAS (Proceedings of the National Academy of Science), Impact factor 2008: 9.38.
    but quality same with Vietnam Journal, 10 years, 1 vol…… see: www.vjol.info/

  21. Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV (5 months ago)

    Xin trả lời chung các bác:

    Chúng tôi xét phong PGS, GS dỏm theo tiêu chuẩn trung bình của một tiến sĩ, sau tiến sĩ chất lượng về mặt khoa học.

    Xin nhấn mạnh “theo tiêu chuẩn trung bình của một tiến sĩ, sau tiến sĩ chất lượng về mặt khoa học”, chúng tôi không có tham vọng so sánh GS, PGS của ta với GS, PGS trong khu vực hay trên thế giới.

    Việc các tạp chí LX, nếu kết quả có chất lượng thì chắc thể giới không thể không dùng đến. Nên đọc lại Institute of Science Information để thấy, hiểu, biết,…..

    Nên có thông tin cụ thể, dùng cảm hứng, tình cảm riêng để bao che,…sẽ không được chấp nhận

  22. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48160985@N02” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    kuden2010 (5 months ago)

    Nho cac bac kiem tra cho em GS-TS-NGUT Vuong Toan Thuyen.
    Hieu truong truong DH Hai Phong xem co dat danh hieu GS dom khong nhe.

  23. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48120508@N05” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    Trinh92401 (5 months ago)

    @hananoana: chị nói thì có vẻ hay nhưng em nghe thấy nó không “vào” lắm. Em thấy các bác ở đây nói có lý đấy chứ. Đành rằng là tiêu chuẩn phong chức danh GS, PGS nhà mình nó thấp, nhưng nó không cấm các bác GS, PGS đăng bài trong các tạp chí có tên trong list của ISI. Mà các bác nhà mình trước khi được phong đã chẳng có bài nào hoặc vài bài có tên trong ISI (mà nếu có thì số lần được trích dẫn rất thấp), sau khi được phong cũng tịt luôn. Như thế em thấy gọi là dỏm cũng phải đạo rồi (các bác ở đây đã nêu rõ tiêu chuẩn phong GS, PGS dỏm chứ không mù mờ như tiêu chuẩn GS, PGS không dỏm của nhà nước ta). Từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa các bác lãnh đạo nhà nước mình đều hô hào hội nhập, riêng cái món khoa học thì chúng ta không cần vì chúng ta quá giỏi. Thầy dạy trò theo kiểu “cơm chấm cơm”. GS, PGS mà không có bài nào đăng tạp chí quốc tế cho ra hồn (tạp chí quốc tế ở đây chỉ tính đến cái nào có tên trong ISI thôi nhé, chứ tạp chí nào có bài từ 2 nước trở lên đăng mà gọi là quốc tế thì buồn cười lắm) thì hướng dẫn NCS thế nào nhỉ????.

    Mặt khác chị nói “tiêu chuẩn chức danh GS, PGS rất không rõ ràng”. Chị có biết những ai đưa ra tiêu chuẩn đó không? Xin thưa chị, chính là các bác có tên trong danh sách GS, PGS dỏm đấy chị ạ. Chính vì thế mà việc phong GS, PGS dỏm cũng phần nào có tác dụng thúc đẩy việc thay đổi tiêu chuẩn chức danh GS, PGS bằng cách mời những GS, PGS không dỏm vào ban soạn thảo. Họ có đủ trình độ, liêm sỉ để đưa ra tiêu chí phù hợp với chuẩn chung của thế giới (chỉ cần đạt đến cái “tiêu chuẩn chung nhất định” theo như chị nói thôi đã là tốt lắm rồi).

  24. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48191141@N06” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    Nghe Ngong (5 months ago)

    Để tránh bỏ sót khi tra cứu thông tin nên cẩn thận để không bỏ sót công trình. Nhiều khi tên tác giả Việt Nam được thống kê theo thứ tự rất lộn xộn và do đó một số người có bài báo đăng các tạp chí LX và Đông Âu trước đây không được thống kê đầy đủ và nếu được thống kê thì có khi tên tác giả bị dịch ra tên latin nhiều khi khác hẳn tên gốc VN, ví dụ, Trần Văn Hai đuợc dịch từ công trình tiếng Nga ra tiếng Anh đôi khi là Chan Van Khai, chưa kể có khí thứ tự tên có thể bị đảo lộn như Hai Van Tran hay Van Hai Tran hay Hai Tran Van hay thậm chí là Khai Tran Van. Tôi đã thấy trường hợp như vậy. Đấy có thể là nguyên nhân tại sao tạp chí tiếng Nga nơi anh Thi có bài đăng được dịch sang tiếng Anh mà bài anh Thi không tòm thấy. Rất có thể tên anh Thi đã được dịch thành Dao Chong Thi hoặc Dao Chong Txi, v.v…
    Tuy nhiên tôi cũng nhất trí với nhận xét của ai đó trên diễn đàn là nếu có tìm thêm được vài ba bài, trừ bài xuất chúng (khó có thể có), thì nói chung cũng không thay đổi được chức danh “PGS/GS dởm”.

  25. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48191141@N06” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    Nghe Ngong (5 months ago)

    Xin lỗi câu đầu tiên của tôi vừa viết bị sai ngữ pháp. Tôi cần phải viết lại là “Nên cẩn thận để tránh bỏ sót công trình khi tra cứu thông tin”.

  26. Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV (5 months ago)

    @ duken2010: Cảm ơn bác, đã pót yêu cầu của bác vào đây. www.flickr.com/groups/1364917@N23/discuss/721 576235551755…

    Lần sau bác nhớ đưa yêu cầu lên đây nhé.

    @Trinh92401, Nghe Ngong: Cảm ơn đã ủng hộ

  27. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48241061@N07” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    nghiencuucaicukhoai (5 months ago)

    Nhờ các Bác kiểm tra GS này có tên trong ISI không? Vì thấy GS nay cũng lên báo thường xuyên: tim.vietbao.vn/B%c3%b9i_V%c4%83n_Ga/

  28. Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV (5 months ago)

    Bùi Văn Ga

    Ga BV = 0

    Bui GV = 0

    Ga B = 0 (cái key này có 4 bài nhưng của người nước ngoài).

    Cảm ơn bạn đã quan tâm.

  29. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48044428@N05” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    Linh33 (5 months ago)

    Thế sao bác không đưa cụ Bùi Văn Ga vào danh sách. Thành tích nổi bật thế cơ mà! Bác bỏ sót cụ Ga kiện thì sao

Một bình luận to “GS kém cấp 6 – chưa giải được bài toán Pờ-La-To tổng quát-dùng kết quả sai về bài toán Pờ-La-To để được vinh danh (= gian dối) Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm UB Quốc hội, Ủy Viên Hội Đồng Học Hàm Ngành Toán, nguyên hiệu trưởng, Gíam đốc ĐHQG, ….”

  1. kata said

    Xin chào Ngài Đào Trọng Thi
    Chúng tôi muốn biết sự phản ứng của Ngài về hành vi(mạo danh Ngài)của tội đồ Vũ Minh Giang trong việc cho thực hiện văn bản 3133 hòng bảo kê tiến sĩ Chu Thị Thanh Tâm yếu kém và đề tài khoa học yếu kém cấp ĐHQGHN, và dối trá công luận …

    Ghi chú:
    Chúng tôi không gọi là TSKH Vũ Minh Giang vì thực thể này là một tội đồ trong quản lý khoa học ở ĐHQGHN.
    Hành vi tôi đồ của ông này thể hiện như sau:
    1. Dối trá Đảng và Nhà nước.
    2. Tư tưởng đối lập với tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục.
    3. Bảo kê tiến sĩ yếu kém
    4. Bảo kê đề tài khoa học yếu kém cấp ĐHQGHN
    5. Bảo kê hành vi vi phạm quy chế giáo dục ở DDHQGHN.
    6. Dối trá thế hệ trẻ
    7. Làm quản lý ĐHQGHN nhưng không có bằng tiến sĩ về chuyên mon quản lý.

Bình luận về bài viết này