Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam

Journal of Incompetent Professors in Vietnam – JIPV

Phòng thảo luận khoa học

Trưởng phòng: @JIPV

Phòng này tiếp tục

Phòng thảo luận của The Board

Phòng tranh luận khoa học của các Editors

Lưu ý: Đây là nơi thảo luận của the Board về chủ trương, đường lối của JIPV. Và cũng là nơi the Board xét dỏm cho những ứng viên được ưu tiên (không phải qua submit). Những tranh luận nên được post trong Phòng tranh luận khoa học cộng đồng.

114 bình luận to “Phòng thảo luận khoa học”

  1. giaosudom said

    Nguyễn Thanh Nam – “PGS.TS” – Viện trưởng Viện nghiên cứu Đào tạo Kinh tế – Tài chính – có hành vi bảo kê cho những đối tượng mua bằng dỏm từ trường dỏm

    Hi ME4! Nice post! I will learn your style 🙂

  2. giaosudom said

    giaossudom4 cài đặt privacy cho blog thì làm sao người khác xem được 😦

  3. giaosudom said

    Hi giaosudom4! Why isn’t there “Read the rest of this entry” in my post? Why doesn’t a summary appear? You are an expert 🙂

  4. giaosudom4 said

    @giaosudom: Bác đợi tôi 1 tí, tôi post hình lên cho bác thấy

  5. giaosudom4 said

    ngoài ra cũng có ý kiến đề xuất bác đổi màu xanh dương của theme sang màu khác vì màu này cùng với màu xám sẽ bị chìm, không nổi và nhìn cảm thấy đau mắt

  6. giaosudom said

    Hi ME4: Bác post trang “Viện thống kê ISI các Hội đồng” với thứ tự 12 nhé. Nếu Admin post thì bác không update được. Bác tìm dữ liệu trong Dự trữ 🙂

  7. giaosudom said

    Nhắn Editor inhainha: xem flickr mail nhé 😦

  8. giaosudom said

    ME4: Please check your email (the address associated with your blog)!

  9. Tuan Ngoc@ said

    Tôi xin cảm ơn JIPV vẫn tin tưởng tôi phục trách công tác giáo dục thường xuyên cho các DỎM. Tôi xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ Chief và ME đã xây dựng lại JIPV chỉ trong vài giờ. Rõ ràng là hoành tráng hơn.

    Qua bài

    GS dỏm cấp 3 và phản cảm Nguyễn Lân Dũng: “GS.TS”, nhà giáo ưu tú, đại biểu quốc hội, chuyên gia cao cấp Đại Học QG Hà Nội, có nghi vấn chống lại hoạt động cải tổ KHVN của Qũy NAFOSTED – cản trở khoa học phát triển, chưa hiểu thế nào là một công trình khoa học nghiêm túc

    tôi có suy nghĩ thế này: JIPV nên xét cái Viện được Thủ tướng đầu tư 2 triệu USD xem thế nào? Thời gian xét là sau 1 năm hoặc 2 năm cũng có thể là 3 năm được đầu tư. Việc này rất dễ vì chỉ cần tra cứu tên viện đó, địa chỉ VN. Nếu JIPV tôi sẽ submit bài này. Vấn đề bây giờ là tiêu chuẩn để xét một Viện ntn? Viện được đầu tư 2 triệu đô thì sau bao nhiêu năm phải có bao nhiều patents, papers? (đương nhiên JIPV không được chơi bài cào như GS dỏm NLD: đăng bài khoa học thường thức linh tinh, daily báo, sau đó nổ 100 bài = more innocent and more stupid than incompetent).

  10. giaosudom said

    Hi ME4: Whenever you’re free, I guess you should delete dead links in your posts. Just do it when you have free time, since doing serious research takes much time 🙂

  11. giaosudom said

    ME4: When you discuss with members of Editorial Board, you should use E. But you’d better use V when writing public comments. Ok 🙂

  12. giaosudom said

    @ME4: Regarding ISI for scientific councils, you should yourself post a new page with an order of 9, after “Viện vinh danh Nhà khoa học”. Its name may be “Viện thông tin ISI HĐHH & NAFOSTED” (as coherent as possible). Now, just copy and paste to get a new page as mentioned!

    With your posts, both you and I can edit them. By contrast, you couldn’t revise my posts 🙂

    Please do it. Then you will be able to update the list. Regards.

  13. giaosudom4 said

    Mong các bác cho ý kiến về bài viết của GS Trung:
    http://vietnamnet.vn/tinnhanh/201008/Duyen-so-cua-toan-hoc-Viet-Nam-voi-giai-thuong-Fields-929504/

    Cá nhân tôi nhận xét rằng: với một nhà khoa học đầu ngành ở VN như GS Trung mà viết ra những dòng này thật tình là thất vọng không thể tả. Chẳng lẽ nền toán học VN khoác lên mình chiếc áo mang tên FIELDS hoặc Ngô Bảo Châu là có thể nâng tầm của mình lên hay sao?

    • Hội Toán Học said

      Thay mặt tôi và vài anh bạn cùng chí hướng, xin lỗi bác nhé. Đương nhiên người viết bài chắc không ý thức được đâu. Tôi cũng bất ngờ về ông, đúng là có khác, ông ấy đã lộ mặt là một người như thế nào (dù chuyên môn của ông ấy khá, có hạng trong nước).

      Nếu được phép dự đoán thì tôi đoán NBC sẽ được giải lần này. Theo tôi đó là vinh dự của cá nhân NBC, và của người Việt mình. Tôi nhấn mạnh người Việt nhé. Còn đối với Toán học VN thì í è! Tôi không nghĩ thế. NBC được giải thì supervisor và nơi đào tạo anh ấy (bên Pháp) cũng hãnh diện lắm.

      Về lâu về dài thì nếu được giải NBC sẽ có thêm nhiều cơ hội giúp cho Toán của VN, vì khi có giải thì uy tín cao hơn, làm chuyện này chuyện kia thuận lợi hơn.

      Cơ sở dự đoán của tôi là công trình về bài toán 30 năm và việc NBC là một plenary speaker of ICM2010. Tôi không chấp nhận những suy nghĩ “nông dân” của người có danh “GS.TSKHS.Viện Sĩ thế giới thứ ba”. Cam đoan: nếu tôi đoán sai thì tôi ngưng tranh luận trên JIPV.

      Câu chuyện cho tôi thấy một kinh nghiệm “khoa học thì vẫn phải làm, nhưng cái chức vụ nó cũng quan trọng ghê lắm” và phải gì đó để đánh bóng nó. Rất tiếc tôi không phù hợp với loại kinh nghiệm này.

  14. Hội Toán Học said

    Như vậy tôi có thể tiếp tục tranh luận trên JIPV!

    Trong bài

    http://vietnamnet.vn/giaoduc/201008/Giai-thuong-Fields-xuong-danh-Ngo-Bao-Chau-930129/

    ông Ngô Việt Trung nói:

    “Họ hỏi chúng tôi là làm thế nào mà các ông có thể đào tạo nên một con người như anh Châu. Tôi nói rằng họ cần những nhà lãnh đạo như … và rằng đó là một quá trình lâu dài cần được cả xã hội quan tâm nâng đỡ”.

    Xin hỏi ông Ngô Việt Trung: công đào tạo của “chúng tôi” góp được bao nhiêu trong giải Fields của NBC? Ai hỏi ông, hay là ông tự nổ, tự nịnh hót?

    Rõ rằng NCB xứng đáng. Cái ta có thể tự hào là gene Việt của ta không tệ. Nhưng tôi cảm đấy chua cho sự lố bịch của ông Ngô Việt Trung. Không hiểu nguyên nhân của sự vô liêm sĩ này bắt nguồn từ đâu?

    Xin cảm ơn nước Pháp đã đào tạo NBC, cảm ơn nước Pháp và Mỹ đã tạo điều kiện tốt cho NBC làm việc. Cảm ơn hai nước đã cho thế giới thấy được khả năng của người gốc Việt. Và cũng xin cảm ơn ông Ngô Việt Trung đã cho mọi người thấy được sự lố bịch và vô liêm sĩ của ông (và có thể của nhiều ông/bà khác), là người đại diện cho Toán học Việt Nam (tiêu không biết bao nhiêu tiền, nổ trên không biết bao nhiêu bài báo nhưng chưa làm được ít nhất một công trình TOP 10 (theo AMS) ghi địa chỉ Vietnam).

    Nhân đây xin cảm ơn PGS Phạm Đức Chính, Viện Cơ học đã “tát vào mặt” những nhà toán học vô liêm sĩ bằng một công trình trên ARCHIVE FOR RATIONAL MECHANICS AND ANALYSIS (TOP 10 theo AMS, xem Phòng vinh danh).

    • giaosudom4 said

      “Họ hỏi chúng tôi là làm thế nào mà các ông có thể đào tạo nên một con người như anh Châu. Tôi nói rằng họ cần những nhà lãnh đạo như Phạm Văn Đồng, Tạ Quang Bửu và Lê Văn Thiêm và rằng đó là một quá trình lâu dài cần được cả xã hội quan tâm nâng đỡ”.

      Đọc đoạn này mà tôi muốn ói cơm lên bàn làm việc. Chắc ý ông ta là GS Châu có được ngày hôm nay là do ngày xưa học ở trường chuyên này. Trường chuyên thì do ai lập? Do chủ trương của nhà nước này. Chủ trương này của ai. Chủ trương của ông thủ tướng Phạm Văn Đồng chứ ai. Rồi ngành toán được ưu tiên hơn, rồi sáng kiến tạo gà chọi thi olympic toán là do mấy ông Tạ Quang Bửu rồi Lê Văn Thiêm chứ ai. Nhờ thế mà 50 năm sau, sau khi mấy ông ấy quy tiên cũng phải 20 năm rồi thì mới đâm hoa kết trái.

      Sao ông Trung này không quàng xa hơn nữa nhỉ, không quàng đến ông Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo nhờ giữ nước nên mới có những người con đất Việt làm rạng danh dân tộc Việt.
      Nói nhặng xị mấy ông Đồng, ông Bửu, ông Thêm đúng là quá lố bịch.

    • chim_nhon said

      Tôi tôn trọng ông Ngô Việt Trung với tư cách là nhà toán học giỏi chuyên môn, nhưng tôi coi thường ông với tư cách là nhà quản lý tồi. ông hết cách để “toả sáng” rồi hay sao mà lại vin vào GS Châu. Bây giờ chắc GS. Châu sẽ “mệt” đây vì khối người sẽ nhận là: thầy, bạn thân, trò cưng, vv…

  15. Hội Toán Học said

    Blog này cũng hay

    Không thành công cũng thành nhân

    Nhân đây tôi đề nghị JIPV cũng nên ra “THÔNG BÁO” giúp những người vô liêm sĩ tỉnh ngộ.

    • giaosudom said

      Bs Hải viết:

      Hôm qua tờ Công An Nhân Dân có một bài rất hay về sự kiện giải Phiu: Nỗi buồn từ “sự kiện Ngô Bảo Châu”.

      Sáng hôm nay một số phó tổng biên tập báo trong nước nói chuyện với tớ qua phone họ bảo rằng: “Chuyện của anh phát hiện sai lầm về báo chí bị gây mê mà quên đi hiện trạng xã hội Việt Nam cần phản ảnh gì là chỉ duy nhất có một mình anh, cảm ơn anh nhiều lắm. Đồng ý NBC là cái quí, và là vốn quí nhưng NBC không còn là người Việt Nam mà của nước Pháp, cũng giống như ngày xưa ca ngợi tay nhạc công Đặng Thái Sơn. So với ĐTS thì NBC hơn 1 bậc, nhưng rất sai lầm khi xem NBC có giá trị hơn 1 ca sĩ mì ăn liền đối với xã hội VN hiện tại. Vì các ca sĩ họ làm ra tiền cho xã hội và bản thân, còn NBC chỉ làm cho mình và các nước lớn. Chúng tôi sẽ bỏ dòng thông tin này và tập trung vào các vấn đề quốc gia đang cần”

      Nguồn: http://bshohai.blogspot.com/2010/08/thong-bao-quan-trong.html

      • vuhuy said

        Nếu nói về NBC thì có thể nói: Xin chúc mừng Ngô Bảo Châu, người Pháp gốc Việt, đã được giải Fields, giải thưởng danh giá dành những nhà toán học dưới 40. Chúc mừng nước Pháp tiếp tục khẳng định thế mạnh trong việc đào tạo nhân tài.

        Xin cảm ơn Ngô Bảo Châu đã cho thế giới biết được khả năng của người gốc Việt. Nếu được môi trường thuận lợi thì người Việt cũng không thua bạn bè quốc tế.

        Những tiểu tiết còn lại là những màn ăn theo nhảm nhí. Có những người những tưởng đáng kính nhưng cuối cùng cũng chỉ là háu danh và nịnh hót. Buồn là họ quá chay mặt, coi mặt thông minh, cũng có nhiều bài ISI chứ thực sự thì cũng lắm “tiểu xảo”. Hành động nịnh hót lố lăng và ăn theo đang diễn ra là cơ sở cho những nghi ngờ về các bài ISI mà họ đứng tên chung với bên ngoài. Có khi nào mời gọi người này, người kia, rồi thì tặng TS danh dự,…. và nhiều trò khác chỉ để được ăn ké đứng tên trong các công trình nghiên cứu không? Cứ lặng lẽ quan sát sẽ thấy những điều thú vị!

      • chim_nhon said

        “người Pháp gốc Việt” ==> Việt kiều, chỉ có quốc tịch Pháp.

        Trường hợp NBC có 2 quốc tịch Pháp và Việt, nên không thể coi là người Pháp gốc Việt được. Hơn nữa, GS Châu vừa có quốc tích Pháp từ năm 2010. Ngay cả trang Wiki Fields Medal cũng ghi: “Ngô Bảo Châu, Vietnam-France”. Do đó, chúng ta có thể tự hào 🙂
        http://en.wikipedia.org/wiki/Fields_Medal

      • Hội Toán Học said

        Không biết những người đã có công “đào tạo” NBC được giải Fields có biết những tạp chí này không nhỉ:

        Annals of Mathematics: http://annals.princeton.edu/annals/about/cover/cover.html

        Inventiones mathematicae: http://www.springer.com/mathematics/journal/222

        Journal of the American Mathematical Society, http://www.ams.org/jams/

        Communications On Pure & Applied Mathematics, http://as.wiley.com/WileyCDA/WileyTitle/productCd-CPA.html

        …..

        Hay là tối ngày lo ôm đề tài và đăng bài trên tạp chí làng nhàng, nhưng lúc nào cũng “cảnh giác” có ai quen ở nước ngoài thành công này nọ thì “tự sướng”: của tui đấy!

      • Hội Toán Học said

        @ Chim_nhon: Bác Nguyễn Đăng Hưng cũng có quốc tịch Việt Nam nữa bác à! Bác là Viện trưởng viện ISI mà cũng háu danh nhỉ! Tự hàu về NBC thì chỉ có thể tự hàu anh ấy được sinh ra, được học phổ thông chuyên ở VN thôi.

        Đọc và xem hình ảnh của mấy ông, mấy bà ăn theo kiểu bát nháo thấy tội cho khoa học VN quá. Đúng là mặt họ bị chay nên quá dày 😦

      • chim_nhon said

        @Hội Toán Học: Bác nói đúng. Tuy nhiên ko nên phủi sạch theo như bác Vuhuy: người Pháp gốc Việt.
        Mình vẫn thường nói niềm vui giải Fields của GS. Châu đối với người VN thì bị chia đôi. Ko biết là vui hơn hay là buồn đi, vì cũng có câu niềm vui mà được chia vui thì sẽ vui hơn. Thêm nữa, danh sách được Fields từ trước tới nay có mỗi GS. Châu là 2 quốc tịch.

      • giaosudom4 said

        Terence Tao hình như cũng có 2 quốc tịch Mỹ/ Úc (không có quốc tịch TQ) khi nhận giải Fields

      • chim_nhon said

        Đâu có đâu bác ơi, chỉ mỗi GS. Châu thôi: http://en.wikipedia.org/wiki/Fields_Medal

      • Hội Toán Học said

        Trong email, một giáo sư (đương nhiên không phải mấy anh bát nháo canh me chụp hình đăng báo này nọ hay mấy anh lố bịch tự nhận “đào tạo”) cho tôi biết: credits are mostly given to institutions or universities where a Fields Medalist was trained, and also to those where he or she is working. The fact where he or she was born or even citizenship is not very considerable, just something historical.

      • giaosudom4 said

        en.wiki cũng lởm, nó ghi năm 2014 có nhà khoa học Hàn sẽ nhận giải Fields 🙂
        http://en.wikipedia.org/wiki/Fields_Medal#Fields_Medalists

      • giaosudom4 said

        Sorry, nhìn nhầm, Cờ Hàn Quốc là nơi tổ chức ICM 2014 chứ không phải là quốc gia đoạt giải Fields. 🙂

      • Hội Toán Học said

        Thế mới biết ME4 cũng lõm 🙂

      • giaosudom4 said

        @Hội Toán Học: Đồng chí nói với đồng chí của đồng chí như thế thì không phải là đồng chí tốt 🙂

      • ME1 said

        http://www2.cnrs.fr/en/1780.htm

        Ngô Bao Châu was born in Hanoi, Vietnam, in 1972 and became a French citizen in early 2010. During his student years he won two gold medals at the International Mathematical Olympiad, in 1988 and 1989. From 1990 to 1992 he studied in Paris, first at Université Pierre et Marie Curie and then at the ENS (École Normale Supérieure). He went on to earn a master’s degree and in 1997 completed a doctoral thesis at Université Paris-Sud 11 under the mentorship of Gérard Laumon(2). A researcher at CNRS from 1998 to 2004, Ngô was awarded an HDR degree (Habilitation à Diriger les Recherches, qualifying the holder to head research teams and supervise Ph.D. students) by Université Paris-Nord in 2003. Since 2004 he has served as a professor at Université Paris-Sud 11, seconded to the Institute for Advanced Study in Princeton, New Jersey (USA) for the past three years.

      • ME1 said

        NBC is now Vietnamese-born French. What a pity:-( In addition, one should ask him what passport he is using to go somewhere. There is no doubt that he could not leave his Vietnamese citizenship (if he can still keep it), since his parents are now in VN.

      • Hội Toán Học said

        Hi ME1:

        I love your excellent comments.

        Today I read some stupid comments in

        http://donga01.blogspot.com/2010/08/ngoi-ca-nao.html?showComment=1282566843711#c1252675842014515501

        and http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/08/3BA1F8BD/

        Stupidity and dishonesty: “Trong số 4 nhà toán học đoạt huy chương Fields tại ICM 2010 chỉ có giáo sư Ngô Bảo Châu được mời đọc báo cáo tại phiên toàn thể. Ba nhà toán học còn lại chỉ đọc báo cáo tại các phiên họp tiểu ban. ”

        I do sympathize with them. All are stupid and innocent, including the so-called “prestigious mathematicians in VN”.

        Let me give more details. As I confirmed, NBC, a Vietnamese-French mathematician is excellent. But the way our people are “singing” is very bad.

        Here is the list of invited speakers of ICM2010:

        http://www.icm2010.in/scientific-program/invited-speakers

        One can find other Fields medalists are not sectional invited speakers. So our journalists were completely wrong.

        Please look at the whole program shedule:

        Click to access programme_aug9.pdf

        One can see that there are Special Lectures by Fields Medallists. And all these medalists give their one-hour lectures, which are equivalent to plenary lectures.

        Although other medalists are not in the list of plenary lecturers, they are sure in advance that they will give one-hour lectures. This means that they all know whether they are awarded Fields Medals several months before the conference. In my opinion, their lectures can be so-called arranged lectures.

        For NBC’s, I do not know if he had known that he was awarded the medal before he arrived India. And this is different for other medalists (all of them knew, and certainly they were requested to prepare there special one-hour lectures).

        It is worth noting that a plenary speaker can not be awarded the medal, for example Artur Avila, Brazil (just 31).

        Through this event, I may confirm that many of our scholars are still very innocent, even stupid and dishonest.

        I think DA is a good scholar. Unfortunately he has been acttacked by stupid guys. So sorry!

      • vuhuy said

        Cũng trong bài

        http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/08/3BA1F8BD/

        Nhà báo viết

        Giáo sư James Arthur – nhà toán học từ Đại học Toronto, Canada – là người điều hành hội đồng nghe báo cáo của Ngô Bảo Châu. Ông cũng là một thành viên trong Ủy ban bầu chọn giải thưởng Fields của Hiệp hội Toán học Quốc tế (IMU) năm nay và đã đọc bài nhận xét dài 25 phút về công trình của Ngô Bảo Châu.

        Thế nhưng trong video

        thì James Arthur không phải là một thành viên của “Ủy ban bầu chọn giải thưởng Fields của Hiệp hội Toán học Quốc tế (IMU) năm nay”. Ôi giời! Nhà báo Minh Long.

        Chuyện NBC giỏi thì miễn bàn vì những nhà toán học tầm cỡ đã đánh giá. Điều đáng nói là không hiểu tại sao nhà báo Minh Long lại bịa (hay đưa tin sai?) hai thông tin quan trọng như thế trong một bài báo (James Arthur không là thành viên, những Fields Medalists khác không báo cáo tiểu ban). Việc báo đăng sai sẽ làm ảnh hưởng uy tín NBC và cho mọi người thấy những trò PR lố bịch của nhiều người.

        Thật ra cũng nên thông cảm cho nước ta, dân trí kém và khoa học dỏm nhiều quá! Những người đại diện toán học VN đi Ấn Độ vô tư trước những thông tin sai như thế (hay cố tình?) thật là đáng trách.

      • Viennghiencuucaocap said

        Thông tin sai như thế, không biết là do nhà báo Minh Long hay do các nhà toán học dự hội nghị thông báo sai?

        Viết sai như thế là sự sĩ nhục đối với khoa học Việt Nam. Không chấp nhận thông tin sai trái như thế? Chuyện này bao nhiêu người biết, bao nhiêu người theo dõi trang web của ICM2010 và hiểu được cái video kia!

      • Từ Hy said

        Đúng là những GS dỏm có nhiều thời gian:

        http://vtc.vn/giaoduc/538-259599/giao-duc/som-nhat-20-nam-nua-moi-co-ngo-bao-chau-thu-hai.htm

      • vuhuy said

        Ngoài ra, xem kỹ lại thì thấy nhà báo quá kém:

        Click to access programme_aug9.pdf

        11:30-12:30 Plenary Lecture 6 Hall 4
        Ngo Bao Chau
        Endoscopy of automorphic forms
        Chair: J. Arthur
        12:30-13:45 Lunch
        13:45-14:45 Special Lecture by Hall 4
        Fields Medallist 2

        http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/08/3BA1F8BD/Page_2.asp

        Trong video, James Arthur có nói “afternoon”. Như thế,

        11:30-12:30 Plenary Lecture 6 Hall 4
        Ngo Bao Chau
        Endoscopy of automorphic forms
        Chair: J. Arthur
        12:30-13:45 Lunch

        13:45-14:45 Special Lecture by Hall 4
        Fields Medallist 2

        thật ra là 1. Và NBC đã báo cáo vào buổi chiều. Điều này chứng tỏ a plenary lecture và a special lecture là một.

  16. Maiko said

    “Xin cảm ơn nước Pháp đã đào tạo NBC, cảm ơn nước Pháp và Mỹ đã tạo điều kiện tốt cho NBC làm việc. Cảm ơn hai nước đã cho thế giới thấy được khả năng của người gốc Việt. Và cũng xin cảm ơn ông Ngô Việt Trung đã cho mọi người thấy được sự lố bịch và vô liêm sĩ của ông (và có thể của nhiều ông/bà khác), là người đại diện cho Toán học Việt Nam (tiêu không biết bao nhiêu tiền, nổ trên không biết bao nhiêu bài báo nhưng chưa làm được ít nhất một công trình TOP 10 (theo AMS) ghi địa chỉ Vietnam).

    Nhân đây xin cảm ơn PGS Phạm Đức Chính, Viện Cơ học đã “tát vào mặt” những nhà toán học vô liêm sĩ bằng một công trình trên ARCHIVE FOR RATIONAL MECHANICS AND ANALYSIS (TOP 10 theo AMS, xem Phòng vinh danh).”

    ————-> An excellent comment!

  17. JIPV said

    Dear Members,

    Dr. Ho Hai wrote that he sent an email to JIPV:

    http://bshohai.blogspot.com/2010/08/thong-bao-quan-trong.html

    Unfortunately, because of securety JIPV already clocked previous yahoo addresses. Therefore JIPV couldn’t read his message regarding a “potential professor”.

    JIPV would like Members to inform Dr Ho Hai the case, and kindly to request him resending his message to “dom.giaosu@gmail.com”.

    Yours sincerely,

    JIPV

  18. giaosudom said

    JIPV!:

    Kính gửi Editors, Guest Editors,

    Xin chân thành cảm ơn Editors, Guest Editors đã giới thiệu vinh danh nhiều Nhà khoa học đang làm việc nghiêm túc trong nước. Đây là một trong hai công việc chính của JIPV (xét dỏm và vinh danh). Việc vinh danh Nhà khoa học sẽ là động lực cho nhiều Nhà khoa học phấn đấu. Việc vinh danh có tác dụng động viên, tri ân những Nhà khoa học có năng lực, và quan trọng hơn là có tác dụng vô hiệu hóa mọi ngụy biện của các DỎM bởi tính chay lười trong nghiên cứu nhưng lại bệnh háu danh.

    JIPV rất mong Editors, Guest Editors tiếp tục phát hiện nhiều hơn nữa những Nhà khoa học có năng lực đang làm việc tại Việt Nam. Và trong việc xét dỏm, khi gửi bài, các bác cũng nên ưu tiên cho các Hội đồng.

    Trân trọng,

    JIPV

  19. giaosudom4 said

    Bác Hoàng Tụy già lẩm cẩm rồi hay sao mà bác lại đăng đàn một bài phát biểu khó nghe quá, một viện mà tất cả các thành viên trong viện không có nổi một bài báo đứng trong tạp chí TOP thì làm sao gọi là viện xuất sắc được? Phải biết tự phê phán mình để mà tiến bộ, cứ cái kiểu ru ngủ tự sướng như thế này nhàm lắm rồi bác Tụy ơi! Mấy mươi năm nghe nhiều lắm rồi.

    Viện Toán là viện khoa học thành công nhất ở Việt Nam
    Nhân sự kiện GS Ngô Bảo Châu nhận giải Fields, trên công luận xuất hiện những ý kiến khác nhau đánh giá trình độ toán học của Việt Nam, trong đó có ý kiến cho rằng căn cứ vào số công bố quốc tế thì từ 1950 đến nay, toán học Việt Nam đã kém các nước Đông Nam Á.
    GS Hoàng Tụy đã trao đổi với Tia Sáng về ý kiến nói trên.

    Trước khi Liên Xô và khối Đông Âu sụp đổ, các tạp chí lớn của Liên Xô về toán học (như các tạp chí có quy mô Liên bang, do Viện Hàn lâm Liên Xô xuất bản) đều là những tạp chí hàng đầu trên quốc tế (theo nhìn nhận của các nhà toán học lớn trên thế giới, lúc đó toán học Liên Xô cùng với toán học Mỹ đứng ở hàng đầu. Chỉ sau này, một số tạp chí sa sút chất lượng (do sự ra đi của nhiều nhà toán học giỏi). Như vậy thời kỳ đó, chỉ kể Việt Nam DCCH cũng đã khá hơn các nước Đông Nam Á (nếu kể cả Miền Nam Việt Nam và Việt kiều thì càng không có gì phải bàn cãi). Thậm chí vào khoảng đầu những năm 80 đã có một bài đăng trong Science et Vie kể Việt Nam như một trong sáu trung tâm làm toán đáng chú ý thời đó, nên có người hiểu sai khoe Việt Nam là “cường quốc thứ sáu về toán học”!.

    Cũng cần chú ý là chỉ vào khoảng vài chục năm nay mới có lệ thống kê số công bố trên các tạp chí thuộc loại ISI (được kể là đạt chuẩn mực quốc tế), và việc này đến nay cũng còn nhiều vấn đề tranh cãi. Một số người mới chỉ theo dõi các công bố quốc tế thời gian gần đây rồi nhận định toán học Việt Nam kém các nước Đông Nam Á là quá vội vã và liều lĩnh.

    Mặt khác, trình độ một nền toán học không phải chỉ thể hiện ở mặt số lượng các công bố (nếu kể về số lượng thì Hungary, Ba Lan, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, v.v. còn thua nhiều nước nhưng kể về đóng góp thật sự vào khoa học toán học thì đó là những nền toán học lớn cả). Về mặt đóng góp thật sự cho khoa học toán học, thể hiện ở những công trình được biết rộng rãi trên quốc tế thì dứt khoát Việt Nam hơn hẳn. Ở thời kỳ đó, Việt Nam DCCH đã có một số chuyên gia tầm cỡ quốc tế, nhưng tôi không biết một chuyên gia nào như vậy ở các nước Đông Nam Á, trừ Singapore.

    Sau này, Việt Nam tiến chậm, các nước ở Đông Nam Á tiến nhanh hơn, nhất là mấy thập kỷ liền, nền toán học Việt Nam hầu như bị bỏ rơi, trong khi đó Liên Xô sụp đổ, lúc này các tạp chí hàng đầu của Liên Xô xuống cấp, nhiều nhà toán học Việt Nam được đào tạo ở Liên Xô thôi làm nghiên cứu, phần vì điều kiện kinh tế khó khăn, phần vì kém tiếng Anh nên số công bố quốc tế thời kỳ này thua kém dần một vài nước Đông Nam Á, đặc biệt Singapore. Tuy nhiên, ngay cả trong thời kỳ này thì Việt Nam chỉ thua kém về trình độ trung bình thể hiện ở số nhà toán học trung bình, nhưng về số nhà toán học tầm cỡ quốc tế thì vẫn còn hơn tuyệt đối. Một nhà toán học lớn của Mỹ, Peter Hilton, năm 1980 sau khi thăm Hà Nội đã viết bài báo đánh giá khá cao toán học Việt Nam khi ấy ở một trình độ khác hẳn các nước trong khu vực; một nhà toán học hàng đầu của Hàn Quốc, S.Park, khi sang thăm Việt Nam cách đây mười lăm năm cũng tuyên bố rõ trong khu vực này ông ta chỉ thấy Việt Nam có một nền toán học đáng nể. Có thể họ đánh giá toán học Việt Nam quá cao, nhưng những người này hoàn toàn không phải vì cảm tình riêng với Việt Nam.

    Nhận định của tôi trên đây thống nhất với nhận định những nhà toán học lớn như Laurent Schwartz, Alexandre Grothendieck, Pierre Cartier, hay nhà vật lý Henri Van Regemorter.

    Viện Toán học, từ hơn 15 năm nay, đã được Viện Hàn lâm Thế giới thứ ba công nhận là một trong số ít institute of excellence ở các nước thế giới thứ ba. Cho đến giờ, theo tôi biết cả Đông Nam Á cũng chưa có thêm viện toán nào được coi là institute of excellence. Nhân đây tôi cũng muốn nói rằng thật sự Viện Toán là viện khoa học thành công nhất ở Việt Nam. Pierrre Darriulat hay Neal Koblitz cũng đều nhận định như vậy.

    Vừa rồi nhà toán học Lê Dũng Tráng khi trả lời nhà báo cũng có nói đại ý: cách đây hơn 30 năm anh ấy đã chờ đợi Việt Nam sẽ có một người như Ngô Bảo Châu, thế mà đến bây giờ mới có. Đúng như chúng tôi đã cảnh báo từ 25 năm nay, chúng ta đã không quan tâm đến sự phát triển của ngành toán học – một lĩnh vực khoa học có thế mạnh của người Việt Nam.

    • giaosudom4 said

      link: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=111&CategoryID=2&News=3414

    • Hội Toán Học said

      Nói công với NBC thì phải nói PTCT của KHTN HN, Viện toán có gì trong đó. Qua vu này, tôi thấy mấy thầy Toán ở KHTN HN xem ra còn tự trọng hơn nhiều người.

      Bác Tụy có nhiều sách, nhiều bài,…, nhưng gọi là “thế giới” thì nên xem lại. Việc được vinh danh trong những hội nghị nhỏ thì không tệ, nhưng ca quá thì phải xem lại.

      Tôi nghĩ nếu gọi là nổ thì những thầy “luyện gà” cho NBC ở KHTN nổ mới phải. Không hiểu sao mấy ông Viện toán “kinh” đến thế!

    • chim_nhon said

      GS. NVT đã có bài bác lại tuyên bố Viện Toán là viện khoa học thành công nhất ở Việt Nam:

      Chưa biết ngành toán học Việt Nam đã đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế, khoa học và an sinh của Việt Nam, nhưng đã có vị tuyên bố rằng Viện Toán ở Hà Nội là một viện khoa học thành công nhất ở Việt Nam. Ai cũng có thể tuyên bố như thế cho ngành của mình, nhưng vấn đề quan trọng là bằng chứng, là thước đo trong thực tế. Nếu lấy số bài báo khoa học làm thước đo thì ngành toán đóng góp khoảng 9-10% tổng số bài báo khoa học từ Việt Nam, trong khi đó ngành vật lí cũng có số bài báo tương tự (hay cao hơn chút). Riêng ngành y sinh học đóng góp ~30% tổng số bài báo khoa học. Nếu lấy chất lượng làm thước đo, khoảng 45% các công trình nghiên cứu về toán của Việt Nam chưa bao giờ được trích dẫn sau 5 năm công bố (tỉ lệ ngày trong ngành vật lí là 31% và ngành y sinh học là 18%). Ít ai trích dẫn phản ảnh một phần chất lượng nghiên cứu, nhưng cũng một phần là văn hóa ngành (ngành toán ít trích dẫn hơn ngành vật lí). Nhưng dựa vào hai chỉ số trên, khó có thể nói Viện Toán hay ngành toán là thành công nhất ở Việt Nam.

      Nguồn: http://nguyenvantuan.net/science/4-science/1059-uu-tien-dau-tu-cho-toan-hoc-hay-nganh-khoa-hoc-nao

      • viện sĩ dỏm said

        Nghe đồn rằng những nhà toán học của viện toán cho đến nay chưa làm được một công trình hàng đầu như bên cơ học, vật lý nên nay nhân cơ hội NBC’s để PR và thành lập cái viện cao cáp để lấy thêm nhiều tiền của dân mời những nhà toán học hàng đầu thế giới về và từ đó họ cho đứng tên chung vào những công trình hàng đầu, với tư cách đứng tên ké? Thấy mấy bác bên vật lý đăng bài, nhìn lại toán thấy nhục nhã quá, toàn dân PR.

      • viện sĩ dỏm said

        Tranh thủ chụp hình với GS Châu để đăng báo bà con ơi. Chụp hình với Fields Medalist thì sẽ giỏi lên và có “hy vọng ruồi” có công trình top:

        http://www.tienphong.vn/Khoa-Giao/511427/GS-Ngo-Bao-Chau-se-ve-VN-moi-nam-3-thang.html

      • Tuan Ngoc@ said

        Các vị trả lời lộn xộn quá:

        http://vietnamnet.vn/giaoduc/201009/GSNgo-Bao-Chau-se-lam-viec-3-thang-tai-Viet-Nam-933138/

        Tôi ủng hộ lí luận của bác Tuấn. Theo tôi điều quan trọng vẫn là nhà nước phải thay đổi cơ chế quản lí khoa học, trách can thiệp đảng phái vào khoa học. Tạo điều kiện cho các trường, cơ sở nghiên cứu trong cả nước kinh phí mua bản quyền tạp chí quốc tế, xây dựng phòng thí nghiệm, chế độ lương bổng,…. Sau một thời gian thì khoa học tương đối thì mới nên thành lập IAS. Lý luận của nhiều vị như LTH, NBC, NVT xem ra hơi bị cùn. Tôi chỉ nêu một vấn đề: một nhà khoa học được mời về IAS nghiên cứu vài tháng thì anh ta có thể khá hơn, nhưng khi trở về cơ quan cũ thì mọi thứ vẫn ì ạch thì anh ta làm được gì, và nếu anh ta thật sự giỏi thì tội gì anh ta không bay!

        Đọc những lý luận cùn của các vị, tôi thấy nhà nước không nên thành lập IAS. Cái nên làm bây giờ là cải cách cơ chế quản lí khoa học, đầu tư hạ tầng cho NCKH kèm theo yêu cầu về hiệu quả.

        • vuhuy said

          LTH bơm mạnh quá:

          http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/Giao-duc/2010/09/3BA1FF2F/

          Xin hỏi: LTH có kết quả nghiên cứu nào thuộc dạng top chưa? Có chắc là LTH, NVT giỏi hơn vài TS người Việt mới bảo vệ bên Mỹ chưa? Khi chưa có những người gần gần cao cấp thì việc đầu tư vào IAS là phí.

          Tạm thời cứ tập trung nâng cao chất lượng nghiên cứu đi. Nếu có anh nào giỏi mà đói thì cứ lên tiếng. Lương + đề tài chắc không đói đâu! Xin nhắc, Viện toán là viện thành công nhất nên mới có được 2 bài cở Advances in Math. đồng tác giả với những người nước ngoài dạng xuất sắc, nghĩa là mới đạt được trình độ ăn theo. Advances in Math. có thể xem là mạnh nhất mà viện toán có được, nhưng đối với quốc tế thì chỉ dạng khá thôi, và với 2 bài ăn ké như thế thì làm ra trò gì.

          Chắc mấy vị này cũng đã biết có người ở ĐH Quy Nhơn, ĐHKHTN HN đã có bài độc lập trên Advances in Math.

          Việt Nam còn nghèo, nhà nước nên đầu tư những vấn đề cấp bách trước, khi nào khá lên thì mới nên chơi sang – nghiên cứu cái đẹp của toán học.

          Nếu toán học giải quyết được kẹt xe, ô nhiễm, bệnh tật, đói nghèo, tham nhũng, bạo lực, mất tính người, bằng dỏm, trường dỏm,…. thì cũng nên thành lập IAS.

          Những công trình kiểu như NBC thì chỉ để các đại gia như Mỹ, Pháp dùng thôi. Tiểu gia như VN chưa sờ tới được đâu.

          Tóm lại, ý kiến của GS Nguyễn Văn Tuấn là xác đáng. Những nhà toán học còn yếu kém như Hoàng Tụy (trên 150 bài (trong đó có dưới 70 ISI) nhưng chưa thấy bài nào tóp cả, là “cha đẻ” này nọ nhưng chưa được ICM nào ngó tới, những hội nghị nhỏ bé không đáng bàn), Ngô Việt Trung (có bài khá nhưng ăn ké), Lê Tuấn Hoa (dạng trung bình thôi),…. nên nhìn lại, nên tôn trọng lợi ích chung của đất nước, của dân tộc, hơn là “chơi sang”.

        • chim_nhon said

          IAS đã được chính thức phê duyệt thành lập rồi thì phải? Như thế thì các bác bàn nên hay ko nên thành lập IAS làm gì nữa. Dành thời gian xét dỏm hoặc tìm kiếm bác nào nhiều ISI cho Viện vinh danh thì hơn.

        • SG said

          Thêm một hạn sạn:

          http://www.math.hcmuns.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1021&Itemid=173

  20. connan2010 said

    @ HVHTH: Cái này là “bệnh” chung của ngưởi VN rồi. Bạn bận tâm làm gì cho mệt :D.

    • Hội Toán Học said

      Khổ quá! Qua vụ này, giới toán học èo uộc của ta bị nhiều người mỉa mai quá. Công cán với NBC thì ai cũng dành. Tranh dành nên cuối cùng lố bịch. Về đào tạo thì giai đoạn phổ thông là công lớn của ĐHTHHN, đại học và sau đại học là do Pháp. Giai đoạn nào cũng quan trọng, nhưng nếu giai đoạn đại học và sau đại học không tốt thì đừng mong giải này, giải nọ. Hôm nay người Pháp gốc Việt NBC thành công thì ai cũng tranh phần.

      Cụ Tỵ thì đâu có tệ, nhưng gọi là “cha đẻ”, “thế giới” của Optimization thì tôi không dám! Thật bất ngờ khi cụ cũng tranh dành hiện tượng NBC. Rồi từ đó nổ luôn. Pó tay. Các bác không nên có thành kiến với dân toán nhé, không phải ai cũng thế đâu.

      Chẳng lẽ vì vận động cho việc thành lập VIAS mà nhiều nhà toán học tự hạ thấp tư cách như thế:

      http://www.chinhphu.vn/vanbanpq/lawdocs/QD1483TTG.PDF?id=100938

      Tôi nghĩ nhà nước duyệt chắc cũng căn cứ chiến lược lâu dài, tiềm năng,… (không dám bàn), chứ đâu chỉ tài năng người Pháp gốc Việt NBC?

      Một mai, JIPV được ISI công nhận thì theo các bác chuyện gì sẽ diễn ra? Không biết những ai sẽ tranh công nhỉ?

      • connan2010 said

        VN mình xưa nay vẫn thích “dây máu ăn phần” mà. Cái chuong trình trọng điểm về Toán học gì đó mà các pác í đưa ra việc thành lập Viện Toán học Cao cấp, theo mình nghĩ, chắc cũng là 1 kiểu để “ăn tiền” như các pác í từng làm với cái NAFOSTED thôi. Chỉ tội nghiệp NBC bị người ta đưa ra lợi dụng thôi.

        Về bác Tụy, công bằng mà nói, nếu xét ở VN, bác í có thể xem như là “tổ sư”. Vì dù gì đi nữa bác í có công phát triển cái hướng Optimization ở VN. Nhưng nếu xét trên bình diện thế giới thì mình không nghĩ bác Tụy đứng vào hàng “cổ thụ” được. VN mình hay ca ngợi bác Tụy phát minh ra “nhát cắt Tụy” gì đó nhưng thực ra bên Optimization cũng có rất nhiều “new ideas” kiểu đó. Vả lại nhìn vào citations của bác Tụy thì thấy cũng không phải là cao lắm. Cho nên, thực ra, công của bác Tụy đối với Toán học VN thì không thể phủ nhận, nhưng nếu ca ngợi bác Tụy dữ quá thì… Xem ra người VN có vể nhiều “bệnh” quá. Hy vọng JIPV có thể góp phần làm giảm bớt những căn bệnh trầm kha như thế này.

      • TCHHGD. said

        Theo tớ nghĩ, muốn thành lập một cái IAS thì ít nhất mình phải có những con người advanced, một mình NBC làm quái gì. Mà NBC bây giờ đã là người Pháp và làm việc cho Mỹ, anh ấy có giúp thì cũng phần nào, chủ yếu là lực lượng trong nước. Theo các bác lực lượng advanced bên toán tới đâu rồi? Với số tiền tham nhũng vài ngàn tỷ thì trích ít ngàn tỷ xây dựng mấy cái cao cấp thì cũng nên 🙂

        Ngoài ra, cơ sở thành lập cái viện toán cao cấp là cái viện toán hiện tại cũng phải gần gần “cao cấp”.

  21. factmaster said

    Các bác thử nghe hai GS này phát biểu xem:
    http://www.viet.rfi.fr/aef_player_popup/rfi_player#

  22. giaosudom4 said

    Các bác bình luận thử, cái tạp chí VN này có thể vào danh sách ISI được không? Sau bao nhiêu năm nữa?
    http://iopscience.iop.org/2043-6262/

    Nhìn vào editorial board thấy có một số ông rất dỏm !!!
    http://iopscience.iop.org/2043-6262/page/Editorial%20Board

  23. factmaster said

    Cho em hỏi cái tạp chí này đứng khoảng thứ mấy của ngành Toán các bác “SIAM Journal on Optimization”!

  24. giaosudom4 said

    Đề nghị bác admin rút đường link đến trang Hội đồng GS nhà nước ra khỏi JIPV. Trang này chẳng có giá trị thông tin gì cả nên để lên JIPV chỉ làm rối mắt và bẩn JIPV mà thôi.
    Xin cám ơn.

    • Tuan Ngoc@ said

      Bác này cực đoan quá! Đúng là cái trang đó “kỳ kỳ”, nhưng cũng là chứng cứ quan trọng để mọi người đối chiếu khi JIPV xét phong hàm dỏm cho các vị trong đó. Ý tôi là thế, nhưng rút hay không thì tôi không ý kiến, đề nghị của tôi là 50-50.

  25. TCHHGD. said

    Bác này chia sẽ với JIPV nè các bác. Tự nhiên tớ bị lên dây cót. He he he.

    Nhằm ủng hộ anh em bên trang “Tạp chí Giáo sư dỏm Việt Nam”, tôi tìm thấy trên mạng nên post lên đây danh sách các tạp chí Luật học danh tiếng, tạm gọi là “ISI” của Luật học.Hy vọng sẽ có nhiều các PGS,GS Luật Việt Nam hiện tại và tương lai có nhiều công trình, bài báo khoa học đăng trên các tạp chí này.

    Chúc anh em bên “Tạp chí Giáo sư dỏm Việt Nam” tiếp tục vững bước trên con đường đã chọn vì sự nghiệp học thuật của nước nhà.

    http://buicongtruong.blogspot.com/2010/08/danh-sach-tap-chi-luat-isi.html

  26. TCHHGD. said

    Và đây:

    LTS: Ở các nước Dân chủ sử dụng bằng giả, chạy chức danh giả nếu bị phát hiện phải bị cách chức ngay lập tức.

    Còn ở Việt Nam, càng dùng bằng giả, chạy chức danh giả dù có bị phát hiện vẫn TẠI VỊ như thường. Quả thật là Không thể tưởng tượng được?!
    Xem Bộ trưởng Giáo dục hiện tại Phạm Vũ Luận trong danh sách “Hung Thần” Giáo sư Dỏm để hiểu được tại sao nền giáo dục Việt Nam cứ kêu gào cải tiến, cải tiến, và cải tiến thì nó bị cài số de lui là Thụt lùi, thụt lùi và thụt lùi.

    * Ghi chú: Giáo sư RẤT DỎM là GS không có lấy nổi 01 bài báo khoa học được công bố trong tạp chí quốc tế. Một số GS Dỏm cấp 1, cấp 2, cấp 3 … là cũng rất kém tài nhưng ít ra cũng có được 1 bài, 2 bài, 3 bài báo công bố quốc tế.
    Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận rơi vào trường hợp Giáo sư Rất Dỏm có nghĩa là TỆ NHẤT trong các loại GS Dỏm nói trên. Thật là không tưởng tượng nổi cho nền giáo dục của Việt Nam!!!???

    Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận có tên trong danh sách Giáo sư Dỏm

  27. JIPV said

    Xin bác ME4 vui lòng cho biết tình hình HĐHH đến đâu rồi. Bác post Hội đồng mới lên đây để the Board cùng nhau xem xét, MEs có thể post bài trực tiếp khi đã có đủ thông tin, không cần submit. Việc nhận bài ngoài HĐHH thì tuyệt đối chỉ xét những bài đúng Quy định.

    • giaosudom4 said

      Xin lỗi bác giờ này tôi mới thấy cái post này của bác. Xin thưa với bác là tình hình HĐHH đang … dậm chân tại chỗ! HĐHH muốn có thông tin thì cần phải xét từng hội đồng từ dỏm đến không dỏm, mà cho đến giờ này tôi thấy tiến độ xét dỏm là chậm, hơn nữa tôi thấy chúng ta đang sa đà vào những việc ngoài chuyên môn xét dỏm GS/PGS nên tôi tha thiết đề nghị các bác tập trung vào việc xét những hội đồng tiếp theo.

      Xin cám ơn.

    • giaosudom4 said

      Tôi đề nghị các thành viên tập trung xét cho hội đồng sau:

      THÔNG TIN KHOA HỌC CỦA HỘI ĐỒNG CHỨC DANH GIÁO SƯ LIÊN NGÀNH HOÁ HỌC-CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM NHIỆM KỲ 2009-1014:

      1. GS.TSKH. Đặng Ứng Vận, Uỷ viên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, Chủ tịch Hội đồng.

      4. GS.TS. Hoàng Đình Hoà, Uỷ viên.

      5. GS.TSKH. Đỗ Ngọc Khuê, Uỷ viên.

      7. GS.TS. Phạm Văn Thiêm, Uỷ viên.

      8. GS.TSKH. Ngô Thị Thuận, Uỷ viên.

      9. GS.TSKH. Trần Văn Sung, Uỷ viên.

      10. GS.TS. Đặng Kim Chi, Uỷ viên.

      11. GS.TSKH. Lê Văn Hoàng, Uỷ viên.

      12. PGS.TS. Phan Thanh Bình, Uỷ viên.

    • giaosudom4 said

      Đặng Ứng vận:

      Author=(van du) OR Author=(dang uv) OR Author=(ung-van d) OR Author=(ungvan d)
      Timespan=All Years. Databases=SCI-EXPANDED, SSCI, A&HCI.
      ISI = 0

      hiệu trưởng trường đại học tư Hòa Bình ở Hà Nội

      http://tuyensinhdaotao.net.vn/home/newsdetail.asp?iData=1616
      http://hskh.moet.gov.vn/?page=6.6&action=review&view=5255&opt=brpage

      tthoatin@hn.vnn.vn

      Hoàng Đình Hòa:
      Author=(hoa hd) OR Author=(hoang dh) OR Author=(dinh-hoa h) OR Author=(dinhhoa h)
      Refined by: Subject Areas=( ENVIRONMENTAL SCIENCES OR MATERIALS SCIENCE, BIOMATERIALS OR BIODIVERSITY CONSERVATION OR FISHERIES OR MEDICINE, RESEARCH & EXPERIMENTAL OR BIOPHYSICS OR FOOD SCIENCE & TECHNOLOGY OR OPTICS OR CHEMISTRY, PHYSICAL OR IMMUNOLOGY OR ZOOLOGY OR ECOLOGY OR LIMNOLOGY ) AND [excluding] Subject Areas=( OPTICS ) AND [excluding] Institutions=( SEOUL WOMENS UNIV )

      1. Title: Determination of heat-induced effects on the particle size distribution of casein micelles by dynamic light scattering and nanoparticle tracking analysis
      Author(s): Le TT, Saveyn P, Hoa HD, et al.
      Source: INTERNATIONAL DAIRY JOURNAL Volume: 18 Issue: 12 Pages: 1090-1096 Published: DEC 2008
      Times Cited: 1
      Context Sensitive Links View full text from the publisher Elsevier Science
      2. Title: Hydrophilic lecithins protect milk proteins against heat-induced aggregation
      Author(s): Tran Le T, El-Bakry M, Neirynck N, et al.
      Source: COLLOIDS AND SURFACES B-BIOINTERFACES Volume: 60 Issue: 2 Pages: 167-173 Published: NOV 15 2007
      Times Cited: 2

      Đỗ Ngọc Khuê
      Author=(do nk) OR Author=(khue dn) OR Author=(ngoc-khue d) OR Author=(ngockhue d)

      1. Title: Photodegradation of 2,4,6-Trinitrotoluene and Nitrobenzene Mixtures in TiO2 Suspensions and Their Use for Treatment of Wastewater
      Author(s): Nguyen VC, Do NK, Nguyen VH, et al.
      Source: ASIAN JOURNAL OF CHEMISTRY Volume: 22 Issue: 4 Pages: 3115-3121 Published: APR 2010
      Times Cited: 0
      Context Sensitive Links
      2. Title: Use of Fungal Humus for 1,1,1-Trichloro-2,2-bis(4-chlorophenyl)ethane (DDT) Polluted Soil Treatment
      Author(s): Van Chung T, Khue DN, Minh DB, et al.
      Source: ASIAN JOURNAL OF CHEMISTRY Volume: 21 Issue: 8 Pages: 5967-5972 Published: OCT-NOV 2009
      Times Cited: 0

      Phạm Văn Thiêm
      Author=(pham vt) OR Author=(thiem pv) OR Author=(van-thiem p) OR Author=(vanthiem p)
      Refined by: Subject Areas=( CHEMISTRY, MULTIDISCIPLINARY OR CHEMISTRY, ORGANIC OR CHEMISTRY, PHYSICAL OR PHARMACOLOGY & PHARMACY OR BIOCHEMISTRY & MOLECULAR BIOLOGY ) AND [excluding] Institutions=( SUNGKYUNKWAN UNIV ) AND [excluding] Institutions=( ECOLE POLYTECH FED LAUSANNE ) AND [excluding] Institutions=( UNIV OTTAWA )

      ISI = 0

      Ngô Thị Thuận
      Author=(ngo tt) OR Author=(thuan nt) OR Author=(thi-thuan n) OR Author=(thithuan n)
      Refined by: [excluding] Institutions=( UNIV W INDIES ) AND [excluding] Institutions=( UNIV QUEENSLAND ) AND [excluding] Institutions=( GEORGIA INST TECHNOL ) AND [excluding] Institutions=( BAYLOR COLL MED OR MCMASTER UNIV OR UNIV CALIF IRVINE ) AND [excluding] Institutions=( ALFRED HOSP OR AMDL INC OR BIOPROBE INT INC ) AND [excluding] Subject Areas=( ENGINEERING, CIVIL OR MECHANICS OR MATERIALS SCIENCE, MULTIDISCIPLINARY OR COMPUTER SCIENCE, INFORMATION SYSTEMS OR PHYSICS, APPLIED OR COMPUTER SCIENCE, SOFTWARE ENGINEERING OR POLYMER SCIENCE OR PHYSICS, CONDENSED MATTER OR CONSTRUCTION & BUILDING TECHNOLOGY ) AND Institutions=( VIETNAM ACAD SCI & TECHNOL OR HANOI AGR UNIV OR HANOI UNIV NAT SCI )

      1. Title: Triterpenoids from Aerial Parts of Glochidion eriocarpum
      Author(s): Vu KT, Phan VK, Pham HY, et al.
      Source: NATURAL PRODUCT COMMUNICATIONS Volume: 5 Issue: 3 Pages: 361-364 Published: MAR 2010
      Times Cited: 0
      Context Sensitive Links
      2. Title: A New Lignan Dimer from Mallotus philippensis
      Author(s): Nguyen TM, Nguyen XC, Nguyen PT, et al.
      Source: NATURAL PRODUCT COMMUNICATIONS Volume: 5 Issue: 3 Pages: 423-426 Published: MAR 2010
      Times Cited: 0
      Context Sensitive Links
      3. Title: An overview on pig production and pork market in the Red River Delta in Vietnam
      Author(s): Thuan NT, Kai S, Yutaka T
      Source: JOURNAL OF THE FACULTY OF AGRICULTURE KYUSHU UNIVERSITY Volume: 45 Issue: 1 Pages: 325-334 Published: NOV 2000
      Times Cited: 0

      Trần Văn Sung
      Author=(tran vs) OR Author=(sung tv) OR Author=(tran-van s) OR Author=(tranvan s)

      ISI>9 (khoảng 30 bài nhưng main author hơi ít)

      Đặng Kim Chi
      Author=(dang kc) OR Author=(chi dk) OR Author=(kim-chi d) OR Author=(kimchi d)

      ISI = 0

      Lê Văn Hoàng
      Author=(le vh) OR Author=(hoang lv) OR Author=(van-hoang l) OR Author=(vanhoang l)
      Refined by: [excluding] Subject Areas=( PHYSICS, MULTIDISCIPLINARY OR PHARMACOLOGY & PHARMACY OR ENGINEERING, ELECTRICAL & ELECTRONIC OR COMPUTER SCIENCE, SOFTWARE ENGINEERING OR PHYSICS, MATHEMATICAL OR COMPUTER SCIENCE, THEORY & METHODS OR ENGINEERING, MECHANICAL OR CLINICAL NEUROLOGY OR INFECTIOUS DISEASES OR MATERIALS SCIENCE, MULTIDISCIPLINARY OR OPTICS OR TELECOMMUNICATIONS OR PERIPHERAL VASCULAR DISEASE OR ALLERGY )
      ISI = 1

      Tracking molecular isomerization process with high harmonic generation by ultra-short laser pulses
      Context Sensitive Links

      Context Sensitive Links
      more options
      Author(s): Nguyen NT (Nguyen, Ngoc-Ty)1, Tang BV (Tang, Bich-Van)1, Le VH (Le, Van-Hoang)1
      Source: JOURNAL OF MOLECULAR STRUCTURE-THEOCHEM Volume: 949 Issue: 1-3 Pages: 52-56 Published: JUN 15 2010
      Times Cited: 0 References: 20 Citation MapCitation Map
      Abstract: By analyzing the HHG spectra emitted from HCN molecule while interacting with ultra-short laser pulses during the chemical reaction path of the HCN/HNC isomerization, we identify the intensity peaks nearby the stable, meta-stable and transition states. We also obtain similar results for the acetylene/vinylidene isomerization, indicating that the existence of the HHG intensity peaks at the stable states of molecules may be a universal effect. This finding may be useful as a tool for tracking the molecular isomerization process. (C) 2010 Elsevier B.V. All rights reserved.
      Document Type: Article
      Language: English
      Author Keywords: HHG; Isomerization process; Tracking; Intense ultra-short laser
      KeyWords Plus: HNC
      Reprint Address: Le, VH (reprint author), HCMC Univ Pedag, Dept Phys, 280 An Duong Vuong,Dist 5, Thanh Pho Ho Chi Minh, Vietnam
      Addresses:
      1. HCMC Univ Pedag, Dept Phys, Thanh Pho Ho Chi Minh, Vietnam
      E-mail Addresses: hoanglv@hcmup.edu.vn

      Phan Thanh Bình
      Author=(phan tb) OR Author=(binh pt) OR Author=(thanh-binh p) OR Author=(thanhbinh p)
      Refined by: [excluding] Subject Areas=( ENGINEERING, MARINE OR POLYMER SCIENCE ) AND [excluding] Subject Areas=( IMMUNOLOGY ) AND Institutions=( UNIV MUNICH OR UNIV AGR & FORESTRY )

      ISI = 6
      1. Title: Can One Predict Changes from S(N)1 to S(N)2 Mechanisms?
      Author(s): Phan TB, Nolte C, Kobayashi S, et al.
      Source: JOURNAL OF THE AMERICAN CHEMICAL SOCIETY Volume: 131 Issue: 32 Pages: 11392-11401 Published: AUG 19 2009
      Times Cited: 7
      Context Sensitive Links
      2. Title: Nucleophilic reactivity of the azide ion in various solvents
      Author(s): Phan TB, Mayr H
      Source: JOURNAL OF PHYSICAL ORGANIC CHEMISTRY Volume: 19 Issue: 11 Pages: 706-713 Published: NOV 2006
      Times Cited: 8
      Context Sensitive Links
      3. Title: Towards a general scale of nucleophilicity?
      Author(s): Phan TB, Breugst M, Mayr H
      Source: ANGEWANDTE CHEMIE-INTERNATIONAL EDITION Volume: 45 Issue: 23 Pages: 3869-3874 Published: 2006
      Times Cited: 42
      Context Sensitive Links
      4. Title: Nucleophilicity parameters for carbanions in methanol
      Author(s): Phan TB, Mayr H
      Source: EUROPEAN JOURNAL OF ORGANIC CHEMISTRY Issue: 11 Pages: 2530-2537 Published: MAY 26 2006
      Times Cited: 15
      Context Sensitive Links
      5. Title: Comparison of the nucleophilicities of alcohols and alkoxides
      Author(s): Phan TB, Mayr H
      Source: CANADIAN JOURNAL OF CHEMISTRY-REVUE CANADIENNE DE CHIMIE Volume: 83 Issue: 9 Pages: 1554-1560 Published: SEP 2005
      Times Cited: 13
      Context Sensitive Links
      6. Title: Profitability and sustainability of peri-urban vegetable production systems in Vietnam
      Author(s): Jansen HGP, Midmore DJ, Binh PT, et al.
      Source: NETHERLANDS JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE Volume: 44 Issue: 2 Pages: 125-143 Published: JUN 1996
      Times Cited: 13

    • giaosudom4 said

      Các bác vui lòng xét tiếp hội đồng này:

      THÔNG TIN KHOA HỌC CỦA HỘI ĐỒNG CHỨC DANH GIÁO SƯ LIÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP-LÂM NGHIỆP NHIỆM KỲ 2009-1014:

      1. GS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh, Uỷ viên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, Chủ tịch Hội đồng.

      2. GS.TS. Nguyễn Quang Thạch, Uỷ viên.

      3. GS.TS. Bùi Chí Bửu, Uỷ viên.

      4. GS.TSKH. Trần Duy Quý, Uỷ viên.

      5. GS.TS. Ngô Hữu Tình, Uỷ viên.

      6. GS.TS. Vũ Tiến Hinh, Uỷ viên.

      7. GS.TSKH. Đỗ Đình Sâm, Uỷ viên.

      8. GS.TS. Nguyễn Hữu Nghĩa, Uỷ viên.

      9. PGS.TS. Trần văn Minh, Uỷ viên.

      10. PGS.TS. Trần Đức Viên, Uỷ viên.

      11. PGS. TS. Đặng Kim Vui, Uỷ viên.

      • JIPV said

        Nguyễn Văn Đĩnh = 0, accept

        http://hua.edu.vn:85/viensdh/index.php?option=com_content&view=article&id=199&Itemid=338

        Photo:
        http://www.gdtd.vn/channel/2741/200910/Kinh-nghiem-gan-ket-NCKH-va-dao-tao-tien-si-tai-cac-nuoc-phat-trien-1912920/
        =================================================

        Nguyễn Quang Thạch = 0, accept

        http://www.hua.edu.vn/tccb/web/detail.asp?ID=66&child=68&b=1507

        Photo?

        =================================================
        Bùi Chí Bửu = 1, accept

        Photo:

        http://www.vnast.gov.vn/default.aspx?url=Components/ArticleDetail&ArticleID=918&PanelID=396

        INDUCTION OF SALT TOLERANCE IN HIGH YIELDING TRADITIONAL RICE CULTIVARS THROUGH MUTAGENESIS AND SOMACLONAL VARIATION

        ulrichsweb.com (TM) from R.R. Bowker
        more options
        Author(s): Lang NT (Lang, N. T.)1, Buu BC (Buu, B. C.)
        Source: SABRAO JOURNAL OF BREEDING AND GENETICS Volume: 40 Issue: 2 Pages: 141-146 Published: DEC 2008
        Times Cited: 0 References: 10 Citation MapCitation Map
        Abstract: The objective of the study was to produce stable mutants with beneficial traits through somaclone generation from M, plants as induced by gamma rays combined with cell culture. To produce stable mutants from in indica rice (Oryza sativa L.), the mutation efficiency of gamma rays on traditional cultivars using somaclones derived from soma of M, plants was estimated. M, seed production and germination were higher in EC=12 dSm(-1) NaCl. Sodium chloride (NaCl) tolerant cell lines were selected from irradiated calli that were generated from seed culture. Different levels of gamma rays: 0, 20, 30, and 50 Gy were imposed on the calli, which were subsequently cultured on NaCl callus induction medium with EC= 12 dSm(-1) NaCl. A total of 68 lines (35.4%) were regenerated from somaclones of M, plants. Twenty-one lines (30.91/6) were stable mutants, 14 lines (20.6%) were unstable, and the remainder (48.5%) was normal. The frequencies of stable mutants with the percentage of calli showing regeneration after adding EC=12 dSm-1 NaCl to the regeneration medium increased by 90.79%, 90.12%, and 75.00% in Soc Nau, Doc Do (mutant), and Doc Do (original), respectively. In a field trial for yield potential of seven stable mutants, five mutants did not show significant differences in yield as compared with the original cultivar. Among these five, three glabrous mutants had high yields. These stable mutants could be used as new breeding materials.
        Document Type: Article
        Language: English
        Author Keywords: Salt tolerance; mutation; somaclone; tissue culture; rice
        Reprint Address: Lang, NT (reprint author), Cuulong Delta Rice Res Inst CLRRI, Cantho City, Vietnam
        Addresses:
        1. Cuulong Delta Rice Res Inst CLRRI, Cantho City, Vietnam
        E-mail Addresses: ntlang@hcm.vnn.vn
        Publisher: EMILUZ PRINTING INDUSTRIES INC, #1 LA UNION ST, SAN FRANCISCO DEL MONTE, QUEZON CITY, 00000, PHILIPPINES
        Subject Category: Agriculture, Dairy & Animal Science; Agronomy
        IDS Number: 388RN
        ISSN: 1029-7073

      • JIPV said

        GS-TSKH Trần Duy Quý, nguyên Phó giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp VN

        http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201036/20100901010341.aspx

        ISI = 2, TOP BUT NOT MA NOR CA, accept.

        Photo?

        Molecular mapping of a rice gene conditioning thermosensitive genic male sterility using AFLP, RFLP and SSR techniques

        ulrichsweb.com (TM) from R.R. Bowker
        more options
        Author(s): Dong NV, Subudhi PK, Luong PN, Quang VD, Quy TD, Zheng HG, Wang B, Nguyen HT
        Source: THEORETICAL AND APPLIED GENETICS Volume: 100 Issue: 5 Pages: 727-734 Published: MAR 2000
        Times Cited: 35 References: 25 Citation MapCitation Map
        Abstract: The discovery and application of the thermosensitive genic male sterility (TGMS) system has great potential for revolutionizing hybrid seed production technology in rice. Use of the TGMS system in two-line breeding is simple, inexpensive, efficient, and eliminates the limitations associated with the cytoplasmic-genetic male sterility (CMS) system. An F-2 population developed from a cross between a TGMS indica mutant, TGMS-VN1, and a fertile indica line, CH1, was used to identify molecular markers linked to the TGMS gene and to subsequently determine its chromosomal location on the linkage map of rice. Bulk segregant analysis was performed using the AFLP technique. From the survey of 200 AFLP primer combinations, four AFLP markers (E2/M5-600, E3/M16-400, E5/M12-600, and E5/M12-200) linked to the TGMS gene were identified. All the markers were linked to the gene in the coupling phase. All except E2/M5-200 were found to be low-copy sequences. However, the marker E5/M12-600 showed polymorphism in RFLP analysis and was closely linked to the TGMS gene at a distance of 3.3 cM. This marker was subsequently mapped on chromosome 2 using doubled-haploid mapping populations derived from the crosses IR64xAzucena and CT9993xIR62666, available at IRRI, Philippines, and Texas Tech University, respectively. Linkage of microsatellite marker RM27 with the TGMS gene further confirmed its location on chromosome 2. The closest marker, E5/M12-600, was sequenced so that a PCR marker can be developed for the marker-assisted transfer of this gene to different genetic backgrounds. The new TGMS gene is tentatively designated as tms4(t).
        Document Type: Article
        Language: English
        Author Keywords: AFLP; bulked segregant analysis; gene tagging; marker-assisted selection; rice TGMS gene
        KeyWords Plus: BULKED SEGREGANT ANALYSIS; ORYZA-SATIVA L.; RESISTANCE GENES; MAP; MARKERS
        Reprint Address: Nguyen, HT (reprint author), Texas Tech Univ, Dept Plant & Soil Sci, Plant Mol Genet Lab, Lubbock, TX 79409 USA
        Addresses:
        1. Texas Tech Univ, Dept Plant & Soil Sci, Plant Mol Genet Lab, Lubbock, TX 79409 USA
        2. Agr Genet Inst, Mol Biol Lab, Hanoi, Vietnam
        Publisher: SPRINGER VERLAG, 175 FIFTH AVE, NEW YORK, NY 10010 USA
        Subject Category: Agronomy; Plant Sciences; Genetics & Heredity; Horticulture
        IDS Number: 307KJ
        ISSN: 0040-5752
        +++++++++++++++

        A description of the management of itinerant grazing ducks in the Mekong River Delta of Vietnam

        View full text from the publisher ulrichsweb.com (TM) from R.R. Bowker
        more options
        Author(s): Minh PQ (Minh, Phan Q.)1,2, Stevenson MA (Stevenson, M. A.)1, Schauer B (Schauer, B.)3, Morris RS (Morris, R. S.)1, Quy TD (Quy, Tran D.)3
        Source: PREVENTIVE VETERINARY MEDICINE Volume: 94 Issue: 1-2 Pages: 101-107 Published: APR 1 2010
        Times Cited: 0 References: 18 Citation MapCitation Map
        Abstract: A cross-sectional survey of management practices of itinerant grazing ducks (known as field running ducks) was conducted during March 2008 in four districts of Can Tho and Bac Lieu provinces in the Mekong River Delta, Vietnam. The objective was to characterize the demographic structure of the itinerant grazing duck population and the management practices which might be related to the continuing outbreaks of H5N1 avian influenza in this region. Broiler duck flocks were owned by 55% of survey respondents, and layer flocks by 53%. Greater than 80% of ducks within 93% of villages and 99% of duck flocks were reported to have been vaccinated against H5N1 avian influenza, whereas only 19% of villages and 60% of chicken flocks had greater than 80% of chickens vaccinated. Fifty-nine percent of duck owners moved their ducks outside their home communes, whilst 37% and 28% of owners moved their ducks outside their home district and province, respectively. Larger flocks were more likely to be run outside their home district compared with smaller flocks. After adjusting for the effect of flock production type and district, the odds of an out-of-district field running duck flock movement was increased by a factor of 7.24 (95% CI 2.89-19.24) for households with flocks of more than 800 ducks, compared with flocks of less than 250. Most households sold ducks to traders (72%) or to neighbours (33%), whereas less than 20% sold their birds through markets. The findings of this study suggest that surveillance strategies for field running duck flocks should focus on layer flocks as well as larger flocks as they are more likely to be moved outside of their home district, facilitating long-distance disease spread. (C) 2009 Elsevier B.V. All rights reserved.
        Document Type: Article
        Language: English
        Author Keywords: Field running ducks; Avian influenza; Movements; Broilers; Layers; Vietnam
        KeyWords Plus: HIGHLY PATHOGENIC H5N1; AVIAN INFLUENZA; DOMESTIC DUCKS; THAILAND; VIRUS; RICE
        Reprint Address: Minh, PQ (reprint author), Massey Univ, EpiCtr, Private Bag 11222, Palmerston North, New Zealand
        Addresses:
        1. Massey Univ, EpiCtr, Palmerston North, New Zealand
        2. Dept Anim Hlth, Hanoi, Vietnam
        3. Reg Anim Hlth Off VII, Can Tho, Vietnam
        E-mail Addresses: m.phan@massey.ac.nz
        Funding Acknowledgement:
        Funding Agency Grant Number
        New Zealand’s International Aid & Development Agency (NZAID)
        [Show funding text]

        We thank staff from the Regional Animal Health Office No. VII, Can Tho, Vietnam, and field veterinary staff in Can Tho and Bac Lieu provinces for collecting the data. We are indebted to the participating duck owners for their willingness to co-operate this survey. This survey was funded by the New Zealand’s International Aid & Development Agency (NZAID).
        Publisher: ELSEVIER SCIENCE BV, PO BOX 211, 1000 AE AMSTERDAM, NETHERLANDS
        Subject Category: Veterinary Sciences
        IDS Number: 576JT
        ISSN: 0167-5877
        DOI: 10.1016/j.prevetmed.2009.11.011

        ——————————————
        Journal Summary List
        Journal Title Changes
        Journals from: subject categories AGRONOMY View Category Summary List
        Sorted by:
        Journals 1 – 20 (of 61)
        First Page (Inactive) Previous 10 Pages (Inactive) Previous Page (Inactive) [ 1 | 2 | 3 | 4 ] Next Page Next 10 Pages (Inactive) Last Page
        Page 1 of 4
        Ranking is based on your journal and sort selections.

        Mark Rank Abbreviated Journal Title
        (linked to journal information) ISSN JCR Data More Information EigenfactorTM MetricsMore Information
        Total Cites Impact
        Factor 5-Year
        Impact
        Factor Immediacy
        Index Articles Cited
        Half-life EigenfactorTM
        Score Article InfluenceTM
        Score
        1 ADV AGRON 0065-2113 2334 3.800 4.285 0.364 22 >10.0 0.00396 1.543
        2 THEOR APPL GENET 0040-5752 17837 3.363 3.865 0.528 267 8.3 0.03044 0.983
        3 AGR FOREST METEOROL 0168-1923 7048 3.197 4.015 0.515 196 7.7 0.01881 1.342
        4 PLANT SOIL 0032-079X 16763 2.517 2.799 0.563 295 >10.0 0.02405 0.783
        5 EUR J AGRON 1161-0301 2217 2.419 2.654 0.531 64 6.3 0.00575 0.745
        6 PLANT PATHOL 0032-0862 3536 2.368 2.647 0.588 114 8.1 0.00812 0.822
        7 FIELD CROP RES 0378-4290 4636 2.336 2.557 0.366 191 7.8 0.01002 0.712
        8 POSTHARVEST BIOL TEC 0925-5214 4344 2.311 2.611 0.429 156 6.1 0.00999 0.610
        ===========================================

      • @JIPV said

        5. GS.TS. Ngô Hữu Tình, Uỷ viên.

        1.2. = 0

        ISI = 2, accept

        http://www.vnast.gov.vn/default.aspx?url=Components/ArticleDetail&PanelID=396&ArticleID=960

        http://www.vaas.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=215&Itemid=77

        USE OF DYE BINDING METHOD (DBC) FOR ESTIMATING PROTEIN AND LYSING CONTENT IN RICE AND MAIZE

        more options
        Author(s): XUAN LT, CHI NK, TINH NH, VANUYEN N
        Source: ACTA AGRONOMICA ACADEMIAE SCIENTIARUM HUNGARICAE Volume: 25 Issue: 3-4 Pages: 391-394 Published: 1976
        Times Cited: 0 References: 9 Citation MapCitation Map
        Document Type: Article
        Language: English
        Addresses:
        1. STATE COMM SCI & TECHNOL, PLANT PHYSIOL & BIOCHEM LAB, HANOI, VIETNAM
        Publisher: AKADEMIAI KIADO, PO BOX 245, H-1519 BUDAPEST, HUNGARY
        Subject Category: Agronomy
        IDS Number: CS573
        ISSN: 0001-513X
        ++++++++++++++++++++

        Advanced magnetic materials produced by using rapid quenching technology

        ulrichsweb.com (TM) from R.R. Bowker
        more options
        Author(s): Nghi NH (Nguyen Hoang Nghi)1, Van Dung N (Nguyen Van Dung)1, Nga TTT (Trinh Thi Thanh Nga)1, Nhung BTK (Bui Thi Khanh Nhung)1, Tung MT (Mai Thanh Tung)1, Tinh NH (Nguyen Huu Tinh)2, Hieu HN (Hoang Nhat Hieu)3, Chien BX (Bui Xuan Chien)4, Tam NTH (Nguyen Thi Hong Tam)5
        Source: JOURNAL OF THE KOREAN PHYSICAL SOCIETY Volume: 52 Issue: 6 Pages: 1858-1862 Published: JUN 2008
        Times Cited: 0 References: 12 Citation MapCitation Map
        Abstract: Amorphous alloys produced by using a rapid quenching technique are considered to be a precursor for producing nanosized and multiphase structures by precipitation (the top-down method). By using this technique, several new magnetic materials with different magnetic properties based oil different physical mechanisms have been manufactured and investigated. Three new magnetic materials, a nanocrystalline soft magnetic material, a soft-hard permanent magnet and a Me-3d granular alloy with a GMR effect, what were prepared under local conditions, are presented and discussed in the experimental point of view.
        Document Type: Article
        Language: English
        Author Keywords: rapid quenching; giant magnetoresistance; nanocrystalline
        Reprint Address: Nghi, NH (reprint author), Hanoi Univ Technol, Inst Engn Phys, Hanoi, Vietnam
        Addresses:
        1. Hanoi Univ Technol, Inst Engn Phys, Hanoi, Vietnam
        2. Hanoi Pedag Univ 2, Fac Phys, Hanoi, Vietnam
        3. Univ QuiNhon, Fac Phys, City Quinhon, Vietnam
        4. Acad Aviat, Fac Fundamental Sci, Hanoi, Vietnam
        5. Adm HungYen Prov, Dept Educ, Hanoi, Vietnam
        E-mail Addresses: nghil0000@yahoo.com
        Publisher: KOREAN PHYSICAL SOC, 635-4, YUKSAM-DONG, KANGNAM-KU, SEOUL 135-703, SOUTH KOREA
        Subject Category: Physics, Multidisciplinary
        IDS Number: 313RC
        ISSN: 0374-4884

    • giaosudom4 said

      Đặng Ứng vận:

      Author=(van du) OR Author=(dang uv) OR Author=(ung-van d) OR Author=(ungvan d)
      Timespan=All Years. Databases=SCI-EXPANDED, SSCI, A&HCI.
      ISI = 0

      hiệu trưởng trường đại học tư Hòa Bình ở Hà Nội

      http://tuyensinhdaotao.net.vn/home/newsdetail.asp?iData=1616
      http://hskh.moet.gov.vn/?page=6.6&action=review&view=5255&opt=brpage

      tthoatin@hn.vnn.vn

      Ngô Thị Thuận (đề nghị các bác kiểm tra kỹ cho nhân vật này vì bà ấy có nhiều công trình của LX)
      http://100years.vnu.edu.vn/BTDHQGHN/Vietnamese/C1839/2006/07/N8284/
      http://www.chemvnu.edu.vn/index.php?menu=detail&mid=19&nid=144
      – Chủ nhiệm Bộ môn Hóa học Hữu cơ hai nhiệm kì (1988-1996)
      – Chủ tịch Hội đồng CDGS Liên ngành Hóa học- CNTP 2001-2006
      thuan.ngothi@yahoo.com

      Đặng Kim Chi
      nguyên phó viện trưởng Viện Khoa học và công nghệ môi trường, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

      http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=304666&ChannelID=89
      http://www.saigoncactus.com/VN/About/
      http://vea.gov.vn/VN/TINTUC/TINTUCHANGNGAY/Pages/B%C3%A0gi%C3%A1mh%E1%BB%99%E2%80%9Dc%E1%BB%A7anh%E1%BB%AFngv%C3%B9ng%C3%B4nhi%E1%BB%85m.aspx
      http://123.30.51.53/Document/Detail/Id/555
      dkchi-inest@mail.hut.edu.vn

      Lê Văn Hoàng
      Hiệu trưởng trường ĐH Đông Á
      http://www.donga.edu.vn/LinkClick.aspx?fileticket=1TxX%2bwVQ6xw%3d&tabid=438
      http://donga.edu.vn/Gioithieu/HDKH/tabid/436/Default.aspx
      email: hoanglv@donga.edu.vn

      Mấy vị còn lại chưa tìm thấy hình

  28. Tuan Ngoc@ said

    Tôi nghĩ những trao đổi của vị TS này sẽ hữu ích cho JIPV:

    Phòng tranh luận khoa học cộng đồng

  29. giaosudom4 said

    Từ trước đến nay, tôi nhận thấy các bác sử dụng từ “TOP” với mặc nhiên đó là TOP10 trong danh sách chuyên ngành hẹp, việc sử dụng cố định con số 10 rất bất hợp lý với những chuyên ngành mà có số tạp chí tham gia ít. Ví dụ,

    với subject categories AGRICULTURAL ECONOMICS & POLICY, có tổng cộng 11 tạp chí:

    1 FOOD POLICY 0306-9192 878 1.606 2.044 0.190 63 6.2 0.00423 0.993
    2 J AGR ECON 0021-857X 588 1.155 1.493 0.200 35 8.2 0.00142 0.508
    3 AUST J AGR RESOUR EC 1364-985X 328 1.055 1.244 0.188 32 5.9 0.00125 0.459
    4 AM J AGR ECON 0002-9092 4189 1.047 1.642 0.212 132 >10.0 0.00752 0.751
    5 EUR REV AGRIC ECON 0165-1587 582 0.860 1.885 0.167 24 8.0 0.00166 0.704
    6 AGR ECON-CZECH 0139-570X 168 0.716 0.082 61 2.6 0.00014
    7 AGR ECON-BLACKWELL 0169-5150 973 0.673 0.983 0.359 64 7.6 0.00261 0.364
    8 CAN J AGR ECON 0008-3976 285 0.552 0.787 0.290 31 7.5 0.00098 0.313
    9 REV AGR ECON 1058-7195 467 0.523 0.975 0.107 56 5.9 0.00208 0.415
    10 J AGR RESOUR ECON 1068-5502 427 0.474 0.827 0.000 29 8.4 0.00136 0.401
    11 ITEA-INF TEC ECON AG 1699-6887 31 0.066 0.091 22 0.00009

    thì 2 tạp chí hạng 9 và 10 có chất lượng Q4!

    Tôi xin đề nghị một phương pháp để định nghĩa tạp chí “TOP” là tạp chí được xem như TOP nếu nó thỏa 2 điều kiện:

    1. Có thứ hạng từ 1-10 trong chuyên ngành hẹp
    2. Có chất lượng Q1.

    Đề nghị các bác editors cho ý kiến thêm về vấn đề này.

    Xin cám ơn.

    • giaosudom4 said

      Xin lưu ý, việc định nghĩa này rất quan trọng, vì từ “TOP” được sử dụng thường xuyên để làm căn cứ xét loại dỏm và xét vinh danh.

    • Hội Toán Học said

      Một số nước phát triển mà tui biết thì họ có đề nghị 5%. Xin nhấn mạnh chỉ một số ít các nơi thôi nha. Ví dụ có 200 thì 5% = 10.

      Tạp chí ISI ít thì cũng chứng tỏ ngành đó nó “khó” ntn!

  30. Vuhuy said

    Kính gửi JIPV,

    Tôi đã bị quá tải bên IASFS. Tôi xin từ chức “Viện trưởng, trưởng phòng” vì tôi theo dõi hết kịp rồi. Xin xem xét.

    Tôi sẽ tập trung vào xét dỏm.

    Thân,

    VH

  31. JIPV said

    Các bác khi post bài thì gửi email cho ứng viên luôn nhé. Thanks.

  32. chim_nhon said

    Hiện nay, nhu cầu nghiên cứu nghiêm túc, viết ISI rất rất lớn theo trào lưu hội nhập thế giới. Nhằm khuyến khích, động viên những nhà khoa học trẻ, cả những nhà khoa học không còn trẻ nữa nhưng nhiệt bầu nhiệt huyết vẫn còn cháy bỏng. Để hỗ trợ phần nào khó khăn về cơ sở vật chất, tài liệu nghiên cứu trong nước, tôi có một ý tưởng, tuy không mới nhưng rất cần thiết hiện nay: đó là giúp các nhà khoa học trong nước tìm, download tài liệu có bản quyền.

    Tài liệu bao gồm các journal papers, conference papers, vv… thuộc các trang như IEEE, ScienceDirect, Springer-Velag, Wiley John & Sons, SPIE, ACM, vv…

    Vấn đề còn lại là:
    – Liệu điều này có vi phạm tôn chỉ hoạt động của JIPV không? Vì dù sao cũng là vi phạm bản quyền. Tôi thấy rất nhiều forum, đồng nghiệp đã làm điều này rồi, liệu chúng ta có thể làm không?
    – Chúng ta có đủ người, đủ sức để làm không?

    Các bác thảo luận và cho ý kiến nhé.

    Xin chân thành cảm ơn.
    —————————–
    Giaosudom@: Có thể gửi qua email, nhưng post lên đây là vi phạm bản quyền. Nhưng bác đọc đề nghị của Giaosudom đối với bác PA chưa?

    • chim_nhon said

      Tôi đọc ngay từ đầu rồi.

      Thực ra Cục thông tin KH&CN QG chỉ cho download có 2000 journals, xem abstract 2000 journals nữa cho tất cả các ngành, mà chỉ ở trang ScienceDirect là thiếu trầm trọng. Ví dụ như ngành của tôi, tôi tham khảo từ ScienceDirect rất ít. Vì thế nhu cầu cần báo ở trong nước là rất lớn.

      Ở trong nước cứ nói là mua, nhưng hiếm ai bỏ tiền đề tài, dự án, hợp đồng ra mua báo. Tiền túi cá nhân lại càng hiếm hơn. Ngay cả tiền công trả cho làm đề tài, dự án còn bèo bọt, lấy đâu tiền mà mua. Nếu không cập nhật báo thường xuyên thì làm sao đăng được ISI?

      Thêm nữa, nếu chúng ta không có phòng/viện chuyên trách về vấn đề này thì ai biết để yêu cầu chúng ta. OK, có thể bác PA sau vụ tranh luận thì biết rồi, còn các bác khác thì sao?

      Việc chúng ta phê dỏm là rất tốt. Nhưng chúng ta không chỉ định hướng, nói suông không thôi. Tôi nghĩ chúng ta phải giúp những người cần nghiên cứu nghiêm túc một cách trực tiếp, thiết thực hơn.

      Đây là ý kiến của cá nhân tôi. Có thể các bác đồng ý/bác bỏ không sao cả.

      Thanks!

      • Đông A said

        Xin đề nghị có mục hỗ trợ nghiên cứu gồm:
        – Danh sách các địa chỉ để xin tài trợ, cả trong và ngoài nước kèm hướng dẫn và kinh nghiệm
        – Hỗ trợ tìm tài liệu mà không vi phạm bản quyền (nhiều người có mật khẩu trường cũ có thể giúp với tư cách cá nhân, và gủi email)
        – Tìm các đối tác trong nước và ngoài nước để phát triển các hướng nghiên cứu.

      • Tuan Ngoc@ said

        @ Đông A: Cảm ơn bác đã góp ý. Những nội dung trên đã được thể hiện một phần trong Trung tâm hỏi đáp. Mời bác xem

        Trung tâm Hỏi và đáp

        Trên trang chính cũng có một số links liên quan góp ý của bác:

        Home

        Trong Phòng tranh luận cũng có một số vấn đề được đề cập, https://giaosudom.wordpress.com/2010/09/07/tr%C6%B0%E1%BB%9Dng/

        Còn việc thành lập một chuyên mục như bác đề nghị thì tôi chưa biết sao.

  33. […] https://giaosudom.wordpress.com/phong-tranh-lu%E1%BA%ADn-khoa-h%E1%BB%8Dc/comment-page-1/#comment-101… […]

  34. […] Công bố ISI: 0 (Tháng Chín 18, 2010 lúc 5:54 chiều […]

  35. […] Công bố ISI: 0 (Tháng Chín 18, 2010 lúc 5:54 chiều […]

  36. […] Công bố ISI: 1 (Tháng Chín 18, 2010 lúc 5:54 chiều […]

  37. connan2010 said

    Comment sai quy định đã được chuyển vào Zự trữ. Đề nghị tác giả post lại đúng chổ. Thanks.

    Lưu trữ comments posted không đúng chổ

  38. inhainha said

    Nhờ bác nào chuyên môn ngành vật lý review lại 2 bài đạo văn này xem nó đạo văn chỗ nào rồi gửi cho Thanh Niên phản hồi lại bài này. Xin cám ơn các bác.
    http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201044/20101027232915.aspx

  39. Vừa qua tôi thấy các bác không xét dỏm đối với ông Thuyết là phải đạo:

    http://nguyenxuandien.blogspot.com/2010/11/toan-van-phat-bieu-cua-gs-nguyen-minh_01.html

  40. giaosudom said

    Nhắn Chim_nhon và ME4: Đã update vinh danh và reactivate RSS. Thanks.

  41. connan2010 said

    Mình nhận được 1 thông tin cho rằng các chủ đề tài NAFOSTED sẽ được thưởng 1 số tiền vào khoảng 100 triệu VND cho mỗi bài trên ISI. Các bạn kiểm tra giúp có đúng như thế không?

    • Đông A said

      Chưa có bằng chứng về tin này.

    • Khách said

      đề tài Nafosted thường (thường nhé) chia làm 3 mức: khuyến khích 250tr cho 2 năm, 400tr cho 2 năm, và 800tr cho 3 năm. Năm 2009 là năm đầu, các đề tài được chọn đều đặt chỉ tiêu là 2 bài ISI trở lên. Năm 2010 các chủ đề tài 2009 không được tham gia nữa vì chưa hoàn thành xong đề tài cũ, nên cạnh tranh có giảm. Nhìn qua lĩnh vực của chúng tôi (vật lý) có thể thấy những người được đề tài năm 2010 đều thuộc cỡ làng nhàng trong ngành. Nếu mỗi bài ISI được 100tr thì giàu to rồi, các bác nên tỉnh táo trước nhiều thông tin bôi bác quá đà

  42. Than Sach said

    http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/kinh-nghiem/2011/03/than-sach-viet-nam-doat-giai-kinh-doanh-quoc-te/

    Với dự án than sạch, lần đầu tiên một nhóm sinh viên Việt Nam giành giải nhất tại cuộc thi quốc tế “Thách thức dự án kinh doanh Mekong McKinsey” 2011 vừa được tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia.
    Xây dựng dự án là nhóm thành viên của trường đại học Ngoại thương: thầy Nguyễn Quang Huy, giảng viên khoa Quản trị kinh doanh và Lê Hồng Tâm, Nguyễn Thanh Thủy, Đặng Hồng Thái.
    Chia sẻ về đề tài, Đặng Hồng Thái, một thành viên của nhóm nói, trong khi giá điện, giá gas đều tăng chóng mặt thì than đốt ngày càng được nhiều người sử dụng. Nhưng than thường chứa rất nhiều độc tố nguy hiểm cho môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. “Từ thực tế đó, nhóm chúng mình quyết định xây dựng đề án về một loại than sạch để khắc phục những hạn chế trên”, Thái tâm sự.

    Đề tài “than sạch” đã nhận được 100% số phiếu bầu của ban giám khảo là các CEO đến từ Google, Dell và Ford. Vì dựa trên những tiêu chí của ban tổ chức, thành phẩm của nhóm được chứng minh là đã giảm 90% các chất độc hại, thời gian nhóm nhanh hơn than thường, chỉ từ một đến 2 phút do được làm từ nguyên liệu thực vật như gáo dừa, vỏ trấu và rơm rạ.

    Song để có được thành quả như vậy, các thành viên của nhóm đã mất không ít công sức và tâm huyết. “Gần đến ngày thi, chị Thủy nhóm mình còn phải nhập viện vì viêm dạ dày cấp. Bác sĩ chuẩn đoán là do căng thẳng quá mức. Rồi ngày nào, mình cũng ngồi lì ở căng tin trường từ sáng đến tối để sửa slide, nhà trọ mất điện. Slide phải sửa cả trăm lần cũng không ngoa, tỉ mỉ đến từng chi tiết”, Thái kể lại.
    Nhưng dù đã làm việc hết công suất, bước chân sang Campuchia tham dự cuộc thi, nhóm vẫn chưa một lần tập thuyết trình cùng nhau. Đêm trước ngày diễn ra cuộc thi, nhóm mới có 4 tiếng để tập. “Đến lúc thi, chuột từ xa của bọn mình lại không hoạt động, phải mượn của đội bạn, nên giải thưởng này có đóng góp của nhiều người lắm”, đại diện của nhóm vui vẻ nói.

    Đặc biệt là không thể thiếu vai trò quan trọng của hai vị cố vấn của tập đoàn Mckinsey là ông Hans Patuwo và ông Brian Vo: “Họ gọi điện cho chúng mình từng tuần, mỗi tuần 2 tiếng toát mồ hôi để nhóm lại bắt tay vào sửa tiếp. Họ hướng dẫn từ chiến lược kinh doanh, phương án sản xuất, giả định tài chính, dòng tiền, điểm hòa vốn…”

    Vượt qua 11 đội đến từ 4 quốc gia Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam để giành được giải thưởng vinh dự này, nhóm sinh viên của trường đại học Ngoại thương nhận được một chuyến học tập 3 tuần tại Ford (New York, Hoa Kỳ) cùng cơ hội gặp gỡ các CEO và thực tập trong những tập đoàn lớn trên Thế giới như Google, Dell, Mckinsey…
    “Bọn mình còn được lãnh đạo cấp cao của ngân hàng Julius Bar của Singapore hứa đầu tư 200.000 USD để thực hiện dự án”, một thành viên của nhóm cho biết.

    Chia sẻ về bí quyết của nhóm, Hồng Thái mách nước, để gặt hái được thành quả từ những cuộc thi quốc tế, bắt buộc là phải có tiếng Anh tốt và yếu tố vô cùng quan trọng là sự đồng lòng nhất trí của tất cả các thành viên. Theo Thái khi cái “tôi” của mỗi thành viên đều quá lớn, mỗi người đều chỉ khư khư làm theo quan điểm cá nhân thì không thể tạo nên thành quả tốt cho một tập thể.

    “Nhóm mình được các anh chị ở GGIO – tổ chức của các bạn sinh viên Việt Nam đam mê kinh doanh quốc tế, chỉ bảo cho rất nhiều. Sau cuộc thi này, bọn mình cũng sẽ hướng dẫn những em thế hệ kế tiếp, giúp các em có thêm kinh nghiệm ở những đấu trường trong và ngoài nước”, Thái tâm sự.

    “Thách thức dự án kinh doanh Mekong Mckinsey” là cuộc thi do Đại học Quản lý Quốc gia Campuchia tổ chức dành cho các bạn sinh viên các trường đại học của Campuchia, Lào, Việt Nam, Thái Lan, nhằm tìm ra những giải pháp kinh doanh khả thi, thân thiện với môi trường và mang tầm quốc tế. Cuộc thi do công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey & Company tài trợ kết hợp với Quỹ Ford, Tổ chức Victoria Park, Công ty máy tính Dell và Tập đoàn Jardine Schindler.

    ———————
    Bu tay roi. Nhom nay an cap y tuong cua cong ty than sach Hoang thuong, http://www.thansach.com.

    Cong ty nay da san xuat than sach voi thanh phan y het nhu bon an cap nay neu tren va da dang ki ban quyen cach day 5 nam.

    Botay voi bon giam khao ngu dot. Khong tim hieu truoc khi trao giai. Botay voi bon thay rao Nguyễn Quang Huy, giảng viên khoa Quản trị kinh doanh và Lê Hồng Tâm, Nguyễn Thanh Thủy, Đặng Hồng Thái, Dai Hoc Ngoai Thuong, di an cap roi dem di thi dau voi cuoc te. Xin Moi cac bac trong tap chi theo doi.

    Xin loi manager vi da ko the danh tieng Viet co dau
    —————-
    Giaosudom@: Trên JIPV, bác phải dùng tiếng Việt có dấu hoặc English. JIPV chỉ quan tâm comment top. Vấn đề bác nêu cũng khá top nên thông cảm cho bác lần này nhé.

  43. dom210 said

    Giảng viên: PGS. TS Nguyễn Thị Hà Loan
    nguyên trưởng khoa Lý, ĐHSP Hà nội 2.
    Đây là trang web khoa vật lí của ĐHSP Hà Nội 2.http://www.hpu2.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=350&Itemid=157

    Bảo vệ luận án tiến sĩ(về hạt cơ bản) năm 1997 tại viện vật lí.Thầy hướng dẫn là: GS. Viện sĩ Đào Vọng Đức khi đó đang là viện trưởng viện vật lí.

    Được TS cho biết đã có 1 bài báo công bố trên tạp chí của Nhật.
    Xin các bác kiểm tra có đạt trình độ quốc tế không? Luận án có giá trị đồ sộ và có giá trị mới như thế nào? đóng góp gì cho thế giới hiện đại?
    TS.Hà Loan rất giỏi trong các bài giảng về cơ học lí thuyết.
    Xin cảm ơn các bác.

  44. giaosudom said

    Một bác gửi đề nghị:

    Kính gửi ông viện trưởng tạp chí GS dỏm,
    Tôi nhận thấy những việc làm của tạp chí rất có ý nghĩa trong việc phát triển khoa học ở Việt nam. Tôi xin có môt số ý kiến sau:
    – trước mắt tạp chí Tạp chí nên tập trung view các giáo sư ở mọi lĩnh vực khoa học tự nhiên của Việt nam. đảm bảo trung thực, cẩn thận. trước khi đưa lên danh sách một ai cần hỏi chính đối tương để họ phản hồi.
    – Không nên quá đi lan man, trong khi chưa view được các giáo sư giữ vị trí quan trọng trong các hội đồng khoa học, các vị trí biên tập tạp chí, viện trưởng viện phó, không nên đưa danh sách các phó giá sư cấp 3, cấp 4.. vì như vậy sẽ làm loãng thông tin đáng quan tâm.
    – Tôi nhận thấy có một chức danh khác xếp tương đương với GS là nghiên cứu viên cao cấp nhưng thực tế có rất nhiều ncvcc không hề có một công bố ISI nào, điều đó không thể chấp nhận được. Vì vậy đề nghị tạp chí nên lập danh sách NCVCC dởm.
    – Là một người nghiên cứu về khoa học trái đất và Môi trường, tôi nhận thấy tạp chí không có người chuyên trách view về vấn đề này. Tôi cũng lưu ý với ông tổng biên tập rằng; công bố trên các tạp chí ISI về khoa học Trái đất không hề dễ do cần những phân tích trên những thiết bị hiện đại đắt tiền. mặc dầu vậy tôi xin tự nguyện tham gia với tạp chí để view danh sách của GS và NCVCC trong lĩnh vực này. tôi cũng không có kinh nghiệm lắm trong việc tìm hiểu công bố,vậy đề nghị ông chỉ giáo thêm.
    thân ái,
    gsdomtraidat

  45. Xadieu said

    Tôi có thấy danh sách hơn 300 PGS của 1 DH hàng đầu:
    http://www.hut.edu.vn/web/vi/nhung-trang-vang?p_p_id=101_INSTANCE_Qhk5&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=column-2&p_p_col_count=1&_101_INSTANCE_Qhk5_delta=1&_101_INSTANCE_Qhk5_keywords=&_101_INSTANCE_Qhk5_advancedSearch=false&_101_INSTANCE_Qhk5_andOperator=true&cur=10

  46. Tua said

    Sao không thấy các bác bình luận về sự kiện đình đám gần đây của TS Khải và Khê?
    Các bác có thể cho biết lý lịch khoa học của 2 vị được không?

Bình luận về bài viết này