Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam

Journal of Incompetent Professors in Vietnam – JIPV

GS rất dỏm Nguyễn Đình Hương – Quốc Hội, ĐHKTQD Hà Nội: Ủy Viên Hội Đồng Học Hàm Ngành Kinh Tế Học – Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc Hội – Nguyên Đại Biểu Quốc Hội khoá XI – Nguyên Hiệu Trưởng ĐHKTQD Hà Nội – Có nghi vấn đạo văn

Posted by giaosudom4 trên Tháng Tám 11, 2010

  1. (3 months ago)

    Danh dỏm: GS.TS

    Công bố ISI: 0

    Danh thật: GS rất dỏm, đạo văn

    Giới thiệu: Editor TuanNgoc@

    Checked by Admin

    Thông tin liên quan đến ứng viên:

    1. Đạo văn: Đạo văn quan quyền và câu chuyện li kì ở Việt Nam, tuanvannguyen.blogspot.com/2010/05/ao-van-qua n-quyen-va-c…

    2. Phải loại ra khỏi ngành giáo viên liên quan đến tiêu cực: vietbao.vn/Xa-hoi/Phai-loai-ra-khoi-nganh-gia o-vien-lien-…

    ============================================= =========

    Thông tin về Journal of Incompetent Professors in Vietnam – JIPV – Tạp Chí Giáo Sư Dỏm Việt Nam:

    Editorial Board’s page: www.flickr.com/groups/giaosudom/discuss/

    Volume 1: www.flickr.com/photos/47624590@N04/

  2. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48824353@N07” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    inhainha (3 months ago)

    oh my god, xã hội VN bây giờ loạn rồi sao? từ giáo sư đến đại biểu quốc hội, phó chủ nhiệm ủy ban giáo dục mà cũng ăn cắp hay sao? Cái danh hão làm con người biến chất kinh khủng vậy sao? Ông trời ơi, trả lời giúp tôi đi ông trời!!!
    Đề nghị bác nào ở Hà Nội cất công đến nhà PGS Thọ lấy chứng cứ post lên JIPV giúp với.
    Địa chỉ bác Thọ ở đây: vn.360plus.yahoo.com/ngoducthohannom/article? mid=26

  3. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48024456@N05” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    Tuan Ngoc@ (3 months ago)

    Inhainha nóng thế!

    Xin trích dẫn một vài chi tiết đáng biết từ tường thuật của bác Ngô Đức Thọ:

    Phải có quà khi “ra mắt”?: Khoảng 14h45 thì ông H tới. Tôi đã báo cho bà xã tôi biết để chuẩn bị tiếp khách. Tôi đón ông H vào, giới thiệu ông với vợ tôi, rồi mời ông ngồi xơi nước (xem ảnh 01). Sau mấy câu thăm hỏi thường lệ, tôi chủ động hỏi H tôi có thể giúp được việc gì? Ông H đặt lên bàn cái túi màu đỏ như túi hàng tết, trong có 1hộp bánh bích quy, 1 hộp kẹo gì đựng trong hộp nhựa tròn, 1 hộp chè tròn màu đỏ. Tôi nói: “Mới sơ kiến, ông đến chơi, làm gì mà cho quà nhiều thế!” Chỉ nói phớt qua, không đun đẩy, để tỏ ý chuyện vặt, không quan tâm. Ông cũng H đáp lời tôi bằng mấy câu ngắn gọn. Do kênh liên hệ đã định vị chuẩn nên hiểu nhau ngay. Có điều, tôi nghĩ ông H muốn tư vấn để “sẽ làm”, “sẽ viết” một cái gì đó, thì cái đó không phải “sẽ” mà là “đã” được làm ra, đã xuất bản ra rồi: Ông H lấy ra đưa cho tôi xem cuốn sách ông vừa xuất

  4. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48024456@N05” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    Tuan Ngoc@ (3 months ago)

    Thôi, bác Thọ viết hay quá, xin trích toàn bài của bác:

    * Báo cáo

    Tâm trạng: Hớn hở
    CHUYỆN LY KỲ VỀ MỘT ÔNG GS.TSKH.
    Đăng ngày: 11:43 11-05-2010
    Thư mục: Tổng hợp

    * Quan trọng

    NGẠN XUYÊN

    Tôi vừa cùng các bạn đồng nghiệp làm xong công trình Thư mục Hán Nôm ở Thư viện Quốc gia, chờ họ đem in. Khoảng thời gian này coi như tạm nghỉ xả hơi, thu dọn tài liệu lặt vặt v.v…Một hôm, sau ăn tối, tôi đang dựa ghế vi tính, chợp mắt thiu thiu….Bỗng chuông điện thoại réo vang! Khổ, réo thì vang, nhưng nghe lạo xạo không rõ (vì cái máy). Lô qua lô lại một lúc, nghe ra đầu giây bên kia có một giọng nam trung, xưng tên là H, và tự gọi là “con”. (Chú thích : Dân Nghệ Tĩnh khi đối thoại với người nhiều tuổi hơn bố mẹ mình, mà rất thân quý thì tự xưng là “con”, còn ở Bắc thì xưng”cháu”). Câu được câu chăng, nhưng nghe tự giới thiệu anh ta nguyên là Hiệu trưởng một trường Đại học lớn là ĐHK tại Thăng Long, lại là ĐBQH khoá XI và Phó chủ nhiệm một Uỷ Ban nào đó của Quốc Hội. Như thế thì ông cháu này hẳn không phải trẻ tí nào. H nói mình có viết một cuốn về giáo dục, trong đó có nói về giai đoạn Nho học của nước ta. H hỏi cuốn Các nhà khoa bảng VN do tôi (NĐT) làm Chủ biên đã xuất bản hai lần, những chỗ có chênh về số liệu thì lấy chính từ cuốn nào?. Tôi hiểu mang máng rằng, ông này có viết lách gì đó về đoạn này, đại khái muốn hỏi lại các số liệu như tổng số Tiến sĩ, tổng số khoa thi v.v…mà ông ta lại làm ở Uỷ ban đó, muốn hỏi han thêm những chi tiết ấy thì cũng là sự tốt, nên tôi trả lời: “Số liệu thì cứ theo lần xuất bản sau (bản bìa xanh, 2006), còn cụ thể thì khi nào gặp nhau trao đổi thêm, chứ qua điện thoại không thuận tiện”.

    Cuộc sống vừa hưu trí vừa làm việc cứ thế trôi qua khá êm đềm (Khu tôi ở rất vắng lặng, thường nghe chiền chiện hót ngoài cửa sổ, cũng thích đáo để). Bẵng đi mấy hôm, khoảng quá trưa 07-5-2010, ông H gọi tới hỏi số nhà và hẹn muốn đến thăm tôi như bữa trước đã nói chuyện. Tôi đọc cho H ghi số nhà, rồi chuẩn bị tiếp ông đồng hương nguyên ĐBQH. Nhà tôi ở trong cái ngõ, ngoài đường lớn dễ đi, nhưng đoạn trong khó tìm, nên tôi đi bộ ra đầu ngõ đón để khách khỏi lạc.

    Khoảng 14h45 thì ông H tới. Tôi đã báo cho bà xã tôi biết để chuẩn bị tiếp khách. Tôi đón ông H vào, giới thiệu ông với vợ tôi, rồi mời ông ngồi xơi nước (xem ảnh 01). Sau mấy câu thăm hỏi thường lệ, tôi chủ động hỏi H tôi có thể giúp được việc gì? Ông H đặt lên bàn cái túi màu đỏ như túi hàng tết, trong có 1hộp bánh bích quy, 1 hộp kẹo gì đựng trong hộp nhựa tròn, 1 hộp chè tròn màu đỏ. Tôi nói: “Mới sơ kiến, ông đến chơi, làm gì mà cho quà nhiều thế!” Chỉ nói phớt qua, không đun đẩy, để tỏ ý chuyện vặt, không quan tâm. Ông cũng H đáp lời tôi bằng mấy câu ngắn gọn. Do kênh liên hệ đã định vị chuẩn nên hiểu nhau ngay. Có điều, tôi nghĩ ông H muốn tư vấn để “sẽ làm”, “sẽ viết” một cái gì đó, thì cái đó không phải “sẽ” mà là “đã” được làm ra, đã xuất bản ra rồi: Ông H lấy ra đưa cho tôi xem cuốn sách ông vừa xuất bản.

    Người nghiên cứu tìm đến thăm nhau, tặng nhau cuốn sách mới ra …vẫn là sự thường. Vì thế nét mặt tôi chân thành rạng rỡ đón nhận từ tay ông H cuốn sách khá dày dặn. Đọc qua cái tên sách VIỆT NAM HƯỚNG TỚI NỀN GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI, tôi nghĩ hẳn ai cũng phải hân hoan chào đón một công trình lý luận vĩ mô, rất tầm cỡ, đóng góp không nhỏ cho nền giáo dục nước nhà. Cái tên tác giả ghi trên đầu sách lại càng đáng kính nể: GSTS Nguyễn Đình H. Tuy ông chỉ khiêm tốn đề GSTS – có lẽ để cho hoà đồng với các GSTS bảo vệ trong nước, chứ học hàm học vị chính thức của ông là GS.TSKH, nghĩa là có thêm chữ KH chứ không phải như mấy ông TS không có chữ KH, lại càng khác xa hạng Phở Gà Sứt cặm cụi khảo cứu văn bản chữ Nho, đúng là vi mô, cũng vi danh, vi tiền, ai bảo ngu cho chết !(Đó là luồng điện tự chạy trong não, nhanh vậy). Mức độ kính nể đối với đại tác của ông H càng tăng thêm vì mở bìa sách thấy ngay Lời giới thiệu có chữ ký của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm. Đúng là đại tác của một GS.TSKH thì người đề tựa cũng phải có chức tước như thế mới thật hoành tráng tầm cỡ vĩ mô!

    Cuốn sách này có 3 phần: Phần III (hơn 40 tr.)nói về những tư tưởng quan điểm giáo dục theo hướng dân tộc, hiện đại và hội nhập – Mình không sở trường món lý thuyết này lắm, khỏi bàn. Phần II (khoảng 150 tr.) về nền giáo dục cách mạng: Đáng chú ý nhất và chiếm số trang nhiều nhất (100/ 150 tr.) phần này là các bảng biểu danh sách Giáo sư, số lượng GS, PGS phong tặng các đợt v.v… (có ghi rõ theo nguồn của Hội đồng chức danh GS nhà nước) Môn này thì ông H là người trong ngành, OK! Chỉ mất dăm phút để liếc qua các phần ấy là đủ làm nền để đại thể nội dung mục đích của cuốn sách để giúp tôi chú ý vào Phần I. Phần này có tên: Giáo dục và truyền thống Việt Nam. Tuy chia mục dấu *, nhưng chỉ có 1 *, nên dấu * ấy chỉ như cái ngoặc đơn nói rõ thêm đó là giáo dục thời phong kiến và Pháp thuộc (nếu coi là mục thì phần I này chỉ có 1 mục!) Liếc qua vài mục đã thấy rờn rợn:

    Mục 1: Nước Văn Lang- “Cha cha! Ông GS.TSKH kinh tế này nói gì về nước Văn Lang đây? Cả mục xoẳn 20 dòng! “Quý hồ tinh” chăng? Vâng, để mời một học sinh phổ thông kiểm chứng giúp xem cái gì là phổ thông, cái gì là trên phổ thông, như thế có lẽ sẽ được khách quan hơn.

    Mục 2 Tài sản trí tuệ. Cha cha! Thật tân kỳ, cũng khoảng hơn 20 dòng, nói mung lung những là “sức mạnh dân tộc bắt nguồn từ sự giáo dục trong nhà trường, từ gia đình đến xã hội…”, v.v… Hấp dẫn qúa, không khéo từ thời nước Văn Lang đã có nhà trường cũng chưa biết chừng !

    Mục 3: Tiếng nói và chữ viết: “Từ xa xưa tiếng Việt thuộc họ Nam Á…”, có lẽ 20 dòng cũng đủ thấy người ta chẳng cần phải nghiên cứu nghiên cắm gì cho mất công, một anh trình độ phổ thông cũng có thể bàn luận ào ào về ngôn ngữ học tiếng Việt từ ngàn xưa đến nay!

    Mục 4: Chữ Nôm : Giáo sư Nguyễn Tài C. xem mục này chắc phải ngất xỉu hoặc cười vỡ bụng (lâm nguy!). Cả mục nửa trang, nhưng 3/4 của nửa đó nói lảm nhảm những Lý Thái Tổ “ra chiếu dời đô …”. Ủa, vị GS.TSKH này nghĩ Chiếu dời đô viết bằng chữ Nôm chăng?! Tiếp đó nói Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư, rồi lại chính sách “ngụ binh ư nông”, hay là tất cả các sách vở ấy đều viết bằng chữ Nôm? Phát hiện động trời đấy chứ?

    Phải lướt nhanh: mục 5: Văn Miếu QTG -trường đại học đầu tiên: một bức ảnh+vài ba dòng. Mục 6: Nho giáo: Chui cha! Ông TS kinh tế này cũng tổng kết về Nho giáo, thì Nho giáo hay chính ông GS.TSKH ra sao không nói cũng biết rồi! Kế đến, vừa trích vừa bình lổn nhổn, tác giả cố đưa vào các bài Nam quốc sơn hà Nam đế cư (coi là Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất), Bình Ngô đại cáo (coi là Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai). Giữa đó chêm vào mục 7: Hịch tướng sĩ -Bài ca xung trận, đại thắng quân Nguyên. Đang nói về chiến thắng quân sự, ngoằng vào giáo dục: “Đời Trần rất chăm lo chế độ chế độ thi cử quy củ….”. Hết biết tư duy logic của ông GS.TSKH như thế nào?

    Bên trên chỉ là nhân tiện điểm qua thôi, đến số 10 có mục Tiến sĩ nho học mới chính là mục mà tôi quan tâm.

    Đối với cuốn sách của ông H, mục 10 này chiếm đến hơn 90% của phần I (350/386 tr.), và hơn 60% của cả quyển sách (350/588 tr). Không phải là sự khái quát đặc điểm quá trình hình thành hay so sánh xuyên thời đại xuyên quốc gia gì cả, mà là bản liệt kê lý lịch trích ngang của các Tiến sĩ Nho học từ thời Lý đến thời Nguyễn.

    Không bàn việc mục này trương phình lên như vậy có phù hợp với cuốn sách có tên như trên hay không, tôi chỉ biết mặt tôi bỗng “đỏ bừng” lên như một anh chàng nốc quá mấy vại bia! Bởi vì, chẳng khác gì một người mẹ đến một nơi xa xôi, bất ngờ thấy một người lạ đang bế ẵm đứa con của mình! Thế là người mẹ chẳng cần phải lấy mẫu xét nghiệm dấu vân tay hay ADN gì nữa, chỉ dụi mắt vài lần cho khỏi nhầm rồi khẳng định ngay. Tâm thần tôi khi ấy trở lại bình tĩnh, sắc mặt không đỏ bừng nữa mà trên môi hình như nhẹ nở một nụ cười (cái cười tự nhiên khi ta nhận ra mình đã biết rõ sự thật).

    Một luồng điện chạy nhanh trong đầu, tôi đã quyết định xong. Tôi ở vào một tình thế khó xử, từ vai chủ nhà muốn cho khách đẹp ý, đến vai bà mẹ thấy con mình chẳng lẽ không dám nhận con? Ông H 65 rồi, có phải trẻ người non dạ gì nữa đâu? Ông ấy từng làm Hiệu trưởng một trường đại học đông mấy vạn SV,NCS chứ có phải ở nhà quê mới ra nên không hiểu chuyện bản quyền sách vở ra sao đâu. Hơn nữa ông là đảng viên cao tuổi Đảng (47 năm) trình độ giác ngộ hẳn phải rất cao: Sách tái bản năm 2009, chẳng lẽ ông H không biết ĐCSVN có cuộc vận động ” Học tập và làm theo gương Bác Hồ” hay sao? Cuốn sách của chúng tôi bị sao chép như thế thì thị trường cũng giảm yêu cầu đi, nhưng trực diện nói ra hay không nói ra với ông H việc này, tôi tuyệt đối không phải vì tiếc mất mấy đồng nhuận bút, mà vấn đề là ở chỗ có thể chấp nhận chuyện đạo văn trắng trợn như thế hay không? Không chỉ chuyện đạo văn, đây còn là chuyện đạo đức nữa. Thật không muốn tin rằng trước cả ngàn cả vạn SV, NCS, những lời lẽ hô hào giáo dục của GS. TSKH Nguyễn Đình H là giả dối! Nghe nói nền giáo dục nước ta gần đây có giảm sút, nghĩ là yếu đi chút đỉnh, có đâu đến mức trầm kha, căn bệnh đã vào đến cao hoang như thế? !

    Tôi gấp cuốn sách đặt xuống bàn, lấy lại tư thế cho thoải mái để khỏi nổi nóng, rồi hắng giọng nói với GS.TSKH Nguyễn Đình H. :

    -Mời anh xơi nước đi!…. Nhưng mà…, anh H ạ, cuốn sách của anh có vấn đề…

    Tôi mở sách, giở qua mấy mục đầu:nước Văn Lang, chữ Nôm, Nho học v.v..mà nói:

    -Anh viết mấy cái mục ấy để làm gì nhỉ? …Mà anh thì biết gì về chữ Nôm mà trong một đại tác như vậy cả gan dám viết cả mục về chữ Nôm?…

    Ông H cười tiếp lời:

    -Ấy, tôi thì làm sao biết chữ Nôm bằng các anh!

    -Tất nhiên rồi, nhưng tôi không muốn nói anh có biết chữ Nôm hay không, nếu anh mưốn thì học vài tháng cũng đọc được một ít .Nhưng người ta nói: Biết 10 viết ra chưa đến 1, đằng này anh lại tự trương phình lên như thế, thiên hạ người ta cười cho!

    Ngừng một lát, tôi nói tiếp:

    -Còn phần trích ngang tiểu sử các Tiến sĩ (vừa nói tôi vừa nhón cả chỗ dày 350 trang lên) thì anh chép nguyên xi trong cuốn Các nhà khoa bảng VN do tôi Chủ biên và cùng biên soạn với mấy bạn đồng nghiêp. Đó là hành vi xâm phạm bản quyền rất nghiêm trọng. Anh có nhận đúng

    thế không? UpAnh.GiaiTriVip.Com – Free Upload Images, Hệ Thống Lưu Trữ, Chia Sẻ File Trực Tuyến

    GS.TSKH nói:

    -Nhưng tôi sắp xếp theo các địa phương!

    Tôi xua tay cười nhẹ :

    -Anh đừng nói cái chuyện chia xếp ấy với tôi, tôi hơi bị thành thạo việc soạn thảo văn bản vi tính đấy! Mất vài tiếng đồng hồ, anh muốn chia xếp kiểu gì tôi cũng chiều anh luôn! – Đến đoạn này tôi nhẹ nhàng đứng dậy (cổ tránh để khỏi đập bàn, xô ghế) mà nói:

    -Anh H ạ, soạn cuốn Các nhà khoa bảng VN này, nếu chúng tôi cứ để y nguyên như trong sách đăng khoa lục mà dịch ra, thực chất là phiên âm, thì chẳng mất mấy công mà dễ, các cháu Trung cấp Hán Nôm cũng làm được.Cái khó nhất của một cuốn sách tiểu sử các nhà khoa bảng VN là ở việc quy đổi địa danh quê quán của ngót 3000 Tiến sĩ. Ở ta, cho đến nay chưa có một cuốn từ điển địa danh nào tra cứu được địa danh xưa – nay đến đơn vị xã thôn. Chủ trương từ đầu của chúng tôi khi làm cuốn sách này là phải cố gắng tối đa để thực hiện việc quy đổi này. Không chỉ tra tìm từ nguồn thư tịch cũ mới mênh mông, chúng tôi còn phải hàng tháng trời bò toài ra sàn nhà để dò tìm trên từng tấm của kho bản đồ chất cao mấy mét quýp của Viện Hán Nôm để có thể xác định địa danh quê quán hiện nay của các Tiến sĩ. Trước chúng tôi, chưa có bản soạn, bản dịch sách đăng khoa lục nào làm được. Vì vậy, chỉ giở cuốn sách của anh, xem lứot qua vài trang đầu, mấy trang giữa và cuối là tôi biết ngay cả phần 350 trang này anh đã chép nguyên xi trong cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075-1919) do tôi Chủ biên và biên soạn chính (*) . 350 trang ấy là mồ hôi công sức của bản thân tôi và của các bạn đồng nghiệp cộng tác với tôi trong nhóm biên soạn. Tôi xin nói thẳng với anh như thế mà không lo bị nhầm!

    Im lặng một chút, ông H nói:

    -“Vâng…Việc này tôi xin nhận sai lầm với bác Ngô Đức Thọ, nhưng…tôi chỉ vì muốn lưu truyền kiến thức cho đời sau..!.”

    Đó là câu nói tôi rất chờ đợi ở ông ông H vào lúc này, rất mừng là ông đã chịu tự nói ra! Còn ý đoạn sau thì tôi không quan tâm, không tranh biện nửa câu với ông H ! Dù ông nói thế cũng chả ai tin: xưa nay có anh cầm nhầm nào mà không nói là để lưu truyền đâu ? Ai làm ra thì người ta tự tìm cách lưu truyền, có đâu phải nhờ người ẵm hộ để đi lưu truyền? Hình như – không nhớ rõ – tôi có bảo qua ông H:

    “… Đời sau cũng chẳng có đời nào người ta nhận cái của lưu truyền như thế đâu!”

    Câu chuyện như thế đã đi vào hồi kết. Nhưng tôi hơi lúng túng: bây giờ mà ông H đứng dậy ra về, cầm luôn đại trứ tác VIỆT NAM HƯỚNG TỚI NỀN GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI thì tôi chẳng có gì để làm minh chứng. Tự đi tìm để có cuốn sách ấy thì có thể cũng tìm được, nhưng phiền lắm, phải mất nhiều công. Vì thế, việc cầm nhầm đã xác định rồi, nhưng tôi vẫn cầm cuốn sách đến cuối góc phòng vờ giở xem qua xem lại, mục đích là để chạy lên gác lấy cái máy ảnh xuống chụp cái bìa sách và nhiều nhiều các trang bị cầm nhầm. Khốn nổi, lấy được máy ảnh thì máy chưa sạc pin nên không mở ra được! Tôi đành kiên nhẫn cắm sạc pin, một mặt bảo vợ tôi lại ngồi mời ông H uống nước để kéo dài thời gian (như kiểu thủ môn kéo dài thời gian trên sân bóng). Tôi sực nhớ có anh bạn trẻ cùng Viện có hẹn chiều nay đến làm việc với tôi, tôi bèn gọi phôn nhờ anh ta đem theo cái máy ảnh và đến nhà tôi ngay. Thủ môn kéo dài thời gian như vậy được đâu vài chục phút, cũng kịp lúc anh bạn trẻ phóng xe tới. Tôi mừng quýnh chạy ra mở cổng rồi đẩy ngay anh ta lên nhà, chỉ kịp ghé tai nói nhỏ: “Mở máy ngay, chụp liền cho tôi mấy pô cùng với ông khách!”

    Anh bạn trẻ lên nhà, lịch sự chào hỏi mọi người rồi thao tác máy chụp ngay – Dẫn trong bài này chính là những bức ảnh do người bạn đó chụp giúp. Hiện trường còn y nguyên!

    Bây giờ yên tâm rồi, nhưng tôi vẫn cầm quyển sách đi qua đi lại. Ông H thấy vậy, nói:

    -Có cần phải ….

    Tôi hiểu ông H muốn nói: có cần viết ra giấy không?. Nếu lúc ấy tôi lấy giấy bút đưa cho ông H thì có được đủ bộ cứ liệu. Nhưng lúc ấy tôi nghĩ: Một ông GờSờ – TờSờKờHờ, quyền uy chức vụ kể cũng khá cao, mà phải chịu im re thừa nhận: “…Tôi xin nhận sai lầm với bác Ngô Đức Thọ”, thế đã đủ bi thương, “hoàn cảnh” lắm rồi, chứng cớ như vậy hẳn ông không thể chối cãi gì được nữa, dừng lại cũng tạm đủ, có lẽ không nên buộc ông ấy phải viết ra giấy cho thêm đau lòng! Đó là tâm trạng đích thực của tôi lúc đó, không thêm mắm muối tí nào.

    Tiếp đó tôi nghĩ nên hỏi muợn ông cuốn sách ít ngày, nếu ông không cho mượn thì sẽ nhờ anh bạn chụp lấy vài chục trang để “lưu truyền”!. Cũng may, chưa phải hỏi mượn thì ông H đã cầm bút “đề tặng” để biếu tôi cuốn sách, vì thế mà tôi có cuốn “đại trước tác” của ông để “lưu truyền” ngay trong bài này. Tôi thầm nghĩ: mỗi người thường có duyên nợ với một từ gì đó, ông H đích thực là có duyên nợ với hai chữ “lưu truyền”!

    Tiễn ông H ra cổng, dặn ông qua dốc rẽ trái để ra đường lớn, tôi cùng ông chia tay.

    Tôi khoá cổng quay vào nhà, lòng buồn rười rượi. Bởi vì, người tôi vừa tiễn đây không phải ai non dạ, mà là một vị có chức quyền, học hàm học vị không chỉ khá cao mà là rất cao. Ông lâm tình thế đáng bi thương hổ thẹn như thế trước hết là vì bệnh háo danh. Đối với trường hợp của ông H thì còn hơn thế: Buổi tối vào mạng tra Google, tôi đọc được cả bản tiểu sử của ông, lại tìm được tài liệu cho biết ông là thành viên đương nhiệm của Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước và đương chức Phó Chủ nhiệm Uỷ ban…của QH! và có thể còn vài ba chức danh đương nhiệm khác nữa. Đời bây giờ đạo đức suy đồi, không ít người có chức có quyền tha hoá biến chất. Quản lý tiền thì tham ô tiền, quản lý tài nguyên thì bán chui tài nguyên, quản lý khoa học thì chiếm đoạt công trình sản phẩm của đồng nghiệp. Mấy vụ giáo trình kinh tế gì đó lình xình ở TP HCM cách nay chưa mấy ngày. Ông H nhận là đồng hương với tôi…, thế mà ông còn quờ tay ẵm thuổng mất hơn 1/3 mồ hôi công sức biên soạn cuốn CNKBVN! Hàm vị thì ông cao tột rồi, có thêm một cuốn sách ôm ấy thì cũng chẳng còn danh vị gì mà thăng tiến nữa, có chăng là để tỏ rõ cho mọi người biết một giáo sư thứ thiệt phải có nhiều đầu sách, “công trình khoa học” như ông! Nghĩ chuyện của ông vừa Bi vừa Hài, vậy thì tôi còn phải luyến tiếc gì nữa mà không phanh phui ra trước dư luận hành vi đạo văn trắng trợn của ông H? Hoạ chăng phải cố tìm cách giấu đi để mấy nơi như Chi bộ ĐCSVN phường Đồng Tâm Q.Hai Bà (nơi ông H cư trú), Đảng uỷ cơ quan Viện lập…của UBTV, và quý vị lãnh đạo ở HĐCDGSNN khỏi biết, ít ra cũng cố giữ “bí mật” cho đến hết đợt hành động “Học tập và Làm theo” doTBT Nông phát động: Lý do là vì để mấy nơi đó biết lại khiến họ đâm ra khó xử!

    Về việc PTT họ Phạm cả quyết đánh giá: ” Cuốn sách Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình H…biên soạn là một tác phẩm công phu, có nhiều tư liệu giá trị và nội dung phong phú.” *(sic!!) Những phần mục nào khác thì không nói, nhưng tôi muốn trân trọng kính nhờ Phạm PTT bớt thì giờ kiểm tra chỗ 350 trang mà GS.TSKH Nguyễn Đình H…”cầm nhầm” – mà đương sự cũng đã xác nhận – ấy có thật đúng là “công phu” không? Nếu đúng là có công phu thì đó là công phu gì? Công phu trong việc đạo văn hay công phu do ông H tự có kiến thức tích luỹ mà rồng bay phượng múa ra được như thế? Vầng nhật nguyệt còn đó sáng soi, chẳng lẽ nào ngài Phạm PTT lại không thấy cho một sự thật tày đình như thế? Vả lại sự việc “sách của GS.TSKH H” nếu được coi là tấm gương để soi thì may ra sẽ bớt đi được chuyện các quan to thoải mái đánh giá đề tựa ào ào về những lĩnh vực chuyên môn mà mình không am hiểu. Không nói khoản 350 tr. “đạo” nữa, hãy lấy một câu ở tr.26 trong mục “10. Tiến sĩ nho học”, ông GS.TSKH đáng kính đĩnh đạc nhả ngọc phun châu để “lưu truyền cho đời sau” như sau:

    “…thi Hội để lấy bằng Cử nhân, thi Đình để lấy bằng Tiến sĩ” (Sic!)

    uploadanh.com

    Bảo vệ sự đúng đắn của những điều mình viết ra là vấn đề danh dự, uy tín của nhà khoa học. Tôi nghĩ GS.TSKH Nguyễn Đình H nên trưng ra các văn bản cứ liệu chứng minh để có thể lập được một Hội đồng khoa học cấp quốc gia thẩm định giúp câu văn gồm 14 chữ của ông mà tôi đã trích nguyên văn, gạch dưới và đặt trong ngoặc kép nêu trên là đúng hay sai?

    Dân gian thường gọi những người giỏi giang thông tuệ là “Giỏi” hoặc “Thông”, những ai hay ấm ớ, nói gì sai nấy thì bảo là…Xin thứ lỗi vì chợt quên biến mất cái chữ rất hay ấy. Nhưng không sao, đợi đến khi có câu trả lời ta sẽ xin ý kiến dân gian cũng không muộn gì.

    Chân thành cám ơn quý độc giả và quý vị quan chức đã bớt thì giờ quý báu lướt qua bài viết không có tính truyện ngắn hoặc truyền kỳ tí nào, mà có tính thực lục khá cao (có 04 ảnh kèm) này của tôi.

    Để bảo đảm và chịu trách nhiệm về sự thật được nói đến trong bài, đến đây Ngạn Xuyên xin ký họ tên thật như sau:

    PGS.TS Hán Nôm học NGÔ ĐỨC THỌ

    Nguyên Trưởng phòng Văn bản học

    Chuyên viên cao cấp

    Viện nghiên cứu Hán Nôm

    VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

    (đã nghỉ hưu)

    Địa chỉ liên hệ: số nhà 50 Ngõ 210/41/11 Đội Cấn, Q.Ba Đình, Hà Nội

    ĐT: (04)38464397

    TB. Tôi cũng muốn nói đôi lời với Nhà xuất bản Giáo Dục: Tôi nghĩ Nxb Giáo dục là cơ quan quan trọng của ngành đào tạo nhân tài cho đất nước. Là người thay mặt cho xã hội thẩm định OTK cho các sản phẩm, chẳng lẽ các bạn không biết chuyên đề Tiến sĩ Việt Nam đã có những sách nào hay sao? Nếu đã biết thì sao vẫn an nhiên để cho người ta rinh bê của gian của lậu vào trong ấn phẩm của Nxb mình như thế? Dư luận xã hội làm sao có thể ca ngợi các bạn là khách quan, tận tâm với chức vụ?. Trong việc biên tập các bạn có trách nhiệm cao, rất nên trong sáng đi đầu trong vấn đề tôn trọng bản quyền tác giả, chứ đừng tiếp tay cho họ, có thế thì mới hết những kẻ đưa những chồng giấy cũ đến để “lưu truyền” theo kiểu như GS.TSKH H đã làm. Nhưng vì bài viết đã dài, xin sẽ quay lại sạu. (NĐT.)

    (*) CÁC NHÀ KHOA BẢNG VIỆT NAM (1075-1919). NGÔ ĐỨC THỌ chủ biện. Biên soạn: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga, Nguyễn Hữu Mùi. H.,Nxb văn học, 1993.

    -Tái bản có bổ sung chỉnh lý. H.,2006.

    Nguồn: vn.360plus.yahoo.com/ngoducthohannom/article? mid=26

  5. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48024456@N05” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    Tuan Ngoc@ (3 months ago)

    Gs Nguyễn Văn Tuấn bình luận:

    Đạo văn quan quyền và câu chuyện li kì ở Việt Nam

    Hôm trước, tôi có đề cập đến hai loại đạo văn mà tôi tạm gọi là “đạo văn cạnh tranh” (competitive plagiarism) và “đạo văn quan quyền” (bureaucratic plagiarism) lấy theo ý của Gs Martin (Úc). Trong entry đó, tôi có trình bày vài trường hợp đạo văn quan quyền ở bên Úc và Mĩ, nhưng hôm nay đọc thấy trên mạng hiện tượng đạo văn quan quyền cũng có ở Việt Nam, trên giấy trắng mực đen, và liên quan đến một vị có chức vụ cao.

    Đọc bài “Chuyện ly kỳ về một ông GS. TSKH” của PGs Ngô Đức Thọ, chúng ta sẽ thấy trường hợp đạo văn quan quyền này có thể hiểu theo ý của anh bạn vong viên của tôi mà tôi có đưa vào một entry về đạo văn ở đây. Bài viết của Gs Thọ có thể khó đọc đối với một số bạn đọc, cho nên tôi xin tóm tắt câu chuyện (theo cách hiểu của tôi) như sau:

    1. PGs Ngô Đức Thọ (làm việc ở Viện Hán Nôm) là một trong những người chủ biên cuốn sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam, 1075-1919”.

    2. Gs Ts Nguyễn Đình Hương là tác giả cuốn sách “Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại”. Cuốn sách này được chính Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm viết lời giới thiệu, với lời ca ngợi như sau: “Cuốn sách Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Hương biên soạn là một tác phẩm công phu, có nhiều tư liệu giá trị và nội dung phong phú.” Tuy nhiên, hơn 60% nội dung của cuốn sách này là cóp nguyên văn từ cuốn sách của ông Ngô Đức Thọ. Tuy cóp nguyên văn, nhưng tác giả thay đổi thứ tự của thông tin. Cần nói thêm rằng ông Nguyễn Đình Hương là Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hoá giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.

    Điều đáng nói là Gs Hương mang sách đến tận nhà Gs Thọ để … tặng! Khi được Gs Thọ chỉ ra rằng nhiều thông tin trong sách là cóp, thì Gs Hương trả lời rằng: “Vâng … Việc này tôi xin nhận sai lầm với bác Ngô Đức Thọ, nhưng…tôi chỉ vì muốn lưu truyền kiến thức cho đời sau!” Xin nhắc lại (vì tôi sợ các bạn lầm) rằng Gs Hương là Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hoá giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, và còn là thành viên của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước.

    Cách hiểu về đạo văn của một giáo sư có bằng tiến sĩ (và đóng vai trò quan trọng trong việc xét duyệt phong hàm giáo sư cho cả nước) như thế thì có phải là đáng để chúng ta lo ngại cho nền học thuật nước nhà hay không? “Hỏi tức là trả lời”, tôi nghe các bạn nói, và tôi cũng nghĩ vậy.

    NVT

    Nguồn: tuanvannguyen.blogspot.com/2010/05/ao-van-qua n-quyen-va-c…

  6. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#49994605@N02” alt=”” width=”24″ height=”24″>
  7. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    TCHGGD [deleted] (3 months ago)

    Cảm ơn bác Maytrang2008 đã đưa tin. Xin trích từ Báo pháp luật:

    Tôi có gì đâu mà phải xin lỗi!

    . Phóng viên: Có ý kiến cho rằng cuốn sách do GS viết đã “đạo” của một cuốn sách khác. Ông có biết việc này?

    + GS-TS NGUYỄN ĐÌNH HƯƠNG: Đây là quyển sách có ý nghĩa tham khảo, được tái bản hai lần rồi. Nó là ý tưởng của một mình tôi và được nhiều người giúp đỡ sau đó, trong đó có NXB Giáo dục và Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Một trong những nội dung cuốn sách có trích dẫn tên các tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam đã được công bố tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Tôi đã phân theo tỉnh, thành họ, tên, năm đỗ. Ngay khi làm, trung tâm cũng nói cho tôi biết việc này đã được bác Thọ (PGS-TS Ngô Đức Thọ, chủ biên cuốn sách Các nhà khoa bảng Việt Nam – NV) viết trước rồi. Vì vậy, tôi đến nhà bác chỉ với mục đích hỏi xem có điểm mới nào không chính xác giữa sách mới, sách cũ không thôi.

    . Việc ông đến nhà bác Thọ có phải để nhận lỗi?

    + Không hề. Tôi đến hoàn toàn vì tình cảm trân trọng, có gì đâu mà phải xin lỗi. Danh sách các tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam tôi chia 58 đề mục, trong khi sách của bác Thọ chỉ có một đề mục. Danh sách tên các tiến sĩ này đã được toàn thế giới biết đến nên việc tham khảo là chuyện bình thường thôi.

    . Ông có cho rằng mình đã vi phạm tác quyền không? Nếu bây giờ PGS Thọ yêu cầu ông phải xin lỗi công khai hay đền bù, ông nghĩ sao?

    + NXB Giáo dục đã rà soát và đồng ý để tôi in sách. Tôi có gì đâu để mà đền bù bởi viết cuốn sách này chỉ được hưởng chút nhuận bút. Vì có kiến thức nên trung tâm muốn tôi có “bút tích” để lưu lại cho các cháu sau này. Cuốn sách này tôi phải làm hết 3-4 năm.

    Tôi nghĩ vụ này chắc không có liên quan đến nước ngoài như vụ của ông Thơ nên có thể tin là bác Thọ không đạo của người khác.

    Nhưng có lẽ hơi “căng” vì ông Hương bảo “KHÔNG”, bác Thọ bảo đã có xin lỗi.

    Tuy nhiên chuyện ông Hương không thể phủ nhận là “Tại sao lại mang tặng bác Thọ gói quà khi mà hai người chưa phải là tri kỷ?”

    Các bác có cao kiến gì để giúp bác Thọ? Như tôi đây là Tổng Biên Tập Tạp Chí Học Giả Gian Dối mà tôi thấy khó và khổ quá. Ha há.

  8. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#49035547@N07” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    Tiên Sư (3 months ago)

    Ông NDH này đúng là mặt dày, trơ trẽn hết sức! Ông dùng danh sách các tiến sĩ của bác Thọ rồi chia thành 58 đề mục theo tỉnh thành họ tên, thế là thành một cuốn sách mới. Mà cái này thì ăn nhập quái gì đến tiêu đề “Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại” nhỉ?

    Tiên Sư.

  9. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#49692155@N04” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    chim_nhon (3 months ago)

    Đúng như tôi nhận xét ở bên trang xét dỏm của thầy Thơ, các vị đạo sách loanh quanh cũng chỉ vì chữ THAM. Không tham tiền bạc (nhuận bút, xét công trình, tính điểm này nọ, vv…) thì tham danh (để lại những “công trình” cho con cháu mai sau (sic!)). Ở đây là tham danh.

  10. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48024456@N05” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    Tuan Ngoc@ (3 months ago)

    nld.com.vn/20100513103955456P0C1017/dao-van-s e-het-dat-so…:


    PGS David M. Berman (Trường ĐH Pittsburgh – Mỹ) và GS Frances L. Hoffmann (Chương trình Fulbright Scholar) từng có dịp công tác tại Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục ĐH. Hai chuyên gia này so sánh và góp ý kiến về tình trạng “đạo” sách hiện nay.

    PGS David M. Berman:

    Vai trò của nhà xuất bản ở đâu?

    Các ĐH ở Mỹ, nếu cán bộ, giảng viên “đạo” sách, giáo trình bị phát hiện thì sẽ bị đưa ra hội đồng khoa học kỷ luật ngay. Thường là người vi phạm sẽ bị đuổi việc. Mỗi trường có một hội đồng khoa học riêng, vận hành theo quy định riêng của nhà trường.

    Khi sự việc “đạo” sách, giáo trình xảy ra thì nhà trường tự xử lý, không cần đợi phải đưa ra pháp luật gì cả. Đây là việc làm tự bảo vệ danh tiếng, uy tín của nghề nghiệp của ngành giáo dục. Hễ ai có hành vi mờ ám, sai phạm trong nghề nghiệp thì sẽ có hội đồng nghề nghiệp này lên tiếng phản đối và xử lý ngay.

    Ở Mỹ, một cuốn sách giáo trình đưa đi in phải qua hệ thống kiểm duyệt của nhà xuất bản, nhà in. Những chuyên gia nổi tiếng trong mỗi lĩnh vực được các nhà xuất bản mời về làm việc.

    Đề tài nào thuộc lĩnh vực nào trước khi đưa đi in sẽ được họ soi xét, kiểm tra, thẩm định kỹ lưỡng, hiếm có chuyện đề tài nào đó “ăn cắp” của ai mà lọt qua được cửa này. Ở Mỹ, việc cạnh tranh uy tín, thương hiệu giữa các nhà xuất bản cũng là điều rất quan trọng.

    Trong vấn đề cạnh tranh theo quy luật thị trường, nếu nhà xuất bản nào tự làm mất uy tín thì ngay lập tức sẽ bị xã hội lên tiếng, rồi người viết sách, giáo trình sẽ bị người đọc, người học tẩy chay. Vì vậy, tôi tự hỏi: nếu việc đạo sách, giáo trình xảy ra ở Việt Nam thì liệu các nhà xuất bản ở Việt Nam đã thực hiện tốt khâu này chưa? Nếu chưa thì chắc chắn mọi việc “đạo” sách, giáo trình sẽ quá dễ dàng phát sinh.

    GS Frances L. Hoffmann: Không nên buộc giáo sư viết sách

    Theo tôi được biết, một trường hợp giảng viên ĐH ở Mỹ có một công trình về sử học được giải thưởng của hội sử học. Nhưng sau đó, ông bị phát hiện gian lận trong công trình này, chỉ là gian lận về mặt số liệu, thì đã bị đuổi việc, tước giải thưởng. Đây thuộc về vi phạm đạo đức của nhà giáo nên phải bị trừng phạt nặng nề như vậy.

    Điều đáng lưu ý ở Mỹ, ngay từ bậc tiểu học, học sinh đã được dạy về tính trung thực trong học thuật và khi học đến mức PGS, GS thì chuyện vi phạm nghề nghiệp là không thể chấp nhận được.

    Chẳng hạn, trong một đề tài khoa học mà người thực hiện vi phạm “cóp” của người khác vài chữ, vài câu thì cũng đã không chấp nhận được rồi, huống gì nói đến cả vài trang đề tài hay cả một cuốn sách, giáo trình.

    Tôi thấy tại Việt Nam, vấn đề xét phong tặng chức GS, PGS… của Hội đồng Chức danh GS Nhà nước có tính điểm công trình khoa học như viết sách, giáo trình.

    Điều này đã khiến cho không ít giảng viên muốn đạt tiêu chuẩn phong tặng chức danh PGS-GS thì phải cố gắng viết sách, giáo trình. Trong khi đó, ở Mỹ không ai bắt buộc phải viết sách, giáo trình cả. Ai thích viết sách thì viết. Ai viết hay thì sẽ có nhà xuất bản mời viết. Sách ai viết hay thì sẽ có người tự tìm đọc.

    Vì vậy, theo tôi, Bộ GD-ĐT hãy mạnh dạn giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các trường ĐH. Làm được điều này thì các trường ĐH sẽ tự chịu trách nhiệm trước xã hội, sẽ hạn chế được việc đùn đẩy trách nhiệm.

    Bản thân các PGS, GS nếu có hành vi “đạo” sách thì chính các PGS, GS và nhà trường sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm với xã hội. Khi đến Việt Nam, tôi đã nghe một số bạn trẻ bàn luận: Đi du học nước ngoài, điều đầu tiên phải nhớ là cấm “đạo” văn. Tôi thấy rất vui và tự tin với các bạn trẻ ấy.

    TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng Khoa Kinh tế Trường ĐH Nông Lâm TPHCM:

    Nên mua bản quyền để dịch

    Tôi nghĩ vấn đề đạo sách, giáo trình của các tác giả nước ngoài hiện nay rất phổ biến bởi nền kinh tế tri thức của nước ngoài đã đi trước chúng ta quá xa, họ viết sách, giáo trình quá tốt rồi.

    Chúng ta viết sách, giáo trình thì không thể nào viết hơn họ được. Chính vì vậy, lâu nay chúng ta bằng cách này hay cách khác dễ dàng nhận ra trong sách, giáo trình luôn thấy “bóng dáng” của người khác.

    Hiện nay, tôi không dám đem giáo trình trong nước ra giảng dạy cho sinh viên vì tôi không tin tưởng được.

    Tôi luôn khuyên giảng viên lấy thẳng giáo trình của nước ngoài, như vậy vừa tiếp cận được kiến thức hiện đại vừa tránh được việc tiếp cận kiến thức do “xào nấu” của nước ngoài.

    Tôi đề nghị ngành giáo dục ĐH tổng rà soát lại tất cả các sách, giáo trình của các trường ĐH, CĐ.

    Những ai lâu nay “nhúng chàm” thì cần phải chấn chỉnh lại. Sách, giáo trình nào không đạt yêu cầu, vi phạm bản quyền thì phải xử lý. Nếu không thì chúng ta cứ mãi mập mờ tranh tối tranh sáng, làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

    Nếu chúng ta chưa đủ năng lực viết sách, giáo trình thì nên dịch lại của nước ngoài. Những giáo trình căn bản mang tính toàn cầu thì chúng ta nên đề nghị mua bản quyền về dịch.

    Các giảng viên cũng nên được khuyến khích lấy giáo trình nước ngoài dịch ra giảng dạy trực tiếp cho sinh viên hoặc giới thiệu cho sinh viên tiếp xúc với giáo trình nước ngoài.

    Đối với sinh viên, trong chương trình giảng dạy cần có một phần nội dung giáo dục việc xâm phạm bản quyền tác giả là hành vi vi phạm đạo đức. Từ đó, sinh viên sẽ ý thức và chấp hành nghiêm túc vấn đề bản quyền.

  11. Hội Viên.Hội Toán Học (3 months ago)

    * Preliminaries:

    Đạo sĩ = Cóp, luộc trực tiếp hoặc gián tiếp (dịch).

    Pôi-Ca-Rác: Phỏng theo tên Nhà Toán học lớn Henri Poincaré. (thành thật xin lỗi hương hồn của ông nếu đã xúc phạm).

    Sách xuất bản dạng chuyên khảo = Sách chứa đựng kiến thức, kết quả nghiên cứu kinh điển hoặc mới của nhân loại (ý nói tầm quốc tế, được giới khoa học quốc tế kiểm chứng và công nhận), dùng cho đào tạo đại học và sau đại học.

    * Open problems:

    Giả thuyết Pôi-Ca-Rác 1: Tác giả của các sách xuất bản dạng chuyên khảo in Vietnamese với số lượng công bố khoa học ISI bằng 0 đều là đạo sĩ.

    Giả thuyết Pôi-Ca-Rác 2: Xác suất tìm được 1 đạo sĩ từ 5 tác giả của các sách xuất bản dạng chuyên khảo in Vietnamese, với số lượng và chất lượng công bố khoa học ISI thuộc dạng dỏm, kém, yếu, trung bình, lớn hơn hoặc bằng 0.2.

    Mời các bác chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết Pôi-Ca-Rác của tôi.

    Gửi JIPV: Nếu JIPV thấy các Giả thuyết Pôi-Ca-Rác của tôi có ích cho sự nghiệp khoa học của Việt Nam thì JIPV nên có giải thưởng cho ai chứng minh được chúng. Hiện tại tôi chỉ làm đủ sống nên chẳng có kinh phí cho các giải thưởng (tôi chỉ được lương nhà nước, không được Qũy khoa học và công nghệ tài trợ, chỉ được một đề tài cấp trường mươi triệu với kết quả ít nhất một bài báo ISI). Nếu có ít nhất một Giả thuyết Pôi-Ca-Rác của tôi bị sai thì tôi xin lỗi mọi người.

  12. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48824353@N07” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    inhainha (3 months ago)

    hahaha, bác chơi gian lận nhá 🙂

  13. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#23431202@N05” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    k51lkd_vnu (3 months ago)

    đây là lí lịch công bố của GSTSKH Nguyễn Đình Hương:
    ktpt.edu.vn/website/author_42.aspx

  14. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48024456@N05” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    Tuan Ngoc@ (3 months ago)

    Bác k51lkd_vnu gởi link ktpt.edu.vn/website/author_42.aspx hay quá, cóp ngay nếu không có khi ông Hương xoá thì mệt:

    <img src=”http://farm5.static.flickr.com/4036/4607926305_1fd3795fe2_m.jpg” width=”238″ height=”240″ alt=”Noname by Tuan Ngoc@” border=”0″ />Noname by Tuan Ngoc@

    Ông Hương có thành tích “dày” quá:

    GS.TS. Nguyễn Đình Hương từng giữ các chức vụ:
    – Phó chủ nhiệm khoa Thống kê
    – Bí thư Đảng ủy khoa
    – Trưởng phòng Quản lý Khoa học
    – Đảng ủy viên
    – Phó tổng giám đốc Trung tâm Đào tạo Kinh tế Pháp – Việt
    – Hiệu trưởng kiêm Phó bí thư Đảng ủy trường, đại biểu Quốc hội khóa XI
    – Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội
    – Chủ tịch Hội đồng Giáo sư liên ngành Kinh tế – Luật
    – Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước

    Lĩnh vực nghiên cứu của GS.TS. Nguyễn Đình Hương: nghiên cứu và phân tích chính sách, đánh giá hiệu quả kinh tế đầu tư và xây dựng, quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng, đổi mới hệ thống chính sách quản lý kinh tế xã hội ở Việt Nam.

    Giáo sư đã hướng dẫn thành công 12 tiến sĩ và 5 thạc sĩ; công bố 20 bài báo khoa học; chủ biên và đồng tác giả 15 giáo trình và sách tham khảo; chủ nhiệm và tham gia 25 dự án, đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và tương đương.

    Các huân, huy chương và danh hiệu GS.TS. Nguyễn Đình Hương đã được nhận:
    – Huân chương Lao động hạng Nhì
    – Huân chương Lao động hạng ba
    – Huy chương kháng chiến hạng Nhì
    – Huy chương vì sự nghiệp giáo dục
    – Huy chương vì sự nghiệp khoa học công nghệ
    – Chiến sĩ thi đua toàn quốc
    – Danh hiệu nhà giáo ưu tú

    Chú ý: Giáo sư đã hướng dẫn thành công 12 tiến sĩ và 5 thạc sĩ; công bố 20 bài báo khoa học; chủ biên và đồng tác giả 15 giáo trình và sách tham khảo; chủ nhiệm và tham gia 25 dự án, đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và tương đương.

  15. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48824353@N07” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    inhainha (3 months ago)

    ông này chuyên ngành kinh tế mà đi nghiên cứu lịch sử rồi văn hóa, rồi Hán Nôm gì gì đó là sao nhỉ? Trình độ không có thì chỉ có “bốc, hốt” từ nơi khác thôi

  16. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#50165345@N06” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    poincare00 (3 months ago)

    Following is the link to Cvs of top professors in economics

    ktpt.edu.vn/website/37_co-cau-to-chuc.aspx

    Please have a look on only two examples below and see the cradle of GS from where a great number of false doctors were born.
    The first GS “produced” 35 Doctors in his life, about 2 doctors per year in a row (consecutively) after his PGS.
    =============
    GS.TS. Cao Cự Bội (sinh ngày 01 tháng 01 năm 1937)

    Trước khi nhận công tác tại Đại học Kinh tế Quốc dân vào năm 1960, GS.TS. Cao Cự Bội từng làm việc tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    Ông hai lần đi tu nghiệp ở nước ngoài (1970-1974 và 1981-1983) và được phong hàm Giáo sư Kinh tế năm 1991.

    Ngoài công tác tại Đại học Kinh tế Quốc dân, ông còn là cố vấn tài chính – tiền tệ cho thủ tướng Việt Nam và thủ tướng Lào, kiêm nhiệm uỷ viên hội đồng quản trị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    Lĩnh vực nghiên cứu chính của GS.TS Cao Cự Bội: nghiên cứu lạm phát tiền tệ, chính sách tiền tệ và tài khoá, các vấn đề tài chính ngân hàng.

    GS.TS Cao Cự Bội đã hướng dẫn thành công 35 tiến sĩ và 28 thạc sĩ; đã công bố 55 bài báo khoa học; chủ nhiệm và tham gia 9 đề tài khoa học các cấp.

    Ông đã xuất bản 3 giáo trình và sách nghiên cứu, nổi bật là:

    – Giải pháp ứng dụng lãi suất siêu cao (12%) góp phần chống lạm phát ở VN (1988-1989)
    – Luận cứ về chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong kinh tế thị trường 1994-1995

    GS.TS Cao Cự Bội được tặng thưởng nhiều huân, huy chương:

    – Huân chương Kháng chiến
    – Huân chương Lao động hạng Ba,
    – Huy chương vì Sự nghiệp Giáo dục
    – Huy chương vì Sự nghiệp Khoa học và Công nghệ
    – Huy chương vì Sự nghiệp Ngân hàng
    – Huy chương vì Sự nghiệp Tài chính
    – Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú
    =========================
    GS.TS Nguyễn Văn Nam

    GS.TS Nguyễn Văn Nam (sinh ngày 10 tháng 6 năm 1954)

    GS.TS Nguyễn Văn Nam hiện là Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân.

    Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Humboldt, Berlin, Đức năm 1989; được phong hàm phó giáo sư và giáo sư vào năm 1996 và 2003.

    Trước khi đảm nhận cương vị hiệu trưởng, GS.TS Nguyễn Văn Nam từng là chủ nhiệm bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng Tài chính và chủ nhiệm khoa Ngân hàng Tài chính; từng là Phó hiệu trưởng, giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và Tư vấn Tài chính vĩ mô kiêm đồng giám đốc Trung tâm Pháp – Việt đào tạo về quản lý (CFVG).

    Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của GS.TS Nguyễn Văn Nam: nghiên cứu sự phát triển thị trường tài chính, hệ thống tài chính – ngân hàng và xu hướng hội nhập quốc tế, đổi mới chính sách tiền tệ – ngân hàng ở Việt Nam, điều kiện và bước đi hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

    Đến nay, GS.TS Nguyễn Văn Nam đã hướng dẫn thành công 12 tiến sĩ, 33 thạc sĩ; tham gia 9 đề tài cấp bộ, 1 cấp nhà nước; công bố 19 bài báo khoa học và xuất bản 8 cuốn sách

    GS.TS Nguyễn Văn Nam đã được tặng thưởng Huy chương vì Sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam, Huy chương vì Sự nghiệp Tài chính Việt Nam và Bằng khen của Thủ tưởng Chính phủ.

    ======================================

  17. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#50165345@N06” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    poincare00 (3 months ago)

    I am sorry not yet installed Vietnamese font in my computer, I thus have to write in English to avoid the deletion from admin.

    Do you think we should distinguish GS and GSD where the later stands for Giao Su Dom. Similarly for TSD=Tien sy dom.

    A conjecture: GSD must have a lot of USD ( the same tail: SD)
    Claim: GSD selling false PhD, a huge-profit-business. False PhD be used to gain promotion and become rich quickly (the most efficient way to be milionaire and to have money to burn) . It is a big deal and so worth to invest in. Only way to obtain a TSD is to get a GSD supervisor. In turn, only GSD who may sell TSD. This is a monopoly market.
    If the new terms above adopted, from now on, similar to some prominent nickname as Cuong Dolar, we will call Mr X, a GSD, as X Dolar , X GSD 🙂

  18. Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV (3 months ago)

    JIPV@: JIPV do appreciate your comments. However you should move them to suitable topics in Editorial Board’s page, if you want them to be carefully observed by JIPV’s Editors.

    It is noted that an incompetent candidate must be submitted by an Editor in Editorial Board’s page. Otherwise your recommendation could not be considered.

    Cheers.

    JIPV

    Ps: Regarding the so-called TSD, this incompetent title can be deduced from the fact “who is the supervisor”. Therefore we strongly agree with you. This also gives us motivation to only consider the GSD.

  19. Hội Viên.Hội Toán Học (3 months ago)

    Sao chưa thấy ai chứng minh hay bác bỏ các Giả thuyết Pôi-Ca-Rác của tôi vậy? Hay thấy tôi nói tôi nghèo thì chẳng ai quan tâm :-). Tôi xin spam lại và mời mọi người chứng minh hay bác bỏ:

    * Preliminaries:

    Đạo sĩ = Cóp, luộc trực tiếp hoặc gián tiếp (dịch).

    Pôi-Ca-Rác: Phỏng theo tên Nhà Toán học lớn Henri Poincaré. (thành thật xin lỗi hương hồn của ông nếu đã xúc phạm).

    Sách xuất bản dạng chuyên khảo = Sách chứa đựng kiến thức, kết quả nghiên cứu kinh điển hoặc mới của nhân loại (ý nói tầm quốc tế, được giới khoa học quốc tế kiểm chứng và công nhận), dùng cho đào tạo đại học và sau đại học.

    * Open problems:

    Giả thuyết Pôi-Ca-Rác 1: Tác giả của các sách xuất bản dạng chuyên khảo in Vietnamese với số lượng công bố khoa học ISI bằng 0 đều là đạo sĩ.

    Giả thuyết Pôi-Ca-Rác 2: Xác suất tìm được 1 đạo sĩ từ 5 tác giả của các sách xuất bản dạng chuyên khảo in Vietnamese, với số lượng và chất lượng công bố khoa học ISI thuộc dạng dỏm, kém, yếu, trung bình, lớn hơn hoặc bằng 0.2.

    Mời các bác chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết Pôi-Ca-Rác của tôi.

    Gửi JIPV: Nếu JIPV thấy các Giả thuyết Pôi-Ca-Rác của tôi có ích cho sự nghiệp khoa học của Việt Nam thì JIPV nên có giải thưởng cho ai chứng minh được chúng. Hiện tại tôi chỉ làm đủ sống nên chẳng có kinh phí cho các giải thưởng (tôi chỉ được lương nhà nước, không được Qũy khoa học và công nghệ tài trợ, chỉ được một đề tài cấp trường mươi triệu với kết quả ít nhất một bài báo ISI). Nếu có ít nhất một Giả thuyết Pôi-Ca-Rác của tôi bị sai thì tôi xin lỗi mọi người.

  20. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#48824353@N07” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    inhainha (3 months ago)

    Hì hì, không phải là không quan tâm giả thiết của bác, nhưng đọc 2 đoạn này em thấy nó tréo ngoe như thế nào ấy, cứ như ai bóp họng mình vậy 🙂

    Sách xuất bản dạng chuyên khảo = Sách chứa đựng kiến thức, kết quả nghiên cứu kinh điển hoặc mới của nhân loại (ý nói tầm quốc tế, được giới khoa học quốc tế kiểm chứng và công nhận), dùng cho đào tạo đại học và sau đại học.

    Giả thuyết Pôi-Ca-Rác 1: Tác giả của các sách xuất bản dạng chuyên khảo in Vietnamese với số lượng công bố khoa học ISI bằng 0 đều là đạo sĩ.

  21. Hội Viên.Hội Toán Học (3 months ago)

    Chấm điểm: “Học trò” inhainha: 0 điểm (chưa hiểu bài).

    “Thầy” giải thích: chữ “quốc tế”: ý nói về kiến thức, kết quả khoa học, không nói sách xuất bản. Đề nghị: phạt “Học trò” inhainha năm roi.

  22. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#49405532@N02” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    vuhuy.number (3 months ago)

    Tôi chứng minh được Giả thuyết Pôi-Ca-Rác 1:

    “Giả thuyết Pôi-Ca-Rác 1: Tác giả của các sách xuất bản dạng chuyên khảo in Vietnamese với số lượng công bố khoa học ISI bằng 0 đều là đạo sĩ.” Tôi tạm thời chứng minh giả thuyết này như sau:

    Proof:

    Gọi X là tập hợp các đạo sĩ, x là tác giả thỏa điều kiện của Giả thuyết. Theo định nghĩa, tác giả sách chuyên khảo phải có kết quả công bố nghiêm túc, ISI, liên quan đến sách đó. Từ đó suy ra x thuộc X. Vậy Giả Thuyết Pôi-Ca-Rác 1 hoàn toàn đúng (Q.E.D).

    Có ai thưởng tôi gì không? Dạo này nghèo quá, có cô NCS xinh đẹp mời đi ăn hoài mà không dám đi, vì đi thì mình phải bao chứ. he he.

    Riêng “Giả thuyết Pôi-Ca-Rác 2” thì tôi biết có một người chứng minh được, đó là GS.TSKH.VS. Ông Trời 🙂

  23. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#50438443@N03” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    chonglamquyen (3 months ago)

    Các bác nên thận trọng tham khảo thêm thông tin nhiều chiều:

    donga01.blogspot.com/2010/05/thoi-dua-va-mac- cam-dong-chi…

    Xin phép bác Đông A đăng bài của bác ở đây.

    Thói a dua và mặc cảm dòng chính

    Qua vụ ông Ngô Đức Thọ cáo buộc ông Nguyễn Đình Hương đạo văn tôi thấy rất rõ hiện tượng a dua và mặc cảm dòng chính trong tâm lý người Việt. Vụ ồn ào này tôi đã có bình luận và một bạn đọc đã cung cấp cho tôi ảnh chụp một trang và phần thư mục trong quyển Việt Nam hướng tới một nền giáo dục hiện đại của ông Nguyễn Đình Hương. Tôi thấy nhận định của tôi rất khớp với thực tế của quyển sách.

    Điểm khiến cho tôi ngạc nhiên là cả bài cáo buộc của ông Ngô Đức Thọ lẫn bài báo trên báo Pháp luật TPHCM đều không trưng bằng chứng cho thấy có hiện tượng đạo văn. Điểm này rất kỳ lạ vì thông thường người ta thường phải trưng bằng chứng đạo văn khi muốn cáo buộc ai đó đạo văn. Thông thường là bản chụp các trang sách bị đạo hay phần thư mục không có trích dẫn. Trái lại bài cáo buộc của ông Thọ lại có cả bản chụp một đoạn văn trong quyển sách của ông Hương nhưng nội dung lại không có liên quan gì tới chuyện đạo văn. Vậy mà trên mạng internet chúng ta có thể thấy được khá nhiều ý kiến của người Việt dường như cho rằng ông Hương đạo văn là sự thật hiển nhiên cứ như là chính họ đã từng đối chiếu, kiểm tra chuyện đạo văn này, mặc dù thực tế cho thấy đa phần họ chưa bao giờ nhìn thấy cả hai quyển sách. Điều này nói lên điều gì? Đấy chính là thói a dua của người Việt. Thói a dua này kết hợp với tâm lý mặc cảm dòng chính đã tạo ra luồng dư luận như vừa qua. Mặc cảm dòng chính là khái niệm do tôi nghĩ ra trước đây để chỉ tâm lý tin vào bất cứ thông tin nào có chiều hướng xấu liên quan tới hệ thống chính trị cầm quyền bất kể thông tin đó đúng, sai hay chỉ có một phần sự thật và đồng thời cũng không cần phải bận tâm suy nghĩ, tìm hiểu về tính xác thực của thông tin đấy. Nếu ông Hương không phải từng là Ủy viên Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội hay ông Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm không viết lời giới thiệu thì sự ồn ào sẽ không đến mức độ như vậy. Thói a dua và mặc cảm dòng chính nếu chỉ trôi nổi trên mạng thì đành một lẽ. Nhưng một khi mặc cảm dòng chính len vào hệ thống truyền thông của chính hệ thống chính trị cầm quyền thì điều này đặc biệt nguy hiểm cho chính hệ thống chính trị cầm quyền đấy, bởi vì điều đó cho thấy chính ở trong chính bản thân hệ thống chính trị cầm quyền đã tồn tại một mặc cảm về chính nó sâu xa. Mặc cảm này chưa phát tác ra những hệ quả khôn lường bởi vì nó còn bị áp chế bởi những ràng buộc mạnh mẽ và phức tạp của hệ thống chính trị. Một khi những ràng buộc này suy yếu mặc cảm dòng chính sẽ phát tác từ chính bên trong hệ thống chính trị kết hợp với bên ngoài và sẽ phá vỡ hệ thống chính trị đấy.

    Thời Trung cổ những người đàn bà vác những thanh củi đến giàn hỏa thiêu Bruno đã không hề bận tâm tại sao họ phải thiêu cháy Bruno. Những người đàn bà đó ít nhất có đức tin. Họ không hề mặc cảm và họ tin chắc rằng việc làm của họ là đúng. Tôi thấy những người Việt trong vụ đạo văn này giống như những người đàn bà thời Trung cổ xưa, nhưng khác với những con người xưa kia đấy, họ không có đức tin, họ chỉ có một thói a dua và một mặc cảm chính trị nặng nề.

  24. <img src=”http://l.yimg.com/g/images/buddyicon.jpg#49692155@N04” alt=”” width=”24″ height=”24″>

    chim_nhon (2 months ago)

    @chonglamquyen: Tôi đồng ý việc thận trọng, nhưng chúng ta bằng tư duy logic có thể nhìn nhận ra vấn đề.

    Tôi hoàn toàn không đồng ý với bác Đông A vì:

    – Ô. Hương chức vụ cao hơn rất nhiều lần Ô. Thọ, khi cả hai cùng công tác (tức nhiên bây giờ về danh nghĩa thì cả hai đã nghỉ hưu), và quan hệ Ô. Hương cũng tốt hơn Ô. Thọ. Chính vì thế, nếu nói theo lời bác Đông A, Ô. Thọ đang vu khống Ô. Hương. Với chức vụ và quan hệ của Ô. Hương, liệu Ô. Thọ có dám không?

    – Tất cả những người làm nghiên cứu nghiêm túc đều khẳng định với tôi rằng mỗi người chỉ giỏi ở những chuyên môn nhất định, trừ phi là bậc kỳ tài xuất chúng. Nếu ai đó có đủ trình độ viết sách tham khảo chuyên sâu thì chứng tỏ họ đã rất giỏi trong ngành đó rồi. Liệu Ô. Hương có thể vừa là chuyên gia kinh tế, rồi lịch sử, rồi văn hóa, rồi Hán Nôm (hic). Nên nhớ là các chuyên ngành lịch sử, văn hóa, Hán Nôm rất ít liên quan đến chuyên ngành kinh tế.

    – Lần đầu xuất bản, quyển sách có hơn 300 trang. Lần tái bản năm 2009 hơn 500 trang. Phần dễ nhận thấy nhất là hơn 200 trang được “gom” từ sách của Ô. Thọ. Ô. Hương đã thay đổi thứ từ đề mục trong 200 trang này, nhưng nội dung là “chép”. Lưu ý với bác Đông A ở điểm đó.

    – Các kiến thức sai cơ bản cả trên báo và trên blog của Ô. Thọ mà Ô. Hương viết ra bị vạch trần, đã nói lên ai đúng ai sai rồi. Nếu giả sử Ô. Hương là chuyên gia trong ngành lịch sử, văn hóa, Hán Nôm, tôi cam đoan sau khi đọc báo và phỏng vấn, nếu Ô. Hương đúng Ô. Hương đã bắt Ô. Thọ đối chất, và Ô. Hương sẵn sàng lập hội đồng khoa học để làm đúng sai vấn đề này.

    – Thông tin cuối cùng tôi xin cung cấp: như nhiều ông GS Việt Nam về hưu khác, mặc dù đã về hưu nhưng Ô. Hương cũng chưa muốn nghỉ ngay mà vẫn còn làm cố chức “cố vấn cao cấp” cho Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc Hội. Chính vì thế ông “đạo” quyển sách của Ô. Thọ mong giữ vị trí “cố vấn cao cấp” đó.

==========================================================================================================

4 bình luận to “GS rất dỏm Nguyễn Đình Hương – Quốc Hội, ĐHKTQD Hà Nội: Ủy Viên Hội Đồng Học Hàm Ngành Kinh Tế Học – Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng Quốc Hội – Nguyên Đại Biểu Quốc Hội khoá XI – Nguyên Hiệu Trưởng ĐHKTQD Hà Nội – Có nghi vấn đạo văn”

  1. chim_nhon said

    Đang xét phong danh hiệu NGND cho GS rất dỏm Nguyễn Đình Hương [1]. Nếu chuyện này mà có thật và ông GS rất dỏm này được phong NGND sau tất cả những chuyện đã xảy ra thì phải nói là … bó tay!

    [1] http://vn.360plus.yahoo.com/ngoducthohannom/article?mid=92

  2. giaosudom4 said

    Thực ra những chức danh đó từ lâu đều dành cho các quan chức rồi, có dành cho giảng viên quèn nữa đâu, âu đó cũng là tấn trò đời xem để đỡ buồn trong vài trống canh cũng được!

  3. Hai Luá said

    Nếu me-xừ Hương đúng thật là viết : “…thi Hội để lấy bằng Cử nhân” thì thử hỏi kiến thức về lịch sử có hơn em học sinh lớp 7 khá sử không?
    Bằng cử nhân và Tú tài được cấp khi thi Hương.Đề nghị ông tìm hiểu về ”Sinh đồ 3 quan là gì” và liên hệ hiện tại.

  4. nguyen thanh cong said

    TÔI chỉ là 1 công dân Việt Nam bình thường và cũng chỉ mới hân hạnh được biết và đọc Tạp Chí Giáo Sư Dỏm Việt Nam – JIPV khoảng 1 tháng nay ( 12/2010 ). Nhận thấy Tạp Chí JIPV có mục đích rất Trong Sáng , Chân Chính , Cao Cả và Rất Văn Hóa đối với Giáo Dục nước nhà nói chung , và các nhà Khoa Bảng VN nói riêng .
    Vì vậy , với tư cách là 1 độc giả của Tạp Chí JIPV , tôi đề nghị các Bác trong BBT Tạp Chí nên liên kết phổ biến rộng rãi hơn thêm với các Trang cũng như các Blog khác , chẳng hạn các Blog : QueChoa , Nguyentrongtao , Trưong Duy Nhất , Tran Nhương …..để thông tin RẤT GIÁ TRỊ của Tạp Chí JIPV đến được với nhiều Độc Giả hơn , tác động đến các đối tượng GS Dỏm , PGS Dỏm …mạnh hơn ! ngõ hầu các vị GS Dỏm ấy mới không tránh đươc Búa Rìu của dư luận công chúng và phải lên tiếng để phản biện bảo vệ danh dự của mình . Theo Tôi có như vậy thì mục đích TRONG SÁNG , CAO CẢ , CHÂN CHÍNH , KHOA HỌC …của Tạp Chí JIPV mới nhanh tiến độ XÓA và PHONG chính xác !

Bình luận về bài viết này