Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam

Journal of Incompetent Professors in Vietnam – JIPV

GS dỏm cấp 3 và phản cảm Nguyễn Lân Dũng: “GS.TS”, nhà giáo ưu tú, đại biểu quốc hội, chuyên gia cao cấp Đại Học QG Hà Nội, có nghi vấn chống lại hoạt động cải tổ KHVN của Qũy NAFOSTED – cản trở khoa học phát triển, chưa hiểu thế nào là một công trình khoa học nghiêm túc

Posted by giaosudom4 trên Tháng Tám 10, 2010

#

(5 months ago)

Nguyễn Lân Dũng sau nhiêu năm nghiên cứu, tiêu nhiều kinh phí đã thu được 3 công trình ISI sau:

1. Title: Bullera hoabinhensis sp nov., a new ballistoconidiogenous yeast isolated from a plant leaf collected in Vietnam
Author(s): Luong DT, Takashima M, Ty PV, et al.
Source: JOURNAL OF GENERAL AND APPLIED MICROBIOLOGY Volume: 51 Issue: 6 Pages: 335-342 Published: DEC 2005
Times Cited: 2
ulrichsweb.com (TM) from R.R. Bowker
2. Title: Laccase from the medicinal mushroom Agaricus blazei: production, purification and characterization
Author(s): Ullrich R, Huong LM, Dung NL, et al.
Source: APPLIED MICROBIOLOGY AND BIOTECHNOLOGY Volume: 67 Issue: 3 Pages: 357-363 Published: MAY 2005
Times Cited: 11
View full text from the publisher Springer Verlag
3. Title: Four new species of Kockovaella isolated from plant leaves collected in Vietnam
Author(s): Luong DT, Takashima M, Van Ty P, et al.
Source: JOURNAL OF GENERAL AND APPLIED MICROBIOLOGY Volume: 46 Issue: 6 Pages: 297-310 Published: DEC 2000
Times Cited: 1

Nhận xét: Cả ba công trình này đều là đồng tác giả (chưa biết ai làm), tạp chí thuộc loại trung bình trong lĩnh vực sinh học, bài đăng ít được quan tâm….

Kết luận: Nguyễn Lân Dũng đạt chuẩn GS dỏm – kém hơn yêu cầu trung bình của một anh sau tiến sĩ chất lượng.

Bàn thêm: Với 3 công trình đồng tác giả trên, rất khó để tác giả viết một luận án tiến sĩ chất lượng, tác giả phải chứng tỏ được mình làm trong đó. Tuy nhiên, nếu tác giả giỏi tiếng anh thì có thể xin học bổng sang các cơ sở đào tạo mạnh của quốc tế, khi đó tác giả có thể bảo vệ một luân án tiến sĩ không cần công bố quốc tế. Xin chúc anh Dũng thành công khi có ước mơ bảo vệ một luận án tiến sĩ chất lượng.
#

ChauMinhLinh (5 months ago)

Sao chỉ thấy có một cái tên Dung NL thôi bác?
Ông này thấy hồi trước hay lên ti vi, giảng giải mấy cái khoa học thường thức, cũng vui (có nên coi đó là tình tiết giảm nhẹ?) Hehehe!
#

Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV (5 months ago)

@ChauMinhLinh: Cảm ơn bác nhiều. Bác xem kỹ lại thì sẽ thấy “et al.”, nghĩa là có rất nhiều tác giả trong đó và anh Nguyễn Lẫn Dũng đứng ở phía sau….. ấy. Bác nên phân biệt giữa yêu cầu “khoa học thường thức” và yêu cầu về khả năng nghiên cứu của một giáo sư.

Một giáo sư thường được rất nhiều tiền cho nghiên cứu, chế độ đủ thứ,…., tạm gọi là “ông vua trong khoa học”. Hơn nữa họ có thể cho ra hàng lọat tiến sĩ, và nhiều trong số đó sẽ trở thành PGS, GS. Và kết quả của dỏm là gì thì chúng ta ai cũng biết.

Chúng tôi xét phong PGS, GS dỏm theo tiêu chuẩn trung bình của một tiến sĩ, sau tiến sĩ chất lượng về mặt khoa học.

Xin nhấn mạnh “theo tiêu chuẩn trung bình của một tiến sĩ, sau tiến sĩ chất lượng về mặt khoa học”, chúng tôi không có tham vọng so sánh GS, PGS của ta với GS, PGS trong khu vực hay trên thế giới.
#

TPHCM (5 months ago)

Xin dinh chinh voi Hoi dong la bai so 2 Cited 14 bai tai google scholar, 18 bai tai Scopus trong vong 4 nam, nhu vay noi it ai quan tam cung k dung.

Dong y voi Hoi dong la GS khong phai la 1, hay last name trong cac bai nay nen chi tinh 1/n so diem nhu GS Nguyen Van Tuan chi ra.
#

Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV (5 months ago)

Khiển trách: TPHCM.

Lí do:

1. Không bỏ dấu tiếng việt gây khó hiểu.

2. Không hiểu về giới hạn citations của Web of Science.

Cảm ơn TPHCM về gợi ý 1/n.
#

NhatLe added this photo to his favorites. (5 months ago)
#

Trần Minh (5 months ago)

Xin các vị viết tiếng Việt có dấu đầy đủ để thể hiện sự tôn trọng mọi người. Cảm ơn!
#

manhhai (4 months ago)

Tôi rất thích loại BIA Tiến sĩ trên mạng Internet như thế này, nó giúp mọi người trên khắp thế giới biết rõ thêm về các vị “Tiến sĩ Giấy” của nước ta thời nay. Mong “Hội đồng phong hàm GS-TS Dzỏm” sẽ tiếp tục bổ sung danh sách, với những thông tin TRUNG THỰC và đầy đủ về các vị GS-TS dzỏm khác, để họ khỏi… chạy thoát và để họ cùng được “lưu danh muôn thuở”! Xin cảm ơn.

Tôi nhớ GS Nguyễn Lân là thân phụ của GS này, cũng chuyên làm rất nhiều Từ điển Tiếng Việt dỏm, với rất nhiều sai sót, cẩu thả mà sau này đã được một số tác giả chỉ ra. Làm thầy mà dạy sai thì có tội hơn là không dạy gì cả, vì học sai rồi thì sẽ rất khó sửa. Viết sách sai, cẩu thả mà phổ biến rộng, thì theo tôi còn tai hại cho xã hội hơn là không viết gì cả, vì làm nhiều người tin theo những cái sai của mình, rồi lại truyền bá cái sai lan rộng thêm, nhất là khi tác giả sách là người có chút tiếng tăm!

Mời các bạn tham khảo các bài viết dưới đây của tác giả Huệ Thiên để biết thêm:

Đọc lướt «Từ điển từ và ngữ Việt Nam» của Nguyễn Lân
http://www.thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?t =1646

và:
Những chỗ sai khó ngờ trong «Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam» của Nguyễn Lân
http://www.thuvien-ebook.com/forums/showthread.php?t =1645
#

Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV (4 months ago)

Cảm ơn bác. Thông tin về công trình khoa học của các vị ở đây là công khai bác à. Bác có thể tự kiểm tra, hoặc nhờ người thân kiểm tra hộ.

Họ được Web of Science liệt kê bao nhiêu thì chúng tôi nêu ra bấy nhiêu. Đôi khi chúng tôi cũng có sai sót, nhưng nếu có sai thì chúng tôi sẵn sàng sửa lại.

manhhai (4 months ago)

Cảm ơn bác đã cho các đường dẫn. Phải làm rõ được vàng thau thì mới tôn vinh được những trí thức thật và những cống hiến thật sự của họ cho khoa học hay giáo dục. Chúng ta thực sự mang ơn tất cả những cống hiến của các nhà khoa học hay các nhà nghiên cứu nghiêm túc của đất nước và của thế giới, và không chấp nhận những sự dối trá, bịp bợm của các vị GS-TS dỏm!
#

TS_Dom2010 (4 months ago)

Cả nhà Bác này ai cũng háo danh một cách thái quá! Làm thế thì dễ trở thành gian dối!
#

inhainha (2 months ago)

“Đã được đưa vào Phòng lưu niệm Dỏm – Kém – Yếu”
#

Tuan Ngoc@ (4 days ago)

Phản hồi của một GS bị phong là dỏm

donga01.blogspot.com/2010/08/cam-nhan-cua-gs- bi-phong-la-…

GS dỏm cấp 3 Nguyễn Lân Dũng “bác” JIPV như thế này:

“Trên mạng tôi gặp một bài về các Giáo sư dởm (!). Trong các vị “giáo sư dởm” đó có tên tôi. Nhưng tôi lại được xếp cùng với những tên tuổi lớn như Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Thị Doan, Đào Trọng Thi… Người nào viết bài đó đã cố tình lấy tiêu chuẩn phải có nhiều bài nghiên cứu công bố ở một số tạp chí nhất định. Tôi chẳng quan tâm vì họ nói sai. Không phải chỉ có các tạp chí ấy mới có giá trị. Tôi đã công bố khoảng 100 bài nghiên cứu trên các tạp chí trong và ngoài nước. Đâu phải là người không tận tụy với nền khoa học nước nhà. Dởm hay không do nhân dân đánh giá. Băn khoăn làm gì khi thế giới mạng hiện nay là nơi ai cũng có quyền tung lên mọi ý kiến.”

Nguồn: bee.net.vn/channel/1988/201008/Ong-nghi-o-gam -chan-1761984/

Một số ý kiến giúp GS dỏm Nguyễn Lân Dũng giác ngộ khoa học nghiêm túc là gì (sưu tầm từ Đông A’s blog):

Đông A: “Lần đầu tiên, một GS được tạp chí JIPV (tạp chí GS dỏm Việt Nam) phong danh hiệu GS dỏm phát biểu cảm nhận của mình về vấn đề này. Đây là phản hồi đầu tiên mà tôi được biết kể từ ngày tạp chí JIPV xuất hiện trên mạng. Như vậy thật cũng không dễ “khuất mắt trông coi” mà im lặng được. Nhưng có một điểm tôi không rõ lắm những người tạo lập tạp chí JIPV có phải là “nhân dân” theo quan điểm của vị GS này không? Nếu họ không phải là nhân dân thì họ là ai nhỉ? Chính phủ chăng?”

Guest “Theo NLD thì ĐA cũng sai luôn khi ủng hộ ISI ????”

Guest “Không hiểu số 100 của ông Dũng là gì?”

Đông A “Có gì đâu, theo ông NLD thì không phải chỉ có tạp chí ISI mới có giá trị mà còn các tạp chí khác nữa. Tạp chí nào khác nữa thì do nhân dân quyết định.”

Đông A “Đấy là những chiêu thức quen thuộc. Một là lấy tiêu chí “nhân dân” làm bình phong, mà thực ra thì chẳng ai biết “nhân dân” là ai cả.”

Đông A “Hai là lập lờ đánh lận con đen, tung con số 100 bài trộn lẫn lung tung trong nước, quốc tế, hội nghị hay thậm chí có thể là khoa học thường thức.”

Đông A “Ba là tung hỏa mù, muốn nói rằng còn có các tạp chí giá trị khác ngoài ISI nhưng chẳng bao giờ chỉ ra ít nhất 1 ví dụ.”

Guest “Thật ra chuyện NLD mang hàm GS dỏm cũng không sao vì sự thật là thế. Nhưng cách ông ngụy biện thì tự nhiên tui bị mất ông ấy.”

Guest “ĐBQH-GS.TSKH mà chưa biết ISI thì bác ĐA nghĩ sao? Hay là cũng pó tay?”

Guest “Nếu cho GS dỏm này một lời khuyên, bác ĐA khuyên cái dzì??????”

Guest: “haha bác NLD la làng trên báo cho mọi người biết là Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Thị Doan, Đào Trọng Thi nằm trong danh sánh GS dỏm :D”

truongthaidu: “Không biết ông NLD có xem những bài ông viết trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay là có giá trị không? Bà xã tôi đặt mua tạp chí này dài hạn, tôi hay đọc ké. Tôi thấy ông viết rất khỏe nhưng toàn những thứ nhảm nhí, cưỡi ngựa xem hoa. Dạo này cứ thấy tên cộng tác viên thường trực NLD là tôi lật nhanh cho hết mấy trang “mua lầm”. ”

inhainha: “Xin đính chính với bác Đông A là ông này không phải thuộc ngành xã hội, mà là chuyên ngành sinh học! vì vậy ông ta những lời ông ta biện hộ chỉ là ngụy biện.”

Rongsay: “Nói gì thì nói chứ NLD thì đừng có chỉ trích. làm được như vậy là ok rồi. đời người phấn đấu để lấy mấy cái NCKH xxx thì liệu có bằng làm việc cần cù vất vả giúp ích cho người khác không chứ???
tớ nghĩ vậy,:|”

Đông A: “Vấn đề có ích cho xã hội là một vấn đề dễ tạo ra ngụy biện. Một nhân công quét rác, một nông dân trồng lúa, một công nhân sản xuất … đều có ích cho xã hội và cho người khác. Thế nào là một GS có ích cho xã hội và cho người khác? Trước hết đó phải là một GS thực sự, tức là một người làm tốt trách nhiệm GS của mình, tức là trách nhiệm vừa nghiên cứu và vừa giảng dạy. Nếu vai trò GS của mình không làm tốt thì đấy chắc chắn không phải là một GS có ích cho xã hội và cho người khác. Ông NLD, theo tạp chí JIPV, không phải là một GS thực sự, do vậy không phải là một GS có ích cho xã hội và cho người khác. Ông NLD có thể là một đại biểu Quốc hội có ích cho xã hội và cho người khác. Nhưng với vai trò là GS thì không. Theo như tôi hiểu, JIPV chỉ đánh giá về vai trò GS trong nghiên cứu khoa học và không đánh giá về các mặt khác con người khác.”

Ngoài ra ông NLD là một trong những người phản đối cải cách trong khoa học của quỹ NAFOSTED. Rất tiếc vấn đề này tôi lại không có thông tin chính thức để dẫn chiếu. Điểm này lại cho thấy ông NLD không những là một GS không có ích mà còn lại có hại cho xã hội nữa.

Đông A: “Tất nhiên chuyện GS dỏm này nếu có thể thì cũng nên thể tất, bởi vì nói theo kiểu như ông Nguyễn Trần Bạt, thì họ vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân. Tôi không nghĩ vấn đề mấu chốt ở đây ai là dỏm hay thật. Vấn đề này không quan trọng lắm. Cái quan trọng là cơ chế nào đã đẻ ra các hiện tượng như vậy và cần phải cải cách nó.

Đông A: “Tôi thấy vấn đề đưa khoa học và giáo dục của Việt Nam hội nhập với thế giới thật là gian nan và khó khăn, bởi vì luôn có những hòn đá tảng cản đường thay đổi hay cải cách, xem tạp chí JIPV thì sẽ thấy đa số họ đều nắm giữ những vị trí chủ chốt và có ảnh hưởng chính trị xã hội nhất định trong hoạch định chính sách khoa học và giáo dục của quốc gia.”

уго: “Bác Đông A ạ! GS đây là GS ta, GS Việt Nam và như vậy các vị ấy là GS thật hẳn hoi. Bác GS NLD nói “tôi lại được xếp cùng với những tên tuổi lớn” là bác ấy dỗi đấy, bởi vì bác ấy hơn hẳn các GS khác là trước đây (không hiểu bây giờ còn không) bác ấy có mục trả lời gì đó trên TV và mục hỏi gì đáp nấy trên báo Nông nghiệp Việt Nam hoành tráng lắm, chứ tạp chí JIPV kể cả không ít GS biết là cái gì đâu.”

ngoc: “Ông Nguyễn Lân Dũng chỉ nổi tiếng nhờ mấy chuyên mục trả lời lăng lăng về kiến thức trên TV. Em trai ruột ông này Nguyễn Lân Hùng xuất hiện trên VTV 1 sáng sáng trong chuyên mục mà nhiều người gọi là “xui dại nông dân”. GS Việt Nam không thể khá được ”
#

Tuan Ngoc@ (4 days ago)

Với những thông tin trên, tôi đề nghị xét thêm tính “ngụy biện và cản trở khoa học phát triển” đối với GS dỏm Nguyễn Lân Dũng.

inhainha (2 hours ago)

hehe, có bài này đọc tức cười chết, xin trích một số câu:

“Vì bận, thời gian đi vệ sinh là lúc duy nhất ông có thể tranh thủ đọc truyện”
Ông nghị phân trần: “Nói ra thì hơi thô nhưng quả thực tôi phải tranh thủ lúc đi vệ sinh để đọc truyện. Đó là lúc tôi rảnh nhất để có thể dành cho công việc này. Mỗi lần đọc tôi cố gắng đọc khoảng một chương.”
———->Haha, đi đại tiện mà cố gắng đọc hết một chương. Một chương cả trăm trang chắc ông ấy ngồi trong nhà vệ sinh cả tiếng nhỉ.

Tôi xin Thủ tướng… 2 triệu USD
Ông nghị dù trăm công nghìn việc nhưng có một thứ công việc mà ông đã dành cho nó tâm huyết gần như cả đời: xây dựng và phát triển Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học tại Đại học Quốc Gia Hà Nội. Hiện nay ông đang là cố vấn cao cấp của Viện.
“Lúc nào tôi cũng nghĩ về Viện đó. Viện đó ra đời và phát triển như ngày hôm nay là cả một quá trình nỗ lực lớn của tôi và các bạn đồng nghiệp. Trong một buổi gặp các trí thức với Thủ tướng Phan Văn Khải. Tôi xin phát biểu: Thời Cách mạng tháng Tám mới thành công rất nhiều trí thức còn trẻ và chỉ có bằng cử nhân nhưng đã đề nghị với Bác Hồ được nhận những nhiệm vụ nặng nề. Bác Hồ đã tin cậy họ và trao vào tay họ những nhiệm vụ trọng đại và họ đều hoàn thành rất tốt cho đến tận cuối đời.
Năm nay tôi đã 70 tuổi, tôi xin Thủ tướng cho nhận nhiệm vụ xây dựng Viện vi sinh vật học. Tôi không dám xin nhà, xin đất, xin người, chỉ xin Thủ tướng cấp cho khoảng 2 triệu USD để có thể mua được một số thiết bị nghiên cứu tối cần thiết.

————>Xin 1 đống tiền từ thời ông Phan Văn Khải đến giờ mà chưa viết nổi vài bài là sao nhỉ? chắc cũng tình trạng mua trùm mền của rất rất nhiều thiết bị thí nghiệm trong chương trình đầu tư trọng điểm của nhà nước. Toàn thiết bị đắt tiền nhưng hầu hết trùm mền!

bee.net.vn/channel/1988/201008/GS-DBQH-Nguyen -Lan-Dung-Kh…

45 bình luận to “GS dỏm cấp 3 và phản cảm Nguyễn Lân Dũng: “GS.TS”, nhà giáo ưu tú, đại biểu quốc hội, chuyên gia cao cấp Đại Học QG Hà Nội, có nghi vấn chống lại hoạt động cải tổ KHVN của Qũy NAFOSTED – cản trở khoa học phát triển, chưa hiểu thế nào là một công trình khoa học nghiêm túc”

  1. chim_nhon said

    Đúng là dỏm và nổ thường đi cùng nhau.

    – Trả lời trên TV câu cửa miệng là: “để trả lời câu hỏi của bạn, chúng tôi đến gặp GS. xxx”.
    – Chính xác nữa là xin Thủ Tướng 200,000 USD, Thủ Tướng cho gấp 10 lần (2 triệu) mà chẳng lên cơm cháo gì lại còn khoe để có cơ ngơi như ngày hôm nay xyz…

    Kiến thức đi vay, tiền đi xin, hỏi ông nghị/dỏm đã làm gì cho đất nước?

  2. Nguyễn Lân Lân said

    Khổ cho bác NLD quá. Cuối đời lại vạch áo cho người xem lưng. Bác nói như thế thì cở trình độ cao học cũng có thế thấy bác dốt như thế nào? Tạp chí ISI là những tạp chí được tuyển ra trong số nhiều tạp chí quốc tế, có phản biện bài bản bởi các chuyên gia. Bác NLD dốt vừa phải thôi bác à. Việc bác chỉ có ba bài dạng ăn ké cho đến trên 70 tuổi cũng đã cho mọi người biết trình độ khoa học thực sự của bác đến đâu.

    Dốt không phải là cái tội, dốt hoàn toàn được thông cảm. Tuy nhiên đem cái dốt của mình để làm cho tuổi trẻ hiểu lệch về khoa học như bác NLD là có tội lớn với đất nước.

    Nhân dân Nguyễn Lân Lân đánh giá bác NLD như thế. Bác thấy có quá không?

  3. nguyen hoa said

    Nếu thật sự là giáo sư chân chính ở Việt Nam thì Ngài Nguyễn Lân Dũng sẽ có những bài viết vạch trần những hành vi yếu kém về đạo đức và Trình đô NCKH của ông Vũ Minh Giang và những người cùng ê kíp dối trá và yếu kém với ông này.

  4. Cái danh hão của người Việt Nam ta, nó đã được ấp ù từ trong xa xưa và nó bùng phát lên dữ dội như hôm nay, tôi không nhớ câu nói này của Hoài Thanh hay của TRÍ sỹ NÀO ? “NGƯỜI Việt Nam ta có tiếng là hiếu học, nhưng cái học mà không mang lại danh lợi thì chẳng ai màng đến cái học làm gì nữa, vừa rồi trên mạng cũng có một bài viết, nói về giáo dục, TG kết … truyền thống hiếu học của dân ta thực ra là ham lợi hám danh, tham chức quyền. . .mà thôi
    Thật là nhục nhã, một Quốc Gia nghèo nàn và lạc hậu, thuộc thế giới thứ 3 mà số lượng tiến sỹ khoa học nhiều hơn cả Hoa Kỳ ! theo số liệu điều tra năm 2006, người trong độ tuổi lao động là 49 triệu/85 triệu dân số, trong đó 26,87 triệu người có bằng cử nhân đến TSKH (trong số này có 266 ngàn tiến sỹ khoa học) vô cùng kinh ngạc tỷ lệ trí thức chiếm trên 1,2 số người lao động, đúng là xấu hổ tuyệt vời.
    Trên bản đồ khoa học thế giới: cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam là không ! nhục nào hơn các nhà khoa học không biết làm khoa học. các phát minh sáng chế trong nước hình như là hoàn toàn các tá điền làm ra, như máy gặt đập liên hòan, máy sạ lúa, máy gieo hạt, máy phun thuốc trừ sâu, máy tách vỏ đậu phộng, máy dệt chiếu, máy thái hành tỏi .. .
    Hậu thế sẽ mỉa mai chúng ta. con cháu chúng ta chúng sẽ rất căm phẫn và nguyền rủa.
    Thật là buồn tôi xin kể một câu chuyện như sau:
    khoảng tháng 6 năm 2005 (vì là chuyện chẳng nên nhớ làm gì) tôi có tham dự một buổi phản biện một chương trình của CP, do TP.HCM tổ chức, qua các ý khen, chê, từ nhè nhẹ, nhẹ và lên âm ấm, thế rồi lên nóng, phần đông các nhà khoa học phản bác dự thảo, trong phản bác có nhiều ý, bỏ và thêm. . . thế rồi quay ngoắt ra xỉa xói nhau về bằng cấp, hôm ấy một vị thạc sỹ (phó một ban thuộc LHCHKH&KT TP.HCM)đã nói toẹt ra rằng: tôi trân trọng tôi, đến giờ này nhân cách tôi vẫn còn trong lắm ! chứ tôi mà lem nhem thì 7.500 USD cho cái bằng TSKH, tôi chỉ thua anh là không có miếng giấy vô hồn đó thôi, còn tri thức, anh không đáng xách dép cho tôi, hôm ấy vị PCT. TP phải đứng lên can thiệp “xin các đồng chí hiểu cho, chúng ta phản biện cho chương trình .. . chứ không phải bàn cãi bằng cấp”.
    Theo thiển ý của tôi, các Bác nên đưa ra một danh sách, chỉ mặt điểm tên các GS dỏm và PGS dỏm, phản cảm, lấy từ 02 nguồn, một là do các Bác có, hai là do độc giả cung cấp, nguồn do độc giả cung cấp thì các Bác cứ trích dẫn từ link và email, người cung cấp chịu trách nhiệm.
    Còn cử nhân dỏm thì không có giấy mực nào ghi ra cho hết đâu ! có lẽ, phải vài trăm nhân viên, cả đời ăn lương để đánh danh sách này không làm xong ạ.

    • giaosudom4 said

      theo số liệu điều tra năm 2006, người trong độ tuổi lao động là 49 triệu/85 triệu dân số, trong đó 26,87 triệu người có bằng cử nhân đến TSKH (trong số này có 266 ngàn tiến sỹ khoa học)

      Đề nghị bác cho biết, bác dẫn nguồn những con số này từ đâu? Tôi thì tôi không tin con số này.

      • tiensydom said

        Xin lỗi Trần Lê Phương, người không hiểu về khoa học như anh thì không nên nói về khoa học, nếu anh chưa phân biệt được phát minh và cải tiến, chưa biết đưa ra nguồn dẫn chứng thì đừng xúc phạm đến những nhà khoa học.

      • Onlooker said

        @Bác Tiensydom: Tôi nghĩ nên tử tế với nhau trong trao đổi. Tôi thấy nói rằng Trền Lê Phương không hiểu về khoa học thì hơi quá đáng và cũng không có cơ sở để nói bác ấy như thế. Bác phải để bác ấy có dịp trình bày quan điểm của bác ấy chứ. Tôi ủng hộ bác TLP nêu ý kiến (nếu bác ấy có nguồn dữ liệu thì hay hơn), dù có thể tôi không thích cách nói của bác ấy.
        Onlooker

        • tiensydom said

          Có lẽ onlooker chưa đọc những tranh luận trên vnexpress vào khoảng giữa tháng 8 năm 2009, lúc đó có 1 bạn đọc viết, tôi không nhớ rõ vì không tìm được bài cũ, không biết có phải vnexpress xóa không, nói đại ý là: các nhà khoa học VN không phát minh, nghiên cứu được gì cả, chỉ có nông dân phát minh ra đủ thứ, những tranh luận đó đã chỉ rõ tác giả không hiểu biết về khoa học khi không phân biệt được phát minh và cải tiến, ý của tôi khá rõ khi tác giả không phân biệt được cải tiến và phát minh thì đừng nên bàn về khoa học, xúc phạm đến các nhà khoa học chân chính. Onlooker và TLP có thể đọc các bài tranh luận liên quan đến vấn đề này trong mục bạn đọc viết trong khoảng thời gian gần với thời gian tôi gửi bên dưới
          http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Khoa-hoc/2009/08/3BA12790/

        • Onlooker said

          Không, tôi không nói về nội dung. Tôi chỉ nói về thái độ tranh luận. Tôi có thể không đồng ý với những gì TLP viết, nhưng tôi ok quyền bác ấy viết, miễn là phải có cơ sở và lịch thiệp.

          Cái bài trên Vnexpress vẫn có thể tranh cãi. Tôi hiểu nghiên cứu khoa học cần thời gian để ứng dụng, nhưng điều đó không biện minh cho sự yếu kém của tiến sĩ VN. Sự thật là có nhiều tiến sĩ chẳng biết gì về thực tế. Thử hỏi các tiến sĩ trong cái gì đó của Bộ Quốc phòng mà đi kiểm tra máy bay của 2 ông Hai Lúa! Khôi hài. Thời của tôi, các bạn bên Phú Thọ họ chẳng những giỏi về thực tế mà còn khoa học.

          Onlooker

    • Onlooker said

      Tôi nghĩ người dân thường có một kỳ vọng thiếu thực tế là: hễ tiến sĩ thì cái gì cũng biết, cái gì cũng làm được. Đó là họ hiểu lầm. Lầm không phải do họ, mà do chính mấy ông bà tiến sĩ. Họ TỰ TẠO cho mình cái vị trí cao hơn người thường. Họ vênh váo với cái bằng tiến sĩ như là nhà thông thái. Họ dùng cái bằng đó để làm bùa hộ mệnh, để phản bác bất cứ ai nói không theo ý của họ. Bởi thế người dân cứ tưởng tiến sĩ là một nhà bác học!

      Một anh kỹ sư cơ khí có vai trò khác với anh thợ máy. Kỹ sư có thể không sửa được cái xe gắn máy, nhưng anh ta biết cơ chế vận hành của nó. Một anh tiến sĩ cơ khí có vai trò khác với anh kỹ sư. Một anh tiến sĩ có thể không chế ra cái máy mới như anh kỹ sư, nhưng anh tiến sĩ có thể nghĩ về một mô hình mới. Nhưng trước khi học tiến sĩ anh phải là kỹ sư và có kiến thức cơ bản. Nếu tiến sĩ mà không có kiến thức như kỹ sư thì rõ ràng là dỏm rồi.

      Bác Trần Đình Bá mới đây viết bài nói rằng tại sao ngành đường sắt có 300 tiến sĩ mà để đường sắt tệ hại như hiện nay, còn thua thời Pháp để lại. Bác Bá hiểu không đúng về vai trò của MỘT tiến sĩ. Nhưng với một TẬP THỂ 300 tiến sĩ, tức là tri thức hùng hậu như vậy mà làm cái gì cũng có vấn đề, thì bác Bá hoàn toàn có lý đặt vấn đề.

      Tôi từng ngồi trong hội đồng phản biện với rất nhiều tiến sĩ và giáo sư. Tôi có thể nói rằng nhiều người ngồi lầm chỗ. Họ chỉ có danh chứ không có thực tài. Bác thử tưởng tượng ngồi duyệt xét đề tài khoa học mà người ta dành ra cả nửa giờ để cãi nhau về chính tả và từ ngữ! Khi họ nói về chuyên môn thì kiến thức của họ quá kém và lạc hậu. Tiến sĩ giáo sư của ta là thế đó. Bởi vậy cái ông thạc sĩ kia bức xúc “quật” lại các vị tiến sĩ giáo sư là hoàn toàn hiểu được.

      Onlooker

      • kata said

        Bác onlooker nói rất đúng.
        Không phải chỉ là TS đâu, mà TSKH cũng chẳng ra gì
        Xin đơn cử trường hợp TSKH Vũ Minh Giang. Ông này có đặc điểm:
        1. Không biết phân tích văn bản khoa học
        2. Thích bảo kê Tiến sĩ yếu kém và Đề tài yếu kém để được tiền và được thêm người ủng hộ mình.
        3. Coi thường Các vị lãnh đạo nhà nước không có bằng tiến sĩ.

        Lưu ý:
        Luật giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam không chấp nhận Cụm từ Tiến sĩ khoa học.

  5. tiensydom said

    Cảm ơn bác Onlooker, tôi sẽ rút kinh nghiệm, có lẽ do tôi quá bức xúc, vì trước đó cũng đã tranh luận khá nhiều và cũng có những đồng tình với tác giả Trần Thanh Phương mà tôi đã gửi link. Tôi đồng ý là có rất nhiều nhà khoa học dỏm, đó là lý do mà tôi lấy nick là tiensydom để theo dõi tạp chí GSD, và tôi rất trân trọng những đóng góp của tạp chí cho khoa học nước nhà, dù tạp chí có vẻ tập trung nhiều cho ngành toán, còn tôi làm việc nhiều bên lĩnh vực ứng dụng hơn. Trân trọng.

  6. Hai Lúa said

    Các bác cứ đánh anh Lân Dũng mãi làm gì !
    Thực ra,nếu nói về bác Lân Dũng thì bác này là nhà phổ biến khoa học kỹ thuật,cỡ như bác Kính Viễn ngày xưa,chứ không phải là nhà nghiên cứu khoa học.
    Bác ấy lập ra Trung tâm Vi sinh thuộc khoa Sinh vật DDHTH Hà nội cũ,là để lấy tiền Nhà nước nuôi tới gần 30 biên chế.Đề tài thì toàn thuộc dạng có từ ngàn xưa đã làm rồi.Ví dụ bác ấy làm Bia Vi sinh khoảng 30 năm trước,đăng ký đề tài,quảng cáo,đóng chai ầm ỹ.Nhưng Ủy ban KHKT NN đến thì thấy cách làm của Bút Thép trên báo Thiếu niên TP cách đó gần 20 năm hay hơn.Hồi đó,báo TNTP đã dạy các em lấy chuối chín cho chút bia để lên men ngâm xuống giếng.Uống loại đó còn hay hơn Bia Vi sinh Lân Dũng.Đến thăm cơ sở làm Bia thì thấy ngài đập bẹp ống bơ làm may so thả vào thùng phuy đun nước làm bia nên quan khách sợ quá,bụng đã trót uống bia rồi reo ồng ọc. Bác ấy làm nấm thì mọi người trồng loại đó trước lâu rồi.Bác ây là thuốc tăng trọng lợn từ thảo mộc thì anh em nghi mua thuôc của Trung quốc bán đầy ngoài chợ về trộn với cám,nấm,v.v..
    Thế mà cơn cớ gì đẩy cái Trung tâm ấy thành viện.Hai Lúa tui ngu dốt quá,hổng hiểu.
    Hồi bác ấy làm Phó Giáo sư mà chưa có bằng Phó tiến sỹ,anh em trường giục mãi bác ấy bảo đứng tuổi rồi.Sau thì cũng cố có cái bằng vớ vỉn.
    Nhưng anh Lân Dũng chỉ loằng ngoằng thế thôi mà vui vẻ,chẳng làm hại ai.
    Thực là vui như Tết !

    • kata said

      Bác Lân Dũng rất hiền, các Bác đừng đánh Bác ấy.
      Có đánh thì các Bác đánh cái kẻ yếu kém về đạo đức – tư tưởng và chuyên môn có tên là Vũ Minh Giang:
      HAI QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
      van net (Chuyên đề về sự thật khoa học và nền dân chủ khoa học)

      Hai quan điểm về việc đánh giá Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia đang tồn tại (thể hiện sự đối lập của người lợi dụng quyền lực chống lại người vì những mục đích khoa học phục vụ nhân dân, khoa học vì nền đạo đức xã hội):

      1. Quan điểm của Ngài Vũ Minh Giang, Nguyên ủy viên Hội đồng Khoa học và Đào tạo – Đại học Quốc gia Hà Nội:
      + Chấp nhận Đề tài cấp ĐHQG không hoàn thành mục tiêu và Nhiệm vụ nghiên cứu đã được đặt ra.
      + Chấp nhận người không có chuyên môn làm phản biện đề tài NCKH cấp ĐHQG:
      + Chấp nhận và tạo cơ hội để người thực hiện đề tài liên hệ trước với Chủ tịch Hội & Uỷ viên Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học, và Phản viện đề tài.
      + Chấp nhận Cấu trúc lô gic của Đề tài bị hỏng.
      + Chấp nhận Đạo văn

      2. Quan điểm của Ngài Đỗ Bá Lộc, Nguyên ủy viên Hội đồng Ngữ học và Việt học – Bộ Giáo dục và Đào tạo:
      + Không chấp nhận Đề tài cấp ĐHQG không hoàn thành mục tiêu và Nhiệm vụ nghiên cứu đã được đặt ra.
      + Không chấp nhận người không có chuyên môn làm phản biện đề tài NCKH cấp ĐHQG:
      + Không chấp nhận và không được tạo cơ hội để người thực hiện đề tài liên hệ trước với Chủ tịch Hội & Uỷ viên Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học, và Phản biện đề tài.
      + Không chấp nhận Cấu trúc lô gic của Đề tài bị hỏng.
      + Không chấp nhận Đạo văn

      Nhận xét:
      1.Quan điểm của Ngài Vũ Minh Giang được các tiến sĩ yếu kém và cơ hội ủng hộ, được các “học giả ” mang ơn VMG ủng hộ.
      2.Quan diểm của Ngài Vũ Minh Giang đang được vận dụng để bảo kê các đề tài khoa học yếu kém ở ĐHQGHN: điển hình là đề tài QN.02.02 do tiến sĩ yếu kém Chu Thị Thanh Tâm và con gái Trần Quốc Vượng thực hiện, đề tài QG.05.41 do tiến sĩ yếu kém Chu Thị Thanh Tâm + hai Tiến sĩ ở Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc và Ngôn ngữ và Văn hóa Anh – Mỹ + một cử nhân đang chờ việc thực hiện một cách riêng rẽ
      3. Hội đồng Khoa học và Đào tạo – ĐHQGHN chưa họp để xử lý vụ việc khoa học QN.02.02 và QG.05.41 vì Ngài Vũ Minh Giang là Chủ tịch Hội đồng này, đồng thời là người bảo kê tiến sĩ yếu kém Chu Thị Thanh Tâm ( Theo truyền thống ĐHQGHN, Ngài Mai Trọng Nhuận phải là Chủ tịch Hội dồng Khoa học và Đào tạo (?)

      KATA

    • shuong said

      Bac Hai lua nhan xet rât dung. Bac NLD không gioi nghien cuu chuyên môn lam nhung bac ây ngoai giao gioi. Sinh vien o miên Nam thuong bac ây lam, bac ây hơi theo chiều gió nhưng nhân hâu, hơn rất nhiêu ngươi khác

  7. Trên tivi Bác NLD nói có 6 loại virus gan là: (quí vị nghe tôi đọc nè) A, Bê, Xê, Đê, E và…Gờ (không biết TS mà đọc các chữ cái tiếng Việt không ra hồn(?) thì người giỏi, người nổi tiếng hướng dẫn được gì cho công chúng vì một lần bất tín thì vạn lần bất tin, và Bác Tién sĩ có cần đi học cách đọc lại A,B,C tiếng Việt không nhỉ?

    • Nguyễn Minh Đức said

      Anh nên đi học lại thì đúng hơn. Theo chương trình cải cách hiện nay thì ko còn một trường tiểu học nào ở Việt Nam dạy cách đánh vần chữ G là Giê hay Gi cả, chỉ đọc là G.

      • kata said

        Không ai đọc là G cả. Bạn Đức cũng chẳng biết gì về ngữ âm và tiếng Việt. Nên Bạn đừng mắng Bạn Thông: “Anh nên đi học lại thì đúng hơn”
        Bạn có thể đến ĐHQGHN để học môn Tiếng Viêt nhé.

        • hoanpk@gmail.com said

          Bây giờ mà gặp chữ G , ai cũng phát âm là G . Ví dụ Lg Optimus G , giờ G , Điểm G , chả ai phát âm là Giờ Gi , giờ giê cả . Bạn Kata học nhiều bị ngộ chữ rồi .

  8. Nac danh said

    Có môt lần, đọc báo Nông nghiệp (NN), thấy có mục hỏi đáp KH,tôi vô thử, và đó là một câu hỏi về cáp quang (fibre optic). Đọc qua, và thấy đề tên người trả lời :GSTS NLDũng. Ôi chao, tôi rất mến vị đại biểu QH này, nhưng đây là chuyện KH, nên “ngứa ngáy”, đành phải viết phản hồi cho NN (mà chắc chắn sẽ không bao giờ được đăng). Viết cũng nhẹ nhàng thôi, chỉ nói NN là nên tìm người đúng chuyên môn để trả lời bạn đọc, vì GSTS NLDũng là chuyên về vi sinh…
    xin kể lại câu chuyện này, và xin lỗi trước, nếu hôm nay, GSTS NLDũng mới biết chuyện này, bởibáo NN đã không phản hồi đến ông sự việc đã xây ra mấy tháng rồi. Xin được nhắc lại : tôi rất mến mộ ĐBQH NLDũng!

  9. Nguyễn Minh Đức said

    Ko biết là, ở trong web nhà mình, có chỗ nào đăng tải thông tin về các thành viên chuyên viết bài cho web nhỉ, xem trình độ các bác thế nào.

    Mà cũng phải đổi tên miền, đăng kí trang web rồi các thứ đi thôi, để mãi wordpress. =]]

  10. kata said

    Công việc của bác Lân Dũng như vậy là tốt.
    Đọc sách để trả lời cho ban theo dõi trên TV chỉ cần bằng cấp cử nhân là đủ.
    Là giáo sư chân chính thì cần phải có công trình khoa học có thông tin trên cơ sở:
    1. Thống kê
    2. Phân tích
    3. So sánh – đối chiếu
    4. Phát hiện

    Ghi chú:
    Bác Lân Dũng được gọi là “giáo sư dỏm” là hoàn toàn phù hợp.
    Chúc Bác làm công việc rất phù hợp với trình độ của bác là: nhận câu hỏi, rồi đọc Từ điển bách khoa để biết thông tin và trả lời bạn theo dõi truyền huỳnh

    kata – data

    • Nguyễn Minh Đức said

      :))

      Với cái tiêu chuẩn bạn đề ra thì GS Lân Dũng đã là giáo sư chân chính từ đời tám hoánh nào rồi, ko cần đến lượt bạn phải chỉ ra hộ xem như thế nào thì mới là GS chân chính. =))

      Thế bạn đang học hay công tác ở đâu thế ? :>

      • kata said

        Bạn đang ở đâu thế.
        Hình như bạn không phải nhà khoa học và không đọc các công trình của Bác Nguyễn Lân Dũng.
        Bạn đã học môn Phương pháp NCKH chưa.
        Bạn đã đọc các bài viết của chúng tôi về tiêu chí để khảng định thế nào là “giáo sư dỏm chưa?”
        Chúc Bạn vui vẻ.

      • kata said

        Bạn đang ở đâu thế.
        Hình như bạn không phải nhà khoa học và không đọc các công trình của Bác Nguyễn Lân Dũng.
        Bạn đã học môn Phương pháp NCKH chưa.
        Bạn đã đọc các bài viết của chúng tôi về tiêu chí để khảng định thế nào là “giáo sư dỏm chưa?”
        Chúc Bạn vui vẻ

      • kata said

        Bạn Đức thân mến. Bạn đọc nội dung sau của tác giả Việt Nam nhé:

        Mấy vấn đề liên quan đến khái niệm “GIÁO SƯ DỎM”:

        1. Bảo kê các đề tài khoa học yếu kém và tiến sĩ yếu kém
        2. Đề tài Nghiên cứu khoa học không tạo nên sự phát triển Khoa học $ Công nghệ và Giáo dục
        3. Có hành vi đạo văn trong NCKH
        4. Không sử dụng được hai ngoại ngữ trở lên (một ngôn ngữ đơn lập, một ngôn ngữ tổng hợp)
        5. Không nắm được Luật giáo dục của nước CHXHCNVN (mục nói về giáo sư)
        6. Không biết IT & ICT là gì và không biết dùng thành thạo máy tính.
        7. Không có lịch nghiên cứu khoa học và Giảng dạy trong Qúy và trong Năm
        8. Không biết phương pháp giáo dục Đại học và giáo dục Sau đại học
        9. Tư duy không phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa & Giáo dục

        Ghi chú:
        1. Qúy vị có thể nêuvấn đề và chứng minh vấn đề
        2. Câu hỏi 1: Bác X là giáo sư nhưng không hướng dẫn NCS, không dạy đại học hoặc sau đại học thì bác ấy thuộc đối tượng vi phạm Luật giáo dục của nước CHXHCNVN ?
        Câu hỏi 2: Vi phạm Luật giáo dục có bị xử phạt không ? Hình thức xử phát (Khi trả lời câu hỏi mong Quý vị đọc Luật giáo dục- mục nói về Giáo sư)

  11. Chuyen doi nay said

    Tôi thán phục GS.TS. NGUT. Nguyễn Lân Dũng trong cái tiết mục tivi show “hỏi đâu đáp đấy”? xưa nay tôi nghe bàn dân thiên hạ thường kháo với nhau là:”sau khi tốt nghiệp Đại Học, thì cái gì cũng biết, ai bảo làm cái gì cũng làm được, còn sau khi học xong thạc sĩ thì có cái biết cái không, có khi từ chối vì không đúng chuyên môn, không dám làm. còn sau khi thành tiến sĩ thì không biết rất nhiều cái, chỉ giỏi cái chuyên môn mà TS học và nghiên cứu, còn PGS và GS. thì tôi chưa nghe ái đúc kết như thế nào? Theo tấm gương GS. TS. NGUT …. Nguyễn Lân Dũng lại thể hiện thì có thể nhận xét là uyên thâm, “cái gì cũng biết cái gì cũng nói được, cái gì cũng giải dáp được….” là giáo sư có học “học cao hiểu rộng kiến thức phổ thông” không biết chuyên môn của GS. Sâu đến đâu? Vị trí của GS mà nghiên cứu, viết sách để sánh vai cùng bạn bè world Professor để rạng danh non sông Việt Nam thì hay biết mấy. cái đấy sẽ hay hơn là làm mấy cái tivi show diễn vai “góp vui” cho “chương trình Tivi.
    Trích dẫn theo ChauMinhLinh (5 months ago): “Ông này thấy hồi trước hay lên ti vi, giảng giải mấy cái khoa học thường thức, cũng vui (có nên coi đó là tình tiết giảm nhẹ?) Hehehe!”
    Mong giáo sư để lại cho con cháu những kiến thức quí báu mà giáo sư đã tích lũy được để “lưu danh thơm muôn thuở”!.
    Chúc GS sống lâu, sung sức trong mắt trận NCKH.
    cảm ơn các Pác ghe mắt qua cái commend của cháu.
    Chuyện Đời Nay.

  12. VM said

    Đánh giá đóng góp khoa học của một người thì phải đầy đủ. Nó phải tính đến ít nhất sự đóng góp ở 6 khía cạnh: 1) tri thức nói chung; 2) giảng dạy; 3) thực tiễn; 4) thiếp lập chính sách; 5) kinh tế; và 6) xã hội.

    Đăng bài viết trên tạp chí tiếng nước ngoài hay không chỉ phản ánh một phần công việc nghiên cứu lao động. Chắc gì mọi bài đăng trên tạp chí nước ngoài đã cần thiết với VN và có thể có tác dụng đến sự phát triển của VN. Chỉ vin vào cái đó để đánh giá con người là rất chủ quan, máy móc và nông cạn.

    Ngoài ra, trong điều kiện kém cỏi của VN (về cả trang thiết bị, chính sách đầu tư cho NC khoa học, sự yếu kém của nền kinh tế, công nghệ) – người nào dám theo làm khoa học đã là dũng cảm lắm rồi. Đừng nhìn vào cách người ta làm khoa học, nghiên cứu theo kiểu “thủ công” chắp vá để cười nhạo trí tuệ người ta. Đó là thực tế mà các nhà khoa học VN phải dùng đến 90% sức lực để khắc phục. Người ta thực ra chỉ có 10% sức lực để làm khoa học thôi.

    • chim_nhon said

      “Chắc gì mọi bài đăng trên tạp chí nước ngoài đã cần thiết với VN và có thể có tác dụng đến sự phát triển của VN.”
      Tôi đồ rằng bác này không phân biệt được tạp chí ISI, tạp chí nước ngoài, tạp chí của nước bạn Lào, tạp chí của Somali khác nhau ở điểm nào đâu!

      Người ta thực ra chỉ có 10% sức lực để làm khoa học thôi.
      Chỉ cần nghe câu này thôi cũng đã đủ hiểu cách làm nghiên cứu rất dỏm như bác đã nói rồi!

  13. efacx said

    Tôi ủng hộ đưa GS dỏm Nguyễn Lân Dũng lên bàn mổ. Tôi thường được nghe dân chúng ngu dốt ở VN tung hô gia đình ông này. Cho tới lúc gặp Nguyễn Lân Trung và Nguyễn Lân Cường, thì ôi thôi, tôi thất vọng não nề.

    Sau đó, tôi mới nghĩ rằng: Nguyễn Lân Brothers có lẽ giỏi PR, giỏi nói, nên mới lòe được dân chúng VN.

    Than ôi, dân tộc VN ngu dốt khi nào mới bước ra khỏi miệng giếng hẹp ? Chỉ vì bị báo đài nhồi vào đầu những hình ảnh sáng chói của các Nhân Tài Dỏm, mà tưởng là dân mình thông minh lắm.

    Người Việt Nam ta hay nghĩ rằng dân tộc ta là “Thông Minh” và “Chăm Chỉ”, đó là vì ta thường nghe người khác nói thế, và ta quá Ngu để đặt câu hỏi “Có thật thế không”, và quá Lười để tìm câu trả lời cho câu hỏi trên. Trích http://efacx.wordpress.com/2011/07/05/stupid_vietnamese/

  14. Nguyen Thi Vo Danh said

    3 bài báo do ô. Nguyễn Lân Dũng kê khai ra, thì bài 1 và bài 3 do Le Mai Huong làm First Author, bài 2 do Ulrich làm First Author. Ô Dũng làm 4th author (bài 1 và bài 3) hay 3rd author (bài 2). Người hướng dẫn luận văn cho LMH cũng không phải là ô. Dũng mà là GS Ty. Bài 1 và bài 3 làm với mấy tác giả Nhật tại viện nghiên cứu Riken, một cơ quan nghiên cứu có tên tuổi ở NB, bài 2 do các tác giả Đức làm ở ĐH Zittai. Nói cách khác, ông Dũng chẳng làm gì cả, chỉ ké tên ở đó thôi. Đây là hình thức đê tiện nhất của những giáo sư “dỏm” không làm gì cả nhưng kê tên vào để lấy tiếng. Sic!

  15. Tuan Ngoc@ said

    “kính mong Tổng bí thư nói riêng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội nói chung hãy thực sự tin cậy vào đội ngũ trí thức nước nhà”: Hình như mấy ông lãnh đạo đã đọc trang https://giaosudom.wordpress.com nên họ trở nên hoài nghi…. và GS dỏm Nguyễn Lân Dũng phải kính mong … hãy thực sự tin cậy…..

    http://bee.net.vn/channel/1983/201108/GS-Nguyen-Lan-dung-Neu-chung-toi-duoc-tin-thi-1808347/

    “Nếu chúng tôi được tin thì…” nên nói lại “Nếu chúng tôi làm nhà khoa học không tồi, giáo sư trung bình thì …”

    • chim_nhon said

      Ngoài việc tin tưởng vào đội ngũ đông đảo trí thức tôi còn muốn Tổng bí thư lựa chọn ra một số những trí thức tiêu biểu mà chúng ta đã đủ khả năng theo dõi, kiểm chứng trong hơn nửa thế kỷ qua. Các trí thức này tuổi tuy đã cao nhưng còn rất nhiệt tình và minh mẫn. Họ có thể tư vấn thẳng thắn cho Đảng nhiều vấn đề quan trọng của đất nước và ít ra cũng để tránh giao tiền nghiên cứu nhầm lẫn vào những người mà họ biết rõ là không đủ trình độ và khả năng giải quyết các đề tài, dự án ấy. (http://bee.net.vn/channel/1983/201108/GS-Nguyen-Lan-dung-Neu-chung-toi-duoc-tin-thi-1808347/)

      Ối Trời, ông xin Thủ tướng Phan Văn Khải 2 triệu USD lập ra cái Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học mà viết được có 3 bài ISI (chính xác là ăn ké), nay ông lại xin trọng trách đánh giá xem ai có khả năng nghiên cứu để giao tiền … tránh giao tiền nghiên cứu nhầm lẫn. Thật bó chiếu với ông nghị này thôi!

      Chân thành khuyên ông: hoặc về nhà vui thú tuổi già với con cháu, hoặc nếu còn “say mê nghiên cứu” thì hợp tác chặt chẽ với VTV ở mục hỏi đâu đáp đấy. Như thế là vừa sức của ông nhất.

    • giaosudom4 said

      Kính mong các bác đừng kính mong nữa!

      ………………………
      Bác Nguyễn Lân Dũng đề xuất cũng hay, nhưng mình dị ứng với cái sự “kính mong” của bác NLD lắm lắm. Bác Nguyễn Lân Dũng nói: “Kính mong Tổng bí thư nói riêng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội nói chung hãy thực sự tin cậy vào đội ngũ trí thức nước nhà” . Tại sao lại phải kính mong nhỉ? Đảng- Nhà nước không biết tin cậy vào đội ngũ trí thức nước nhà thì Đảng- Nhà nước sai, Đảng-Nhà nước hỏng. Đó là việc họ phải làm nếu họ thực sự mong muốn Dân giàu nước mạnh, rứa thôi. Kính mong gì mà kính mong.

      Vẫn biết các bác quen mồm nói với cấp trên như thế chứ chẳng có ý gì nhưng cái sự”kính mong” khiến người ta nhầm tưởng là người ta có quyền ban ơn mưa móc. Thêm nữa khi các bác nói vậy là thiên hạ biết ngay tư tưởng “xin cho” đã thấm vào máu các bác rồi, rất chi là nguy hiểm. Đấy là chưa muốn nói đến khi “kính mong” như vậy thì cái mùi xiểm nịnh nó bốc lên, khó chịu lắm.

      Các bác đều là bậc đạo cao đức trọng mà còn “kính mong”, “tha thiết mong” thì đám dân đen như tụi tui biết ăn nói thế nào. Khéo không lại đua nhau nói thế này chăng: kính mong Bộ trưởng giáo dục đừng để giáo dục xuống cấp? Kính mong Thống đốc ngân hàng đừng làm tiền Việt mất giá? Kính mong Thủ tướng hãy chặn đứng lạm phát, đừng làm cho lạm phát tăng cao?

      Không. Đó là việc họ phải làm. Nếu không làm được thì out ngay để người khác làm, chứ chẳng kinh mong kính meo gì sất.

      Rứa đo rứa đo.

      Nguồn: http://quechoa.info/2011/08/14/kinh-mong-cac-bac-d%E1%BB%ABng-kinh-mong-n%E1%BB%AFa/

  16. Tạp chí JIPV nên lọc những còm xấu mà loại ra đi, tôi đọc ĐÔNG A BLOGSPOT thấy có những ý kiến chê bai Tạp chí rồi đấy. Mong JIPV ngày càng phát triển theo kỳ vọng của những người yêu khoa học và yêu JIPV.
    ————————————————————
    ————————————————————-
    Giaosudom4@: cám ơn bác đã lưu ý. Chúng tôi đã cố gắng lọc bỏ những comment thiếu văn hóa, những phản biện thiếu căn cứ khoa học, còn những comment khác nếu không vi phạm thì vẫn giữ nguyên dù có thể nó bị xem là xấu với một số người nào đó. Chín người mười ý mà bác.

    ====================
    Giaosudom@: Cám ơn bác đã nhắc. JIPV là nơi trao đổi khoa học nên việc tranh luận cũng phải khoa học. Chúng tôi đã cố gắng “hạ nhiệt” rất nhiều. Một khi các bác phát hiện có gì không ổn thì cứ cho ý kiến.

    Bác ĐA có ý kiến mới về GS dỏm NLD và Giaosudom rất đồng ý: http://donga01.blogspot.com/2011/08/ung-tin-bon-tri-thuc-gia-cay.html#comments

  17. hananoana said

    bạn nào nói vụ TS Chu Thanh Tâm ở ĐHNN-ĐHQG HN thì hơi bị đúng đấy ạ. tôi có lần đọc proposal của chị này, một tiến sĩ nhưng không hề biết đặt câu hỏi nghiên cứu và xác định phương pháp nghiên cứu. thật sự là choáng. chị này còn đạo văn nữa cơ. hồi trước trên edu.net có hẳn 1 thread về chuyện chị Tâm làm giáo trình cho sv nhưng toàn copy từ các sách khác. vụ chị Tâm này 1 thời rất ầm ĩ ở trường ĐHNN. ko biết giờ chị Tâm sắp lên PGS chưa?

  18. Nha Ca said

    Xin giới thiệu đến các anh chị. “Gs.Ts” Nguyễn Lân Dũng. http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/10/giao-su-lan-dung-miet-mai-viet-sach-o-tuoi-73/

  19. Goat said

    Cái cách đánh giá GS/PGS của cái HDHH dởm này thật là thiển cận. Ngày xưa khi Việt Nam mới từ vũng bùn đứng dậy, kinh tế nghèo nàn, dân sinh thấp kém thì nhiệm vụ đầu tiên của các nhà khoa học là nghiên cứu ứng dụng những thành tựu khoa học của nhân loại để cải thiện sản xuất và đời sống nhân dân. Thậm chí cho đến nay vẫn cần phải tiếp tục như vậy vì Việt Nam vẫn đang bị “bè bạn năm châu” bỏ rơi đến mấy vòng đua. Mà những nghiên cứu ứng dụng những phát minh đã công bố vào tình hình Việt Nam thì dĩ nhiên là không được chấp nhận trên các tạp chí ISI. Tuy vậy không thể phủ nhận công lao to lớn của các giáo sư đi đầu của nền khoa học Việt Nam (trong đó có GS Nguyễn Lân Dũng) đối với sự nghiệp phát triển nước nhà. Bao nhiêu công trình thực tiễn có ý nghĩa với nông dân, doanh nghiệp chỉ có thể thấy được bằng hiệu quả thực tế thì thử hỏi làm sao các ông hội đồng dỏm ở đây thấy được khi mà các ông chỉ ngồi đây kè kè tính tính đếm đếm trên ISI? Công bố ISI là cần thiểt cuối cùng cần phải có để nâng cao uy tín của khoa học nước nhà. Nhưng nên nhớ rằng có được báo ISI cũng như đi thi Olympic thể thao lấy huy chương mà thôi. Ông có thực lực thì còn đáng tự hào, chứ không có thực lực mà cứ show mấy cái đây ra nước ngoài nó cười cho vào mặt. Mà thử hỏi các ông nhiều ISI ở đây đã có mấy ông thực sự đóng góp được gì cho đất nước từ mấy bài báo mà tôi tin chắc idea chính vẫn là của nước ngoài, sử dụng cơ sở vật chất của nước ngoài và giải quyết những vấn đề rất chi là …ngoài nước??? Hay là chẳng qua tận dụng những lợi thế báo ISI nhiều này, các ông cứ giơ ra như đồ trang sức, chả khác gì các em hotgirl bây giờ show hàng, cũng nhằm một mục đích đánh bóng tên tuổi và thi đấu đề tài, “bắt mạch” những chính sách vĩ cuồng của cái NN Việt Nam hiện tại?

    Các ông đều mang tiếng là trí thức thì nên nghĩ cách làm gì có ích đóng góp cho đất nước chứ đừng tưởng có tý “hàng” đã ti toe coi trời bằng vung, ngựa non háu đá, mà ngồi làm cái việc của đàn bà là tính toán, so kè, nói xấu người khác sau lưng. Thật là đáng thất vọng!
    ——————————————————-
    Giaosudom4@: cái kiểu ngụy biện “vì ta nghèo nên ta dốt” nghe nhiều đến điếc cả lỗ tai. Đã dốt thì đừng làm GS/PGS. Dốt mà nhiệt tình chỉ tổ phá hoại. Còn dốt mà nguy hiểm thì cản trở, trù dập tiến bộ. Bảo ISI cũng như đi thi Olympic thì đúng là ông này không biết gì về NCKH, thế mà cũng dám vào đây “phản biện” à?

    • Hai Lúa said

      Tôi thật sự thất vọng vì tác giả của bài viết trên,mong rằng ông Dê (Goat) kính trọng ngòi bút của chính mình.
      Tiêu chuẩn ISI là sự sống còn của một GS/PGS,một nhà khoa học.Hôm nay tôi đọc lại bài của ông Phạm Duy Hiển ,trong đó cả năm 2004 bao giáo sư,nhà khoa học toàn Việt nam chỉ có 203 bài ISI,thua xa đại học Chulalongkorn Thái lan có 416 bài.Thật đáng xấu hổ,vì cái đại học ấy chẳng nổi tiếng gì so với quốc tế.Cái bệnh trầm kha của ngành khoa học -giáo dục Việt nam chính là sự suy nghĩ của loài ếch.Thất bại rồi,phá sản đổ vỡ toàn bộ tận nền móng,mà ông Dê còn ca tụng ”công lao to lớn ” của họ (trong đó có cả chúng ta).
      Không.Đừng tự dối trá với chính mình.Cái kết quả mà chúng ta có được tồi hơn rất nhiều so với bè bạn trung bình,thì phải nhận là ngu dốt,thấp kém.Tôi nhớ một lần,vào năm 1980,nói chuyện với một giáo sư chưa có bằng đip-lôm thời Pháp,tôi đã đề cập tới vấn đề chuẩn công trình khoa học.( Xin miễn nêu tên người đã khuất).Thì cụ vẫn xuề xòa,cho rằng có nhiều khó khăn,cái đó là với Thế giới,ta đang có chiến tranh…nên được thế này là tốt lắm rồi.Tôi mới nói:”Thưa anh,cũng phải có chuẩn,chứ Pháp nó siết chặt việc này từ 1965,rồi Nga cũng vậy..” Cụ nói,anh chỉ biết thời gian gần đây,chứ chưa biết lúc trước đâu…”.Cụ viện ra công lao.Tôi không phục cụ.Nhưng thông cảm với cụ chưa có bằng Tú tài mà đã được phong GS,vì hai cụ Thứ trưởng Bộ Đại học lúc ấy,là Giáo sư nhưng một cụ học hết năm thứ hai rồi đi kháng chiến,một cụ là lính ”chân đen” (bộ đội) chuyển ngành.Mấy cụ như vậy,thì bác Bửu,anh Tứ nói cũng chả ăn thua vì sự quan trọng của bài báo khoa học quốc tế. Thời xưa,nền khoa học tuy có thấp kém,nhưng không thể nói là ngu si vì còn nhiều vị có tâm,tuy nghèo mà hăng say,nhiệt tình.Nhưng rồi chính vài vị boss cấp trên,ví dụ cụ L.D.T là vị cao nhất nước,lại dối trá.Cụ có bằng kỹ sư VN,nhưng cụ đến học đúng 1 giờ trong suốt 5 năm.Anh Giáo sư D.L phải khúm núm mang bằng tốt nghiệp đến tư dinh của học trò,phải đợi mãi lính canh mới cho vào.Không phải chỉ có một mình ông này,mà nhiều ông cao cấp bắt cấp dưới phải tặng bằng cấp xịn cho mình,thử hỏi 40 năm sau ,cái cây Giáo dục-Khoa học bị tự chặt bao nhiêu lần còn thương tích như thế nào nữa.
      Tôi đã từng bị choáng khi một tiến sỹ toán-cơ VN đi nước ngoài làm luận án nước đó,anh không trả lời được câu hỏi lớp 7 ,hãy nói về 3 định luật Newton.Nhưng nghĩ lại thì thấy không lạ,vì bậc thầy dốt và kiêu,học trò như vậy.
      Tôi hoan nghênh Tạp chí này,vì nó phê phán quý vị GS/PGS không có công trình được công bố trên tạp chí có tên tuổi.Theo tôi,số này chiếm gần 90%. Về chủ quan,nó cũng dạy cho tôi một bài học để chống lại thói ù lỳ,cậy có tuổi mà không hăng hái học như trước,để rồi tụt hậu,đần độn.
      Tôi cũng bày tỏ sự kính trọng đến anh Đỗ Trần Cát vì sự cầu thị và nhiệt tình.Đồng thời tôi cũng nêu sự thắc mắc đến anh Thiện Nhân,người đi sau nhưng chưa xứng và chưa cố gắng.
      Còn với anh Lân Dũng,anh ấy hay ”chém gió” (từ mới của lớp trẻ) nhưng mà không cố ý làm hại ai bao giờ.Có điều,nói nghiêm chỉnh với anh ấy rất khó,vì thật-đùa với anh ấy lẫn lộn.Nên gặp ông này,có lẽ tôi chỉ hỏi:
      – Tôi thèm uống Bia Sinh tố Lân Dũng quá,dạo này bán chạy hay sao mà lùng khắp không mua được…

    • Hai Anh said

      Ông Goat này chắc bà con anh em của 1 trong những GSTS, PGS, TS dỏm rồi ! ông không hiểu ISI là gì và tại sao giới khoa học thế giới phải cần nó để đánh giá nền khoa học của 1 quốc gia, của từng con người.

      Hải Anh

  20. Hai Anh said

    Nếu chịu khó đọc trên danh sách Ts, PGS, GS của Việt Nam bị “liệt” vào hàng dỏm thì chúng ta dễ dàng nhận ra mấy điều cũng chính là nguyên nhân làm cho họ “dỏm”:
    1. ở VN có tập quán chọn lãnh đạo đầu ngành là những người không phải là “con chim đầu đàn” mà là “con sâu đầu đàn”. Vì sao ?, sẽ bàn sau.
    2. Lãnh đạo ở cơ quan nghiên cứu, viện trường, trường đại học, là cái nôi sinh ra những vị tiến sĩ, giáo sư và những nhà khoa học giỏi…thì họ rất siêng họp, thời gian họp của họ hàng tuần có thể chiếm gần hết quỹ thời gian làm việc của họ. Chính vì thế, họ không có 1 công trình nghiên cứu nào cho ra hồn, nếu có, cũng chỉ là đứng tên làm chủ trì đề tài/dự án và người làm thực hiện/triển khai chủ yếu lại không phải là họ
    3. Các công trình nghiên cứu ở VN thì lại quá tệ, từ đề cương nghiên cứu (research proposal), cho đến kết quả và được nghiệm thu bởi 1 hội đồng “chuột”, gật đầu để nhận phong bì và cho qua những công trình rất rất tệ. Do vậy, những bài báo nếu được viết từ những công trình này sẽ không bao giờ được phép đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín, làm sao có được điểm ISI như chúng ta nói được ?!
    4. các vì TS, PGS, GS dỏm này xuất thân từ các trường ở khối Đông Âu và Liên Xô cũ nên tiếng Anh, Tiếng Pháp…rất tệ. Không thể nào viết nỗi 1 bài báo tiếng Anh đâu.
    5. Các vị TS này thường học phó TS bên Liên Xô về. Lúc đó Phó TS chỉ được xem là Candidate, có nghĩa là 1 nghiên cứu sinh TS, chứ chưa phải là tiến sĩ. Nhưng về đến Việt Nam, hội đồng chức danh khoa học đã có quyết định”hợp thức hóa” cho họ, nên chúng tôi thường gọi họ là “TS một đêm” , có nghĩa là họ chỉ ngủ 1 đêm từ Phó TS trở thành TS.
    6. Nhiều vị học Phó TS kinh tế bên Liên Xô, lúc đó Liên Xô theo con đường XH Chủ Nghĩa, nên chương trình học của họ không có lý thuyết kinh tế như cung – cầu, economic of scale…mà chỉ học kinh tế theo chủ nghĩa Max. Do vậy, khi về nước họ phải “tự học lại”, cũng vì thế, mà có người học lom khom và sinh ra TS dỏm. Cũng có người học bằng cách copy ý tưởng của người khác (xin dẫn ra vài ví dụ: GSTS. Võ Thanh Thu, GSTS.Nguyễn Thị Cành, GSTS.Hoàng Thị Chỉnh…là các vị GSTS hoàn toàn không học về supply-demand theory trong trường đại học và sau đại học.
    7. Do trình độ Anh ngữ có hạn chế, các TS học ở Liên Xô, Đông Âu về không thể đọc sách, và nghiên cứu được. Họ thường đọc qua bản dịch tiếng Việt và chính vì thế họ có hiểu biết rất hạn chế về nền khoa học của nhân loại và thế giới. Sách dịch chuyên ngành tiếng Việt từ bản chính Anh, Pháp ngữ dĩ nhiên rất hạn chế ở Việt Nam hoặc bản dịch từ những cuốn sách rất cũ (out of date).

    Hải Anh

  21. Hai Luá said

    Bạn Hai Anh có 7 nhận xét đều sang trạng thái negative. Quy chụp tất cả mà không xét đến cá nhân là không chính xác.Phần 4,đề nghị bạn đọc sơ qua ngay website này,để thấy câu ” Không thể nào viết nỗi 1 bài báo tiếng Anh đâu” là sai.Trái lại có vị xuất thân như vậy,nhưng rất uyên bác,có rất nhiều bài ISI.Xét người chỉ xét”xuất thân” chẳng khác việc đánh giá người ta dựa vào lý lịch.Các vị Liên xô Đông Âu ấy sẽ phản đối đấy.Tốt nghiệp ở đâu cũng có người giỏi hay dốt.Ngay anh Thiện Nhân,anh Hải và nhiều bạn trẻ khác tốt nghiệp PhD ở Mỹ và một vài nước Anh Pháp không có một công trình có tính khoa học và có vài bài viết đăng báo,nhưng cũng chỉ là nhắc lại kết quả của thầy được đăng trước đó.Phần 5 bạn nên đọc một chút để biết về hệ thống bằng cấp Tiến sỹ quôc tế ở một số nước.Từ Candidat của Nga hoàn toàn không phải ” có nghĩa là 1 nghiên cứu sinh TS, chứ chưa phải là tiến sĩ” như bạn.Họ là tiến sỹ thực sự và khi làm việc ở Âu Mỹ đều được công nhận PhD hay MD.Ở Nga còn có học vị Doctor,ở Đức có Habin,ở Mỹ có DDS và luật có LLM ,Pháp có Deta tương đương với học vị sau tiến sỹ,gần như Trạng hay Thám.Cũng có nhiều PhD còn có nhiều công trình hơn mấy vị trên.Phần 6 và 7 cũng sai nhiều.Khoảng 20 năm nay,,một số TS được đào tạo ở đó được đi học thêm tại các nước phương Tây hay tự học.Nhiều người Anh và Pháp ngữ điêu luyện đến mức nếu họ nói sinh trưởng ở Mỹ là người khác tin.Tôi từng thấy một vị viết báo cáo khi đi dự một diễn đàn tài chính ở Anh quốc trong cùng một chuyến bay rất nhanh và hay.Chuyến đó báo cáo cũ của họ không hợp.Anh ta vừa đọc vừa giảng giải cho nhân viên đi cùng về ý và ngữ trong báo cáo vừa viết.Nhưng tôi cũng đồng ý với bạn Hai Anh là các chuyên gia kinh tế chưa có thành tựu nổi bật vài năm nay,tuy rằng chuyện đó khác với học thuật.
    Nhận xét nên khách quan

  22. linhtinh said

    Ò tớ có biết bác Dũng này, bác ấy làm đến 3 nhiệm kì ở quốc hội, tiền bạc nhiều như suối, nhất là sau quả 3 triệu US$ tiền trang thiết bị cho viện CNSH, ĐHQG. Có điều hay ở chỗ bác ấy nói rất hay, rất sướng lỗ tai người nghe, có điều nghe xong nghĩ mãi mới thấy mình bị sạo. À quên, bác ấy luôn nghĩ mình là GS đầu nghành về VSV học nhưng hầu như không có bài quốc tế nào đâu nhé.

Bình luận về bài viết này