Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam

Journal of Incompetent Professors in Vietnam – JIPV

PGS dỏm cấp 2 – gian dối Nguyễn Xuân Tuyến, “Nguyên Hiệu trưởng ĐHSP Huế, Nguyên Bí Thư Đảng Ủy, Nhà giáo ưu tú, Giảng viên cao cấp, Huy chương Sự nghiệp giáo dục; Huy chương Khoa học công nghệ; bằng khen thủ tướng chính phủ, Huân chương lao động hạng 3″

Posted by giaosudom4 trên Tháng Tám 10, 2010

view profile

Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV says:

Danh dỏm: PGS

Công bố ISI (2.4.2010): 2 (updated 16/4/2012)

Danh thật: PGS dỏm.

Đề cử và cung cấp thông tin: Lá trúc che nghiêng

Liên hệ: hueuni.edu.vn/csdlkhoahoc/index.php/nhakhoaho c/chitiet/145

Tham khảo thêm: Cơ sở dữ liệu khoa học của Đại Học Huế:

hueuni.edu.vn/csdlkhoahoc/index.php/homepage/ index

============= công trình ISI =============

1. Title: On Subtractive Semisimple Semirings
Author(s): Katsov Y, Nam TG, Tuyen NX
Source: ALGEBRA COLLOQUIUM Volume: 16 Issue: 3 Pages: 415-426 Published: SEP 2009
Times Cited: 0

2. Title: MORE ON SUBTRACTIVE SEMIRINGS: SIMPLENESS, PERFECTNESS, AND RELATED PROBLEMS
Author(s): Katsov Y.; Nam T. G.; Tuyen N. X.
Source: COMMUNICATIONS IN ALGEBRA Volume: 39 Issue: 11 Pages: 4342-4356 DOI: 10.1080/00927872.2010.524183 Published: 2011
Times Cited: 0 (from All Databases)

view profile

Hội Viên.Hội Toán Học says:

Ô! Nhìn anh Tuyến hay nhỉ! Cũng khá hàn lâm đấy chứ. Anh Tuyến được cái áo PGS năm 1990 lúc chưa có công trình nào nghiêm túc.

Sau 19 năm nghiên cứu, với “7 đề tài” (không biết tốn hết bao nhiêu tiền?) và “8 sách” và còn “15 bài báo”, anh công bố được một bài ISI đồng tác giả, thuộc lại SCIE, impact 0.2…… Làm sao anh Tuyến có thể bảo vệ một luận án tiến sĩ loại trung bình với “kết quả” này? Thế nhưng anh Tuyến lại có cái lộng “PGS.TSKH”. Chua thật nhưng đành pó tay!

Anh Tuyến có một xì căng đan lớn liên quan đến luận án tiến sĩ của anh, báo chí cũng đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực. Không biết mấy bác Hội đồng cho nói ở đây không? Vì tôi sợ nick tôi bị ban nên tôi phát biểu kiểu “gợi mở” thôi.

Danh sách các nhà khoa học “tiêu biểu” của Đại Học SP Huế thì bên toán chỉ có anh Tuyến, sao không thấy anh Phạm Anh Minh (mất năm 2008?), anh Phạm Hữu Anh Ngọc,….. Quá phức tạp!

Tôi nghĩ (có thể sai!) với trình độ dỏm như thế này thì các tiến sĩ mà anh Tuyến hướng dẫn (nếu có) thì không là tiến sĩ giấy đen thì cũng chỉ là tiến sĩ giấy nháp.
Posted 4 months ago. ( permalink )

view profile

Tuan Ngoc@ says:

Hội Viên.Hội Toán Học: Anh Tuyến có một xì căng đan lớn liên quan đến luận án tiến sĩ của anh, báo chí cũng đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực. Không biết mấy bác Hội đồng cho nói ở đây không? Vì tôi sợ nick tôi bị ban nên tôi phát biểu kiểu “gợi mở” thôi.

@ Rứa mô?: “Vụ án” khoa học chấn động dư luận

“Vụ án” khoa học chấn động dư luận là một trong những phóng sự điều tra rất đáng nhớ do Phanxipăng thực hiện với sự cộng tác đắc lực của nhiều người. Rất đáng nhớ vì lắm điều dồn nén: vấn đề quá ư phức tạp bởi vừa dính dáng Huế, vừa gắn bó hệ thống giáo dục, vừa liên quan một chuyên ngành hẹp của toán học, vừa ảnh hưởng quan hệ ngoại giao; lúc ấy xã hội phân hoá thành 2 luồng – bên bênh, bên chống – song chưa trưng dẫn được những chứng cứ khả tín cụ thể; v.v.

Giai đoạn nọ, Việt Nam có học vị phó tiến sĩ (nay gọi tiến sĩ) và tiến sĩ (nay gọi tiến sĩ khoa học).

“Vụ án” khoa học chấn động dư luận đã công bố kịp thời trên tạp chí Thế Giới Mới số 282 và 283 (phát hành năm 1998), sau đó lại in trong sách Huế chừ của Phanxipăng (NXB Thanh Niên, 2000).

Kỷ niệm 50 năm thành lập Đại học Sư phạm Huế, mọi người hồi tưởng nhiều chuyện vui lẫn chuyện buồn. Góp phần “ôn cố tri tân”, xin truyền phóng sự “Vụ án” khoa học chấn động dư luận vào diễn đàn KMH.

“Vụ án” khoa học
chấn động dư luận

Từ đầu năm 1997 trở đi, dư luận không ngớt xôn xao về luận án tiến sĩ toán học của ông Nguyễn Xuân Tuyến – Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Huế. Liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng hàng chục tin, bài của nhiều tác giả nêu những chi tiết, những ý kiến trái ngược nhau khiến bạn đọc hết sức băn khoăn, nóng lòng muốn biết rõ thực hư. Thời gian qua, nếu có dịp ghé thăm sông Hương núi Ngự, khách phương xa hẳn nhận ra bầu khí khá bức xúc, nhất là trong hàng ngũ trí thức, xung quanh vấn đề này. Có thể xem đây là “vụ án” khoa học gây chấn động mạnh chẳng những ở Huế mà cả nhiều địa phương khác.
Sau suốt thời gian dài bám sát “hiện trường”, tiếp xúc nhiều đối tượng, kiên trì điều nghiên sự việc một cách khách quan và cẩn trọng, giờ đây với các chứng cứ, dữ liệu thu thập được, chúng tôi xin trình bày chân xác toàn cảnh vụ việc nhằm đáp ứng yêu cầu của đông đảo bạn đọc.

SƠ LƯỢC NGUỒN CƠN

Giai đoạn 1986 – 1988, ông Nguyễn Xuân Tuyến sang Liên Xô làm thực tập sinh cao cấp. Sau đó, ông về Việt Nam, viết luận án tiến sĩ toán học mang nhan đề Đối đồng điều của nhóm thay phiên và ứng dụng trong tôpô vào năm 1990, rồi mang sang Tbilisi, thủ đô nước Cộng hòa Gruzia, bảo vệ thành công ngày 1-2-1991.

Năm 1992, tờ Trudi Tbilisi – tập san của Viện Toán học Razmadze thuộc Viện Hàn lâm khoa học Gruzia – đăng bài báo của ông Nguyễn Xuân Tuyến trùng nhan đề luận án tiến sĩ của chính tác giả.

Đầu năm 1997, phó tiến sĩ (PTS) Nguyễn Văn Sanh – giảng viên chuyên ngành đại số ở khoa Toán trường Đại học Sư phạm Huế – đi Thái Lan về, nói cho Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Tuyến biết rằng: năm 1995, tờ Mathematical Reviews – tạp chí rất uy tín do Hội Toán học Hoa Kỳ xuất bản hằng tháng – có in bài của phó giáo sư (PGS) tiến sĩ (TS) Nguyễn Hữu Việt Hưng điểm và bình bài báo vừa đề cập của ông Tuyến. Nội dung bài điểm bình chỉ rõ: bài báo tiếng Nga của Nguyễn Xuân Tuyến gồm 4 tiết (section) song đáng buồn là kết quả 3 tiết đầu đã thuộc về PGS TS Huỳnh Mùi từng công bố vào các năm 1975 và 1986; tiết 4 thì sao chép (reproduced) từ một số phần trong 3 bài báo của chính người bình luận – tức Nguyễn Hữu Việt Hưng – từng công bố vào các năm 1983, 1988 và 1990!

Giữa tháng 3-1997, Nguyễn Chánh Tú – giảng viên khoa Toán trường Đại học Sư phạm Huế – đi Hà Lan về, đem bài điểm bình của Nguyễn Hữu Việt Hưng trao tận tay Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Tuyến. Đấy là bài báo tiếng Anh mang ký hiệu 95j:20050.

Riêng việc đếm… số dòng bài điểm bình ngắn ngủi ấy đã đủ để tạo nên ngụ ngôn hiện đại. Trên báo Tiền Phong ra ngày 24-4-1997, một PTS cho rằng đã “rà xét bài này tới 20 lần” và khẳng định “bài này gồm 39 dòng”. Cũng trên báo Tiền Phong ra ngày 1-5-1997, một tác giả phủ nhận: “đúng 43 dòng chứ không phải 39 dòng”. Mời bạn đọc chịu khó kiểm lại nguyên bản bài báo ấy (ảnh đính kèm), xem tất tần tật có phải là… 50 dòng chẵn hay chăng?

Đầu tháng 4-1997, trong kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa IX diễn ra tại thủ đô Hà Nội, nhân giờ giải lao, TS Nguyễn Đình Ngộ – chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thừa Thiên – Huế kiêm đại biểu Quốc hội – đã phản ánh vụ việc với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) lúc bấy giờ là giáo sư (GS) Trần Hồng Quân. Một vấn đề hệ trọng được đặt ra: có nhiều khả năng bài báo của Nguyễn Xuân Tuyến chính là tóm tắt nội dung luận án tiến sĩ của cùng tác giả. Bộ trưởng Trần Hồng Quân chỉ thị Vụ Tổ chức – cán bộ xác minh ngay chuyện này.

Ngày 4-4-1997, PTS Tạ Thế Truyền – Vụ trưởng Vụ Tổ chức – cán bộ của Bộ GD&ĐT – khẩn cấp gửi công văn đến Giám đốc Đại học Huế, yêu cầu báo cáo nội vụ cụ thể. Tiếp được công văn, Phó Giám đốc Đại học Huế là GS TS Võ Hùng liền viết thư mời ông Nguyễn Xuân Tuyến đến gặp lúc 8 giờ 30 ngày 7-4-1997. Sau khi nghe ý kiến của ông Tuyến, Ban Giám đốc đề nghị đương sự nộp bản giải trình vào sáng 9-4-1997. Do bận đi công tác Hà Nội, ngày 10-4-1997, ông Tuyến mới nộp. Tuy nhiên, ngày 8-4-1997, tại Huế, ông Tuyến đã soạn thảo bản giải trình gửi Vụ trưởng Tạ Thế Truyền, thừa nhận nội dung bài điểm bình của Nguyễn Hữu Việt Hưng là đúng hoàn toàn và bài báo của mình “có những sơ suất đáng tiếc”. Đầu bản giải trình, do đánh máy nhầm lẫn ngày 8-4-1997 thành 8-3-1997 nên lúc ấy một số báo chí nghi hoặc đương sự “kịp biết để bào chữa trước”. Điểm này, chuyên viên Nguyễn Thị Lê Hương ở Vụ Sau đại học, đã phân tích:

– Khi đọc bản giải trình của ông Tuyến, đúng là thấy ghi 8-3-1997 thật. Nhưng ngay trong bản giải trình lại có đoạn viết rằng mãi đến giữa tháng 3-1997 ông Tuyến mới nhận được bài phê bình của PGS TS Hưng do một đồng nghiệp đưa. Như thế, ông Tuyến đã ghi sai ngày 8-4-1997 thành ngày… Quốc tế phụ nữ!

Ngày 10-4-1997, theo yêu cầu của Vụ Tổ chức – cán bộ, Phó Giám đốc Đại học Huế lại gửi công văn số 287/VP-ĐHH đề nghị ông Nguyễn Xuân Tuyến cung cấp nguyên văn bài báo đã đăng trên Trudi Tbilisi số 97 (1992), luận văn tiến sĩ (bản chính hoặc photocopy) và các tài liệu khác liên quan. Hôm sau, ông Tuyến viết thư hồi âm: bài báo thì tác giả chưa nhận được, còn luận án tiến sĩ lại “bị thất lạc, từ tối hôm qua đến nay tôi tìm mãi mà chưa thấy, vì tôi về nước cũng đã 6 – 7 năm rồi, không hiểu có ai mượn không” (sic!).

Cùng ngày 11-4-1997, Giám đốc Đại học Huế là PGS PTS Nguyễn Thế Hữu gửi Tờ trình số 10/TT-ĐHH đến Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Tờ trình nêu nhận định: “Qua trình bày sự việc của đồng chí Tuyến, chúng tôi thấy đây là vấn đề phức tạp, chỉ bản thân Đại học Huế không thôi thì không thể giải quyết được các vấn đề một cách triệt để”. Và đây là đoạn kết tờ trình: “Hiện nay trong dư luận xã hội cũng như trong cán bộ công nhân viên Đại học Huế có nhiều luồng ý kiến khác nhau xung quanh sự việc này. Điều đó có ảnh hưởng không tốt đến uy tín của bản thân đồng chí Tuyến và của tập thể trường Đại học Sư phạm cũng như Đại học Huế, mặt khác cũng gây những khó khăn cho đồng chí Tuyến trong lãnh đạo, điều hành đơn vị. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, Đại học Huế không đủ khả năng và điều kiện để làm rõ thực chất sự việc. Vì vậy, chúng tôi (Bí thư Đảng ủy Đại học Huế và Giám đốc Đại học Huế) thống nhất đề nghị Bộ nên tổ chức một Hội đồng chuyên môn để thẩm định vấn đề và có kết luận cụ thể để sớm trả lại danh dự và uy tín cho cá nhân đồng chí Tuyến (nếu đồng chí Tuyến đúng). Trong trường hợp xấu nhất thì cũng phải xử lý nghiêm minh để làm trong sạch đội ngũ trí thức XHCN của chúng ta”.

Ngày 15-4-1997, báo Lao Động loan tin vắn ngay trên trang nhất: “Bộ GD&ĐT yêu cầu kiểm tra một luận án tiến sĩ tại Đại học Huế”. Tiếp đó, các báo Tiền Phong và Đại Đoàn Kết dồn dập đưa tin về sự kiện gọi là “Tiến sĩ… giấy”. Rồi các báo Thanh Niên, Lao Động Xã Hội, v.v., tham gia “lật lại hồ sơ”. Một số thơ ca hò vè kiểu “folklore hiện đại” xuất hiện. Dư luận càng ngày càng sôi lên…
KHẢO SÁT “NGÒI NỔ”

Bài điểm và bình luận vỏn vẹn 50 dòng do PGS TS Nguyễn Hữu Việt Hưng đăng trên tạp chí Mathematical Reviews năm 1995 đã tạo nên “ngòi nổ” của vụ xì-căng-đan. Xuất phát điểm ấy, thực tế, là một sinh hoạt khoa học rất bình thường. PTS Lê Viết Ngư – chủ tịch Hội Toán học Thừa Thiên – Huế – và nhiều nhà toán học khác đều phát biểu như vậy. Chính ông Nguyễn Xuân Tuyến cũng nhận định không khác: “Việc một bài điểm báo viết về một bài báo là thuộc phạm vi trao đổi giữa các nhà khoa học cùng chuyên ngành. Đây là công việc bình thường trong khoa học” (Thư đề ngày 19-5-1997 của ông Tuyến gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

Tuy nhiên, ở đây có đôi điểm bất thường cần làm sáng tỏ. Phải chăng Nguyễn Hữu Việt Hưng “tình cờ đọc được bài báo tiếng Nga của ông Tuyến” như mốt số người ức đoán? Và động từ reproduced trong bài điểm bình do tiến sĩ Hưng chấp bút, nên hiểu thế nào cho sát hợp ngữ cảnh?

Nguyên tắc hoạt động của tạp chí Mathematical Reviews là ban biên tập “đặt hàng” với mỗi reviewer (người điểm bình), chứ reviewer không có quyền tự chọn bài mình muốn điểm. Tạp chí này yêu cầu nêu sự thật khoa học, chất lượng nghiên cứu và hoàn toàn không bài xích cá nhân. Một số nhà toán học Việt Nam, trong đó có Nguyễn Hữu Việt Hưng, nhận làm reviewer cho Mathematical Reviews từ bao năm nay. Lệ thường, một công trình toán học được in ra chừng 1 – 2 năm, tạp chí này đã có bài điểm. Riêng bài báo của ông Tuyến in từ năm 1992 mà mãi đến 1995 mới thấy điểm bình. Vì sao?

Thật ra, cuối năm 1993, Mathematical Reviews đã gửi về Việt Nam cho Nguyễn Hữu Việt Hưng hai bài báo để điểm bình – trong đó có bài của Nguyễn Xuân Tuyến. Thời gian ấy, PGS TS Hưng công tác tại Barcelona (Tây Ban Nha). Mùa hè 1994, PGS TS Hưng về phép, nhận được hai bài kia nhưng thấy bài của ông Tuyến “có vấn đề” nên không muốn điểm. Tháng 10-1994, trở lại Barcelona, nhận thư giục của Mathematical Reviews, PGS TS Hưng mới trăn trở cầm bút.

Hãy nghe Nguyễn Hữu Việt Hưng kể:

– Thông thường, tôi mất khoảng một tuần để viết một bài review. Nhưng vì tính chất đặc biệt của bài báo anh Tuyến, tôi phải mất hơn 2 tháng nhằm điểm bình. Trong văn bản đầu tiên, tôi đã dùng cách viết trực diện hơn nhiều. Sau đó, tôi trao đổi toàn bộ vụ việc với GS TS Nguyễn Duy Tiến, một nhà toán học Việt Nam có uy tín làm việc tại Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Sau khi xem xét mọi tài liệu liên quan, anh Tiến khuyên tôi nên lượng thứ trong văn bản review. Tôi đã suy nghĩ nhiều đêm, sau đó viết lại. Trong nhiều sự thay đổi, một số câu khẳng định cuối bài được đổi thành nghi vấn, tuy vẫn truyền đạt cùng một thông tin, nhưng kín đáo hơn, khiến chỉ cho những người tinh ý ở trong cùng chuyên môn mới hiểu được rằng những câu nghi vấn này thật ra là khẳng định. Nếu trong tháng 4-1997 mà giới báo chí hiểu được ý sâu xa của những câu này thì…

Vì vô tình hoặc cố tình chưa hiểu ý của Nguyễn Hữu Việt Hưng nên mãi đến tận bây giờ vẫn còn có người cho rằng từ reproduced trong bài điểm bình đăng trên Mathematical Reviews năm 1995 cần được dịch ra “mô phỏng”. Và họ lập luận: “Mô phỏng là cách làm tương tự”. Rồi họ viện dẫn câu nói của GS TS Phạm Thế Long – tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam – trong một bài trả lời phỏng vấn đăng trên báo Pháp Luật ra ngày 14-11-1997, để bào chữa: “Làm tương tự là một trong các phương pháp thường dùng trong nghiên cứu khoa học nói chung và toán học nói riêng”.

Tra cứu từ điển Anh – Việt, chúng ta thấy động từ đang xét mang nhiều nghĩa: tái sản xuất; tái sinh; sao chép; mô phỏng. Nhưng, đặt trong ngữ cảnh cụ thể, thì câu “The section is reproduced from some parts of three papers by the reviewer” mà Nguyễn Hữu Việt Hưng viết, đều được nhiều nhà giáo lão thành dịch rằng “Tiết này sao chép lại từ một số phần ở ba bài báo của người bình luận”. Ví cách chuyển ngữ này chưa sát hợp, rõ ràng nhận xét của chính Nguyễn Hữu Việt Hưng ắt đáng tin cậy nhất. Vậy PGS TS Hưng nhận xét ra sao?

TỪ BÀI BÁO KHOA HỌC ĐẾN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Khi vụ việc bị phát hiện, ông Nguyễn Xuân Tuyến tìm cách ngăn vấn đề nằm trong “giới hạn an toàn” là bài báo đã đăng trên tập san Trudy Tbilisi số 97, năm 1992, dài 39 trang. Song le, qua việc trình bày xuất xứ bài báo ấy, ông Tuyến tỏ ra tiền hậu bất nhất.

Trong bức thư đề ngày 8-3-1997 (đúng ra là 8-4-1997), gửi Vụ trưởng Vụ Tổ chức – cán bộ, ông Tuyến viết: “Vào khoảng năm 1987 – 1988, tham khảo các công trình của anh Mùi và anh Hưng, và một số việc tôi đã làm được, tôi viết tóm tắt lại bằng tiếng Nga (có đánh máy) và báo cáo ở xemina của Viện Toán Tbilixi nhằm giúp cho nhiều người hiểu được việc tôi làm và hướng nghiên cứu của tôi. Không ngờ báo cáo này được đăng ở tập san của Viện Toán Tbilixi vào năm 1992”. Thế nhưng, trong bản Tóm tắt diễn biến sự việc do chính ông Tuyến soạn thảo ngày 20-9-1997, đương sự tự nhận: “Giữa 1988, tôi gửi bài báo cho tập san Toán học Tbilixi (Liên Xô), nơi tôi làm thực tập sinh. Năm 1992, sau khi tôi về nước trước đó từ lâu, bài báo được đăng ở tập san nói trên”. Quả là mâu thuẫn!

Thật tình, chỉ cần xét qua nhan đề và dung lượng bài báo của ông Tuyến công bố trên tập san toán học ấy, nhiều chuyên gia có thể suy đoán được rằng đấy là bản tóm tắt luận án tiến sĩ, hoặc chí ít là có liên quan khá chặt chẽ với luận án của chính tác giả. Đó cũng chính là điều “khiến người trong cuộc cũng tan nát lòng” như ông Tuyến từng than vãn: “Tôi hết sức sửng sốt và đau buồn là sự việc không dừng lại tại bài điểm báo về một bài báo mà lại chuyển qua luận án tiến sĩ!” (Thư đề ngày 19-5-1997 của ông Tuyến gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

Vì thế, nhiều lần Bộ GD&ĐT yêu cầu nộp bản luận án tiến sĩ để thẩm tra, ông Tuyến đều lần lữa báo cáo: “Tôi vẫn chưa có điều kiện để đáp ứng được”. Lý do ông Tuyến nêu ra: luận án thất lạc vì nhà cửa lộn xộn sau đám cưới đứa con, hoặc có ai mượn mà chủ nhân không nhớ!

Để làm sáng tỏ vấn đề, Bộ GD&ĐT phải mất công yêu cầu Ban Quản lý lưu học sinh tại Cộng hoà Liên bang Nga truy tìm bằng được luận án. Ông Tuyến bèn “nêu lại cho rõ lý do” như sau: “Trong luận án có khoảng 2/3 các công thức được điền bằng tay tác giả chứ không được đánh máy. Hơn nữa, bản luận án mà tôi giữ riêng cho mình cũng đã có sửa chữa đôi chỗ so với các bản luận án đã nộp cho các thư viện. Cũng do vậy mà tôi muốn Bộ có được một bản luận án lấy từ thư viện chứ không lấy qua tay tôi” (Bản tự kiểm điểm ngày 15-9-1997 của ông Nguyễn Xuân Tuyến).

Cũng cần thêm rằng: ông Tuyến không hề nộp luận án tiến sĩ của mình tại Thư viện Khoa học và kỹ thuật trung ương cùng Thư viện Quốc gia Việt Nam theo đúng quy định đối với các trường hợp bảo vệ thành công ở nước ngoài. GS TS Nguyễn Thanh – Phó Giám đốc Đại học Huế – là người đã trực tiếp kiểm chứng và xác nhận điều này.

Luận án tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Tuyến bảo vệ năm 1991 mà Bộ GD&ĐT hiện lưu giữ mang nhan đề giống hệt bài báo của cùng tác giả đã đăng năm 1992: Đối đồng điều của nhóm thay phiên và ứng dụng trong tôpô. Luận án dài 212 trang, gồm lời nói đầu, 3 chương (chia thành 10 tiết) và danh mục 120 tài liệu tham khảo (chiếm 10 trang). Thực chất, giữa luận án và bài báo ấy có quan hệ thế nào? Sau khi nghiên cứu kỹ cả hai. PGS TS Nguyễn Hữu Việt Hưng nêu các số liệu: “Bài báo của anh Tuyến [Tbilixi; 1992] chính là dạng tóm tắt của 8 trong số 10 tiết của luận án (loại trừ các tiết 3 và 4 của chương III). Hai tiết được loại trừ này dài 23 trang, chiếm tỉ lệ 23/202 ≈ 11% độ dài thân luận án. Như vậy, về mặt khối lượng, bài báo ở Tbilixi là dạng tóm tắt của 80 – 89% luận án của anh Tuyến”.

Ý kiến vừa nêu đã được sự nhất trí của nhiều chuyên gia đầu ngành tôpô – đại số ở nước ta như Hoàng Xuân Sính, Huỳnh Mùi, Đoàn Quỳnh, Đào Trọng Thi, Đỗ Ngọc Diệp, Nguyễn Duy Tiến, Trần Văn Nhung, Nguyễn Văn Khuê, Nguyễn Tự Cường, Hà Huy Khoái, Nguyễn Đình Ngọc. Các chuyên gia tên tuổi này cũng chính là thành phần cốt cán tham dự Hội đồng chuyên ngành tôpô – đại số theo quyết định thành lập số 1930/GD-ĐT của Bộ GD&ĐT nhằm đánh giá công trình của ông Nguyễn Xuân Tuyến vào ngày 8 và 22-7-1997 tại Hà Nội.

Cả hai phiên họp của Hội đồng đều có sự hiện diện của Thứ trưởng Nguyễn Minh Hiển (nay là Bộ trưởng) cùng các cán bộ chức năng của Bộ GD&ĐT.

MỘT CÔNG TRÌNH KỲ LẠ

Cho đến nay, hầu hết mọi người – kể cả các vị lãnh đạo Đại học Huế – chưa có điều kiện “xem tận mắt, sờ tận tay” bản luận án tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Tuyến. Có lẽ đấy là một trong những lý do chủ yếu khiến dư luận rộ lên bao phán đoán khác nhau. Đấy cũng chính là nguyên nhân khiến một số nhà khoa học giữ thái độ im lặng vì chưa đủ căn cứ để suy xét sai hay đúng.

Trước khi nghe kết luận của Hội đồng chuyên ngành tôpô – đại số và vài nhận xét của các chuyên gia, mời quý bạn cùng chúng tôi thử lật một số trang luận án với sự đối chiếu những tài liệu liên quan. Chưa đòi hỏi phải đi sâu vào chuyên môn, chỉ cần so sánh văn bản học một cách giản đơn, hẳn bạn dễ dàng nhận ra bao nhiêu trang liền trong luận án của ông Tuyến “trùng lặp” với các công trình của người khác đã công bố từ trước. Sự khác biệt nhau chỉ thể hiện rõ nhất ở ngôn ngữ diễn đạt: bên bằng tiếng Nga, bên bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Thật kỳ lạ!

Ví dụ: từ trang 59 đến trang 78 trong luận án cứ như “đúc cùng khuôn” với công trình Modular invariant theory and cohomology algrebras of symmetric groups của Huỳnh Mùi từng công bố (Tokyo; 1975).

Ví dụ khác: từ trang 89 đến trang 102 trong luận án rõ hệt “anh em song sinh” với công trình Homology operations derived from modular coinvariants cũng do Huỳnh Mùi từng công bố (New York; 1985).

Ví dụ khác nữa: từ trang 181 đến trang 201 trong luận án “giống nhau y hai giọt nước” với 3 công trình mà Nguyễn Hữu Việt Hưng từng công bố – Algèbre de cohomologie du groupe symmétrique infini et classes caractéristique de Dickson (Paris; 1983), Classes de Dickson et algèbres de cohomologie des espaces de lacets itérés (Paris; 1988), The mod 2 equivariand cohomology algebras of configuration spaces (Pacific; 1990).

Để tiện “trực quan sinh động”, bạn hãy xem kỹ ảnh chụp đôi trang trích đoạn đính kèm.

Chăm chú đọc đi đọc lại các chứng cứ vừa nêu do chúng tôi cung cấp, PTS Trần Nam Dũng – giảng viên đại số ở khoa Toán trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM – phải ngao ngán thốt lên:

– Không thể chấp nhận được! Thế mà trước nay cứ tưởng… Ôi! Luận án tiến sĩ gì lại sao chép gần như 1:1 nhỉ? Chỉ bỏ qua những câu đệm, còn mọi từ ngữ, thuật ngữ, ký hiệu, ngay cả cách xuống hàng, thậm chí đến từng dấu ngoặc, thảy đều dịch từng ký tự từ tiếng Anh và tiếng Pháp qua tiếng Nga!

Trong tay chúng tôi cũng có cả bản thống kê chưa đầy đủ do chính “khổ chủ” Nguyễn Hữu Việt Hưng lập, chỉ ra 50 chỗ trong luận án của ông Nguyễn Xuân Tuyến (bao gồm các định lý, hệ quả, bổ đề, định nghĩa, chứng minh và những xây dựng then chốt) “không có trích dẫn hoặc trích dẫn sai”. PGS TS Hưng nhận xét:

– Trong 202 trang của thân luận án, không kể 10 trang thư mục, có tới ít nhất 50 chỗ không phải của tác giả, trung bình 4 trang có 1 chỗ. Nhiều đoạn sao chép như vậy kéo dài 5 – 6 trang, giống nhau đến từng chữ! Có đoạn chép nguyên cả chỗ… in sai trong công trình của người khác, mà anh Tuyến không hiểu để sửa lại!

Bạn đọc ắt sẽ thắc mắc: một công trình khoa học hoàn tất bằng cách chiếm dụng sở hữu trí tuệ của người khác tới mức ấy sao lại được Hội đồng chấm luận án tiến sĩ toàn Liên bang Xô viết thông qua?

GS TS Hà Huy Khoái giải đáp:

– Tôi ở Liên Xô nhiều năm và hiểu rằng cũng có thể có luận án như vậy vẫn bảo vệ được!

Nhiều người Việt Nam từng ra nước ngoài làm nghiên cứu sinh, thực tập sinh cũng thừa nhận hiện tượng đáng buồn này có thật, dù chưa hẳn đã phổ biến. Một trí thức từng du học lâu bên Pháp là kỹ sư Tôn Thất Hanh – cựu phụ tá Viện trưởng Viện Đại học Huế – còn cho hay:

– Trong quá khứ, vì thiếu thông tin hoặc vì lý do “tế nhị” nào đó, ngay tại một số quốc gia Âu Mỹ thảng hoặc cũng để “lọt lưới” đôi ba luận án “đốc tờ” sao chép, mãi sau người ta mới phát hiện ra!

“Vụ án” khoa học chấn động dư luận (VII)
Reply #9 – May 1st, 2007, 2:01am
• PHANXIPĂNG

“Vụ án” khoa học
chấn động dư luận

KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHUYÊN NGÀNH TÔPÔ – ĐẠI SỐ

Như đã nêu, theo Quyết định số 1930/GD-ĐT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ký ngày 7-6-1997, Hội đồng chuyên ngành tôpô – đại số được thành lập gồm nhiều nhà toán học xuất sắc ở nước ta để thẩm định “công trình kỳ lạ” của ông Nguyễn Xuân Tuyến. Hội đồng họp phiên đầu vào ngày 8-7-1997, không có mặt đương sự. Phiên họp thứ nhì vào ngày 22-7-1997, ông Tuyến được mời đến để đối chất và phát biểu ý kiến. Tất cả phiên họp đều có lập biên bản viết và thu băng ghi âm.

Điều đáng ngạc nhiên là trước cả loạt câu hỏi do các thành viên của Hội đồng đặt ra liên quan đến nội dung khoa học của luận án, ông Tuyến nhiều phen tỏ ra lúng túng, chẳng trả lời nổi! Ông Tuyến cho biết:

– Sau bảo vệ, tôi chưa có điều kiện xem lại luận án. Gần đây, tôi tình cờ (?) xem lại và có phát hiện sai sót… Tôi bận công tác quản lý quá, nên chưa sửa chữa được gì!

Rồi ông Tuyến thừa nhận:

– Đề tài tôi nghiên cứu là nhóm thay phiên, khi tính toán có sơ suất, có cái đã nhận ra và có cái không nhận ra! Một số cái mô phỏng các kết quả đã biết. Một số cái liên quan đến anh Mùi và anh Hưng chỉ ra là đúng. Có thể một số mô phỏng của tôi còn vụng về, mong các anh chị… thông cảm.

Khi dự thảo kết luận của Hội đồng, các thành viên muốn sử dụng câu chữ một cách trung hoà giữa “mô phỏng” và “sao chép” vì lý do nhân ái đối với đồng nghiệp. Đây là lời phát biểu của một thành viên Hội đồng:

– Sau cuộc họp này, kết luận cách nào cũng vậy, chắc chắn vị trí của anh Tuyến không còn gì nữa. Do đó, kết luận của Hội đồng làm sao để tối thiểu anh Tuyến còn được làm nghề giáo mà… kiếm sống!

Cuối cùng, Hội đồng thống nhất ghi kết luận thành biên bản như vầy:

1. Về vị trí của bài báo đối với luận án:

– Bài báo phản ánh các kết quả chính của luận án.

– Có ít nhất 4 tiết của luận án phản ánh 4 tiết của bài báo. Những phần còn lại của luận án không chứa đựng các kết quả quan trọng.

2. Về sự trùng lặp giữa bài báo và luận án của anh Tuyền với các công trình của các tác giả khác:

– Trùng lặp về kết quả chủ yếu với kết quả của Huỳnh Mùi: định lý 2.5 phần p>2 thuộc Huỳnh Mùi. Trong bài báo không trích dẫn Huỳnh Mùi mà nói là thu được từ bài báo của mình năm 1987. Tuy nhiên, trong luận án có trích dẫn và nói rõ là của Huỳnh Mùi. Trường hợp p=2 là thuộc anh Tuyến. Một số công thức của anh Mùi, trong bài báo anh Tuyến sử dụng nhưng không trích dẫn rõ ràng, còn trong luận án lại có trích dẫn.

– Tương tự về kết quả với các kết quả của Nguyễn Hữu Việt Hưng: tuy làm cho các đối tượng khác nhau nhưng trình bày kết quả và xây dựng chứng minh hoàn toàn tương tự. Khi một số thành viên Hội đồng hỏi một số điểm, anh Tuyến không giải thích được.

– Đáng lẽ trước khi sử dụng, anh Tuyến nên viết những câu khẳng định là mình sử dụng hay lặp lại các phương pháp và lập luận của ai.

– Trong bài báo cũng như trong luận án có nhiều đoạn sử dụng nhiều câu chữ giống như trong các công trình của một số tác giả.

– Một số thành viên trong Hội đồng có thể có ý kiến cá nhân bằng văn bản.

GS TS Đào Trọng Thi – Chủ tịch Hội đồng – thêm:

– Hội đồng xem các văn bản ý kiến cá nhân nhập vào văn bản Hội đồng, là tài liệu của Hội đồng nhằm bổ sung làm rõ hơn kết luận của Hội đồng.

Ý KIẾN CỦA 2 “KHỔ CHỦ” LÀ CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH

PGS TS Huỳnh Mùi – Hiệu trưởng trường Đại học Thăng Long ở Hà Nội – bày tỏ tâm tình với Hội đồng:

– Một luận án, nếu bị phát hiện chỗ sai trước khi họp Hội đồng đánh giá, thì ở Đức, tác giả luận án hầu như suốt đời không bảo vệ được, và thực tế cuộc sống buộc anh ta phải chuyển sang nghề khác. Tương tự, nếu ở Nhật, mười năm sau, không ai chịu đồng ý ngồi vào ghế Hội đồng. Tính khắc nghiệt trong thế giới học vấn đã làm cho nhiều người bị… hy sinh, nhưng đủ nhắc nhở ý thức về tính nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học. Đối với tôi, sau khi trực tiếp đọc bản luận án của anh Tuyến do Bộ GD&ĐT gửi đến, một cảm giác xấu hổ lẫn lộn một sự tức giận không thể nào kiềm chế nổi! Đây là một công trình thực hiện tại Việt Nam bởi một người Việt Nam, cái xấu nếu có là một vết nhơ cho nền toán học của đất nước! Tôi cảm ơn bài điểm báo của anh Nguyễn Hữu Việt Hưng về bài báo của anh Tuyến trên Mathematical Reviews. Nếu do một ai khác, chẳng hạn một đồng nghiệp quen biết ở nước ngoài đã điểm phải bài anh Tuyến, sự xấu hổ vì tính tự tôn dân tộc không làm thế nào lường hết được.

Rồi PGS TS Huỳnh Mùi ghi rõ 5 điều:

1. Dù đôi chỗ có cố gắng, mức cố gắng của tác giả chỉ dừng lại ở mức làm… bài tập. Nắm tốt hơn cơ sở của Đại số tuyến tính và Lý thuyết nhóm, một chút lưu tâm chi tiết trong Đại số đồng điều, những sai sót trầm trọng như trong luận án chắc ít mắc phải hơn.

2. Khối lượng sao chép gần như bao trùm toàn bộ luận án. Tác giả luận án đã không tự hiểu được điều mình sao chép, không xác định sao chép như thế nào thì kết quả vẫn đúng, sao chép ở đâu thì bi sai.

3. Đánh giá một sự việc như thế không phải bao giờ cũng làm được. Khả năng đánh giá còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là yếu tố truyền thống, yếu tố văn hoá, thêm vào đó là lòng can đảm và tính nghiêm túc của người trong cuộc.

4. Ở nước ta, dù mỗi chúng ta chưa bao giờ trực diện để phải đương đầu một sự việc cụ thể như hôm nay đối với Hội đồng này, nhưng đã tồn tại. Cho nên, vượt qua điều 3 không phải là việc dễ dàng.

5. Đối với tác giả của luận án, con đường còn lại cần lựa chọn là làm lại luận án; nếu không, chỉ biết ôm một mảnh bằng làm bởi một loại vật liệu thích hợp, chứ không phải là một khối lượng kiến thức, một khả năng nghiên cứu. Con đương này còn là một con đường chông gai, vì lấy lại niềm tin trong nghiên cứu khoa học không phải dễ.

PGS TS Nguyễn Hữu Việt Hưng – giảng viên khoa Toán trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội – viết hẳn 20 trang nhận xét, phân tích, chứng minh rất tỉ mỉ quanh luận án tiến sĩ của Nguyễn Xuân Tuyến, đoạn đúc rút 2 điều ngắn gọn:

1. Phần lớn luận án của tác giả Nguyễn Xuân Tuyến được sao chép từ những công trình đã có trước của người khác.

2. Tác giả luận án tỏ ra không hiểu nhiều chỗ mà mình sao chép.

Cuối bản nhận xét ấy, PGS TS Hưng “tái bút” mấy dòng não nuột:

Tôi đã bất đắc dĩ phải dành khá nhiều thời gian để mổ xẻ một câu chuyện không hay. Tôi hy vọng các đồng nghiệp toán học và bạn bè của tôi nhận thấy đằng sau những dòng chữ này một nỗi buồn!

CHUYỂN ĐỘNG BẤT NGỜ

Qua các tư liệu mà chúng tôi vừa trưng dẫn, “vụ án” khoa học đầy uẩn khúc đã có thể xem như được phơi bày ra ánh sáng.

Thoạt đầu, Bộ GD&ĐT chủ trương giải quyết vấn đề một cách nghiêm túc, hợp tình, hợp lý và êm thấm. Ngày 11 và 12-8-1997, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hiển (nay là Bộ trưởng) và Vụ trưởng Vụ Tổ chức – cán bộ Tạ Thế Truyền cùng về Huế làm việc với Ban Giám đốc Đại học Huế, với các vị lãnh đạo địa phương, và trực tiếp gặp gỡ ông Nguyễn Xuân Tuyến. Tháng 9-1997, Vụ trưởng Tạ Thế Truyền lại về làm việc với Ban Giám đốc Đại học Huế và Bam Giám hiệu Đại học Sư phạm Huế, với các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế, công bố quyết định số 2793/GD-ĐT của Bộ trưởng Trần Hồng Quân ký ngày 11-9-1997: “Nay đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Huế thuộc Đại học Huế của ông Nguyễn Xuân Tuyến kể từ ngày ký quyết định này để kiểm điểm theo nghị quyết của Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT” (Ghi chú: nghị quyết số 62TY/BB-BCS ngày 5-9-1997).

Những tưởng mọi sự “hai năm rõ mười”, dè đâu trong các đợt kiểm điểm ở cơ sở, ông Nguyễn Xuân Tuyến lại khăng khăng tự nhận: “Tôi thấy mình có ý thức tổ chức kỷ luật, có thái độ chấp hành các công văn, chỉ thị cấp trên”. Mạnh dạn hơn, ông Tuyến nhất mực cho rằng: “Trong học thuật, tôi có những thiếu sót, nhưng trung thực”. Về luận án tiến sĩ, ông Tuyến khẳng quyết: “Đây là một công trình có ý nghĩa đóng góp cho khoa học” (Bản tự kiểm điểm ngày 15-9-1997 của ông Nguyễn Xuân Tuyến). Sau 10 đợt kiểm điểm, đương sự vẫn “mấy lời ký chú đinh ninh” như thế, mặc dù từ ngày 14 đến ngày 17-11-1997, Bộ GD&ĐT tiếp tục cử đoàn công tác gồm Vụ trưởng Vụ Tổ chức – cán bộ, Vụ trưởng Vụ Sau Đại học, cùng các chuyên viên về làm việc với Tỉnh uỷ Thừa Thiên – Huế và Đảng uỷ Đại học Huế, cung cấp thông tin từ các phiên họp của Hội đồng chuyên ngành tôpô – đại số.

Thế là khắp nơi, dư luận rất hoang mang: nếu ông Tuyến nói đúng, hoá ra các nhà toán học tên tuổi của nước ta cũng như Hội đồng chuyên ngành tôpô – đại số đã nhận xét thiếu anh minh ư? Và Bộ GD&ĐT đã ban hành một quyết định thiếu thận trọng ư?

Tiếp xúc nhiều cán bộ giảng dạy lẫn sinh viên Đại học Huế, chúng tôi thường nhận nơi họ tiếng thở dài:

– Chao ôi! Biết nghe ai, tin ai bây chừ?

Tưởng cũng cần nêu thêm mấy chi tiết khiến dư luận đặc biệt quan tâm: dù bị đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng nhưng ông Nguyễn Xuân Tuyến vẫn còn làm Bí thư Đảng uỷ Đại học Sư phạm Huế kiêm Uỷ viên thường vụ Đảng uỷ Đại học Huế. Ông Tuyến lại là một trong những cán bộ chủ chốt tham gia giảng huấn chuyên ngành đại số, hệ sau đại học, ở nhiều nơi trong nước!

Trong thời gian chờ đợi Bộ GD&ĐT khép lại “vụ án” khoa học nổi cộm này, bất ngờ sao, tối 16-2-1998, Đại học Sư phạm Huế bỗng tổ chức một cuộc họp các lực lượng nòng cốt trong trường để nghe thông báo về quá trình tiến hành và kết quả kiểm điểm sự việc của ông Nguyễn Xuân Tuyến. Vì chưa có đầy đủ thông tin nên mọi người chưa thể phán xét đúng sai. Vậy nhưng, tối hôm sau, 17-2-1998, một “Hội đồng liên tịch” gồm Thường vụ Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Thường vụ Công đoàn, Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh và Chủ tịch Hội sinh viên Đại học Sư phạm Huế họp và soạn thảo kiến nghị (mang 6 chữ ký và đóng 5 khuôn dấu) gửi Bộ GD&ĐT với nội dung yêu cầu: “Sớm xem xét lại quyết định đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng của đồng chí Nguyễn Xuân Tuyến và phục hồi chức vụ Hiệu trưởng cho đồng chí”.

Sự kiện đó khiến nhiều cán bộ, công nhân viên trong trường phản ứng gay gắt. PTS Lê Cung nói:

– Trong phiên họp tối 16-2-1998, chúng tôi chỉ kiến nghị Bộ làm sáng tỏ nội vụ. Bộ chưa kết luận rõ trắng đen, tại sao đã đòi phục chức? Chúng tôi phản đối việc số ít người lợi dụng chức quyền, lấy ý kiến vài cá nhân làm ý kiến tập thể!

PTS Đặng Văn Hồ lên tiếng:

– Sự kiện này chứa đựng lắm điều không thật minh bạch. Gọi là Kiến nghị của Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức quần chúng, sao không thấy phổ biến về các văn phòng khoa, sao không niêm yết công khai lên bảng thông báo của trường?

HƯỚNG GIẢI QUYẾT CỦA BỘ GD&ĐT

Ngày 24-3-1998, Đại học Huế làm lễ đón nhận Huy chương Độc lập hạng ba. Sau buổi lễ, một số giảng viên Đại học Sư phạm Huế tìm chúng tôi, nêu thắc mắc:

– Hồi tháng 9 năm ngoái, tân Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển trả lời phỏng vấn báo chí rằng Bộ GD&ĐT sẽ “khẩn trương xác minh và xử lý nghiêm túc các vụ việc tiêu cực mà công luận đã nêu, theo đúng quyền hạn và trách nhiệm của mình”. Vụ việc nổi cộm mà Bộ trưởng đề cập đầu tiên là vụ ông Tuyến “cóp-pi” công trình khoa học của người khác. Sao đến nay vẫn chưa thấy kết luận chính thức của Bộ về vụ này?

Trước yêu cầu rất chính đáng và đầy bức xúc của công luận, nhất là với đội ngũ giảng viên và sinh viên, với tinh thần khách quan, khoa học và thận trọng, Bộ GD&ĐT đề nghị Hội đồng chuyên ngành tôpô – đại số họp thêm phiên nữa vào ngày 12-4-1998 để giải thích rõ hơn về kết luận của Hội đồng ở phiên họp trước. Đích thân Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển tới dự phiên họp này. Biên bản phiên họp thứ ba của Hội đồng có điểm bổ sung đáng lưu ý về luận án tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Tuyến, như sau: “Anh Tuyến đã trình Hội đồng một danh sách gồm 9 kết quả cơ bản của mình trong luận án. Khi một số uỷ viên Hội đồng chỉ ra rằng các kết quả đó thực chất là kết quả của người khác thì anh Tuyến im lặng”.

Ngày 14-4-1998, Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển ký công văn số 2853/TCCB: “Kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về luận án tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Tuyến”. Công văn ghi rõ:

Căn cứ vào nội dung các phiên họp của Hội đồng chuyên ngành tôpô – đại số (có kết luận và biên bản giải thích kết luận gửi kèm);
sau khi tham khảo thêm ý kiến của một số chuyên gia;
xét kiến nghị của trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Huế, nghị quyết của Đảng uỷ Đại học Huế;
và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến luận án của ông Nguyễn Xuân Tuyến;
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kết luận như sau:

1. Các kết quả chính của luận án tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Tuyến về cơ bản trùng với các kết quả của các tác giả khác đã công bố trước đó.

2. Về hình thức trình bày có nhiều đoạn sử dụng những câu chữ giống như trong các công trình của các tác giả khác.

Tóm lại, về thực chất trong luận án tiến sĩ của ông Nguyễn Xuân Tuyến có những phần sao chép từ công trình của các tác giả khác.

Ngày 15 và 16-4-1998, về làm việc với Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên – Huế, với Đảng uỷ và Ban Giám đốc Đại học Huế, cùng các lực lượng nòng cốt của Đại học Sư phạm Huế, Thứ trưởng Vũ Ngọc Hải và Vụ trưởng Tạ Thế Truyền đã thông báo kết luận chính thức nêu trên. Hầu hết mọi người đều phấn khởi cho rằng đây chính là bản “cáo trạng” xác nhận rõ tính chất và mức độ của “vụ án” khoa học gây chấn động dư luận suốt cả năm qua.

Được biết rằng sau khi thống nhất ý kiến với Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên – Huế, Bộ GD&ĐT sẽ có hình thức xử lý thích đáng đối với vụ việc sai phạm của ông Nguyễn Xuân Tuyến. Riêng dân chúng cố đô, ai quan tâm chuyện “rắc rối dằng dai” này, thảy cũng lắc đầu ngao ngán:

– Quả là “vụ án” vô tiền khoáng hậu! ♥

Thiên phóng sự điều tra “Vụ án” khoa học chấn động dư luận đã đăng trên tạp chí Thế Giới Mới số 282 và 283. Liền sau đó, chúng tôi nhận được thông báo từ Bộ GD&ĐT cho biết ngày 22-4-1998, Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển ký quyết định số 803/QĐ-BGD&ĐT: “Nay miễn nhiệm chức vụ Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Huế thuộc Đại học Huế, thôi làm công tác quản lý trong ngành đối với ông Nguyễn Xuân Tuyến kể từ ngày ký quyết định này và chuyển làm công tác chuyên môn”. Ngày 23-4-1998, Vụ trưởng Vụ Tổ chức – cán bộ Tạ Thế Truyền về làm việc với Ban Giám đốc Đại học Huế và trường Đại học Sư phạm Huế để công bố quyết định này.

Từ tháng 4-1997 đến tháng 4-1998, để thực hiện phóng sự điều tra “Vụ án” khoa học chấn động dư luận, tôi về Huế 6 chuyến. Phối hợp với tôi triển khai nhiệm vụ này, có những quý nhân làm việc tại Hà Nội, Nghệ An, Quảng Trị, Đà Nẵng, Sài Gòn, đặc biệt có người cất công sang tận Nga và Gruzia. Sự hỗ trợ sốt sắng của nhiều vị thức giả ở cố đô đã giúp tôi rất tích cực trong việc truy tìm và thẩm tra ngóc ngách vụ việc được nhanh chóng, chính xác, hữu hiệu.

Nguồn: www.truongkieumauhue.org/forum/YaBB.pl?num=11 77095135
Posted 4 months ago. ( permalink )

view profile

Hội Viên.Hội Toán Học says:

Nguyễn Xuân Tuyến – “Phó giáo sư, Tiến sỉ khoa học, Giảng viên cao cấp, Nhà giáo Ưu tú, Huy chương Sự nghiệp giáo dục; Huy chương Khoa học công nghệ; bằng khen thủ tướng chính phủ.”

"Phó giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Giảng viên cao cấp, Nhà giáo Ưu tú, Huy chương Sự nghiệp giáo dục; Huy chương Khoa học công nghệ; bằng khen thủ tướng chính phủ." by Hội Viên.Hội Toán Học

Nguồn: www.hss.edu.vn/portal/?GiaoDien=6&ChucNan g=3&id=6…

“Huân chương lao động hạng 3”:

PGS dỏm nhận "Huân chương lao động hạng 3" by Hội Viên.Hội Toán Học

Nguồn: www.hueuni.edu.vn/hueuni/news_detail.php?News ID=2182
Posted 4 months ago. ( permalink )

view profile

Hội Viên.Hội Toán Học says:

Hồ sơ Nguyễn Xuân Tuyến trong cơ sở dữ liệu của Bộ:

Mã hồ sơ: [5295]
Chứng nhận/Certificate:
Họ và tên: Nguyễn Xuân Tuyến
Năm sinh: 1943 Giới tính: Nam
Quốc tịch: Việt Nam
Dân tộc: Kinh Ảnh chân dung
E-mail / Website: nxtuyenvn@yahoo.com
Lĩnh vực khoa học: Toán học
Công tác tại: Trường ĐH Sư phạm, Đại học Huế
Học vị:
Tiến sỹ ngành Toán thực hiện tại Việt Nam , bảo vệ năm 1978.
Năng lực chung:
Chưa có thông tin
Các hướng nghiên cứu chủ yếu:
Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ mã số B92-28-08 “đồng điệu và đồng luân của nhóm và vị nhóm hữu hạn”
Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước mã số 1.4.1 ‘ các cấu trúc đại số: nhóm, vành, môđun
Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ mã số B2001-09-15 “đối đồng điệu của nửa môđun và…”
Chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước mã số 140,501 “Một số tính chất của các cấu trúc: nửa môđun, môđun và nhóm lie”
Kết quả nghiên cứu:
30 bài báo khoa học và 10 cuốn sách đã in ấn trong đó 2 cuốn do NXB giáo dục và 8 cuốn sách là bài giảng và giáo trình của Trường ĐHSP Huế, chủ ttrì 4 đề tài NCKH cấp Bộ và cấp Nhà nước đã nghiệm thu, 10 thạc sĩ đã đào tạo

Nguồn: hskh.moet.gov.vn/?page=6.6&action=review& view=529…
Posted 4 months ago. ( permalink )

view profile

Lá trúc che nghiêng says:

HUÂN CHƯƠNG HẠNG GÌ?

Ông Nguyễn Xuân Tuyến ăn cắp công trình của người khác để bảo vệ luận án TSKH, bị lật tẩy nhưng vẫn chối quanh, rồi bị cách chức hiệu trưởng. Gian dối cỡ đó mà ông Tuyến vẫn cả gan đệ trình hồ sơ xin danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và Huân chương Lao động. Quả là ông Tuyến coi cả thiên hạ chẳng ra gì.

Tôi đề nghị Hội đồng trao cho ông Nguyễn Xuân Tuyến
Huân chương Lao động hạng… Ba Dọi.

Làm như thế cũng là để cảnh tỉnh các Quan-Phụ-Mẫu nước Nam chớ nhắm mắt trao bừa Danh hiệu hay Huân chương, kẻo uổng tiền thuế của người dân lao động (không cần huân chương) chúng tôi.
Posted 4 months ago. ( permalink )

view profile

Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV says:

Admin@: Chưa hiểu ý bác về “Huân chương Lao động hạng… Ba Dọi” là gì? Theo thông tin từ Bộ thì vị này gian dối, có nên bổ sung thêm “PGS gian dối” như một số bác đã làm không?
Posted 4 months ago. ( permalink )

view profile

Lá trúc che nghiêng says:

1) Thịt Dọi, còn gọi là thịt Ba chỉ, là thứ thịt rẻ tiền, bèo nhèo, nửa nạc nửa mỡ, ở bụng con heo. Vì thế, dân gian có câu “Đồ Ba Dọi” để mắng loại người lươn lẹo, trở cờ, đảo điên, hành vi khó lường.

Thật oan cho con heo.
Chỉ e Hội Đồng phong Huân chương Lao động hạng… Ba Dọi cho
ông Nguyễn Xuân Tuyến xong, thì Hội liên hiệp các Con Heo nó kiện chết.

2) Tôi ủng hộ việc Hội đồng bổ sung chức danh “GS/PGS gian dối”.
Như thế, có người xứng đáng nhận cả 2 danh “PGS dỏm” và “PGS gian dối”.
Không biết chữ “GS/PGS gian trá” nghe có âm vang hơn không?

3) Hội đồng cũng nên xem xét việc phong “Nhà Giáo Yêu quái”,
hoặc “Nhà Giáo Yêu tinh” cho những người xứng đáng.
Posted 4 months ago. ( permalink )

view profile

Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV says:

@Lá trúc che nghiêng: Đã phong PGS gian dối cho PGS dỏm Nguyễn Xuân Tuyến vì chứng cứ quá rõ. Chúng ta nên dùng những khái niệm có trong tự điển, hoặc báo chí hay dùng. Ví dụ như có hàng dỏm, học trò dỏm, thì ở đây ta có GS, PGS dỏm, gian dối,… Những khái niệm bác đề nghị “mới quá”, phải có thời gian “nghiên cứu” xem sao 🙂 Hình như ta đã có “Nhà giáo yêu râu xanh” rồi. Nay bác đề nghị “yêu quái, yêu tinh” nghe căng quá 🙂 Chúng ta nên tập trung vào công bố khoa học nghiêm túc ISI, việc phong GS, PGS gian dối cũng nên hạn chế. Tập trung cho dỏm, kém,… cũng đủ quá tải rồi bác à.
Posted 4 months ago. ( permalink )

view profile

Lá trúc che nghiêng says:

Tôi đồng ý là Hội đồng nên tập trung vào việc phong GS/PGS dỏm hoặc gian dối.

Tuy thế, có những kẻ, như ông Nguyễn Xuân Tuyến, đã là PGS dỏm và gian dối, nhưng vẫn còn hàng loạt danh hão khác, như NGƯT, Huân chương LĐ hang Ba. Vì thế, HĐ cần tiện thể mà phong cho ông ta những danh thật tương ứng. Và cố gắng giữ cho danh thật gần với âm của danh hão: Chẳng hạn, NGƯT thì đổi thành “Nhà giáo yêu quái”, còn Huân chương LĐ hang Ba thì đổi thành “Huân chương LĐ hang Ba dọi”.

Kẻo không khéo có người tưởng các danh hão của ông ta là thật.
Posted 4 months ago. ( permalink )

7 bình luận to “PGS dỏm cấp 2 – gian dối Nguyễn Xuân Tuyến, “Nguyên Hiệu trưởng ĐHSP Huế, Nguyên Bí Thư Đảng Ủy, Nhà giáo ưu tú, Giảng viên cao cấp, Huy chương Sự nghiệp giáo dục; Huy chương Khoa học công nghệ; bằng khen thủ tướng chính phủ, Huân chương lao động hạng 3″”

  1. nguyen thanh cong said

    TRỜI ƠI LÀ TRỜI ! Tôi có 1 khát khao cháy bỏng là : động viên , thuyết phục con cái thi vào ĐHSP HUẾ – để thỏa cái ước ao mà lúc trẻ mình không có điều kiện thực hiện được – nay đọc dươc tin này , mọi khát khao , ước ao …Tắt Ngủm ! TRỜI ƠI LÀ TRỜI !
    Cám ơn Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV .

  2. Tuấn said

    Tôi không hiểu các bạn biết Gì về Thầy Tuyến mà dám bôi nhọ danh dự đến như vậy

  3. AMA said

    Đề nghị bổ sung bài này
    Title: MORE ON SUBTRACTIVE SEMIRINGS: SIMPLENESS, PERFECTNESS, AND RELATED PROBLEMS
    Author(s): Katsov Y.; Nam T. G.; Tuyen N. X.
    Source: COMMUNICATIONS IN ALGEBRA Volume: 39 Issue: 11 Pages: 4342-4356 DOI: 10.1080/00927872.2010.524183 Published: 2011
    Times Cited: 0 (from All Databases)
    =================================================
    Giaosudom4@: accepted. Thanhks

  4. Nguyễn Nam said

    Tôi có nhiều điều kiện tiếp xúc với Thầy. Tôi nghĩ ở đời có những lúc chúng ta nên mở rộng tấm lòng. Đánh kẻ chạy đi, ai nỡ đánh kẻ chạy lại. Dù sao đối với thế hệ chúng tôi thì Thầy vẫn là một người Thầy đúng nghĩa. Những khoảnh khắc vấp váp, lỗi lầm nếu có thì cho đến bây giờ cũng đã làm Thầy mất hết tất cả: vị trí, danh dự. Tôi nghĩ chúng ta cũng nên tiếp cận vấn đề một cách có lương tâm hơn. Đối với thế hệ chúng tôi mà nói, thì chúng tôi không để ý mấy đến cái vụ việc ầm ĩ đó, vì trên tất cả Thầy đã cho chúng tôi quá nhiều: dạy dỗ chúng tôi, định hướng đạo đức cho chúng tôi, … để chúng tôi có ngày hôm nay. Sự vấp váp của Thầy chỉ là một câu chuyện khác mà thôi. Bây giờ Thầy đã vượt qua cơn bão tố để đến với sự bình an, Thầy đã mạnh mẽ đứng lên trước nghiệt ngã cuụoc đời . Chúc Thầy sức khỏe, công tác tốt. Đối với chúng em Thầy vẫn là tấm gương để chúng em noi theo.

  5. Trần Văn said

    Nhận xét bôi nhọ người Thầy thì sẽ được đăng, còn suy nghĩ thật ề Thầy thì không được đăng. Mấy anh nên xem lại tư cách của mình.

  6. Trần Văn said

    Lúc học ở Huế, tôi thấy có mấy ông Thầy luôn nói xấu Thầy Tuyến trước mặt học trò. Tôi không bao giờ thích, bởi vì đối với chúng tôi Thầy Tuyến có nhiều đức tính mà chúng tôi cần phải học tập. Còn chuyện này chuyện nọ, đó là một khoảnh khác nào đó, tôi không quan tâm. Mấy ông thầy ở Huế nói xấu Thầy Tuyến chỉ làm chúng tôi xem thường thôi.

  7. Lê Văn Quan said

    Tôi đồng ý với bạn Trần Văn. Tôi thấy có mấy ông thầy trẻ (vừa vừa), khi ngồi với học trò là đem chuyện Thầy Tuyến ra nói xấu. Thế này thế khác, nói chung là rất nổ.
    ====================
    Giaosudom4@: bác không nên clone nick!

Bình luận về bài viết này