Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam

Journal of Incompetent Professors in Vietnam – JIPV

GS rất dỏm Nguyễn Thanh Tuyền – ĐHKT TPHCM: bảo kê khoa học dỏm, UV Hội đồng học hàm ngành Kinh tế, Nhà giáo nhân dân, Nguyên Hiệu trưởng ĐH TC-KT TPHCM, Nguyên Hiệu trưởng ĐHKT TPHCM, UV Hội đồng biên tập tạp chí Công nghệ Ngân hàng

Posted by giaosudom4 trên Tháng Tám 11, 2010

view profile

Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV says:

Danh dỏm: GS.TS

Công bố ISI: 0

Danh thật: GS rất dỏm, bảo kê khoa học dỏm

Giới thiệu: Editor TuanNgoc@ and Editor Inhainha

Checked by Admin

Thông tin liên quan:

1. GS rất dỏm – đạo văn quốc tế – gian dối Trần Ngọc Thơ: www.flickr.com/photos/47624590@N04/4520423233 /

2. Có hành vi gian dối vào bảo kê đối với GS rất dỏm – đạo văn quốc tế – gian dối Trần Ngọc Thơ, và thể hiện chưa hiểu thế nào là NCKH nghiêm túc: phapluattp.vn/20100507122555580p0c1019/co-thi eu-sot-nhung…

============================================ ======

Thông tin tham khảo về JIPV:

1. Tiêu chuẩn: www.flickr.com/groups/giaosudom/discuss/72157 623332108573/

2. Cống bố ISI của một số nhà khoa học ở Việt Nam: www.flickr.com/groups/giaosudom/discuss/72157 623509000309/

3. Góp ý cho GS dỏm và học trò dỏm: www.flickr.com/groups/giaosudom/discuss/72157 623455223679/

4. Thông tin về nghiên cứu nghiêm túc: www.flickr.com/groups/giaosudom/discuss/72157 623452567143/

5. Giao lưu với độc giả: www.flickr.com/groups/giaosudom/discuss/72157 623572069288/

6. Một số thông báo mới: www.flickr.com/groups/giaosudom/discuss/72157 623351401741/

7. Nhiều vấn đề liên quan: www.flickr.com/groups/giaosudom/discuss/
============================================ ======

Journal of Incompetent Professors in Vietnam (JIPV) hay Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam, www.flickr.com/groups/giaosudom/
Posted 3 months ago. ( permalink )

TCHGGD [deleted] says:

Mr. Tuyền gian dối:

www.vneconomist.net/forums/viewtopic.php?f=36 &t=662

Mr Tuyền và Đạo Sĩ Trần Ngọc Thơ có “liên hệ”.
Posted 3 months ago. ( permalink )

TCHGGD [deleted] says:

Tại sao “GS.TS.” Nguyễn Thanh Tuyền thông cảm cho đạo sách?:

www.vneconomist.net/forums/viewtopic.php?f=36 &t=663
Posted 3 months ago. ( permalink )

TCHGGD [deleted] says:

Thư gửi “GS-TS” Nguyễn Thanh Tuyền:

www.vneconomist.net/forums/viewtopic.php?f=36 &t=664
Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

hoang1960 says:

Mọi người đọc link này: vietnamnet.vn/giaoduc/201005/Viet-giao-trinht ay-ai-tay-ai…

Vietnamnet gián tiếp muốn khép lại vụ việc, vì không khéo sẽ là hiện tượng “domino” lan truyền đến “nhiều vị giáo sư khác”.

Đọc vừa buồn, nhưng lại rất đúng hiện nay.
Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

hoang1960 says:

Thực ra, nếu dùng bài báo trên ISI làm tiêu chuẩn thì hiện nay, hầu hết các GS, và PGS kinh tế kinh doanh Việt Nam đều không đạt.

Nếu quý vị nào có thời gian thì tìm xem, vị GS hay PGS kinh tế Việt Nam nào CÓ TRÊN 1BÀI trên ISI, hay có trên 1 bài trên các hội thảo chuyên ngành quốc tế ở mức vừa trở lên?
Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

inhainha says:

@hoang1960: hiện tượng hầu hết các GS và PGS ngành kinh tế không có lấy 1 bài báo quốc tế thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì vậy bác? Giải pháp khắc phục như thế nào?
Bác có thể viết 1 bài về vấn đề này không ạ?
Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

Maytrang2008 says:

Xin chúc mừng thầy trò “GS?” Nguyễn Thanh Tuyền – GS rất dỏm, đạo văn quốc tế , gian dối Trần Ngọc Thơ vì các ông đã
– Góp phần hủy hoại nền quốc học nước nhà, đi tiên phong trong lĩnh vực đạo văn, đạo dịch và đã đạt tầm quốc tế trong lĩnh vực này.
– Đã nêu một tấm gương sáng về thói đạo đức giả trong học thuật, vừa ăn cướp vừa la làng.
– Đã có công đầu trong việc làm nhục quốc thể.
Chúc ông Nguyễn Thanh Tuyền sớm đạt chức danh cao quí Giáo Sư Rất Dỏm.

Tôi đề nghị JIPV nên có một Special Issue đăng những tên tuổi đạo văn-đạo dịch để kỉ niệm thầy trò Nguyễn Thanh Tuyền-Trần Ngọc Thơ.
Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV says:

JIPV@: Ý kiến của bác Guest Editor hoang1960 rất đáng quan tâm. Bác vui lòng bình luận thêm về chuẩn chấp nhận được (về mặt nghiên cứu) cho một GS, PGS bên Kinh tế? Và sản phẩm tiến sĩ, thạc sĩ (đào tạo trong nước) bên Kinh tế thật ra như thế nào? Cũng như nghiên cứu khoa học bên Kinh tế ở nước ta thật ra là cái gì?

Thêm nữa, bác vui lòng bình luận thêm về sự khác biệt (về mặt nghiên cứu) giữa một TS (chất lượng) và một GS, PGS (nói chung) bên Kinh tế như thế nào?

JIPV xin cảm ơn bác.

PS: Đúng là chuẩn bên Kinh tế nên xem lại. Tuy nhiên JIPV không chấp nhận những người sản xuất ra ThS, TS, những người quyết định phong hàm cho các GS, PGS mà lại dỏm. Trước mắt JIPV chỉ xét những trường hợp “HOT” thôi.

Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

hoang1960 says:

@JIPV và inhainha:
Hiện giờ, tôi chưa có thời gian nên không “góp ý” nhiều được, hy vọng đến hè (giữa tháng 8)

Tôi xin có 1 số ý kiến trả lời câu hỏi của inhainha về nguyên nhân dẫn đến tình trạng các giáo sư kinh tế Việt Nam hầu như không có công bố quốc tế.

Về mặt khách quan: Không giống như khoa học tự nhiên (xã hội chủ nghĩa hay tư bản gì cũng gần như nhau) Khoa học Kinh tế là một khoa học xã hội nên sự phát triển của Khoa học này phải dựa trên sự phát triển của xã hội. Nền Kinh tế Việt Nam mình mới chuyển qua kinh tế thị trường thêm “định hướng xã hội chủ nghĩa” được mấy năm, nên việc tiếp cận các vấn đề kinh tế thị trường mới chỉ bắt đầu.

Thứ 2, hầu hết các GS và PGS kinh tế Việt Nam hiện nay đều học ở Liên Xô trước đây, hoặc học ở Việt Nam hơn 15 năm trước. Mà lý thuyết kinh tế chủ đạo lúc đó là kinh tế chính trị Max-Lenin. Không phải hoàn toàn do kinh tế chính trị Maxist, mà có lẽ do yếu tố chính trị xã hội chi phối nhiều quá, nên cách phân tích, lập luận,.. không phản ánh được yêu cầu “khoa học” của khoa kinh tế.

Một điều cần chú ý ở đây là, không phải kinh tế chính trị Max- Lênin, thì không đủ “tiêu chuẩn” quốc tế. Rất nhiều trường đại học lớn của Mỹ cũng đào tạo kinh tế chính trị Mác lênin (ví dụ University of Texas- Austin, khoảng top 20 thế giới về Kinh tế, cũng có ngành kinh tế chính trị Mác Lênin, hay như đại học Massachusetts- Amherst)

Thứ 3, phương pháp làm nghiên cứu khoa học trong kinh tế, từ trước đến nay chủ yếu thiên về “nói”, nghĩa là viết như viết 1 bài về các vấn đề xã hội, chủ yếu là định tính. Trong khi đó, phương pháp nghiên cứu tại các trường đại học phương Tây lại rất chặt chẽ, sử dụng rất nhiều công cụ thống kê, và toán để đo lường. Do vậy, toàn bộ (?) các bài về kinh tế đăng trên các tạp chí trong nước hiện nay, không đáp ứng tối thiểu tiêu chuẩn của các tạp chí ISI. Nói thêm ở đây một chút, các bài kiến nghị chính sách không phải là một bài nghiên cứu thông thường. Vì thế, ngay cả các bài viết kiến nghị chính sách của Fulbright Việt Nam cũng không phải là một công trình nghiên cứu thông thường để đăng trên ISI.

Vì thế, nhiều diễn đàn nói là nhiều GS và PGS ngành kinh tế ở Việt Nam không đọc nổi một cuốn sách cho năm cuối bậc đại học của Mỹ là có lý.

Thứ 4, các tiêu chuẩn phong GS, và PGS có rất nhiều vấn đề.

(BỔ SUNG)

Cuối cùng, một trong những vấn đề quan trọng nhất giải thích tại sao các nhà kinh tế Việt Nam ít có công trình ISI là hiện nay, chúng ta hầu như không có cơ sở dữ liệu kinh tế. Cách đây vài năm, hầu như không có những số liệu kinh tế, ngay cả số liệu cơ bản như GDP hàng quý, chỉ số giá,…. ngoại trừ những thông tin chung chung trong niên giám thống kê hàng năm. Những số liệu liên quan đến ngân hàng, thị trường tài chính thì hầu như rất hiếm.

Vả lại, việc đi xin số liệu thì cực kỳ rắc rối, nếu bạn không có quen biết, hay không có “thế”.

Về mặt chủ quan:
Khác với nhiều GS và PGS trong các ngành tự nhiên, các GS và PGS kinh tế ở Việt Nam thường coi trọng các mối quan hệ kinh tế, nên ít khi tìm tòi để cập nhật các kiến thức mới từ phương Tây. Vả lại, hầu hết lại thiếu kiến thức cơ bản nên việc bắt đầu nghiên cứu là việc rất khó.

Thứ 2, trước đây khoảng trên 10 năm, việc giảng dạy các môn toán, thống kê, hay kinh tế lượng tại các trường đại học Kinh tế Việt Nam hầu như rất yếu, nên hầu hết các GS và PGS kinh tế không nắm được các nguyên tắc toán cơ bản. Ở đây nói ra ngoài một chút, nền toán học Việt Nam có thể coi là khá về toán lý thuyết, nhưng về toán ứng dụng thì RẤT KÉM. Trong khi kinh tế hiện đại đòi hỏi 1 kiến thức toán khá cao. (đây cũng có thể là một mảnh đất màu mỡ cho các bạn nào làm về toán ứng dụng tại Việt Nam hiện nay).

Thứ 3, vì thiếu đội ngũ giảng viên có tầm cỡ, nên việc đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ của Việt Nam mình rất yếu.

Một điều quan trọng là hiện nay ở Việt Nam, kể cả Bộ GD, cũng không phân biệt được đâu là kinh tế (lý thuyết), đâu là kinh doanh (kinh tế ứng dụng). Ở Mỹ, hầu hết các ngành kinh tế được đào tạo tại trường Liberal arts. Vì vậy, chương trình đào tạo thạc sĩ kinh doanh, tài chính, marketing,… (MBA, MA,..) chủ yếu là học ứng dụng, không học lý thuyết (khác với khoa học tự nhiên). Mà ở Việt Nam không đào tạo tiến sĩ theo đúng nghĩa của nó, nên các thạc sĩ khi học tiến sĩ, lại không được học các công cụ, phương pháp, và các lý thuyết của ngành mình vì đào tạo tiến sĩ kinh tế của Việt Nam chủ yếu là viết 03 chuyên đề. Hệ lụy là những người này (NCS, TS) không nắm được lý thuyết trong ngành cũng như phương pháp nghiên cứu. Tất nhiên, có một số NCS, TS may mắn được 1 GS, hay PGS có “trình độ” thì đỡ hơn nhiều.

Thứ 4, Cách thức đào tạo tiến sĩ của Việt Nam nói chung cũng còn khá nhiều vấn đề (như phản biện kín,…). Cái này nhiều người đã đề cập rồi.

Thứ 5, trình độ tiếng Anh của các GS và PGS kinh tế hiện nay khá yếu, hiếm người có thể đọc được những cuốn sách cho đại học, còn các bài nghiên cứu hay sách tiến sĩ chắc còn rất rất xa.
Posted 3 months ago. ( permalink )

TCHGGD [deleted] says:

Bài viết của bác hoang1960 thì hay rồi. Tuy nhiên bác nói Kinh tế thuộc ngành xã hội thì tôi không đồng ý lắm.

Đọc bài của bác thì tôi thấy bác là chuyên gia. Tôi cảm thấy vui khi đọc bài viết của bác.
Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

Maytrang2008 says:

Bác hoang1960 nói Kinh tế thuộc ngành xã hội là không đúng. Tôi thấy nhiều nhà toán học vẫn được giải Nô-ben kinh tế mà.

Cảm ơn bác đã cho anh em một bài viết hay, mong Bác tiếp tục đóng góp nhiều bài viết xuất sắc nữa nhé.
Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

hoang1960 says:

@maytrang2008: Hình như bạn không nghiên cứu kinh tế phải không?

@ TCGGD và Maytrang08: Tôi có 3 ý kiến sau: Phân biệt giữa nội dung, đối tượng nghiên cứu và hình thức biểu hiện của nó.

Thứ nhất, nếu xét về nội dung và đối tượng nghiên cứu, Kinh tế học là ngành khoa học nghiên cứu phân bổ các nguồn lực (khan hiếm) nhằm đáp ứng yêu cầu tối ưu nhất của con người. Hay nói cách khác, là môn khoa học về phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu của nền kinh tế. Vì thế, nội dung và đối tượng nghiên cứu của nó thiên về khoa học xã hội hơn. Lịch sử phát triển môn này cũng chứng minh điều đó (ban đầu thời kỳ Adam Smith va Ricardo, kinh tế học lúc đó mang tính kinh tế chính trị học). Đó là lý do tại sau hầu hết các trường đại học Âu Mỹ xếp kinh tế học vào khoa học xã hội hay liberal arts, hay kinh doanh. Không có trường nào xếp nó vào khoa học tự nhiên cả.

Thứ 2, về hình thức biểu hiện. Kinh tế học hiện nay rất rộng, bao gồm các lĩnh vực mang tính tính toán cao như kinh tế lý thuyết, tài chính lý thuyết, đến các lĩnh vực mang tính xã hội cao như marketing , quản lý nhân sự, hay kinh tế học hành vi (trừ phần lý thuyết). Nhiều bạn không phải là dân kinh tế, đọc các công trình nghiên cứu về lý thuyết kinh tế hay lý thuyết tài chính, thì tưởng rằng đó là toán (ứng dụng). Thực ra, có sử dụng công cụ nào đi nữa, thì mục tiêu của nó vẫn giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội. Do đó, kinh tế vẫn mang tính khoa học xã hội hơn.

Thứ 3, như tôi nói, vì kinh tế học hiện nay khá rộng, nên công cụ toán học sử dụng cũng rất đa dạng. Nếu những ngành kinh tế ứng dụng mang tính xã hội cao như quản trị nhân sự (human resource management) hay marketing, thì kiến thức toán sử dụng chủ yếu là thống kê. Những ngành như kinh tế lý thuyết, hay tài chính lý thuyết thì sử dụng rất nhiều toán cao cấp, ngay cả những người có trình độ thạc sĩ toán vẫn cảm thấy rất khó hiểu (về mặt toán học được sử dụng). Tôi lấy ví dụ, bạn nào nghiên cứu kinh tế lý thuyết, kinh tế động (dynamic economics), hay lý thuyết trò chơi (game theory), tài chính các quá trình liên tục (continuous time finance), hay các công cụ phái sinh (derivatives), thì kiến thức toán tối thiểu cũng cỡ thạc sĩ toán (chủ yếu là tối ưu động- dynamic programming, giải tích ngẫu nhiên và các quá trình ngẫu nhiên, lý thuyết độ đo, lý thuyết trò chơi, và logic mờ – fuzzy logic,..).

Nhưng dù có cao đến đâu, thì toán vẫn là công cụ để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội. Bản thể của nó không phải đi nghiên cứu toán.
Đây là lý do tại sao nhiều người không nghiên cứu kinh tế, đọc các bài nghiên cứu kinh tế dạng này tưởng khoa học kinh tế là khoa học tự nhiên.

Trả lời bạn Maytrang2008: các nhà toán học nhận giải Nobel về kinh tế là chuyện bình thường. Nhưng không phải họ là nhà kinh tế, hay kinh tế là khoa học tự nhiên. Đơn giản, thông thường những người này phát triển lý thuyết về toán (hoặc vật lý lý thuyết), sau đó lý thuyết này được các nhà kinh tế sử dụng để giải quyết các vấn đề kinh tế. Ví dụ như Nash, giáo sư toán tại Princeton (Nobel kinh tế 1994). Ông này phát triển lý thuyết trò chơi (game theory) trong toán học, nhưng sau này, các lý thuyết này trở thành lý thuyết nền tảng trong kinh tế học (lý thuyết trò chơi và lý thuyết quản trị chiến lược). Tất nhiên, cũng có một số người giỏi cả toán và kinh tế. Ví dụ, Robert Merton (Nobel 1997) (hiện là GS tại Harvard). Ông này học toán ứng dụng tại Học viện Kỹ thuật Cali, sau đó học PhD về kinh tế tài chính tại MIT và gần cả đời cống hiến cho MIT. Ông này sử dụng lý thuyết các quá trình ngẫu nhiên trong toán để định giá các chứng khoán phái sinh, và là một trong những người phát triển một ngành mới là toán tài chính- khoa học liên ngành toán và tài chính.

Cần nói thêm là, không phải chỉ có các nhà toán học nhận giải Nobel về kinh tế học mà còn có cả các nhà tâm lý học, xã hội học, hay luật học cũng nhận giải Nobel kinh tế. Ví dụ, giải Nobel kinh tế năm 2002 dành cho 2 nhà tâm lý xã hội học. Ostrom nhận giải Nobel kinh tế năm 2009, mà không có 1 công trình nào công bố trên các tạp chí có uy tín trong ngành kinh tế, và hầu như dân kinh tế không biết đến bà này. Đơn giản, vì bà là nhà luật và chính trị học.

Trở lại mối tương quan giữa toán và kinh tế, ngành toán tài chính hiện nay có 2 hướng tiếp cận: toán và tài chính. Nếu tiếp cận theo hướng toán, thì người ta phát triển các lý thuyết toán trước, sau đó ứng dụng vào tài chính (Nếu học PhD ở khoa Toán). Còn nếu tiếp cận dưới góc độ tài chính (là chủ yếu) thì ý tưởng tài chính mới là chủ đạo, sau đó sử dụng các công cụ toán để giải thích ý tưởng này (nếu học PhD ở khoa Kinh tế hay Tài chính).

Vì sự phát triển mạnh của các môn công cụ, nên hiện nay nhiều ngành trở nên liên ngành: đầu tư tài chính, kinh tế học lý thuyết, chứng khoán phái sinh, hay quản trị rủi ro tài chính. Nên nhiều nhà kinh tế học hàng đầu cũng là nhà toán học ứng dụng.

Ai muốn nghiên cứu các ngành này thì phải có một kiến thức toán rất tốt. Và điều đặc biệt là, nhiều GS giảng dạy các môn này là các nhà toán học, hay vật lý lý thuyết.

Ngược lại, nhưng nếu ai nghiên cứu về kinh tế học hành vi, quản trị nhân sự, marketing thì các kiến thức về tâm lý, xã hội học,.. lại quan trọng hơn. Tương tự, ai nghiên cứu về kinh tế phát triển, kinh tế chính trị, ngoại thương, kinh doanh quốc tế,… thì kiến thức về chính trị, quan hệ kinh tế quốc tế, luật,… lại quan trọng.

Tóm lại, cho dù sử dụng toán đến đâu, thì hiện nay đa số các trường đại học trên thế giới đều coi kinh tế học là một ngành thuộc về xã hội nhiều hơn.
Posted 3 months ago. ( permalink )

TCHGGD [deleted] says:

Cảm ơn bác hoang1960 đã trả lời khá chi tiết. Nhưng bài viết của bác lại giúp tôi tiếp tục cũng cố quan điểm: Kinh tế không là một ngành xã hội học.

Tôi vào wép của hai trường xã hội nhân văn Hà Nội và TPHCM thì cũng không thấy họ đào tạo hay nghiên cứu về Kinh tế.

Tuy nhiên, trong Kinh tế vẫn có một số chuyên ngành hẹp nghiên cứu về xã hội là chính. Mong các bác cho ý kiến thêm.
Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

hoang1960 says:

@TCHGGD: Tôi nghĩ bạn cũng không nghiên cứu kinh tế.

Tùy quan điểm của bạn thôi.

Tôi đã nói hiện nay kinh tế khá rộng, một số chuyên ngành Kinh tế liên quan đến toán khá nhiều, nhưng lịch sử của nó, đối tượng nghiên cứu của nó và nội dung của nó đều thuộc về khoa học xã hội.

Thứ 2, trước đây, trường đại học Tổng hợp cũ, có Khoa Kinh tế. Sau này, khi hình thành đại học Quốc Gia TP HCM, khoa Kinh tế tách ra, làm 1 Khoa và hay là 1 trường riêng. Nếu bạn tham chiếu ở Việt Nam thì nó 100% thuộc về Khoa học Xã hội, bạn xem Viện Khoa học Xã Hội Việt Nam xem có Viện Kinh tế không.

Nên biết, Các viện Kinh tế trung ương đều thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam (trừ mấy viện thuộc Bộ chuyên ngành), không có Viện nào thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia cả.
Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

hoang1960 says:

@ TCHGGD và Maytrang2008:

Để khỏi tranh cải về khoa học kinh tế, mọi người xem định nghĩa về khoa học XÃ HỘI ở đây: en.wikipedia.org/wiki/Social_sciences

Và định nghĩa khoa học KINH TẾ ở đây:
en.wikipedia.org/wiki/Economics

Phần tiếng Việt ở đây: vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%e1%ba%bf_h%e1%bb %8dc,

Tất cả các định nghĩa này đều khẳng định kinh tế học là 1 ngành KHOA HỌC XÃ HỘI
Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV says:

JIVP: Cảm ơn các bác đã trao đổi rất khoa học, đặc biệt là bác hoang1960. Sẽ có thay đổi về chuẩn dỏm, kém, yếu cho các GS, PGS bên Kinh tế. Tuy nhiên số O sẽ không đổi. Xin các bác tiếp tục tranh luận.
Posted 3 months ago. ( permalink )

TCHGGD [deleted] says:

Tôi xin cảm ơn bác hoang1960 đã phân tích rất chi tiết, giúp tôi hiểu rõ hơn nhiều vấn đề. Ngay từ đầu tôi nhận định bác hoang1960 là một chuyên gia và quả là đúng như vậy.

Để có thêm thông tin tranh luận, tôi xin giới thiệu ý kiến của Giáo Sư – Đại Hiệp Sĩ Nguyễn Văn Tuấn về vấn đề này:

Kinh tế học là khoa học xã hội?

Có một bạn trong nhóm “GS PGS dỏm” gửi email hỏi tôi nghĩ gì khi có người cho rằng kinh tế học là một bộ môn khoa học xã hội (social science). Tôi thì thú thật không mấy quan tâm đến việc xếp loại một lĩnh vực học thuật nào, vì cách xếp loại mù mờ và có khi còn tùy thuộc vào người phân loại. Chẳng hạn như có người xem y học là một bộ môn của khoa học xã hội, vì đặc tính của chuyên ngành này nằm trong định nghĩa của social science. Thậm chí một ngành “khoa học định lượng” như khoa học thống kê mà cũng có khi xem là là một bộ môn khoa học xã hội, nhưng nhiều người khác thì xem thống kê là một bộ môn toán học. Nhìn như vậy thì thấy việc phân định kinh tế là khoa học xã hội cũng chẳng có gì ngạc nhiên. Nói như vậy cũng để thấy rằng việc phân định khoa học gì cũng không phải dễ dàng và dễ gây ra tranh cãi.

Đối với kinh tế, tôi nghĩ phân biệt nghiên cứu định tính và định lượng thì có lẽ tốt hơn. Tôi không rành bên kinh tế, nhưng nhìn qua trang web vneconomist.net thì thấy bên kinh tế có nghiên cứu định lượng (quantitative research) và định tính (qualitative research). Về định lượng tôi thấy họ sử dụng các phương pháp thống kê rất nhiều. (Thật ra, ngành khoa học nào cũng dùng thống kê). Bên kinh tế học, có ít nhất là 3 tập san chuyên về toán thống kê, đó là Econometrika, Journal of Econometrics, Journal of Applied Econometrics. Như vậy kinh tế học không thể là khoa học xã hội? Chưa chắc, vì về định tính, tôi thấy có nhiều chuyên gia xã hội học, tâm lí học cũng đóng góp hình thành nên cái mà chúng ta tấy là kinh tế học ngày nay. Thật ra, tôi thấy bên kinh tế có vẻ … vui hơn bên y khoa! “Vui” vì có nhiều chuyên gia từ nhiều ngành.

Tôi nghĩ vấn đề mà các bác bên “GS, PGS dỏm” quan tâm là tiêu chuẩn chức danh giáo sư giả. Tiêu chuẩn này các bác ấy chọn là công bố quốc tế, mà cụ thể là ISI, SSCI, gì gì đó. Tôi nghĩ các bác chọn tiêu chuẩn này cũng đúng, nhưng vẫn còn khiêm tốn. Thôi thì mình “liệu cơm gắp mắm”, và tôi có cảm tình với các bác. Tôi thấy các bác nói rằng các bác chưa quan tâm đến khoa học xã hội. Nhưng như tôi trình bày trên kia, khó mà phân biệt lĩnh vực nào là khoa học xã hội hay không khoa học xã hội. Khoa học nói cho cùng là phương pháp. Cho dù bác có làm nghiên cứu tâm lí học hay kinh tế học thì phương pháp vẫn là định tính hay định lượng. Phương pháp thì ít (ít chứ không phải là không) chịu sự chi phối của chủ nghĩa chính trị. Do đó, tôi nghĩ tiêu chuẩn của các bác vẫn phải áp dụng cho các chuyên gia nghiên cứu định tính và định lượng.

Nghiên cứu định lượng hay định tính thì vẫn có thể công bố trên các tập san quốc tế. Tôi từng có một nghiên cứu sinh người Iran, cô ta làm nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi của bệnh nhân liên quan đến bệnh loãng xương. Lí thuyết đằng sau công trình này mang tính triết lí và xã hội học. Thiết kế nghiên cứu thì mang tính dịch tễ kinh tế học. Phân tích thì thống kê học. Cô ấy công bố được 3 bài báo khoa học làm nền tảng cho luận án tiến sĩ của mình. Ở VN, tôi từng thấy nghiên cứu sinh làm nghiên cứu định tính trong lĩnh vực loãng xương, HIV, và da liễu. Chỉ có khác cái là ở VN người ta làm xong nghiên cứu, viết luận văn, rồi đóng sổ, chẳng có công bố quốc tế gì cả. Ý tôi muốn nói rằng dù là nghiên cứu định tính thì vẫn có thể công bố quốc tế như thường, còn VN không công bố là do […] 🙂

Nói tóm lại, tôi nghĩ việc phân định kinh tế học là khoa học xã hội hay không chỉ là qui ước tương đối, vấn đề quan trọng hơn là phương pháp khoa học. Sự có mặt khiêm tốn của giới kinh tế học VN trên trường quốc tế (qua số bài báo khoa học) không thể biện minh rằng vì đó là khoa học xã hội. Phải thú nhận rằng mình thật sự còn kém để mà vươn lên.

NVT

Tài liệu tham khảo: tuanvannguyen.blogspot.com/2010/05/linh-tinh- cuoi-tuan.html

Gửi riêng Giáo Sư – Đại Hiệp Sĩ Nguyễn Văn Tuấn: Tôi, vợ tôi, các con ngây thơ của tôi xin cảm ơn Giáo Sư – Đại Hiệp Sĩ Nguyễn Văn Tuấn đã có phân tích rất khoa học, xác đáng. Giáo Sư Tuấn lúc nào cũng lo cho sự phát triển của khoa học nước nhà. Các ý kiến, phân tích của Giáo Sư đã làm tôi cảm động và quyết định tham gia xét tính gian dối của các “GS, PGS” của ta, ha… ha… ha… ha…! Đáp lại sự nhiệt tình của Giáo Sư Tuấn, Tạp Chí Học Giả Gian Dối do tôi làm “Tổng Biên Tập” đã quyết định phong Giáo Sư Tuấn là Đại Hiệp Sĩ.

Qua những thông tin trên, tôi đề nghị JIPV vẫn xét dỏm cho các vị bên Kinh tế. Ngoài ra, JIPV nên mở rộng thêm cho các ngành xã hội. Theo ý kiến của Giáo Sư – Đại Hiệp Sĩ Nguyễn Văn Tuấn thì tiêu chuẩn dỏm của các ông JIPV là quá khiêm tốn, tôi đề nghị tăng thêm về số luợng và cả chất lượng: có 3-5 bài thì ăn thua gì?

Các bác xét càng nhiều thì Tạp Chí Học Giả Gian Dối của tôi mới có bài đăng, vì bài đăng bên tạp chí của tôi chủ yếu được “cóp” từ JIPV :-). Nhưng tôi có ghi rõ địa chỉ nên chắc không sao!

Nếu JIPV công bố ít quá thì tạp chí của tôi chết mất! Khi số bài ra không đủ và không liên tục thì làm sao tôi có thể đăng kí thăng hạng ISI cho tạp chí của tôi được?

Trân trọng,

Tổng Biêp Tập Tạp Chí Học Giả Gian Dối
Wép: www.flickr.com/groups/1434755@N22/
Posted 3 months ago. ( permalink )

TCHGGD [deleted] says:

Đây là ý kiến của Giáo Sư – Đại Hiệp Sĩ Nguyễn Văn Tuấn xung quanh phát biểu của Mr Tuyền:

Chuyện trích dẫn

Mãi đến hôm nay tôi mới đọc hết những trao đổi giữa phóng viên báo Thanh Niên và Gs Trần Ngọc Thơ, và giữa báo Pháp Luật TPHCM và Gs Nguyễn Thanh Tuyền. Có vài điều cần phải bàn thêm chung quanh vấn đề dịch sách và đạo văn. Theo tôi thấy thì Gs Thơ chưa trả lời những câu hỏi chính của phóng viên, còn Gs Tuyền thì có phần nhầm lẫn giữa khoa học và đạo đức khoa học (nếu người khó tính sẽ nói ông ngụy biện). Ở đây, tôi chỉ bàn qua những vấn đề nổi cộm, đáng chú ý như sau:

Vấn đề là đem cảm tính để khỏa lấp lỗi lầm về học thuật. Trả lời phóng viên báo Pháp Luật TPHCM, Gs Nguyễn Thanh Tuyền đề cập đến những khó khăn trong giai đoạn kinh tế đang chuyển đổi từ xã hội chủ nghĩa sang tư bản chủ nghĩa, nhiều khái niệm mới chưa ai nắm vững. Thêm vào đó là Hải quan Việt Nam ra tay nhũng nhiễu không cho đem sách ngoại quốc về Việt Nam (chưa thấy nơi nào lạ lùng như thế, nhưng ở VN thì quả là có thật!) Hình như hai ý này cả Gs Tuyền và Gs Thơ đem ra làm tiền đề để biện minh cho những thiếu sót của Gs Thơ.

Cách lí giải của Gs Tuyền, thú thật, thoạt đầu mới nghe qua thì cũng động lòng. Nhưng nếu xem xét kĩ thì đó là một … ngụy biện: ngụy biện dựa vào cảm tính (appeal to emotion fallacy). Do đó, có cụm từ “thông cảm”. Chúng ta vẫn thường nghe những lí giải kiểu như “Tôi nghèo quá, nên phài đi ăn cắp, xin được tha thứ”, tức là giả định rằng (a) lỗi lầm là do nghèo đói mà ra, (b) nghèo đói đáng được thương và tha thứ, do đó (c) nếu tôi phạm lỗi lầm tôi đáng được tha thứ. Nhưng giả định (a) sai vì lỗi lầm không phải do nghèo đói mà ra, mà do lòng tham hay thiếu hiểu biết về qui ước xã hội. Khi giả định (a) sai thì hệ quả là (b) và (c) cũng không còn có giá trị nữa.

Quay lại với câu chuyện đạo sách nước ngoài mà không ghi nguồn và tác giả, ai cũng thấy đó là một lỗi lầm mang tính học thuật, chứ Hải quan Việt Nam chẳng phải là nguyên nhân gây nên lỗi lầm học thuật.

Không ai ngăn cản các giáo sư dịch sách và giới thiệu các khái niệm mới, ý tưởng mới vào Việt Nam. Ngược lại, tôi nghĩ người Việt Nam nào cũng muốn học cái mới, muốn tiếp thu cái hay của người ngoại quốc. Vì thế dịch sách chuyên khảo là điều cần khuyến khích. Nhưng không ai khuyến khích dịch sách người ta rồi xem bản dịch là tác phẩm của mình.

Tại sao phạm phải lỗi lầm về học thuật? Tôi nghĩ câu trả lời nằm ở câu phát biểu của Gs Thơ: “Qua vụ này, chúng tôi có thêm bài học rằng danh mục tài liệu tham khảo là rất quan trọng.” Trích dẫn thông tin là một cách truyền bá kiến thức trong khoa học, mà khoa học tồn tại là do truyền bá kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trích dẫn cũng là một cách tri ân và ghi nhận đóng góp của người khác. Do đó, trích dẫn vừa mang tính học thuật mà cũng có tính chất đạo đức khoa học. Thật khó tưởng tượng được một giảng viên lên đến chức giáo sư đại học mà không biết tầm quan trọng của trích dẫn và tài liệu tham khảo!

Nói tóm lại, Gs Nguyễn Thanh Tuyền và Gs Trần Ngọc Thơ phải lí giải thêm nữa thì mới thuyết phục được công chúng tại sao có sự trùng hợp lạ lùng giữa sách của Gs Thơ và sách của Gs Jeff Madura.

Tham khảo: tuanvannguyen.blogspot.com/2010/05/linh-tinh- cuoi-tuan.html
Posted 3 months ago. ( permalink )

TCHGGD [deleted] says:

Ở đây, ta toàn nói cao siêu, ISI này nọ. Hôm nay tôi thử nhìn lại phía sau và thấy mấy ông, bà cử toàn chơi “dao búa”:

www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID =144272&…

Nếu như thế thì các GS, PGS của ta dù có dỏm nhưng cũng còn thể “re-educated”.

Tớ spam ngoài lề một tí, cái ông khó tính Admin JIPV đừng xoá nhé!
Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

hoang1960 says:

@ TCHGGD: tôi cám ơn bác đã post ý kiến của GS Tuấn lên. Tôi biết GS Tuấn là GS về y khoa, không phải là dân KINH TẾ, cũng không sống trong điều kiện của nền kinh tế Việt Nam.

Tôi có mấy ý kiến sau:

Thứ nhất, tôi đồng ý với giáo sư Tuấn là thấy yếu thì cần phải vươn lên.

Thứ hai, tôi đồng ý với GS Tuấn là việc phân định khoa học Kinh tế có thuộc khoa học xã hội không không quan trọng bằng phương pháp nghiên cứu kinh tế. Điều này đúng, nhưng nếu không xét được cái nguồn gốc khoa học của Khoa Kinh tế thì không thể lý giải được tại sao chúng ta còn kém.

Thứ 3, điều quan trọng là vì thuộc khoa học xã hội, nên nó phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế, chính trị của các quốc gia, và trình độ phát triển của quốc gia đó. Những cái này tôi đã phân tích ở phần trên.

Thứ 4, tôi lấy ví dụ cho các bạn xem nhé, và có thể cung cấp cho GS Tuấn một số thông tin về khoa học Kinh tế.

Ví dụ của tôi không phải là sự tụt hậu của Việtnam hay Đông Nam Á về khoa học Kinh tế, mà là sự tụt hậu của Châu Âu, Úc, Nhật, về khoa học kinh tế.

Xét các trường có công bố trên top 3 tạp chí tài chính hàng đầu Journal of Finance, Journal of Financial Economics, và Review of Financial Studies trong 20 năm qua, từ 1990 đến hết 2009:

Top 1: New York University: 248 bài, University of Chicago: 225 bài.

Top 50: Rutgers University (Hoa Kỳ): 34 bài, Tulane University (Hoa Kỳ): 33 bài

Top 100: Washington State University: 12 bài.

Trong 100 trường hàng đầu, những trường sau đây không phải ở Mỹ:

(1) London Business School: thứ 13 với 91 bài (Anh)
(2) Hongkong University of Science and technology: thứ 25 với 62 bài (Hồng Kông)
(3) University of British Columbia: thứ 27 với 58 bài (Canada)
(4) INSEAD: thứ 40 với 43 bài (Pháp)
(5) University of Toronto: thứ 47 với 36 bài (Canada)
(6) London School of Economics: thứ 60 với 28 bài (Anh)
(7) University of Oxford: thứ 61 với 25 bài (Anh)
(8) HEC school of management: thứ 66 với 23 bài (Pháp)
(9) University of Alberta: thứ 71 với 21 bài (Canada)
(10) Tilburg University: thứ 71 với 21 bài (Hà Lan)
(11) Singapore management University: thứ 77 với 18 bài (Singapore)
(12) Stockholm school of economics: thứ 77 với 18 bài (Thụy Điển)
(13) Korea University: thứ 81 với 17 bài (Hàn Quốc)
(14) China University: thứ 82 với 16 bài (Hồng Kông)
(15) Hebrew University: thứ 85 với 15 bài (Israel)

Như vậy, trong 100 trường nghiên cứu hàng đầu về kinh tế tài chính, có 15 trường ngoài Hoa Kỳ: 1 top 10-20, 4 thuộc top 20-50, 3 thuộc top 60-70, 7 thuộc top 70 -100. 3 trường của Anh, 3 của Canada, 2 của Pháp, 2 của Hồng Công, các nước còn lại: Thụy điển, Hà Lan, Singapore, Israel, mỗi nước một trường.

Như vậy, Số bài của TOP 1 GẤP 20 lần số bài của TOP 100. Tổng số bài làm trong vòng 20 NĂM của trường top 100 chưa bằng mức trung bình 1 năm của nhóm top 1. Và tổng số bài của trường TOP 200 như đại học Quốc gia Úc trong vòng 20 bằng số bài trung bình của 1 GIÁO SƯ đại học top 1 trong vòng 1,5 NĂM.

Những đại học “tên tuổi” khác: Thanh Hoa của Trung Quốc: xếp thứ 138 với 6 bài.đại học Bắc Kinh: thứ 155 với 5 bài.

Đại học Quốc gia Úc , New South Wales, Sydney, Melbourne, xếp thứ 196 với 3 bài, La trobe, Macquarie, Monash, Queensland University of Technology mỗi trường được 1 bài, xếp thứ 306.

Các trường hàng đầu khác của Úc: 0 bài.

Các trường đại học hàng đầu của Nhật như Tokyo, Kyoto,..: 0 bài.

Mọi người có thể kiểm tra lại:

wpcarey.asu.edu/fin-rankings/rankings/results .cfm
Tất nhiên, bảng xếp hạng này chủ yếu dựa vào công trình nghiên cứu thuộc “ĐỈNH” nên có thể không phản ánh Chính Xác. Tuy nhiên, nó cung cấp cho ta một ví dụ rất hữu ích.

Tương tự, một công trình xếp hạng các trường đại học nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế tài chính vừa được công bố trên Journal of Financial Economics (top 2 về tài chính của thế giới) năm 2009 do các giáo sư đại học Chicago và Michigan xếp hạng 50 trường hàng đầu, trong số này chỉ có 04 trường ngoài nước Mỹ:

University of British Columbia thứ 19, London school of Business thứ 32, London School of economics thứ 36,và HongKongPolytechniqueUniversity thứ 42.

Vì thế, khi đánh giá khoa học Kinh tế, cần chú ý đến rất nhiều yếu tố, nếu không thì không chính xác. Chẳng hạn, nếu theo tiêu chuẩn của một trường nghiên cứu cấp trung bình của Hoa Kỳ trong lĩnh vực kinh tế tài chính (top 50-70), thì GS các đại học quốc gia Úc, New South Wales, Sydney, Melbourne của Úc, hay Cambridge của Anh, Tokyo, Kyoto của Nhật , Sorborne của Pháp đều là GIÁO SƯ RẤT RẤT DỎM.
Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV says:

JIPV@: Cảm ơn các bác đã nêu phản biện rất khoa học. Tuy nhiên có lẽ bác hoang1960 đã hiểu chưa chính xác tiêu chuẩn dỏm của JIPV (?):

Tiêu chuẩn cho một:

– (Phó) giáo sư rất dỏm: số lượng công bố ISI = 0.

– (Phó) giáo sư dỏm: số lượng công bố ISI <= (3) 5.

– (Phó) giáo sư kém: số lượng công bố ISI <= (5) 7.

– (Phó) giáo sư yếu: số lượng công bố ISI <= (7) 9.

Tham khảo: tiêu chuẩn một luận án tiến sĩ chất lượng (một tiến sĩ khá có ít nhất 3 bài ISI sau 5 năm nghiên cứu, sau khi bảo vệ luận án), tiêu chuẩn của một sau tiến sĩ chất lượng (một sau tiến sĩ khá có ít nhất 5 bài ISI sau 7 năm nghiên cứu, sau khi bảo vệ luận án), tiêu chuẩn GS, PGS của các nước trong khu vực. Như vậy chúng tôi muốn so sánh cả cuộc đời (ít nhất là ngay thời điểm so sánh) làm khoa học của GS, PGS nước ta với các tiến sĩ, sau tiến sĩ có chất lượng làm việc trong 5-7 năm, khi chúng tôi xét một ứng viên cho các chức danh rất dỏm, dỏm, kém, yếu.

Những GS, PGS sau không thuộc diện xét danh hiệu rất dỏm, dỏm, kém, yếu:

1.1. có bài ISI thuộc top 10 trong chuyên ngành, không kể số lượng,

1.2. có những kết quả (không phân biệt: articles, proceedings, technical reports,…) có tiếng vang trong chuyên ngành, thể hiện trên wiki tiếng anh, chỉ số trích dẫn, đánh giá tích cực của các chuyên gia trên thế giới.

www.flickr.com/groups/giaosudom/discuss/72157 623332108573/

Lưu ý: Ứng viên có bài top 10 là bị loại ngay, theo 1.1. Ứng viên không có bài ISI nào cũng có thể “được” loại nếu đạt 1.2. Tuy nhiên, các ý kiến phản biện của bác hoang1960 đã được JIPV tiếp thu và đang nghiên cứu, và tiêu chuẩn dỏm cho bên Kinh tế chắc sẽ có thay đổi.

JIPV xin cảm ơn hai chuyên gia GS Nguyễn Văn Tuấn và Guest Editor hoang1960 đã cho góp ý rất khoa học về các vấn đề liên quan. JIPV kính chúc hai chuyên gia khỏe và tiếp tục đóng góp cho khoa học của đất nước.

Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

hoang1960 says:

@JIPV: cám ơn bác đã nêu lại tiêu chuẩn:

Ví dụ của tôi ở trên, như tôi đã nói là không phải sử dụng cho Việt Nam hay các nước Đông Nam Á, mà là các nước phát triển như Châu Âu, Úc, và Nhật. Mục đích đưa ra ví dụ, chẳng qua cũng chứng minh rằng, khoa học Kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị từng quốc gia. Do đó, khi đưa ra tiêu chí, nên xem xét đánh giá nhiều khía cạnh hơn. Ví dụ, ở Việt Nam hiện nay, không thể so sánh giữa khoa học Kinh tế và toán, hay vật lý lý thuyết.

Do đó, tôi thấy tiêu chuẩn mà JIPV đưa ra có thể không cao so với các ngành khoa học tự nhiên (mà Việt Nam có thể có một vài thế mạnh), như lại khá cao so với đa số các GS, PGS kinh tế hiện nay của Việt Nam.

Tuy nhiên, cụ thể mức thế nào là vừa thì hiện nay tôi không biết. Nhưng tôi đồng ý là đã PGS hay GS thì phải có công trình nghiên cứu công bố quốc tế.
Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

Tuan Ngoc@ says:

Tôi cũng ủng hộ ý kiến của bác hoang1960, JIPV nên giảm nhẹ cho các ngành xã hội. Các bác có thể tham khảo lí luận của bác hoang1960: xét các ngành xã hội từ năm 1990 hoặc 1995 về sau này thôi. Từ đó các bác sẽ đưa ra tiêu chí phù hợp hơn.

Tôi cũng đồng ý với bác hoang1960: không thể chấp nhận số 0. Thà rằng ta không có GS, PGS xã hội nào, chứ có mà dỏm thì cũng chả làm gì được, chỉ có rút tiền nhân dân để làm khoa học dỏm, lại còn đào đạo ra đội ngũ dỏm để “kế thừa”.
Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

Tuan Ngoc@ says:

Nhân đây tôi xin bác hoang1960 bình luận đôi dòng về luận án tiến sĩ bên Kinh tế. Tôi nghe nói là rất chuối, chả cần nghiên cứu công phu gì cả, có vào là có ra, một “GS” có khi hướng 20 NCS? Tôi nhớ GS Tuấn đã có bình luận rồi, nhưng tôi quên cái link. Cảm ơn bác.
Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

vuhuy.number says:

Tôi đồng ý với bác ngmhung76. Tôi cũng xin lưu ý thêm bác hoang1960 so sánh như thế rồi kết luận tình hình công bố bên kinh tế như thế là không thuyết phục.

Bác lấy vài tạp chí chuyên ngành hẹp rồi bác bảo là công bố bên kinh tế gặp “khó khăn” là không đúng.

Mỗi tạp chí hàng đầu chỉ công bố một số lượng bài nhất định, hay rất ít. Do đó nhiều nước lớn hay đại hoc lớn không có bài trên các tạp chí hàng đầu mà bác nêu là chuyện hiển nhiên. Phòng có 50 ghế, bác mời 100 người thì phải làm sao?

Hơn nữa JIPV chỉ xét tạp chí ISI nói chung, nếu các GS của ta có bài trên tạp chí trung bình thì cũng ok lắm rồi. Không hiểu tại sao bác hoang1960 lại so sánh như thế?
Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV says:

JIPV: Cảm ơn các bác đã cho ý kiến. Xin các bác vui lòng xin link sau:

www.flickr.com/groups/giaosudom/discuss/72157 623351401741/
Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

Tuan Ngoc@ says:

Thông tin tôi mới sưu tầm bài này, hình như có liên hệ với tranh luận ở đây: Thói ngụy biện ở người Việt

www.flickr.com/groups/giaosudom/discuss/72157 623455223679/
Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

Maytrang2008 says:

Cảm ơn bác Tuan Ngoc@ đã post bài của GS Tuấn. Tôi đọc bài của GS Tuấn và thấy những điều mà GS nói là rất đúng cho nhóm PhD, và các bạn Nguyenhung , tracdonglai ở bên trang

www.vneconomist.net/forums/viewtopic.php?f=36 &t=658&a…

Còn tôi thấy các bình luận ở trang này là rất có văn hóa và chân thành.
Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV says:

Hỏi: Tại sao comments của tôi hay bị xoá?

JIPV@: Những comments trái với Quy định của JIPV đều bị xoá. Những comments sử dụng tiếng việt không có dấu (nên viết tiếng anh nếu không thể dùng dấu tiếng việt), sử dụng tiếng việt không rõ ràng, không trong sáng cũng bị xoá. Ngoài ra một comment không được phân đoạn rõ ràng cũng bị xoá.

Những câu hỏi, yêu cầu post không đúng chỗ cũng bị xóa, không có hồi đáp.

www.flickr.com/groups/giaosudom/discuss/72157 623351401741/
Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

inhainha says:

@poincare: bác gõ tiếng Việt không dấu là sai quy định rồi. Để tránh admin xóa bài của bác vì bài bác dài và có tâm huyết nên tôi bỏ dấu hộ bác. Bác hãy copy và đưa ý kiến vào mục này nhé bác www.flickr.com/groups/giaosudom/discuss/72157 623572154424/ . Bác đề xuất ý kiến ở chỗ này là không thích hợp


Tôi rất phục ý tưởng lập ra trang blog này, nó phản ánh đúng thực trạng đáng báo động về giáo dục ở nước ta, và vì vậy nó là phương tiện hữu ích, là tiếng nói phản biện rất tốt nhằm đưa giáo dục đi lên và vạch ra những xuống cấp trầm trọng về đạo đức cũng như chất lượng của các GS, PGS, TS dỏm. cái đau lòng ở chỗ, đa số những vị này dùng bằng cấp dỏm để tiến than, và họ đà và đang là những nhà lãnh đạo, cầm quyền, người quyết định số phận của rất nhiều người, thậm chí là cả nhiều thế hệ.

Xem qua các nhận xét, tôi thấy phần lần mọi người đề rất tâm huyết, có sự đau lòng và trăn trở, và muốn đóng góp thật sự cho giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, bố cục của webpage này chưa khoa học lắm, làm cho comments không được mạch lạc và khó theo dõi.

Tôi đề nghị bác admin thiết kế them cho rõ rang hơn. ở phần homepate, nên ghi rõ từng chuyên ngành một, ví dụ ngành Toán học, Kinh tế, Tin học … để mọi người ai ở chuyên ngành nào thì sẽ đóng góp ở đó được sâu và chính xác hơn. Có thể bạn chuyển qua dạng blogs như GS Tuấn ở Úc.

Để nhận xét một GS, cần phải tìm được CV của họ. điều này rất dễ dàng đối với các GS ở nước ngoài, nhưng ở VN có vẻ là “bí mật quốc gia”. Tuy nhiên, khi họ apply chức danh GS, họ rõ rang phải nộp CV khoa học như vậy là vẫn có thể lấy được nếu thực sự mạng lưới truy cập trang này đủ lớn mạnh và có uy tín. (tôi tin chắc sẽ được ủng hộ và cung cấp)

Ví dụ comment của tôi đây sẽ ở mục kinh tế. Sau đây là một số đề nghị của tôi về ngành kinh tế. Hãy nhìn vào hội đồng chức danh, đứng đầu là GS Nguyễn Văn Nam, hiệu trưởng trường Kinh Tế quốc Dân. Sau đó là các vị mà hầu hết là đã từng hoặc đang lãnh đạo trường Kinh tế. (thật nghịch lý cứ có chức, có quyền là được xem số 1 về khoa học, làm chủ tịch hội đồng phong hàm GS). KTQD là cái nôi sản xuất TS kinh tế lớn nhất cả nước, có hơn 800 TS đã ra lò từ nôi này. Thực sự tôi không biết, nếu như không dựa vào bài báo quốc tế những cái mới thì các GS này hướng dẫn TS dựa vào tiêu chuẩn gì để một luận án được gọi là TS? Và các công trình của họ xuất hiện ở đâu, họ làm về cái gì? Vì vậy, hãy tập trung phân tích từng nhân vật chủ chốt này trước, vì họ là người được xem là các bậc “Thầy” của GS kinh tế, người chấm điểm cho các candidate professor.

Ngược lại, trong mục kinh tế này, hãy tôn vinh những GS thực sự có đóng góp và hãy kính chào họ, những người GS thực thụ
Còn đây là ý kiến của tôi cho phong hàm GS dỏm ngành kinh tế: hãy xem danh sách dưới đây các tạp chí về kinh tế được gọi là biết đến (the most prominent journals), từ thấp nhất là 1 sao đến cao nhất là 5 sao (có khoảng 5,6 tạp chí 5 sao thôi), không phải tất cả đấy để ở ISI. Nếu GS có ít hơn 3 bài trong này thì được phong là dỏm, PGS thì 1 hoặc 2 bài. (cũng có ngoại lệ như bên Toán học, ví dụ một bài 5 sao thì cũng là GS thật sự rồi)

Như vậy cũng nhẹ hơn so với ngành Toán và kỹ thuật rất nhiều rồi? Mong các bạn cho ý kiến và bổ sung cho đầy đủ, rồi hãy xếp hạng từ cao đến thấp:

Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

poincare00 says:

Thanks inhainha! Sorry for taking no notice of the rules!
Posted 3 months ago. ( permalink )

view profile

Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV says:

JIPV@: Xin cảm ơn Guest Editor Poincare00 đã có ý kiến rất xây dựng, rất khoa học. JIPV xin tiếp thu và tiếp tục nghiên cứu để xây dựng JIPV ngày càng tiến bộ. Xin cảm ơn Editor inhainha về bản dịch bài viết của Guest Editor Poincare00.
Posted 3 months ago. ( permalink )

11 bình luận to “GS rất dỏm Nguyễn Thanh Tuyền – ĐHKT TPHCM: bảo kê khoa học dỏm, UV Hội đồng học hàm ngành Kinh tế, Nhà giáo nhân dân, Nguyên Hiệu trưởng ĐH TC-KT TPHCM, Nguyên Hiệu trưởng ĐHKT TPHCM, UV Hội đồng biên tập tạp chí Công nghệ Ngân hàng”

  1. Mình thấy đây là một diễn đàn rất hay … Tạo một kênh hồi tiếp tín hiệu từ sự đào tạo của những người Thầy dạy Đại học – trả lời một phần nào đó cho câu hỏi bấy lâu nay : Tại sao chất lượng đào tạo Đại học ở Việt Nam lại quá thấp so với Thế giới

    Nhưng xin phép cho mình được nói về người Thầy Nguyễn Thanh Tuyền của Người Cha mình ….

    Thứ nhất , khi nói chuyện về những người Thầy đã dạy dỗ , đào tạo Ba mình … Ba mình luôn giành sự kính trọng đối với TS . Nguyễn Thanh Tuyền … Tuy chưa biết mặt Cụ , nhưng qua lời kể của Ba mình , thì Cụ quả thật là người để anh em mình học tập , kính trọng … Cụ từng hướng dẫn Ba mình làm luận văn tốt nghiệp môn Insurance những năm 1984-1985 … Qua cả một quá trình học tập , Ba mình chẳng nhắc đến ai cả ( trừ Thầy Nguyễn Thanh Tuyền ) …

    Thứ hai , mình cũng dõi theo những bước đi của Thầy Nguyễn Thanh Tuyền thông qua Ba mình … và càng ngưỡng mộ hơn khi nghe đến chuyện Cụ thành lập , hướng Đại học Kinh tế Tài Chính Tp HCM theo hướng đào tạo Chất lượng cao … xin cho phép mình được phân tích khía cạnh này của Cụ qua trường hợp Đại học Bách Khoa Tp HCM để cho thấy cái Tâm của Thầy Nguyễn Thanh Tuyền nhé …

    + Mình từng học trường Đại học Bách khoa Tp HCM … mình học rất chăm chỉ … nhưng những môn mình học chăm chỉ nhất … thì đến khi cử , mình chẳng thể nào đạt được điểm cao … Suốt ngày , ngoài giờ trên giảng đường , thì mình đầu tư thời gian tại thư viện ,,, đọc lý thuyết – giải bài tập … có bao nhiêu bài tập chuyên ngành … mình đều giải hết … Nhưng đến khi thi thì bảo đảm sẽ chẳng được điểm cao . Bởi vì một điều rất đơn giản … Thầy đào tạo chỉ giảng lý thuyết … rất ít chú trọng bài tập ( mô phỏng lẫn thực hành ) … Bài thi của Thầy đào tạo đưa ra với bài tập trong sách luôn luôn có khoảng cách … nên mình không trang bị đủ những phản xạ để hoàn thành bài thi … Như vậy , không có sự chín muồi về kiến thức lý thuyết … Tạo tâm lý chán nản khi học

  2. + Nhưng có một nghịch lý rất lớn … Những môn không đầu tư … thì đến lúc thi … đạt được điểm rất cao ( điểm tuyệt đối ) … Vì sao lại vậy , bời vì : những môn đó có những đề thi mẫu của năm đào tạo trước … Chỉ cần giải những bài thi này … Đến khi mình thi … sẽ trang bị đầy đủ kiến thức … Điều này , vô tình tạo một câu nói cửa miệng của sinh viên công lập ngày nay :”Thi cử là điều Hên xui” …

    Nhưng đây là vấn đề nhỏ , vấn đề lớn nằm ở chỗ … Giáo sư Việt Nam luôn chê trách Sinh Viên Vietnam rất kém trong việc tự học … Trên con đường hình thành những phản xạ có điều kiện trong não bộ của con người – một điều rất quan trọng là thời gian tích lũy những xung thần kinh ( từ các cơ quan thần kinh ) đến não bộ … Nhưng ở Đại học Công lập Vietnam … Vô tình đã tạo sự bất đồng bộ trong phương pháp đánh giá chất lượng tiếp thu của sinh viên

  3. + Và một nghịch cảnh rất lớn nữa là Cả Giới Giáo sư và Sinh Viên của Đại học Bách Khoa TpHCM , ít hay nhiều bị mắc một căn bệnh tâm lý :”Chết trên Chiến thắng ” … Đều cho rằng , sinh viên , kỹ sư Bách Khoa là những người thông minh … Điều này , cũng tương tự như trường hợp tự hào về giàu có trong khoáng sản của Việt Nam … Nhưng người Nhật lại đào tạo cho thế hệ trẻ ,,,, Đất nước Nhật là một nước nghèo về khoáng sản , thường xuyên chống chọi với thiên tai , động đất … Tài sản quý giá mà họ có là con người … Và yếu tố nhân sự cũng là yếu tố hàng đầu trong công ty Nhật Bản … Nếu quan sát sự làm việc của người Nhật , bạn sẽ nhận thấy con người Nhật biết kế thừa giá trị truyền thống , tích cực hưởng ứng thành tựu khoa học tự nhiên , khoa học xã hội , khoa học ứng dụng … Họ tôn trọng sản phẩm từ nhỏ như một cây kim , một tờ giấy thủ công , một món ăn cho đến những chiếc xe hơi , máy bay , robot

  4. + Thêm một dẫn chứng mà mình muốn đề cập từ Đại học Bách Khoa TpHCM :
    Ở trên , đã tồn tại nghịch lý trong công tác đào tạo kiến thức , đến đây , lại tồn tại nghịch lý trong công tác quản lý sinh viên tại phòng đào tạo … Rất nhiều điều khoản mà Thầy TS Nguyễn Thanh Nam đã đưa ra nhằm quản lý sinh viên thật tốt … Mỗi khi xem thông báo , có thể nhận biết ngay … Thông báo nào là thông báo của Thầy Nam … Bởi vì luôn tồn tại một cấu trúc dạng Lệnh IF … Chỉ có thể tồn tại … Nếu đúng … Kết quả là A … Nếu Sai … Kết quả là B … Nhưng có phải lúc nào , lập trình của Thầy Nam là đúng không ? Rồi Thái độ tiếp sinh viên của Nhân viên phòng đào tạo … Tại trường Bách khoa , sinh viên rớt môn học là rất nhiều … Nên từ đó hình thành tâm lý “coi thường sinh viên” của nhân viên phòng đào tạo , đến cả Trường Phòng – nhiều sinh viên cũng nhận ra điều đó …

  5. + Báo Tuổi Trẻ Việt Nam đã từng phản ánh : Việc sinh viên Đại Học Bách Khoa TpHCM kêu Trời với Phòng Đào Tạo ĐHBK TpHCM … Trong quá trình học , bạn sinh viên bị quá nhiều áp lực , quá nhiều ràng buộc phi lý … Đến khi tốt nghiệp , Phòng Đào Tạo còn hạch sách bạn ấy về việc chứng thực Bằng Tốt Nghiệp Trung Học Phổ Thông của bạn ấy … Thật sự ra , lúc đó , tất cả sinh viên tốt nghiệp đều được yêu cầu nộp Bản Photo Bằng Tốt Nghiệp Trung Học Phổ Thông – do Sở Giáo Dục Đào Tạo địa phương chứng thực ….

    Mình đưa ra quá nhiều dẫn chứng từ Đại Học Bách Khoa TpHCM … chỉ với một mục đích duy nhất ,,, Xin phép các bạn nghĩ về Những Việc mà Thầy Nguyễn Thanh Tuyền đã làm …

    Khi học Đại Học Bách Khoa Tp HCM … Mình luôn nghĩ rằng : Tại sao Trường Đại học không phải là một doanh nghiệp ? Nếu trường đại học là một doanh nghiệp , sinh viên là khách hàng … Như vậy , sinh viên không bị coi là kẻ được Trường Đại Học bố thí suất học ( thi đầu vào ) , bố thí điểm ( thi từng môn học ) , bố thí bằng tốt nghiệp ( Bảo vệ Luận Văn – cấp bằng đầu ra ) …. Hình thức đào tạo Chất lượng cao như Đại Học Kính Tế Tài Chính TpHCM ( Thầy Nguyễn Thanh Tuyền là một trong những người sáng lập ) và Hợp tác đào tạo quốc tế của Đại học Hoa Sen TpHCM là những điều mà Sinh Viên Đại học Bách Khoa TpHCM nói riêng và Sinh viên Khối Đại Học nói chung luôn mơ ước … Nếu kinh tế gia đình , kinh tế cá nhân không thực sự khá giả … thì đây là hình thức đào tạo đáng ngưỡng mộ …

    Ba mình rất kính trọng Thầy Nguyễn Thanh Tuyền , vì thực sự Thầy là con người có Tâm ( có Tâm với Nghề Sư Phạm , có Tâm với

  6. Xin lỗi vì mạng bị gián đoạn …

    Mình xin tiếp nhé … Kỷ niệm với Ba mình … Thầy Nguyễn Thanh Tuyền hướng dẫn Luận Văn Tốt Nghiệp của Ba mình rất tận tâm … Thời kỳ những năm 1984-1985-1986 , hoàn toàn không có một chút lợi ích gì về kinh tế cả ,,, Tất cả là tình thầy trò , vì công việc … Lúc đó , cũng có những người Thầy khác của Ba mình , luôn ra vẻ là Giáo sư , Bề trên … Nhưng ở Thầy Tuyền , hoàn toàn không xuất hiện điều đó … Nếu Thầy Tuyền luôn tự hào về Bằng cắp Tiến sĩ mình có … Thì sẽ không có Trường Đại học Kinh Tế Tài Chính (UEF) ngày nay … sẽ không có sự kính trọng của những người học trò như ba mình … Cũng sẽ tạo ra nghịch cảnh như TS Nguyễn Thanh Nam ( ĐHBK TpHCM ) … Nhưng trong Thầy Tuyền , luôn có sự hồi tiếp từ các thế hệ sinh viên , nghiên cứu sinh và bạn bè … Mình muốn nhấn mạnh với các bạn về cái Tâm của Thầy Tuyền đến Ban Quản Trị diễn đàn cũng như các bạn đọc … hết sức thông cảm cho Thầy Tuyền nhé … Người đáng phê phán , thì mình phê phán … Người đáng quý trọng thì mình nên quý trọng …

    Sau Thầy Tuyền , Ba mình cũng từng tiếp xúc , làm việc với nhiều GS.TS trong giới kinh tế tài chính Việt Nam ….

  7. Có một kỷ niệm : Một dịp Tết nọ , Ba mình mua 2 chậu hoa lan để biếu Thầy Tuyền và biếu Tổng Giám Đốc ( ông Tổng Giám Đốc này là một Giáo sư Tiến sĩ trẻ của giới tài chính Việt Nam ) lúc bấy giờ … Chậu của Thầy Tuyền to hơn , đẹp hơn … Ba mình chẳng tiếc … nhưng chậu lan của ông Tổng Giám đốc … tuy nhỏ và xấu nhưng Ba mình lại tiếc tiền mua …

    Cũng không phải vì tâm lý cấp dưới … nhưng vì chính sự cao ngạo , tự hào của ông Tổng Giám đốc đã tạo ra cái Quả đó trong Ba mình … cũng như trong vô số bạn bè của Ba mình … Mới đây thôi , khi được đi chơi cùng Ba mình , gặp gỡ bạn bè Ba mình … Thì được biết , cuộc sống của vị Giáo sự Tiến sĩ Tổng Giám đốc ngày nào … bây giờ trở nên cơ cực … Khi quả chanh đã vắt hết nước … Được quăng đi không một chút thương tiếc ,,, Không ai đoái hoài , không ai ghé thăm …

  8. Ông Giáo sư Tiến sĩ Tổng Giám đốc … khi đến tuổi về hưu … có viết một đề án thành lập Ngân Hàng TMCP … với số vốn đầu tư ban đầu là từ Bán cổ phần ưu đãi và trích vốn chủ sở hữu từ Tổng Công ty trước đây … Thế nhưng , chuyện kinh doanh Tiền tệ , Tín dụng … cái bằng cấp Tiến sĩ Kinh Tế học Liên Xô chẳng thể nào giúp ích gì cả … Nó vẫn tuân theo quy luật ” Trăm hay không bằng tay quen ” …. Ông Tiến sĩ bị ngay cái quyết định Bãi Nhiệm Chức Vụ … được thông báo rất rộng rãi ( cứ như những nhân viên của ông ấy trước đây quảng cáo Thành tích Bãi Nhiệm lần này của ông ) …. Khi còn tại vị chức vụ Tổng Giám Đốc , chủ tích Hội Đồng Quản trị … Ông cứ nghĩ lúc nào lý thuyết mình đưa ra cũng đúng 100% , không tiếp nhận sự hồi tiếp từ bất cứ ai … Kế hoạch tài chính doanh nghiệp – bản thân nó luôn luôn tồn tại xác suất lệch chuẩn … Nhưng ông ấy xem nó là việc áp đặt doanh thu trong kinh doanh …. Giấy tờ tài chính có giá ( đôi khi cũng nôm na là một tờ vé xổ số kiến thiết ) …. Đấy ạ … Người không có Tâm , không tôn trọng con người , không gieo Nhân thiện …. thì chẳng có Quả Tốt được … Nên mình mong muốn các bạn không đánh giá ISI của Thầy Tuyền … mà đưa ra kết luận như trên ….

  9. Nếu các bạn đánh giá Thầy Tuyền theo tiêu chuẩn ISI … thì chẳng khác nào những tiêu chuẩn của TS Nguyễn Thanh Nam ( Trưởng Phòng Đào Tạo ĐHBK TpHCM ) đã đưa ra với sinh viên Bách Khoa như trên …Làm ảnh hưởng đến uy tín của Thầy Tuyền ,,, Lẽ ra , nhiều bạn sinh viên Vietnam được hưởng phước từ hướng đi UEF của Thầy Tuyền … Khi đọc đánh giá của Ban Quản Trị …. có thể vẫn tin tưởng Đại Học Bách Khoa , Đại Học Kinh Tế TpHCM …. mà không tin tưởng UEF … không được hưởng sự đào tạo chất lượng cao …

    Như trường hợp của mình … sau khi Tốt nghiệp Đại học Bách khoa … phải tự học nhiều , trang bị lại kiến thức nhiều …. lẽ ra , điều này , mình đã có từ khi học đại học , rất vất vả và tốn rất nhiều thời gian … Hy vọng , Ban Quản Trị xem xét …..

  10. Do bài viết đang trong quá trình xét duyệt , chưa đăng lên … nên mình sẽ gửi tên thật của vị Giáo sư Tiến sĩ trẻ trên … Mong Ban ĐIều hành không đưa tên thật của ông lên … Ông là GS-TS Trương Mộc Lâm …. Mong Ban Quản Trị diễn đàn xem xét xóa tên Thầy Nguyễn Thanh Tuyền ra khỏi danh sách ,,,,

    Hơn nữa , Thầy Tuyền đã lớn tuổi … Hy vọng , Ban Quản Trị tôn trọng truyền thống ” KÍNH LÃO ĐẮC THỌ ” của người Việt Nam …Hãy để Cụ sống thanh bình nhất trong thời gian tới ….

  11. Bây giờ , mình xin phân tích khía cạnh “BẢO KÊ KHOA HỌC” như các bạn đã trình bày ở trên … Phần này , mình không rõ lắm …. Nhưng hình như , các bạn đang đề cập đến giáo trình ” TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP HIỆN ĐẠI” là tài liệu dịch từ các sách Corporation Finance Theory của nước ngoài ….. có phải không ạ ?

    Mình xin trình bày , theo ý tưởng từ các doanh nghiệp xe hơi ? có được không ạ ?

    Mình viết rất nhiều bài về xe hơi trên các diễn đàn http://www.otosaigon,com , ,…. http://www.otoxomnhala.com ….. http://www.otofun.net , nên thường phải sang Mỹ , sang Nhật , sang Hàn Quốc , v….v để nghiên cứu , tổng hợp tài liệu viết bài

Gửi phản hồi cho abfinance3985 Hủy trả lời