Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam

Journal of Incompetent Professors in Vietnam – JIPV

Phòng tranh luận khoa học cộng đồng

Posted by giaosudom trên Tháng Chín 7, 2010

Ban lãnh đạo


Trưởng phòng: Editor Onlooker

Phó phòng: Editor Chim_nhon, kiêm Viện trưởng Viện Vinh Danh Nhà Khoa Học

*****************************

Quy định

Nội dung phù hợp với Quy định của JIPV. Những nội dung liên quan đến GS, PGS dỏm không được tranh luận ở Phòng này.

*****************************

Nội dung

  • Thông tin về trường dỏm, bằng dỏm

  • Thế nào là NCKH

  • Công bố ISI

  • …………………………………….

*****************************

Thông báo

  • Tính đến ngày 4/12/2010, Phòng tranh luận có 908 commentsđược chấp nhận. Để tiện theo dõi, 50 mục được tách ra thành một trang. Để đọc comments đầu tiên, Độc giả lick vào đây.

Những tranh luận đáng chú ý

*****************************

Danh sách những nicks đã bị đưa vào spams

Tèo đã nói

Tháng Chín 26, 2010 lúc 5:35 chiều e

Giaosudom@: Nick bác đã bị đưa vào spam. Giaosudom không có thời gian đùa giởn với bác, sẽ không có bất cứ giải quyết gì liên quan đến việc nick bác bị đưa vào spam. Mong bác thông cảm.

****************

la khanh linh đã nói

Tháng Chín 20, 2010 lúc 11:56 sáng e

Giaosudom@: JIPV không bàn về dân chủ vì Quy định không cho phép. JIPV không chấp nhận bất cứ phản hồi nào của tác giả liên quan việc JIPV xóa comment này. Nick này đã bị đưa vào danh sách spam. Mong tác giả thông cảm.

****************

drtreo đã nói

Tháng Chín 17, 2010 lúc 11:39 chiều

Giaosudom@: DrTreo đã mất quyền comments theo đề nghị của Trưởng phòng và theo những gì đã diễn ra. Việc dùng nick khác thì comments vẫn bị đưa vào spam. Mọi trao đổi với Tạp chí (nếu có) xin gửi qua email.

@DrTreo: Tôi có gì mà yên tâm với không yên tâm hả bác? Bác đã 2 lần đe dọa chúng tôi. Lần trước bác đem cái chức năng bác sĩ của bác ra dọa “tai nạn” rồi sẽ biết, lần này bác đe dọa … méc cấp trên. Cái đe dọa thứ nhất cho chúng tôi thấy bác là một kẻ sẵn sàng dùng thiên chức của mình để hại người vì lý do cá nhân. Tiếng Việt ta có chữ “đồ tể”. Cái đe dọa thứ hai của bác cho thấy bác có tính nết của … trẻ con. Nó nhỏ mọn lắm bác à. Cố gắng làm người lớn đi nhé! Ở đây bàn chuyện nghiêm túc, chứ không phải là nơi để bác đe dọa người khác.

Tôi đã đọc kỹ những comments của bác. Tôi chẳng thấy có ý gì cả. Tiếng Việt thì bác chưa rành, mà đã học thói khoe khoang loại tiếng Anh bồi của bác. Bác không tôn trọng tiếng Việt. Muốn vào phòng này thì phải nói chuyện đàng hoàng, đâu ra đó, có trước có sau, chứ không phải linh tinh hay đe dọa được.

Xét qua những “tội” trên của bác, tôi với tư cách trưởng phòng dề nghị Admin cấm bác DrTreo không cho vào phòng này nói chuyện nữa.

Onlooker

****************

****************************************************************

**********************************************

*************************************

1 222 bình luận to “Phòng tranh luận khoa học cộng đồng”

  1. Nothing said

    Tôi thấy cái trích dẫn dài dòng của bạn Vien đưa lên copy từ blog BS Ho Hai đọc mỏi cả mắt không biết để làm gì và dẫn chứng cho cái gì… híc.

    Phải chăng là minh họa cho thái độ của BS Ho Hai đ/v chị PA?! nếu thế thì có cái gì là khoa học để đánh giá về trình độ của hai người ở đây?! Tôi đọc thì thấy thấy rõ ràng là BS Ho Hai có giúp chị PA về giảng dạy về nghiên cứu khoa học gì đó, và trong quá trình làm việc BS Ho Hai đã thất vọng sao đó về TS PA thôi mà, chuyện này thật ra cũng thường thấy trong công việc, tôi thấy không có gì là to… vì không hợp thì thôi không cộng tác với nhau sau này là xong.

    • Vien said

      Tôi trích dẫn để cho thấy ai là người show private email trước kia mà. Anh nothing có lẽ không đọc đoạn đầu của tôi hở? Tôi không minh họa cho thái độ của BS HH với chị PA, cái này là bác suy diễn.

      Tôi đọc thì thấy thấy rõ ràng là BS Ho Hai có giúp chị PA về giảng dạy về nghiên cứu khoa học gì đó, và trong quá trình làm việc BS Ho Hai đã thất vọng sao đó về TS PA thôi mà, chuyện này thật ra cũng thường thấy trong công việc, tôi thấy không có gì là to… vì không hợp thì thôi không cộng tác với nhau sau này là xong.

      ->Cái này cô PA nói rõ ràng rồi mà, không có chuyện “giảng dạy về nghiên cứu khoa học”. BS Hải vin vào đó mà tự nhận mình giảng dạy nghiên cứu khoa học cho đối tượng sau đại học ở ĐH Quốc Gia, thật nực cười.

      Vậy xin hỏi trình độ khoa học của BS là như thế nào mà có thể được giảng dạy về NCKH cho đối tượng sau đại học?

      • TCHGGD said

        Hình như ông này dạy thống kê cho mấy bà TS kém (theo nghĩa chả biết thế nào là NCKH nghiêm túc – như thống kê phía trên). Điều này càng làm rõ trình độ của học giả nước ta nó kém như thế nào, nhiều GS hàng đầu mà còn dỏm thì TS có khá hơn. TS VTPA tuyên bố mạnh quá nhưng khả năng NCKH nghiêm túc là 0 thì nói gì. Ông Hải có thể chê trình độ yếu kém của bà TS, nhưng cũng nên cẩn thận khi phát biểu về NCKH, nên nói NCKH theo nghĩa nào thì hay hơn. JIPV là nơi đánh giá NCKH qua công bố nghiêm túc.

        Tôi thấy ý kiến này là hay:

        Phòng tranh luận khoa học cộng đồng

        • TCHGGD said

          JIPV không phải là nơi đánh giá trình độ TS (nếu k liên quan đến bằng dỏm), ứng viên phải từ GS, PGS trở lên.

          Tôi thấy bà PA cũng tham gia chống trường dỏm, k nên bàn quá sâu vào khả năng NCKH yếu kém của bà ấy. Như thế là rất tội.

  2. Nothing said

    Trả lời ý này trích của bạn Vien “Vậy xin hỏi trình độ khoa học của BS là như thế nào mà có thể được giảng dạy về NCKH cho đối tượng sau đại học?”

    Khái niệm Giảng & Dạy ở đây áp dụng cho người có kiến thức & kinh nghiệm nhiều hơn, là đã có thể hướng dẫn/dạy lại cho người biết ít hơn… chuyện này cũng thường gặp ở các nước phương Tây. Giảng dạy khác với các buổi thảo luận, seminar, presentation/discussion là trình bày & tranh luận ngang hàng nhau… Và theo đó không nhất thiết người bằng cấp thấp hơn là không thể Giảng & Dạy cho người có bằng cấp cao hơn…

    Vả lại tôi thấy có rất nhiều trường hợp sinh viên tốt nghiệp bachelor, do đã chuẩn bị tốt về kinh nghiệm & có học lực tốt nên sau khi ra trường xin được job. Trong khi nhiều sinh viên khác do điểm GPA thấp & chưa chuẩn bị tốt về kinh nghiệm nên đã không xin được việc, nên bắt buộc phải học tiếp lên master. Tới chừng lấy master degree xong lại càng khó xin việc hơn, lý do vì bằng cấp cao, công ty theo luật quy định phải trả mức lương cao hơn (mới có chuyện nhiều người muốn đi làm được phải dấu bằng…). Sau đó lại học tiếp lên PhD, tới chừng lấy xong PhD degree thì cũng đã gần 10 năm trời và chỉ còn có nước xin đi dạy, trong khi anh có bachelor degree ban đầu bây giờ mức lương đã tăng gấp 3-5 đến 10 lần mức lương đi dạy rồi…

  3. Emil Pham said

    Tôi xin được trở lại đề taì này một chút-về luật pháp
    Một vụ kiện dân sự thường có 2 lý do:Tiền hay Danh dự.Ở đây tôi nghĩ TS Vũ đang nói về Danh dự
    Tôi không dám khuyên TS điều gì cả,vì đối với tôi TS là bậc thầy về tuổi tác lẫn học vị.Nhưng tôi muốn góp chút ý kiến về mặt luật pháp hầu tránh những sự việc chẳng cần thiết mà lại tốn kém.
    1.Muốn thắng vụ kiện TS Vũ cần chứng minh danh dự mình bị thiệt hại như thế nào?(Ảnh hưởng đến đời sống gia đình,công việc,sức khỏe……) và phần quan trọng hơn là lời nói và hành động của đối phương là lý do duy nhất or ít ra đó là lý do chính khiến mình bị ảnh hưởng như vậy,…Khó quá.
    2.Nếu TS Vũ thắng vụ kiện ở tòa cuối cùng,thì việc thi hành án cũng không phải dẽ dàng…Otherhand,sự việc không đáng để mình bỏ công sức theo đuổi vụ kiện chứ không phải đối phương đúng,mình sai và ngược lại.
    Tôi biết danh dự nó to lớn lắm nhưng người Mỹ lại đi kiện nhau vì tiền chứ ít khi vì danh dự.Vậy nguời MỸ không trọng danh dự sao?.

    Người Việt mình có những tình cảm đáng trân quý,vì vậy thường lơ là những khía cạnh luật pháp trong quan hệ.Ví dụ:người này mượn của người kia 1000 USD chẳng có giấy tờ gì cả.Sau đó…nhiều chuyện có thế xảy ra.

    Tiến sĩ GD Vũ và Bác sỹ Y khoa Hồ đều là những người xứng đáng để chúng ta học hỏi.Mong các vị mãi là hình ảnh đẹp của các bạn trẻ.Chúc mọi người những ngày thật tốt lành

  4. Nothing said

    Hơn nữa, ở các công ty lớn cũng có rất nhiều trường hợp xếp quản lý cao câp chỉ có bachelor hoặc master degree trong khi dàn nhân viên bên dưới lại là PhD.

    Nói tóm lại là người có bằng cấp thấp hơn giảng dạy/hướng dẫn hay lãnh đạo người có bằng cấp cao hơn là chuyện rất thường thấy… huống chi sau ĐH mà là ở VN trong hai ba chục năm sau này thì có gì giỏi hơn nếu so với thế hệ những người thừa hưởng nền giáo dục củ của Pháp hay của Mỹ dù bằng cấp đạt được thấp hơn.

  5. Chào các bạn,

    Tôi thấy các bạn thực sự quan tâm đến tranh luận giữa tôi và BS Hồ Hải, và cũng hơi ngạc nhiên. Nhưng điều này cũng tốt, vì đó có vẻ là mục tiêu của trang web này: chống tiêu cực trong giáo dục.

    Tuy nhiên, khi đọc các nhận xét tôi thấy có một số lập luận mâu thuẫn và có vẻ lạc đường nên xin nêu một số câu hỏi để các bạn trả lời thống nhất trước khi tranh luận tiếp:

    1. Tạp chí GS Dỏm có mục tiêu là gì? Tìm GS Dỏm (qua công bố ISI), trường dỏm (chưa thấy JIPV đưa ra định nghĩa rõ ràng thế nào là trường dỏm), hay cả Tiến sĩ dỏm? Nếu có cả Tiến sĩ dỏm, xin cho định nghĩa và tiêu chuẩn để xác định.

    Nếu JIPV chưa có định nghĩa và tiêu chuẩn về TS dỏm, thì xin cho biết BS Hồ Hải tuyên bố rằng tôi là TS dỏm có phải bôi nhọ danh dự hay không?

    Xin lưu ý, BS Hồ Hải đã nói điều ấy trên blog cá nhân của mình từ cách đây ít lâu, nhưng tôi đã không quan tâm nữa. Tôi chỉ phản ứng khi BS Hồ Hải nói về tôi trên JIPV thôi, vì nghĩ rằng JIPV có tính cộng đồng cao hơn và có mục tiêu rõ ràng hơn là trang blog riêng của một cá nhân.

    2. Theo JIPV, công bố quốc tế theo ISI là một điều bắt buộc đối với những người làm công tác quản lý chuyên nghiệp (toàn thời gian)? Và vì thế, một TS làm công tác quản lý toàn thời gian như tôi mà không có công bố theo ISI thì có thể kết luận là năng lực yếu kém?

    Quy định này ở đâu vậy, và tại sao nhà quản lý lại cần công bố quốc tế theo ISI?

    3. Nếu tôi không có những công bố theo ISI thì có liên quan gì đến việc BS Hồ Hải cung cấp thông tin sai sự thật về tôi và về chính mình không? Hay đưa vấn đề ISI vào đây chỉ làm lạc hướng cuộc tranh luận giữa tôi và BS Hồ Hải?

    4. Một người hoàn toàn không hiểu về ngành khoa học của người khác thì có thẩm quyền phán đoán về năng lực của người khác hay không? Hoặc nếu có quyền (như bất kỳ ai cũng có quyền có ý kiến về bất cứ vấn đề gì), thì ý kiến đó có thể dùng làm căn cứ đáng tin cậy để kết luận về người khác không?

    5. Đưa thông tin lên án người khác mà không có chứng cứ, chứng cứ vu vơ hoặc sai sự thật, và lập luận mâu thuẫn, thì có phải là bôi nhọ không?

    6. Một diễn đàn công cộng với mục đích tốt như JIPV đã tuyên bố có nên ủng hộ những postings nhằm bôi nhọ danh dự của người khác một cách vô căn cứ như vậy không?

    Nếu các bạn trả lời rõ ràng những câu hỏi này thì việc tranh luận sẽ dễ dàng hơn, không bị lạc đường.
    ———————————————-

    Riêng với một số lời khuyên của các bạn liên quan đến việc kiện tụng, đặc biệt lời khuyên kiện vì danh dự hay kiện vì tiền, tôi rất cám ơn. Có lẽ tôi sẽ suy nghĩ thêm về điều này.

    Một góp ý cho BS Hồ Hải và cho JIPV trong việc chống trường dỏm và cung cấp thông tin miễn phí đến người đọc. Tôi nghĩ chất lượng thông tin là rất cần thiết để đạt hiệu quả.

    Nhưng có một số thông tin mà BS Hồ Hải đưa ra là không đúng và cho thấy BS Hải có thể không có đủ hiểu biết để phán đoán năng lực của tôi (liên quan điều 4 ở trên). Tôi chỉ xin nêu hai ví dụ:

    1. BS Hồ Hải cho rằng CSU chỉ được cấp Certificate chứ không phải Degree.

    http://bshohai.blogspot.com/2010/09/noi-them-ve-columbia-southern.html.

    Thông tin này hoàn toàn sai lạc, cho thấy BS Hồ Hải hoặc đọc không kỹ hoặc đọc mà không hiểu, chỉ suy đoán. CSU có thể bị xem là trường xoàng, nhưng chắc chắn là nó được cấp các loại degrees.

    Điều này hoàn toàn có thể kiểm tra qua google, kể cả những links mà BS Hải cung cấp về những lời than phiền của cựu sinh viên về CSU. Và nó cũng đã được nêu trên trang web của CSU. http://www.columbiasouthern.edu/.

    Nếu ỏ Mỹ, tuyên bố như BS Hồ Hải có lẽ sẽ bị kiện rất nặng.

    2. Bài viết mà BS Hồ Hải nhắc đến nhiều lần để hướng dẫn thông tin về giáo dục Mỹ cho mọi người, “Vài nét về các tổ chức giáo dục độc lập” có quá nhiều sạn. Trước hết là sai ngay từ cái tựa. Tổ chức giáo dục độc lập là gì? Có lẽ BS Hải nhầm với tổ chức kiểm định độc lập, tức kiểm định tư nhân, mà gần đây Bộ GD của VN hay nhắc đến, vì muốn học theo mô hình Mỹ.

    Khi đọc vào bài thì thấy rõ là BS Hải định nói đến kiểm định. Trước hết BS Hải nêu 6 tổ chức kiểm định vùng. Nhưng sau đó thì đưa 2 tổ chức mà BS Hải gọi là “tổ chức tổng kết, khảo thí và đánh giá chất lượng”, đó là College Board và Princeton Review. Tuy nhiên, cả hai tổ chức này không có ai “đánh giá chất lượng” cả!

    College Board thực ra là chuyên về khảo thí, và sản phẩm chính của nó là kỳ thi SAT. Nói cách khác, College Board là nơi viết ra đề thi SAT và tổ chức luôn kỳ thi của mình. Ngoài ra, nó cũng kèm thêm dịch vụ cung cấp thông tin về các trường đại học cho những người quan tâm.

    Còn Princeton Review thì lại là một công ty chuyên luyện thi và tổ chức các kỳ thi của nhiều kỳ thi khác nhau. Bên cạnh đó, nó cũng cung cấp thông tin về xếp hạng những trường tốt nhất theo tiêu chí riêng của nó.

    Như vậy, ở đây có ít nhất 3 loại tổ chức khác nhau đã bị BS Hồ Hải bỏ chung vào một rọ: kiểm định, khảo thí, và các dịch vụ phụ trợ của ngành giáo dục (tổ chức thi và truyền thông giáo dục).

    http://bshohai.blogspot.com/2010/09/vai-net-ve-cac-to-chuc-giao-duc-oc-lap.html

    Cuối cùng, tôi xin cung cấp thêm một chút thông tin cho cuộc tranh luận của tôi và BS Hồ Hải tại đây, trên blog riêng của tôi.

    http://bloganhvu.blogspot.com/2010/09/mot-thong-bao-nho.html

    Các bạn tiếp tục tìm hiểu và trao đổi nhé. Còn tôi, tôi thấy mọi việc cũng đã rõ nên sẽ không tham gia tranh luận nữa.

    ———————————————-

    JIPV@: Bác Phương Anh có nhiều câu hỏi cho JIPV. JIPV xin tiếp nhận. Trước khi giải đáp những vấn đề bác nêu, JIPV xin có một số lưu ý như sau:

    1/ Bác bảo bác ngưng tranh luận. Vậy bác nêu câu hỏi lên làm gì? Bác có cần câu trả lời không? Nếu cần thì nghĩa là bác vẫn tiếp tục tranh luận. Ngược lại chắc bác không nêu câu hỏi?

    2/ Trên đây có ý kiến của nhiều người, nhưng bác lại bảo đó là JIPV, và xem như JIPV nói thế, công nhận thế. Và nếu như thế thì bác cũng chính là người của JIPV? Những phát ngôn chính thức của JIPV là từ Admin của JIPV và các bác “lãnh đạo” các Viện và Phòng của JIPV. Việc tranh luận trên JIPV là mở nếu comments đúng quy định của JIPV. Nếu ai cảm thấy mình bị tấn công thì phải yêu cầu JIPV can thiệp, k nên tự phản công, JIPV sẽ xóa những comments đó, nhưng người comments có cơ sở thì JIPV k thể xóa được.

    3/ Định nghĩa GS, PGS dỏm thì đã rõ. JIPV không quan tâm đến đánh giá TS. Do đó chưa có danh hiệu TS dỏm theo chuẩn của JIPV. Nếu BS Hồ Hải bảo bác là TS dỏm thì bác Hải phải tự giải thích, nếu giải thích k rõ ràng thì JIPV sẽ xóa hoặc edit comments của bác ấy. Và danh hiệu TS dỏm đó là theo chuẩn của BS Hồ Hải (bác ấy chính danh nên bác ấy tự chịu trách nhiệm), k phải của JIPV.

    4/ Về trường dỏm, nếu bác đã hiểu thế nào là trường dỏm thì JIPV sẽ không giải thích thêm. Ngược lại nếu bác có ý định kiểm tra JIPV thì JIPV xin miễn hồi đáp. Công việc sẽ trả lời bác.

    5/ Câu hỏi “tại sao nhà quản lý lại cần công bố quốc tế theo ISI” là câu hỏi ngụy biện đối với JIPV. Ai phát biểu thế thì bác hỏi trực tiếp họ. Nếu bác bảo JIPV yêu cầu thế thì bác chưa hiểu gì về JIPV.

    ……

    JIPV xin trả lời ngắn gọn những câu hỏi của bác như sau:

    Q1: Đã lưu ý ở trên

    Q2: Tương tự Q1

    Q3: Không phải

    Q4: Không. Nhưng JIPV hoàn toàn có thể đánh giá được năng lực NCKH của bác, JIPV có người có khả năng thẩm định những kết quả nghiên cứu của bác. Bác vui lòng giới thiệu tối đa 5 công bố tiêu biểu của bác, JIPV sẽ cho bác biết năng lực NCKH thực sự của bác đến đâu, so với từng mức độ Ths, TS thì năng lực đó như thế nào. Và cho đến thời điểm này, JIPV chưa có đánh giá gì về năng lực của bác. Ai đó nêu comments thì bác có thể phản biện lại, nếu họ sai thì JIPV sẽ xóa comments của họ.

    Q5: Phải. Nếu bác nói trường hợp BS Hồ Hải thì bác ấy hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thông tin bác nêu, đối với những người khác thì tương tự như Q4.

    Q6: Không. Phần kèm theo giống như Q5.

    Đề nghị bác Phương Anh: Bác dẫn link đến blog của bác để độc giả của bác bình luận về JIPV nhưng bác lại không dẫn link trực tiếp nội dung tranh luận từ JIPV để mọi người đối chứng là không fair. Đề nghị bác fair hơn.

    Thời gian không cho phép nên phần trả lời của JIPV có thể chưa đầy đủ, câu cú có thể chưa đầy đủ chủ vị,…. Mong bác lượng thứ.

    • Vuhuy said

      Trích blog anhvu: “Tôi đọc được rất rõ ý đồ tấn công và bôi nhọ cá nhân chị của một số editor và “người ấy” trên trang JIPV”. Các bác xem lại editor nào đã bôi nhọ cá nhân bác PA?

  6. Vuhuy said

    Chào bác Phương Anh,

    Mở đầu bài viết bác bảo “Tôi thấy các bạn thực sự quan tâm đến tranh luận giữa tôi và BS Hồ Hải, và cũng hơi ngạc nhiên. Nhưng điều này cũng tốt, vì đó có vẻ là mục tiêu của trang web này: chống tiêu cực trong giáo dục” nên tôi ngại viết tiếp. Theo tôi thì JIPV vẫn lấy khoa học làm trọng, những cách viết bóng bẫy, gào trước đoán sau chắc không phù hợp. Sẽ phù hợp hơn khi người tham gia tranh luận đưa dẫn chứng cụ thể, bắt bẽ qua lại thì chẳng tới đâu. Qua quan sát, tôi đề nghị thế này:

    1. Mâu thuẫn giữa bác và bác Hải thì hai bác cứ tranh luận. JIPV có thể là nơi để hai bác tranh luận. Tôi xin nhắc bác rằng bác có thể tuyên bố NCKH với bác Hải, nhưng nếu làm thế với JIPV thì những độc giả của JIPV tò mò năng lực của bác thì đó là lẽ thường. Tôi cũng đề nghị độc giả của JIPV hạn chế xen vào quá trình tranh luận này.

    2. Tôi cảm nhận bác có ý đồ khi quay ra “tấn công” JIPV vì JIPV đã không thực hiện yêu cầu của bác (tôi cảm nhận như thế, không biết có đúng không?), tôi thấy bác còn dọa kiện JIPV.

    3. Việc dẫn link của bác vào đây để cho mọi người thấy nhóm của bác đang “rủa” JIPV như thế nào thì tôi thấy hơi kỳ kỳ. Phải nói là rất kỳ. Nếu bác đặt link tới quá trình tranh luận này thì hay biết mấy.

    4. JIPV có mục góp ý riêng, bác có thể góp ý ở đó. Việc bác góp ý kèm theo vấn đề liên quan bác Hải thì tôi thấy không phù hợp.

    Trong phần trả lời Q4 của Admin, tôi lấy làm tiếc là Admin của JIPV lại thách thức bác. Nếu tôi thì tôi sẽ không trả lời thế dù trước đó bác đã thách thức JIPV. Chỉ cần tra ISI, scholar Google hay tôí thiểu là wiki tiếng anh thì tôi có thể biết năng lực khoa học của một người, bác cứ an tâm, không cần phải thế đâu.

    Tôi có nhiều thứ muốn nói, nhưng thôi vì tôi không muốn bác và bác Hải mất tập trung.

  7. Chào JIPV,

    Tôi xin làm rõ: đúng là tôi mới chỉ vào trang này nhân vụ BS Hồ Hải đả kích tôi mà thôi, nên hoàn toàn không biết luật lệ ở đây, vì trước giờ chưa bao giờ quan tâm. Tôi chỉ nghĩ BS Hồ Hải là một trong những editors của JIPV, nhưng có lẽ điều đó là sai?

    Chính vì nghĩ vậy nên tôi mới gộp việc BS Hồ Hải như một cá nhân với JIPV như một group vào chung, vì nếu BS Hồ Hải là một editor thì điều đó có nghĩa ý kiến của BS Hải không chỉ là đại diện cho cá nhân ông mà còn đại diện cho JIPV nữa.

    Một số câu hỏi ở trên vì vậy là dành cho những người trao đổi (mở), trong đó có cả BS Hồ Hải, chứ không dành cho JIPV (= admin và editors).

    Tôi không rõ khi JIPV nói tôi không fair thì có nghĩa là gì? Theo JIPV thì tôi phải làm gì cho fair?

    Tôi không hề có ý dọa JIPV; khi tôi nói kiện cả BS Hồ Hải lẫn JIPV là vì tôi nghĩ BS Hải là một editor. Nay nếu không phải thì JIPV không có liên quan gì đến đây.

    Tôi không có nhu cầu nhờ JIPV chứng minh năng lực nghiên cứu khoa học của tôi. Tôi làm quản lý, nên khi BS Hồ Hải nói về năng lực thì tôi nghĩ đó là năng lực quản lý, năng lực tư duy, kỹ năng thông tin …, lập luận, giải quyết vấn đề (đặc biệt liên quan đến mấy vụ trường dỏm là điều đang được tranh luận ở đây). Và tôi đã phản ứng vì BS Hồ Hải nói điều đó là không có căn cứ.

    Ngay cả nếu cần đánh giá năng lực NCKH (?) của tôi thì không đánh giá theo chuẩn ISI. Nếu được, đề nghị JIPV đưa ra chuẩn đánh giá các ngành XH-NV của mình lên đây để mọi người biết.

    Còn về BS Hồ Hải thì những ứng xử của ông ấy trên diễn đàn này tôi thấy không có gì khác với trên blog cá nhân của ông ấy. Nếu JIPV xem đây là diễn đàn mở, ai muốn nói gì thì nói, không có moderation thì tôi không có ý kiến gì nữa. Vì BS Hồ Hải là người như thế nào thì tôi đã rõ rồi, và không có ý định nhờ JIPV giúp đỡ để tranh luận cho ra vấn đề.

    Cám ơn các bạn.

    • Vuhuy said

      Bác Phương Anh đã đọc ý kiến của Admin chưa? “Những phát ngôn chính thức của JIPV là từ Admin của JIPV và các bác “lãnh đạo” các Viện và Phòng của JIPV”

      Tranh luận trên JIPV là mở, nhưng phải đúng quy định của JIPV “Việc tranh luận trên JIPV là mở nếu comments đúng quy định của JIPV. Nếu ai cảm thấy mình bị tấn công thì phải yêu cầu JIPV can thiệp, k nên tự phản công, JIPV sẽ xóa những comments đó, nhưng người comments có cơ sở thì JIPV k thể xóa được”

      Những người phản biện JIPV được xem là Guest Editors, còn muốn trở thành Editors chính thức thì phải do Admin quyết định, và sau đó những người này thường được “bố trí” vào các Phòng, Viện.

    • kimmai said

      TS mà chưa hiểu ISI thì kém lắm, làm sao NCKH được, nếu có thì cũng giỏi lắm là copy & paste?

  8. onlooker said

    Thế là vụ việc đã rõ. Cả bà TS giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng và ông BS giải phẫu đều không có một công trình nghiên cứu nào. Có thể nói không ngoa rằng cả hai đều mù NCKH. Nhưng trong nhóm mù có một người biết hơn người kia. Người đó là ông BS.

    Tôi ngạc nhiên khi thấy ông BS giảng dạy khái niệm retrospective và prospective cho nghiên cứu sinh giáo dục của bà TS. Theo tôi hiểu khái niệm retrospective và prospective là của bên y khoa chứ không phải bên khoa học giáo dục. Có thể bên giáo dục cũng có những nghiên cứu retrospective, nhưng rất hiếm. Trong khoa học giáo dục, người ta quan tâm đến phương pháp phân tích dữ liệu nhiều hơn là thiết kế nghiên cứu. Chỉ cần nhìn qua vài tạp chí như Journal of Educational Measurement, American Educational Research Journal, International Journal of Educational Research … sẽ thấy điều đó. Vì thế, việc bà TS không hiểu khái niệm retrospective và prospective cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Điều đó không phản ảnh trình độ chuyên môn của bà.

    Cái khó khăn ở đây là lấy tiêu chí gì để đánh giá trình độ chuyên môn của bà TS. Xin nhấn mạnh rằng tôi chỉ nói đến “trình độ chuyên môn”, chứ không nói đến đóng góp cho cộng đồng. Bà thách thức: “đề nghị JIPV đưa ra chuẩn đánh giá các ngành XH-NV của mình lên đây để mọi người biết”. Tôi không phải là JIPV editor, nhưng tôi có thể đưa ra tiêu chuẩn để bà thấy. Ngay trong Faculty of Education của trường đại học La Trobe mà bà từng học, người ta cũng đánh giá theo tiêu chuẩn ISI. http://www.latrobe.edu.au/policy/documents/academic-promotions-policy-2009-05-20.pdf. Bà thử vào trang web sau đây để xem một nhà khoa học giáo dục đã nghiên cứu gì:

    http://www.latrobe.edu.au/education/staff-profiles/view-profile.php?uname=NGough

    Ngay tại trường La Trobe, người ta đề ra khá cụ thể tiêu chuẩn để promote chuyên viên và giảng viên. Tiêu chuẩn đó là gì? Xin trích: giảng dạy và hướng dẫn sinh viên, nghiên cứu khoa học, phục vụ cho đại học, phục vụ cho cộng đồng và chuyên ngành. Bởi thế, trình độ chuyên môn có thể thể hiện qua công trình nghiên cứu khoa học, qua sự đóng góp của bà cho ngành khoa học giáo dục hay cụ thể là nghiên cứu về chất lượng giáo dục.

    Về công trình nghiên cứu, tiêu chuẩn công trình trên tạp chí ISI là thích hợp nhất. Một nghiên cứu sinh trước khi tốt nghiệp cần phải có ISI papers. Tôi biết rằng một số trường vẫn cho nghiên cứu sinh bảo vệ luận án mà không đòi hỏi ISI papers, nhưng đó là những trường với đẳng cấp thấp. Tôi nghĩ trường LaTrobe mà bà TS từng học là trường như thế. Bởi thế, dù tốt nghiệp TS nhưng bà không hề có một ISI paper. Cho đến nay đã qua 15 năm tốt nghiệp TS bà vẫn chẳng có một công trình nghiên cứu nào. Đọc qua trang web của trung tâm khảo thí (http://cete.vnuhcm.edu.vn/main.php?p=view&catid=4&menuid=6) tôi cũng không thấy một công trình nào của bà. Tôi không khỏi phì cười khi thấy trong phần “Nghiên cứu khoa học” bà đưa vào những nghiên cứu của người khác!

    Vài tuần trước đây, bà TS nói với báo chí rằng “Sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ, tôi được đề nghị ở lại làm chương trình hậu tiến sĩ (postdoc)” (http://www.tuanvietnam.net/2010-08-29-chi-lam-nhung-dieu-minh-tin-la-dung) nhưng thử hỏi trong lý lịch khoa học không có đến một công trình công bố trên tạp chí ISI thì làm sao có chuyện người ta mời ở lại làm postdoc. Xin nhớ cho rằng postdoc chỉ phổ biến trong các ngành như y khoa, sinh hóa, vật lý, chứ làm gì khoa học xã hội có postdoc. Cũng xin nhớ cho rằng không có trung tâm đào tạo nào mà mời nghiên cứu sinh của mình ở lại làm postdoc, bởi vì postdoc phải đi thực tập ở một trung tâm khác. Bởi thế, tôi nghĩ câu nói của bà TS giám đốc không có cơ sở thực tế. Tôi nghĩ bà TS có vẻ quá nổ và nổ bậy quá.

    Về đóng góp cho khoa học giáo dục hay nghiên cứu về chất lượng giáo dục, tôi thấy bà cũng chưa có đóng góp gì cụ thể. Bà có vẻ rất bận rộn với báo chí qua những bài dịch và trả lời phỏng vấn. Nhưng những bài dịch, những bài báo trên báo chí phổ thông không phải là bài báo khoa học. Những bài viết trong các hội thảo cũng không phải là báo cáo khoa học. Tuy nhiên, bà làm giám đốc một trung tâm khảo thí, điều đó cho thấy bà cũng có công nào đó. Rất tiếc, cái công đó chưa được thể hiện rõ ràng. Sản phẩm của trung tâm là gì cũng chẳng ai biết hay thấy. Dựa vào những thực tế như thế, tôi chỉ có thể kết luận rằng bà cũng chưa có đóng góp gì cho khoa học giáo dục, hay cho nghiên cứu chất lượng giáo dục.

    Nơi bà công tác là một đại học quốc gia, một con chim đầu đàn trong giáo dục. Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng của bà càng đóng vai trò quan trọng vì vấn đề chất lượng đang được xã hội quan tâm. Vậy mà trung tâm của bà chẳng có một công trình nào để có thể gọi là “nghiên cứu khoa học”, chưa có một bài báo nào trên tạp chí ISI. Dựa vào hai tiêu chuẩn tôi thể hiện ở trên, tôi nghĩ bà TS cũng phải công nhận rằng khả năng chuyên môn của bà chưa xứng tầm với chức vụ bà đang giữ.

    Onlooker

  9. Dear chị PA,

    1. Chị xem lại tôi tấn công chị trước hay “nhóm” của chị tấn công tôi trước? Tôi có 2 lần đưa cái personal mail giữa tôi và chị trong việc “dạy” NCKH ở TT của chị là:

    1.1 Lần đầu 1 sinh viên của ĐHQG TPHCM có nick là Duy Le vào blog của tôi tấn công tôi khi tôi cho rằng các ĐHQG lập ra không vì giáo dục, vì ở đó thiếu người biết làm khoa học trầm trọng. Sau đó chị cùng nhảy vào hùa theo sinh viên ấy, trong khi tôi không nói gì đến chị và TT của chị ở ĐHQG. Thế thì về mặt tam đọan luận, nếu chị thử đặt mình vào vị trí của tôi, chị sẽ nghĩ gì về sự quan hệ giữa chị + sinh viên có nick là Duy Le ấy? Chuyện này đã có người đưa ra ở trên. Tôi không đưa link lại.
    1.2. Là lần này Nghiêm Quang đem tôi ra so sánh với chị ở blog riêng của NQ. Trong khi NQ không hiểu biết gì về giáo dục Mỹ.

    Cả 2 lần đều có một chủ đích “mượn chó chửi mèo”, hay còn gọi là “ném đá dấu tay”. Nên tôi phải làm 1 cuộc so sánh để cho NQ thấy, và Duy Le thấy rõ vấn đề. Tại sao 1 số trường nhỏ tư nhân như đại học Huflit và Văn Lang họ liên kết đàng hòang mà trường ĐHQG lại như thế? Đây không phải là nỗi đau của riêng mình chị mà cho tất cả người Việt.

    2. Chị cần kiểm tra lại những gì chị hiểu về College Board và Princeton cũng như tư duy về quản lý nước Mỹ theo đúng nghĩa kinh tế thị trường tự do thực sự. Tôi không biết chị đã thực tế chứng kiến College Board và Princeton đi kiểm định chất lượng các đại học Mỹ chưa? Nhưng tôi thì năm 2008 tôi đã từng tham gia với một nhóm sinh viên leadership của 1 trường đại học ở Mỹ chuẩn bị cho một project để 1 trường được Princeton Review đển kiểm định và đưa vào danh sách những trường tốt nhất nước Mỹ. Còn College Board thì khỏi bàn, nếu bất kỳ ai đã từng học ở Mỹ đề rõ tổ chức này quan trọng thế nào? Tại sao hơn 5000 trường ĐH Mỹ mà College Board chỉ chọn ra được đến hôm nay chỉ có 3871 trường? Cái gì tôi hiểu mà hiểu sâu thì tôi mới viết ra. Ở JIPV này tôi vẫn thường đem trường Úc và Anh, Mã Lai, etc… để hỏi. Vì tôi dốt giáo dục ngòai Mỹ. Chỉ thế thôi, nên tôi không dám phán.

    3. Chị hiểu thế nào là trường hạng 1, hạng 2, hạng 3, hạng 4 ở Mỹ? Tôi e rằng chị chưa hiểu đúng giáo dục Mỹ và hiểu sai về Columbia Southern University dỏm rồi. Tôi thách CSU này kiện tôi đó. Chuyện kiện cũng là chi đưa ra và rồi cũng là chi xin rút lại là sao? là sao? là sao?

    4. Tôi cho rằnng người Mỹ đã rất thành công khi họ biết cách lấy tiền của Việt Nam thông qua giáo dục dỏm và phá nát rườn cột của đảng đang nắm quyền điều hành tại Việt Nam.

    5. Chị biết tôi học người Mỹ ở điểm nào không? Học họ ở tính hiệu quả của công việc để mang lại ích lợi. Đó là điều cần và rất cần cho chúng ta.

    Tôi chán cái cảnh phải tranh luận kiểu gà quần ăn quẩn cối xay thư thế này rồi. Mong rằng chị không nên ngụy biện để tự che đậy những lý luận sai của mình.

    Thôi còn phải làm việc của mình, tôi không tranh luận nữa.

    Ngày mới tốt đẹp,

    • Anh Hải,

      Hôm nay tôi mới có chút thì giờ để đọc các comments rất dài và nhiều chi tiết cùng lập luận sai lệch của anh. Tôi phản đối cách dùng “tam đoạn luận” không căn cứ đó.

      1. Về trường hợp Duy Lê, cho đến nay, tôi vẫn không hề biết Duy Lê là ai, và anh ta “tấn công” anh tôi cũng không hề hay biết. Cho đến khi chính anh ta sang blog của tôi để hỏi, tôi mới biết và trả lời cho anh ta. Mọi người có thể theo dõi cuộc trao đổi ở đây:

      http://bloganhvu.blogspot.com/2010/08/chung-ta-la-nhung-con-cuu.html

      Những gì anh nói không đúng về TT của tôi thì rõ ràng với trách nhiệm của GĐ TT tôi phải dính chính. Tôi không thấy đó là tấn công anh. Nếu anh không hài lòng, anh có thể trao đổi trực tiếp với tôi, chứ không nên đem sự ấm ức trong quan hệ cá nhân – mà lại là giữa những người đã từng cộng tác, dù cuối cùng phải chấm dứt – rồi đi nói ở những nơi công cộng như thế này.

      Có lẽ anh cho là tôi biết Duy Lê vì anh ta gọi tôi là “cô”, xưng “em”. Nhưng rất nhiều người xưng hô với tôi như thế khi biết tôi là cô giáo, và lớn tuổi hơn họ. Chỉ như vậy thôi.

      2. Về Nghiêm Quang, thực ra tôi chỉ vừa mới biết sự tồn tại của anh ta khi vào đây mà thôi. Và mới nhận ra rằng những đả kích cá nhân của anh đối với tôi, kèm rất nhiều thông tin không đúng sự thực về cá nhân tôi và việc làm tại TT tôi là do anh không hài lòng vì bị Nghiêm Quang phản bác lập luận của anh mà lại trích dẫn ý kiến của tôi.

      Tôi cho rằng cách làm như vậy là hoàn toàn không chấp nhận được, và không đúng với tinh thần tranh luận khoa học và duy lý, là điều mà anh luôn kêu gọi.

      • Thuykieu said

        Bạn Duy Lê này đúng là phá đám, một người có kinh nghiệm thực tiễn có khi còn quý hơn nhiều GS, TS. Những GS.TSKH còn phải suy nghĩ tìm cách bắt tay lâu với người chưa có bằng đại học Bill Gate kia mà.

        http://bloganhvu.blogspot.com/2010/08/chung-ta-la-nhung-con-cuu.html?showComment=1282581187320#c421553097963601828

        Tôi nghĩ bác PA nên lưu ý cho bạn Duy điểm này.

      • Thuykieu said

        Theo tôi đọc thì bác Phương Anh và bác Hải đã từng có một thời “mặn nòng”. Đề nghị hai bác trao đổi cho ra nhẽ, sau đó bắt tay, đi uống cafe,…., vui vẻ,…. thế là xong. Hai bác hợp lại lập một joint blog Hồ Hải-Phương Anh để chống tiêu cực giáo dục thì càng hay.

      • Duy Le said

        Dạ tôi là Duy Le đây. Rất đáng tiếc là lại có chuyện lùm xùm này, hôm nay tôi mới đọc được trang này nhơ biết qua anhbasam.
        Tôi cũng xin nói rõ, tôi và cô PA không hề quen biết nhau, chưa từng gặp mặt. Tôi chỉ là một sinh viên của trường ĐHQG TP HCM, đi ngang nhà bác Hải,thấy bác Hải chê bai, dè bỉu ĐHQG rất vô lý nên tôi mới nhảy vào tranh luận thôi

        Rất xin lỗi cô PA nếu vì cháu mà có chuyện rắc rối ngày hôm nay.

    • Nghiêm Quang said

      BS Hồ Hải có tư duy bè phái khi cố tình ghép tôi vào “nhóm” của TS Phương Anh.
      Tôi làm việc trong ngành ngân hàng ở Paris và không liên quan gì đến cô nầy. Tôi cũng không nhận mình biết rành rẽ về giáo dục Mỹ. Tuy nhiên, phải nói cho công bằng, những kiến thức về giáo dục Mỹ mà BS Hồ Hải thực ra chỉ là những điều hết sức phổ thông, bất cứ ai cũng có thể kiểm tra được trên Internet nếu chịu khó bỏ thì giờ, không riêng gì tôi.

      Về chương trình “liên kết đàng hoàng” giữa Văn Lang và Carnegie Mellon, tôi chỉ nói mấy ý đại lược:

      – Về logic, nếu CMU liên kết với một trường hạng hai như Văn Lang thì cũng không khác mấy trường DDHQG liên kết với trường chưa được kiểm định bên Mỹ.

      – Nếu search tên Văn Lang trên trang web CMU, chỉ có 2 bản tin rất ngắn:
      http://web-search.andrew.cmu.edu/search?entqr=3&entsp=a&sort=date%3AD%3AL%3Ad1&output=xml_no_dtd&client=default_frontend&ud=1&oe=UTF-8&ie=UTF-8&proxystylesheet=default_frontend&q=%22Van+Lang%22&x=0&y=0&site=default_collection

      – Thực tế, CMU chỉ mới ký một biên bản ghi nhớ (Memorandum of Understanding) với Văn Lang, Duy Tân và DTT về việc chuyển giao giáo trình đào tạo và khả năng có thể cấp bằng chung trong tương lai:
      “Entertainment Technology Center Executive Producer Don Marinelli gave the keynote address, “What HCI Can Learn from the Video Game Industry,” at the Korean Human-Computer Interaction Conference at Phoenix Park Ski Resort in Korea. He also presented “Triumph of the Gamer” at Van Lang University in Ho Chi Minh City and Duy Tan University in Danang, Vietnam. A Memorandum of Understanding was signed at both universities pledging to investigate establishment of student and faculty exchange programs, and the possibility of a dual-degree program.”(link ở đây:http://www.cmu.edu/news/news-notes/weekly/2009/March/march-5.shtml)

      – Chú ý kỹ chữ dual-degree. Bằng cấp nầy không có giá trị như bằng do Carnegie Mellon cấp tại Mỹ cho sinh viên “hệ chính quy”. Lương của người tốt nghiệp CMU ra sao, chắc các bạn có thể hình dung. Riêng về chương trình “liên kết” này, tôi dẫn một câu của Văn Lang: “Hiện nay tại Việt Nam, trường ĐHDL Văn Lang, trường ĐHDL Duy Tân và Công ty DTT cùng đứng chung trong Liên hiệp các trường ĐH và doanh nghiệp đào tạo CNTT Việt Nam (SEG Việt Nam) độc quyền triển khai chương trình đào tạo do Carnegie Mellon University chuyển giao. Lương của sinh viên tốt nghiệp chương trình này, theo các thỏa thuận đã ký với các doanh nghiệp, là 600USD/ tháng.”

      • Thuykieu said

        Về chi tiết “phải nói cho công bằng, những kiến thức về giáo dục Mỹ mà BS Hồ Hải thực ra chỉ là những điều hết sức phổ thông, bất cứ ai cũng có thể kiểm tra được trên Internet nếu chịu khó bỏ thì giờ, không riêng gì tôi”, tôi không đồng ý với bác. Tôi không rõ mâu thuẫn giữa các bác. Nhưng tôi đánh giá rất cao những cảnh báo của BS Hồ Hải về trường dỏm.

        Tôi cảm nhận nhận xét của bác về BS Hải có chút thành kiến! Như tôi đã nói “không rõ mâu thuẫn giữa các bác”.

      • TuaVan said

        “- Về logic, nếu CMU liên kết với một trường hạng hai như Văn Lang thì cũng không khác mấy trường DDHQG liên kết với trường chưa được kiểm định bên Mỹ.”

        So sánh khập khiển quá, cái này làm tui thất vọng.

        Ý của bác Nghiêm giống như câu sau:

        GS Ngô Bảo Châu về VN liên kết với trường hạng 3 (thế giới thứ 3 mà) thì GS NGô dốt như Trương DH nỗi tiếng nhất VN (có ISI) mời GS trường dỏm (không ISI, thất nghiệp từ trường của GS Ngô về VN giảng bài).

        Bác phải phân biệt ai dạy ai, giống như Nhật qua giúp VN vậy, chứ VN sao mời anh Cambodia qua giúp?

      • Nghiêm Quang said

        @Thuy Kieu: Tôi không có mâu thuẫn cá nhân với BS Hồ Hải.

        @Tua Van: Cám ơn nhận xét của bạn. Lúc sáng, tôi nói có hơi vắn tắt. Trả lời câu hỏi “bác phải phân biệt ai dạy ai”, mời bạn xem ở link nầy:
        http://www.vanlanguni.edu.vn/news/tintucsukien.aspx?id=2932

        Click to access 24-CNTT.pdf

        Chương trình CMU-Văn Lang có 2 giảng viên là thạc sĩ, những người còn lại là cử nhân.

        Cùng ký Memorandum với CMU, phía VN còn có ĐH Duy Tân, ĐH Cần Thơ, công ty DTT (Hanoi) và ITTI (HCMC):
        http://www.mofahcm.gov.vn/en/tintuc_sk/nr051026103018/news_object_view?newsPath=/mofa/nr040807104143/nr040807105039/ns080619093431#6XJMcKn1TJkU

        GS của CMU không trực tiếp giảng dạy. Ngoài việc cho phép sử dụng bộ giáo trình CMU, họ chỉ hứa đào tạo 100 giáo viên IT và thiết kế các khóa học ngắn hạn và… chấm hết. Dual-degree còn là chuyện viễn tưởng.

        “the US university will help the SEG Vietnam train 100 IT teachers and design short-term training courses for specific groups of learners.”

        Vấn đề hiện tại của chương trình CMU-Văn Lang: trình độ ban giảng huấn và chất lượng thi cử (cùng một loại vấn đề đối với các trường online).

        Chất lượng của “liên kết” CMU-Văn Lang-Duy Tân-DTT-ITTI-Cần Thơ do đó chỉ có giá trị “tương đối”, không khá gì hơn mấy chương trình hợp tác của các ĐHQG.

    • Duy Le said

      Lần đầu 1 sinh viên của ĐHQG TPHCM có nick là Duy Le vào blog của tôi tấn công tôi khi tôi cho rằng các ĐHQG lập ra không vì giáo dục, vì ở đó thiếu người biết làm khoa học trầm trọng. Sau đó chị cùng nhảy vào hùa theo sinh viên ấy, trong khi tôi không nói gì đến chị và TT của chị ở ĐHQG. Thế thì về mặt tam đọan luận, nếu chị thử đặt mình vào vị trí của tôi, chị sẽ nghĩ gì về sự quan hệ giữa chị + sinh viên có nick là Duy Le ấy?

      Tôi tấn công bác như thế nào ạ? Tôi đã hỏi đi hỏi lại bác là bác có biết gì về ĐHQG TP Hồ Chí Minh không?Bác chưa trả lời. Bác chê bai vô căn cứ,tôi hỏi bác không trả lời được.Lại còn nhận vơ vào là mình từng giảng dạy sau đại học ở ĐH QG TP HCM về nghiên cứu khoa học, tôi đã vạch ra là chuyện này là không thể có.
      Còn cô Phương Anh vào hùa như thế nào? Bác nói thông tin không đúng về cô ấy thì cô ấy phải lên tiếng chứ? Có chỗ nào là vào hùa?

      “Thế thì về mặt tam đọan luận, nếu chị thử đặt mình vào vị trí của tôi, chị sẽ nghĩ gì về sự quan hệ giữa chị + sinh viên có nick là Duy Le ấy?” Câu nói này tôi nghi ngờ khả năng tư duy logic của bác đấy. Vì bác nhận vơ vào là bác giảng dạy sau đại học ở ĐHQG TPHCM, tôi nghi ngờ nên mới đi hỏi cô Phương Anh. Cô ấy thấy bác nói không đúng thì lên tiếng. Tôi xin nói rõ tôi không biết cô PA, chưa từng gặp cô ấy ở ngoài đời. Tôi là một sinh viên của ĐHQG TPHCM, thấy bác nói bậy về trường tôi thì tôi lên tiếng.

      “tôi cho rằng các ĐHQG lập ra không vì giáo dục, vì ở đó thiếu người biết làm khoa học trầm trọng”-> Tôi không thấy bác nói vậy. Bác nói thế này cơ:

      “Dear DL,
      PA là giám đốc 1 TTKTTN & ĐG của cái trường dỏm đó đó. Còn nhà thơ Viễn Phương đẻ ra 1 đứa con tên là PTB làm giám đốc cái trường dỏm đó đó. Và những thành viên của cái trường dỏm đó đó nó đang làm bậy cho nền GD VN đó đó. Em còn muốn biết gì nữa thì bảo tôi nói về cái trường dỏm gọi là National University – Hochiminh city cho mà nghe.

      PA chỉ là hạt cát của cái tyru7o72ng mang danh 3 vạn nhưng bán danh chỉ có nửa hào!!!”

      Vậy bác biết gi về ĐHQG TPHCM? Cơ sở nào để nói là trường dỏm? Tiêu chuẩn nào mà bác cho đó là trường dỏm? Tôi post lại đây 1 cái com của tôi về ĐHQG TPHCM để bác và mọi người biết thêm thông tin vậy.

      ĐHQG TP Hồ Chí Minh đúng là mới thành lập, lần đầu vào năm 1990(hình như vậy) ngày thành lập ĐHQG tôi còn nhỏ xíu, chưa biết cái gì. Đại khái ngày đó ĐHQG TP HCM gồm rất nhiều trường thành viên, về sau vào năm 2000 thì rút bớt, còn lại 3 trường thành viên nòng cốt gồm đại học Bách Khoa – thiên về kỹ thuật, đại học Khoa học Tự Nhiên – thiên về khoa học cơ bản, đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, thiên về khoa học xã hội và 1 trường phổ thông là trường phổ thông năng khiếu trực thuộc Đại học Khoa học Tự Nhiên do các giảng viên ở ĐH Khoa học Tự Nhiên giảng dạy trường này.Tên đầy đủ của nó: Trường phổ thông Năng khiếu- Đại học khoa học Tự nhiên – Đại học QG TP Hồ Chí Minh. Các trung tâm này kia thì rất nhiều như trung tâm công nghệ phần mềm, trung tâm giáo dục quốc phòng….
      Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh mà tiền thân là trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ được thành lập vào ngày 29/6/1957. Lịch sử nó ở đây http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_B%C3%A1ch_khoa_Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh. Đại học Khoa Học Tự Nhiên, tiền thân là Trường Cao đẳng Khoa học thành lập năm 1941,rồi trường Đại học khoa học, rồi Đại học tổng hợp TP Hồ Chí Minh, sau đó tách ra và mang tên Đại học Khoa học Tự Nhiên TPHCM. Có thể đọc thêm ở đây http://www.hcmus.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=546&Itemid=88.
      Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn tiền thân là đại học Văn khoa, thành lập năm 1957, sau hợp nhất với Đại học Khoa học Thành đại học tổng hợp TP Hồ Chí Minh, sau đó lại tách ra và mang tên như ngày nay. http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_Khoa_h%E1%BB%8Dc_X%C3%A3_h%E1%BB%99i_v%C3%A0_Nh%C3%A2n_v%C4%83n,_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_Qu%E1%BB%91c_gia_Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh. 3 trường này là cái nôi đào tạo về khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội ở miền nam từ xưa đến nay.
      Trường Phổ thông năng khiếu có thể xem ở đây http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Ph%E1%BB%95_th%C3%B4ng_N%C4%83ng_khi%E1%BA%BFu,_%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_Qu%E1%BB%91c_gia_Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh. Theo tôi đây là 1 trong những trường phổ thông hàng đầu ở Việt Nam, và số 1 ở miền nam, muốn biết nó hàng đầu như thế nào, xem ở đây http://www.ptnk.edu.vn/. Cơ bản là vậy, sau này Đại học quốc gia có mở thêm khoa Kinh tế, tiền thân của trường Đại học kinh tế -luật hiện nay, rồi Trường Đại học công nghệ thông tin, tiền thân là trung tâm công nghệ thông tin và đại học quốc tế(có lẽ đay là trường kém nhất trong các trường thành viên, trường này hầu hết dành cho con nhà giàu?). Theo tôi được biết, đại học QG TP HCM là trường đại học có cơ sở vật chất tốt nhất ở miền nam, ngoài các cơ sở ở nội thành như đại học BK ở Lý Thường Kiệt, Khoa học Tự Nhiên ở Nguyễn Văn Cừ, Khoa học xã hội nhân văn ở Đinh Tiên Hoàng, các ktx hòa hảo, 135 B Trần Hưng Đạo…trường còn có một campus rất lớn ở Thủ Đức rộng 643,7 hecta http://www.vnuhcm.edu.vn/Default.aspx?PageId=c486f71d-a0ad-4389-b6f2-6362a49b7d0a gồm nhiều cơ sở, trường đại học, kí túc xá, trung tâm, thư viện… Nếu có dịp, các bác có thể ghé qua xem thử ở Linh Trung, Thủ Đức. Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên TP HCM, cơ sở Linh Trung có thể nói là trường đại học đẹp nhất ở TP HCM, nếu không tin mọi người có thể xuống Thủ Đức vào xem thử. Một vài hình ảnh http://photo.livevn.com/anh-kham-pha/anh-bi-an-cuoc-song/hinh-anh-ve-co-so-linh-trung-cua-truong-dh-khtn-tphcm-dep-kinh-khungnhin-me-luon-id-11341.html. Hoặc xem ở đây : http://09dbb.com/diendan/showthread.php?t=1032 Thời là sinh viên năm 1, tôi đã có may mắn được học ở Thủ Đức, nên biết rất rõ.

      Hiện nay ở LinhTrung đã có cơ sở của các trường Đại học Bách Khoa, đại học KHXH Nhân Văn, Đại học KH Tự Nhiên, Đại học Công Nghệ Thông tin, Đại học QUốc Tế, Khoa Kinh Tế,Trung tâm công nghệ phần mềm, Trung tâm giáo dục quốc phòng, thư viện trung tâm…và đặc biệt là khu ktx cho sinh viên rất rộng rãi và hiện đại, có sức chứa hơn 10000 sinh viên. Các bác có thể coi clip về KTX ĐH QG ở đây http://ktx.vnuhcm.edu.vn/index.php?pid=3. Nếu có điều kiện thì các bác đến tận nơi để tham quan. Sơ đồ đương đi ở đây http://ktx.vnuhcm.edu.vn/index.php?pid=41
      Về đào tạo thì chỉ có các trường thành viên của ĐH QG TP HCM là được tuyển sinh và đào tạo thôi (theo tôi biết là vậy).

    • Duy Le said

      1.1 Lần đầu 1 sinh viên của ĐHQG TPHCM có nick là Duy Le vào blog của tôi tấn công tôi khi tôi cho rằng các ĐHQG lập ra không vì giáo dục, vì ở đó thiếu người biết làm khoa học trầm trọng. Sau đó chị cùng nhảy vào hùa theo sinh viên ấy, trong khi tôi không nói gì đến chị và TT của chị ở ĐHQG. Thế thì về mặt tam đọan luận, nếu chị thử đặt mình vào vị trí của tôi, chị sẽ nghĩ gì về sự quan hệ giữa chị + sinh viên có nick là Duy Le ấy? Chuyện này đã có người đưa ra ở trên. Tôi không đưa link lại.

      -> Bác không cho rằng “các ĐHQG lập ra không vì giáo dục, vì ở đó thiếu người biết làm khoa học trầm trọng” mà bác viết như thế này:

      “Dear DL,
      PA là giám đốc 1 TTKTTN & ĐG của cái trường dỏm đó đó. Còn nhà thơ Viễn Phương đẻ ra 1 đứa con tên là PTB làm giám đốc cái trường dỏm đó đó. Và những thành viên của cái trường dỏm đó đó nó đang làm bậy cho nền GD VN đó đó. Em còn muốn biết gì nữa thì bảo tôi nói về cái trường dỏm gọi là National University – Hochiminh city cho mà nghe.

      PA chỉ là hạt cát của cái trường mang danh 3 vạn nhưng bán danh chỉ có nửa hào!!! À mà tôi đâu chỉ có dạy các bạn trẻ của TT của PA nhỉ?”

      Dạ, cháu đã hỏi bác là bác biết Đại học quốc gia có bao nhiêu trường thành viên chưa? Đó là những trường nào? Bác không trả lời được. Một điều nên biết là những trường đại học và phổ thông của ĐHQG TP HCM là những trường lâu đời, uy tín và hàng đầu ở Miền nam này. Bác nói ĐHQG TPHCM là trường dỏm thì cơ sở nào cho đó là trường dỏm? Tiêu chuẩn nào mà gọi là dỏm? Những ai ở trường đó đang làm bậy cho nền GD VN? Bác có chưa trả lời trên blog của bác. Rồi sau đó bác kéo cô PA vào (lúc này cô PA chưa hề lên tiếng, chưa từng biết có tranh luận này), với giọng điệu chê bai khinh thường”PA chỉ là hạt cát của cái trường mang danh 3 vạn nhưng bán danh chỉ có nửa hào!!! À mà tôi đâu chỉ có dạy các bạn trẻ của TT của PA nhỉ?”
      Thế thì cô PA lên tiếng đính chính thì có gì sai mà bác cho là cô ấy vào hùa với tôi. Mà theo tôi thấy cô ấy nói chuyện rất nhã nhặn đấy chứ.

      “Thế thì về mặt tam đọan luận, nếu chị thử đặt mình vào vị trí của tôi, chị sẽ nghĩ gì về sự quan hệ giữa chị + sinh viên có nick là Duy Le ấy?”-> Dạ, cái này cháu thấy tam đoạn luận chẳng ăn nhập gì, có lẽ bác lầm về tư duy logic ở đây.
      Tam đoạn luận mà cháu biết đại khái kiểu vầy:

      “NGười nào vu không, chê bai người khác mà không bằng cớ thì là người không đáng tin
      BS A vu không, chê bai người khác mà không bằng cớ
      Vậy BS A không đáng tin”

      Cháu xin nói rõ: Cháu và cô PA không có quan hệ gì hết, chưa từng quen biết. Cháu thấy bác nói cô PA mời bác về dạy sau đại học ở ĐHQG TPHCM thì cháu hỏi cô ấy có phải vậy không thôi.

  10. TuaVan said

    TS VTPA “2. Theo JIPV, công bố quốc tế theo ISI là một điều bắt buộc đối với những người làm công tác quản lý chuyên nghiệp (toàn thời gian)? Và vì thế, một TS làm công tác quản lý toàn thời gian như tôi mà không có công bố theo ISI thì có thể kết luận là năng lực yếu kém?

    Quy định này ở đâu vậy, và tại sao nhà quản lý lại cần công bố quốc tế theo ISI? ”

    1 cơ quan kiểm định đánh giá giáo dục mà không có người làm thống kê, không có chuyên gia làm nghiên cứu để đánh giá và làm theo kiểu “định tính” như TS thú nhận thì thật thất vọng, không cần có quy định ở đâu cả thì người lãnh đạo nên thừa nhận sự thật thì mọi người đánh giá tốt về chị hơn. VD như : “Vâng ở VN chưa có làm nghiêm chỉnh ngay cả cơ quan tại Hà Nội, vì vậy chúng tôi cố gắng học hỏi”. Nhưng theo tôi chị nên học hỏi việc lãnh đạo từ Úc ở nơi tương tự, mời họ giảng bài thì hay hơn BS Hải, người đem nghiên cứu Y KHoa (tiền cứu và hồi cứu vào dạy bên đánh giá giáo dục), nó hơi bị tréo.

    Tôi tin là tranh luận phản biện của chị giúp VN tốt hơn trong việc học theo nước ngoài, nhiều người thảo luận sẽ ra vấn đề hơn là 1 mình BS Hải. Vì ngay cả Quốc hội phương Tây họ họp giống như 1 cái chợ cá.

  11. TuaVan said

    Thêm 1 điều nữa là chị tuyên bố chỉ làm quản lý không NCKH, thế thì nhà quản lý tại sao lên mặt báo như là 1 chuyên gia được? chị phải cử chuyên gia NCKH nơi chị ra mà nói chuyên với báo chí chứ nhễ?

  12. Tèo said

    Nói CSU là trường dỏm với ý nghĩa cảnh báo cho những người bỏ tiền ra để mua kiến thức, còn không có ý nghĩa đối với những người hợp thức hóa bằng cấp. Lợi ích của 2 nhóm người này khác nhau nên không thể đánh đồng được. Cho nên có 2 xu hướng khác nhau xảy ra:
    1. Những người bỏ tiền túi ra để học, biết mà vẫn đâm đầu vào ngu ráng chịu.
    2. Nhũng người hợp thức hóa bằng cấp thì CSU là một nơi lý tưởng, vậy tiếp tục đi!

    P/S: ở đây có một số bác không biết do không có đủ từ vựng Việt ngữ hay muốn khoe chữ mà trong câu viết bác ấy đã sử dụng biện pháp “chêm ngữ” tức là đang viết tiếng Việt lại chêm một chữ gì đó như overstatement chẳng hạn làm em rối trí không hiểu ý tứ câu văn. Mong các bác rút kinh nghiệm giùm.

  13. Chào các bạn,

    Tôi chỉ có một nhận xét:

    BS Hồ Hải đến giờ vẫn không trả lời trực tiếp vào những yêu cầu về chứng cứ của tôi.

    Xin hỏi ông những câu rất dễ: Ông nói dạy cho NCS của tôi 4 tháng tức tương đương một học kỳ, vậy xin ông cho biết lớp có khoảng bao nhiêu học viên, tên lớp là gì (ví dụ K2-2009 chẳng hạn), và lớp trưởng tên gì?

    Và vì ông BS vẫn khẳng định College Board là một cơ quan kiểm định mà ông đã tham gia vào việc đánh giá năm 2008, xin ông cho thêm chi tiết và chứng cứ.

    Nếu ông BS vẫn không thể trả lời, thì không có gì để nói thêm.

  14. Các bạn Onlooker và TuaVan,

    Các bạn hiểu như thế nào là Phương Pháp NCKH mà phát biểu như thế? Tôi có thể đơn giản hóa, nhưng không đầy đủ về 2 lọai này như sau:

    Nghiên cứu hồi cứu là nghiên cứu để định hướng 1 hay nhiều vấn đề.

    Nghiên cứu tiền cứu là để tìm ra và khẳng định hay lọai bỏ một giả thuyết được đặt ra.

    Thế thì trong khoa học xã hội không cần cả 2 lọai này hay sao? Có lẽ vì điều ấy mà tôi đưa cái personal mail lên không ai hiểu tôi muốn nói gì và mục tiêu của việc tôi đưa lên. Nên khi tôi khu trú vấn đề thì lúc đó mọi người mới đi đúng trọng tâm vấn đề bàn luận.

    Thú thực lòng tôi hơi buồn cho các nhà khoa học trên JIPV, tôi nói ra điều này có thể các bạn sẽ có một số bạn không còn tôn trọng tôi nữa. Nhưng khi nghiên cứu bất kỳ lĩnh vực nào mà không nắm 2 khái niệm cơ bản này thì tất cả các nghiên cứu đều mang cảm tính mà không duy lý.

    Đừng qua tự ty và coi quá cao các trường đại học nước ngòai. Tôi sẽ có một bài viết về các đại học tốt ở VN trong nay mai. Tôi đang thu thập dữ liệu, khi nào xong sẽ viết. Để chứng minh rằng chỉ có các trường xấu ở VN mới đi liên kết online để buôn bán bằng cấp.

    Tôi đã từng nói với Inhainha rằng: “Nếu đi tìm các công trình ISI của tôi thì chắc chắn không có. Có 2 lĩnh vực y khoa mà tôi nghiên cứu sâu là:
    1. Digestive Fistula
    2. Choledocal Cyst
    Thời kỳ tôi làm việc ở nhà nước, tôi chỉ biết “cầm cu chó đái” nên tôi không thể đăng ISI. Hầu hết các công trình của tôi nghiên cứu rồi báo cáo trong nước là tôi tặng cho ai đó lấy thạc sĩ, CKII, phó GS, và TS khi họ cần. Tôi không quan tâm đến học vị và học hàm. Hơn nữa muốn đăng cần phải có tiền đóng phí. Tôi không có khả năng để thực hiện.

    Nhưng khi tụi Nhật đại diện là JICA vào tái thiết BV Chợ Rẫy từ 1996 thì tôi có làm một công trình: Choledocal cyst in adults, có viết một bài bằng english đưa cho tay BS Akyama trưởng chuyên gia y tế của JICA tại VN lúc ấy. Không biết có đăng ở đâu không? Nhưng ở tạp chí BVCR thì có. Các bạn có thể kiểm chứng về chuyên môn & đạo đức nghề nghiệp của tôi các thế hệ nhân viên ở BVCR từ bảo vệ, hộ lý, điều dưỡng, dược sĩ, nha sĩ, bác sĩ và cả GS, TS, etc… sẽ rõ về tôi.

    Sau này tôi có nghiên cứu thêm 2 lĩnh vực nữa là:
    1. Hepatic Rupture in trauma. Công trình này tôi tặng cho 1 người anh, bạn và đồng hương để anh ấy bảo vệ chuyên khoa II.
    2. Nutition in digestive fistula. Đây là những công trình tôi được TT Dinh Dưỡng TPHCM mời cộng tác và cũng là những công trình cuối cùng tôi còn làm việc với nhà nước.

    Ở trường Y, chúng tôi có những người thầy, người cô là kỹ thuật viên và điều dưỡng. Khi còn sinh viên hay khi học thêm chuyên khoa sâu về 1 lĩnh vực chúng tôi phải đến để họ dạy. Không nhất thiết phải là chỉ có TS mới dạy được ThS.

    Tôi nói thế đã đủ chưa nhỉ?

    Mến,

  15. Tèo said

    Cái PS của em không đụng chạm đến ai hay sao mà mọi người cứ lờ tịt đi thế nhỉ?

    Em xin nhắc lại, có một số bác thiếu vốn từ vựng tiếng Việt hay có ý muốn khoe chữ nước ngoài mà hay chêm “chữ lạ” trong câu làm em đọc không hiểu, em chịu, có nhất thiết phải “chêm” như vậy không nhỉ. Bác nào dịch giùm hay viết nguyên câu bằng Anh ngữ để em nhờ gúc gù họ chuyển ngữ.

    Không nhất thiết phải nêu thí dụ, nhưng nếu ai cần bằng chứng thì em sẽ nêu ra.

  16. Bạn Onlooker,

    Tôi làm xong luận án tiến sĩ năm 1996, ngành Language Testing. Bạn có thể vui lòng cho biết yêu cầu giảng viên Úc phải có ISI pubications bắt đầu từ năm nào không? Xin vui lòng cho dẫn chứng nữa nhé. Như thế, những lập luận của bạn về năng lực khoa học của tôi sẽ thuyết phục hơn.

    • onlooker said

      Có lẽ bà TS quên. Trong lý lịch khoa học trên trang web của trung tâm, bà làm TS về “Measurement and Evaluation in Language Education”, không thấy nói gì về “Language Testing”. Tuy nhiên, đây là chuyện nhỏ vì chuyện dùng thuật ngữ có thể khác đôi chút.

      Tôi thấy buồn cười và cực kỳ ngạc nhiên khi bà hỏi “yêu cầu giảng viên Úc phải có ISI pubications bắt đầu từ năm nào không”. Câu hỏi chẳng khác gì tạp chí Journal of Educational Measurement ra đời năm nào và có văn bản pháp quy hay không! Thưa bà, yêu cầu ISI publications bắt đầu từ khi xuất hiện ISI. Tôi không ở Úc nhưng tôi cũng biết rằng tiêu chuẩn tối thiểu để một ứng viên được promoted lên giảng viên là phải có ít nhất vài công trình đăng trên tạp chí ISI. Không ai có con số cụ thể, nhưng con số công trình tùy vào bậc giảng viên. Bà hãy vào trang nhà của đại học La Trobe hay bất cứ đại học nào và tìm trong trang Human Resources thì sẽ thấy tiêu chuẩn như thế nào. Bà từng học TS ở Úc bà phải biết điều đó chứ. Bà làm về kiểm định chất lượng giáo dục mà không biết tiêu chuẩn ISI thì còn nhiều câu hỏi khác nữa về khả năng chuyên môn của bà.

      Onlooker

      • Vẫn không có chứng cứ ư?

        • onlooker said

          Bà TS lạc đề rồi. Câu hỏi của bà cũng chứng tỏ bà không phải là một câu hỏi đáng hỏi. Không ai hỏi chứng cứ nước có H và O. Tương tự, không ai hỏi chứng cứ tiêu chuẩn ISI, khi chứng cứ nó nằm ngay trong mỗi đại học. Vấn đề không phải là chứng cứ. Vấn đề là bà không chứng minh được bà xứng tầm với vị trí của bà hiện nay.

          Onlooker

    • Vuhuy said

      Bác PA hỏi không đúng. Bác phải hỏi là “tiêu chí đánh giá NCKH”!

  17. Tèo said

    Em thấy mọi người có vẻ đi lạc. Đề tài ở đây là trường dỏm, cớ sao lại bàn về năng lực khoa học của TS VTPA nhỉ. Ở xứ ta, một người tuy chưa có bằng cử nhân nhưng đang làm công việc của một tiến sĩ thì người đó là tiến sĩ. Rõ chưa ạ?

  18. Hayaaaa, bận túi bụi nhưng vẫn phải nói cho rõ.

    1. Tôi chỉ nói tôi có tham gia giúp trong việc kiểm định 1 trường do Princeton Review. Tôi không nói tôi có tham gia kiểm định cùng College Board. Còn chứng cứ thì tôi chỉ giúp, nên tôi đề nghị chị PA kiểm tra dùm trường Green Mountain College nó được đưa vào danh sách 373 trường vào năm nào?

    2. Chị có đủ khả năng viết nổi bài này không nếu chị không nhúng tay vào? Đại học Mỹ được công nhận như thế nào?. Và ở VN đã có ai viết được một bài hàn lâm như thế không?

    3. Những điều tôi hỏi sao chị không trả lời mà chị đòi hỏi tôi nhiều vậy> Hay là còn muốn học hỏi nữa? Tiền hậu bất nhất, hùng hổ đòi kiện khi người ta “Lạy để được kiện” thì lại quay ra rút lời kiện cáo. Bằng chứng ư? Không ai đưa ra bằng chứng trước khi ra tòa. Đó là tiêu chẩun tối thiểu để thắng kiện. Còn chứng minh tôi đã dạy chị thì tôi đã chứng minh rồi.

    Tôi đang bận khám bệnh,

  19. Tèo said

    Nhiều người võ vẽ chút tiếng nước ngoài dịch sai bét hết cả. Thí dụ nước Anh nó gọi là minister tức thượng thư hay bộ trưởng, tức là nó thuộc chế độ quân chủ. Còn ở xứ Mẽo, xứ cộng hòa nó không có kêu như vậy, nó không gọi là Bộ nọ Bộ kia mà nó gọi là Sở như Sở Liên Bang, Sở Ngân khố, Sở Quốc phòng với người đứng đầu là thư ký của Sở đó.

    Dịch là Phản, xin các bác dùng thuần Việt hoặc để nguyên gốc, đừng viết lai nửa ta nửa ngọai không ra giống ôn gì, mắc cỡ lắm lắm.

    • la khanh linh said

      @Teo,
      State department của USA dịch ra tiếng viet nam là gi?
      Sở gì đây?
      Tôi thấy báo chí Vietnam dịch là Bộ ngoại giao Mỹ kia mà

      • Tèo said

        Ý bạn muốn nói về Department of State? Tôi đã nói rồi chế độ quân chủ Anh mới xưng là bộ nọ bộ kia với người đứng đầu là Thượng thư. Còn chế độ cộng hòa Mỹ kêu là Sở. Cái bạn muốn nói là Sở Liên bang.

        Theo hiến pháp xứ Cờ Hoa, đối ngoại là trách nhiệm của Tổng thống Liên bang. Lần lượt những tu chính án ra đời tiếp theo đó là sự thành lập cơ quan giúp việc cho TT về đối ngoại gọi là Sở Đối ngoại, và thêm trọng trách cho Sở Đối ngoại các công việc Nội vụ nên đổi tên là Sở Liên bang. Ai đó dịch Bộ Ngoại giao Mỹ nghĩa là người đó không biết rằng hiến pháp HK đã qui định nhiệm vụ cho cơ quan này gồm 2 chức năng Đối ngoại và Nội vụ.

  20. GS TSHK Thứ Thiệt said

    Kính gửi Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh,
    Dạy trên đại học mà bác đòi phải có phòng học, thầy đọc trò chép, có sĩ số, báo danh vân vân. Xin thưa rằng phương pháp giảng dạy ấy quá lạc hậu, ngay cả với học sinh cấp 1.

    Thầy có nghĩa là Thầy. Các cụ dạy rằng “Nhất tự vi sư, bán tự…” hay là “Tiên Lễ hậu Văn”.
    Thầy là người dạy cái ta chưa biết,
    Gạch bỏ những ý sai, ý thừa trong đề cương luận văn cũng là Thầy,
    Gợi ý để Ta tự bổ sung những điều còn thiếu cũng là Thầy,
    Chỉ đồng ý với những điều ta viết, cũng là Thầy,

    Còn theo TS VTPA, đọc và sửa luận văn có phải là Thầy không?

  21. drtreo said

    khi lớp đó mở BS HỒ HẢI có alo mời tôi lên học NCKH, nhưng tôi nói tôi già rồi không muốn học nữa
    , HƠN NỮA TÔI CÓ HỌC CŨNG CHẢ LÀM ĐƯỢC GÌ , NÊN TÔI CÁM ƠN ANH
    khi BS HỒ HẢI SOẠN BÀI HẸN HÒ VỚI VTPA VÀ mấy nghiên cứu sinh trên blog BS HỒ HẢI có nhắc
    Hic ăn cháo đá bát
    khác nào hơn : “hạng người không ai cần đến”

  22. drtreo said

    cho dù một bác lái xe ôm,một người bình thường chỉ ta một điều gì
    mà điều đó không tự mình làm được
    Những người ấy là thầy ta. OK?

  23. Sao Sang said

    Đọc các bài viết của bác Hồ Hải và bác Phương Anh trên blog của các bác, tôi thấy cả hai bác đều có tâm huyết với nền GD nước nhà. Hai người cũng đã từng cộng tác với nhau. Nay vì một sinh viên Duy Le (không biết có phải là học trò của bác PA không?)cố tình tấn công bác Hải mà dẫn đến kết cục tranh đấu thế này. Buồn thay!

    Theo tôi, cuộc tranh đấu này nên chấm dứt ở đây, hai bác nên làm hòa với nhau. Bác Hải nên thể hiện đức tính của người quân tử mà bỏ qua cho bác PA, vì dẫu sao bác PA cũng là phụ nữ. Người xưa nói ” Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nan dưỡng dã, cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán” (Phụ nữ và tiểu nhân là cùng một duộc, gần thì họ khinh nhờn, xa thì họ oán trách). Phải chăng khi hai bác còn cộng tác, bác PA có “khinh nhờn” bác Hải nên bác Hải không cộng tác nữa, nay thì bác PA quay sang “oán” bác Hải?. Đọc bài của bác PA http://bloganhvu.blogspot.com/2010/09/mot-thong-bao-nho.html tôi thấy tình cảm của bác PA dối với bác Hải có gì đó như oán, như giận nhưng cũng có gì đó như nhớ, như thương?. Chúc hai bác mạnh khỏe.

    • Duy Le said

      Chào anh, tôi là Duy Le đây. Hôm nay tôi mới biết có trang này. Tôi không hiểu anh căn cứ vào đâu để nói “Nay vì một sinh viên Duy Le (không biết có phải là học trò của bác PA không?)cố tình tấn công bác Hải mà dẫn đến kết cục tranh đấu thế này. Buồn thay!”.

      1) tôi tấn công bác Hải như thế nào? Xin mời anh đọc lại tranh luận ở đây http://bshohai.blogspot.com/2010/08/chuyen-phim-toan-hoc.html . Tôi thấy chỉ có 1 câu đầu tiên của tôi may ra là có thể gọi là tấn công. Mà đó là nhận xét của tôi. Còn lại anh xem thử ai là người mạt sát, chê bai, sỉ vả tôi và DDHQG TP Hồ Chí Minh một cách vô căn cứ. Nhận vơ là mình đã từng giảng dạy đối tượng sau đại học ở ĐHQG TP HCM về NCKH. Tôi đã chỉ thẳng rằng không có chuyện đó, BS Hải có nói được không?
      2) Tôi không phải là học trò của cô Phương Anh và chưa từng gặp mặt cô Phương Anh ngoài đời.

      • Khang Tran said

        Thật không đó! Tôi thấy Duy Lê đã đấm JIPV bên blog của BS Hồ Hải rồi còn gì. Nhưng tôi cũng thấy Duy Lê bị vài bác đấm ngược lại và đã bỏ của chạy lấy người 😦

        • Duy Le said

          Dạ xin hỏi anh là BS Hải đẫm ngược lại có lí không ạ? Lí lẽ của BS Hải hợp lí như thế nào? Có cần tôi post ra đây đoạn tranh luận giữa tôi và BS Không? “đã bỏ của chạy lấy người “-> Sau khi tranh luận thì tôi hiểu con người BS Hải như thế nào, quá bảo thủ, sai mà không chịu nhận, tự kiêu tự đắc dù trình độ chưa chắc tới đâu.Đã vậy hành xử rất trẻ con, tiêu biểu là post email riêng của cô PA lên blog-> Đây là hành vi theo tôi là rất kém, vì nguyên tắc cơ bản là không được đưa email riêng của người khác ( viết cho mình) lên chỗ public. Tôi hiểu rằng tôi và những người kiểu này không nói chuyện được. Vậy thôi. BS Hải còn không buông tha, chụp mũ cho tôi ở đây nữa :http://bshohai.blogspot.com/2010/08/hai-chu-tu-do-duoi-cai-nhin-triet-hoc.html.
          Người lúc nào cũng mở miệng ra là nói chuyện khoa học, duy lí, với lại EQ mà mạt sát người khác, mạt sát cá nhân đơn vị, không bằng không cớ, chụp mũ qui chụp cho đối phương là người thế này thế kia thì là kiểu người gì?

          • Khang Tran said

            Duy Lê:

            http://bshohai.blogspot.com/2010/07/vai-dong-ve-trang-web-jibv.html

            • Duy Le said

              Oh hay, tôi có chê trang JIPV đâu nhỉ? Xin anh đọc lại cho rõ. Tôi trích dẫn bài viết và ý kiến của giáo sư Nguyễn Tiến Dzũng ở đại học toulouse về JIPV đấy chứ. Xem như một ý kiến đánh giá khác về JIPV thôi. Tôi chưa hề mở miệng chê 1 câu kia mà. Tôi cũng đã từng nói với anh inhaiha, editor của trang này là tôi ủng hộ dùng ISI để đánh giá năng lực khoa học của một cá nhân, dù rằng tôi không khoái trang này. Xin nói rõ: không khoái nhưng tôi không hề chê!
              Vả lại đang nói chuyện có người nói :tôi tấn công BS Hải cơ mà” ??? Đâu có nói tôi đấm JIPV?

          • Khang Tran said

            Tôi cũng đồng ý với bác là không nên “show hàng” nơi công cộng. Nhưng chắc bác cũng biết, khi chiến cuộc lên đỉnh điểm thì có vũ khí trong tay thì dùng thôi. Do đó tôi nghĩ bác k nên tranh luận với ông Hải về chuyện đó.

            • Duy Le said

              Dạ, tôi không tranh luận với ông Hải về chuyện đó. Theo tôi thì chuyện show email là không nên thôi. Nếu có thể, bác bỏ chút thời gian đọc lại xem tôi có tranh luận về chuyện show email không ạ? Tới đoạn BS Hải post email lên thì tôi giã từ, không dám com nữa. “khi chiến cuộc lên đỉnh điểm thì có vũ khí trong tay thì dùng thôi.”=> Dạ, cái này tôi cho là không nên, vì chúng ta cũng nên có nguyên tắc hành xử chứ đúng không ạ. Nếu vậy thì tranh luận bằng võ mồm mà lúc đó có người lỡ cầm con dao gọt trái cây thì dùng luôn cái thứ vũ khí đó thì cũng gay go ạ.

            • Khang Tran said

              Bác đi xa quá rồi. Cứ như tôi nói vũ khí là private messages thôi. Nhưng tôi cũng đồng ý với bác là k nên. Nhưng khi ông ấy muốn minh chứng cho những gì ông ấy nói thì k còn cách nào khác…… Kiểu này cũng như Mỹ bombed Nhật, nếu k thì Nhật đánh Mỹ teo à.

              Túm lại, tôi thấy hai bác ấy đã tranh luận tới bến trên JIPV rồi còn gì, và theo tôi thấy thì JIPV đã công bằng cho hai bác ấy. Ngay cả cô của anh Duy cũng thừa nhận đó. Bác PA còn thanked JIPV nữa kìa.

              • Duy Le said

                Dạ, tôi ví dụ vậy thôi. Tôi cũng đính chính lại là tôi không biết cô PA, cô ấy cũng chưa từng dạy tôi. Anh gọi tôi là bác thì e rằng hơi quá. Tôi là sinh viên thôi, so tuổi thì có lẽ nhỏ hơn nhiều người trong này.

  24. Thay đổi không khí đê, tớ đã bảo rồi, quên hết đi, đừng nhắc lại, không hay ho gì chuyện bếp núc.

    Trưa nay tớ mới sản xuất một bài mới. Mời bà con đọc xem như thế nào và bình luận nhen. VÀI SUY NGHĨ VỀ TẦM NHÌN TRONG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO.

    Have a nice peace,

  25. Vuhuy said

    Tôi xin tổng kết hai vấn đề như sau:

    1. Chuyện giữa bác Phương Anh và bác Hồ Hải: Hai bác đã có những ý kiến về chuyện hợp tác, giảng dạy…. Mỗi bên đã trưng ra những private messages,…. Đến thời điểm này hai bác đều bảo lưu ý kiến của mình. Bác Phương Anh có ý định kiện bác Hải, và bác Hải đã “lạy” được (bị?) kiện. Bác Phương Anh đề nghị bác Hải trưng ra chứng cứ liên quan, bác Hải chỉ trả lời “chứng cứ sẽ được show trước tòa”. Tôi nhận thấy sự việc này đến đây đã “rõ”: hai bác nên gặp nhau ở tòa, bác Hải có quyền không show chứng cứ của bác ấy ở đây.

    Nhưng tôi khuyên hai bác k nên ra tòa, giải quyết mâu thuẫn tại JIPV sẽ “tiện hơn”. Kiện tụng rất phiền phức, ảnh hưởng đến sự góp sức của hai bác trong việc phát hiện trường dỏm,…

    Như vậy, liên quan đến vấn đề này: bác Hải đang chờ ra tòa và đương nhiên sẽ không show chứng cứ trước khi tranh tụng tại toà, bác Phương Anh đang chuẩn bị khởi kiện (?); như vậy bác Phương Anh k nên tiếp tục truy bức bác Hải “chứng cứ đâu”.

    2. Hai bác và mọi người ở đây cũng tranh luận về giáo dục – khoa học: trường dỏm, chuẩn NCKH,…. Đây là những vấn đề mà JIPV và IASFS đang rất quan tâm. Vậy JIPV và IASFS mong các bác tiếp tục tranh luận về những vấn đề này, và không lặp lại mục 1. nữa.

    Chúc tất cả các bác khỏe và xin mời các bác tiếp tục.

    Vuhuy, phục trách chung IASFS.

    • Chào bạn Vuhuy,

      Tôi chỉ có một ý:

      Tôi không đồng ý khi bạn kết luận tôi đã trưng ra các thư cá nhân (private messages như bạn nói). Theo tôi, chỉ khi nào trưng ra thư của người khác gửi cho mình thì mới được liệt vào hành động “trích dẫn thư riêng”, và điều đó đáng bị lên án. Vì thư của chính mình viết thì mình có quyền đưa ra và giải thích nó nếu có ai thắc mắc hoặc hiểu sai về mình.

      Lý do đáng bị lên án là bởi vì khi người ta nói ở chốn riêng, chỉ 2 người biết, thì câu chữ đó không cân nhắc kỹ lưỡng vì 2 bên đã có những hiểu biết chung về bối cảnh, mục tiêu của thông điệp, và phong cách của người kia.

      Khi trưng nó ra chốn công cộng rồi diễn giải theo nghĩa xấu để lên án người khác (một loại hành động ném đá) mà chủ nhân của thư không biết để phản bác hoặc giải thích cho rõ, thì có phải là cố tình hoặc vô tình vu khống để hại người hay không? Đó là lý do tại sao trích dẫn thư riêng mà không được sự đồng ý của chủ nhân bức thư là điều vô đạo đức.

      Tôi đề nghị JIPV đưa ra quy định không đả kích cá nhân, không trích dẫn thư riêng trong mọi trao đổi trên JIPV, vì như thế, diễn đàn này đỡ “giống cái chợ” hơn, như một ai đó đã nói.

      • vuhuy said

        Chào Bác Phương Anh:

        Tôi thông cảm những gì bác nói, cũng như yêu cầu của bác.

        Tôi thấy bác có showed một bức thư, xem lại mới thấy đó mà thư mà bác gửi cho bác Hải.

        JIPV cấm tuyệt đối công kích cá nhân. Bác k cần phải yêu cầu. Việc bác Hải showed private messages mà bác gửi cho bác Hải thì tôi k ủng hộ nếu người showed k chính danh, và k tự chịu trách nhiệm. Rõ ràng đây k phải là hành động ném đá giấu tay, mà mà “ném thẳng”. Hy vọng bác k còn bắt bẽ JIPV điểm này.

        Nhưng ở đây bác Hải chính danh và bác ấy tự chịu trách nhiệm về những private messages đó. Việc còn lại là việc phân tích nội dung private messages. Đây là một vấn đề khác.

        Cuối cùng việc cần làm là bác nên tranh luận với bác Hải về những private messages đó. Nếu bác Hải tiếp tục tấn công bác k chứng cứ thì tôi sẽ đề nghị JIPV xóa comments của bác ấy. Bác yên tâm đi.

        Bác phán “diễn đàn này đỡ “giống cái chợ”” là hơi quá rồi đấy! Mong bác suy nghĩ kỹ. Bác bảo “như một ai đó đã nói” thì tôi k đồng ý. Bác nên nêu nhận xét của chính bác, thay vì refer to người khác.

        JIPV đã hy sinh thời gian và không gian để bác và bác Hải giải quyết mâu thuẫn, và cũng để bác có cơ hội hiểu về họat động khoa học của JIPV. Bác nên nhận thấy điểm tích cực đó.

        Sincerely,

        Vuhuy, phục trách chung IASFS.

  26. drtreo said

    All: mấy người lớn tuổi noi kiện thưa là một trong những điều ngu xuẩn nhất trên đời.
    Xem trên hài kịch cũng nói như thế
    Trong cuộc sống tôi cũng thấy như thế , kiện thưa khả dỉ bắt buộc sông còn mới nên làm còn lại thì
    nên quên nói đi cho yên nhà yên thân
    Nai đau móng cho le lưởi
    Kiện thưa ra tòa không có ai không thua cả chỉ có ,tòa án thắng, luật sư thắng
    Được dịp báo chí xôm vô kiếm ăn
    Hồi nào ca tụng, bi giờ nói ngược thì ai sẽ nghe ai?
    Xem blog BS HẢI tôi không cần xem chứng cứ
    Tôi tuyên bố BS ngon lành, sẽ thắng cho dù có trầy da do hầu tòa!
    OK? Hãy chờ xem!

  27. drtreo said

    Even boy could understands(or know) it
    nếu không phục sao mời giảng? nhờ sữa đề cương? hướng dẩn?
    Ở đây có mắc mứu gì đó
    chẳng hạn thực hiện không đúng lời hứa? chuyện tiền nong? họp đồng miệng? giờ chót thực hiện không đầy đủ? nên nhớ họp đồng miệng vẩn có giá trị khi có người làm chứng!
    Không lẽ BS HỒ HẢI LÀM DÙM KHÔNG CÔNG?
    không oan nghênh sao tiếp đón người? không mở cửa mời thì ai mà vào được?
    Túm lại BS HẢI nói có cơ sở, mà nói có cơ sở thì không bao giờ thua cuộc. OK?

  28. giaosudom said

    Đã dành riêng một phòng “IASFS: Phòng tranh luận khoa học” để các bác tranh luận. Chúc các bác tranh luận trong hòa bình. Thanks.

  29. Thuykieu said

    Sao TS lại xóa bài “Người ấy và tôi” nhỉ? Xin giới thiệu để bà con theo dõi:

    Một thông báo nhỏ

    Tôi đã suy nghĩ rất lâu rồi cuối cùng quyết định phải đưa thông báo này lên blog. Vì có nhiều bạn bè gọi điện, hỏi và chia sẻ với tôi thông tin sau: Họ thấy tên của tôi được đưa lên trao đổi trên một diễn đàn công cộng với những thông tin không đúng sự thật, và thậm chí có thể xem là cố tình bôi nhọ.

    Tôi hiểu rằng mỗi con người đều bất toàn, và có những lúc do căng thẳng, hoặc giận dữ, người ta có thể ứng xử hơi khác thường, quá quắt. Ai cũng có những lúc như vậy. Có thể thông cảm được, nhưng rồi chính người có hành động bất thường và xúc phạm đến người khác như vậy cũng phải tự biết kiềm chế và tốt nhất là xin lỗi về hành động của mình. Nhưng trong trường hợp mà tôi đang đề cập đến ở đây thì không phải như vậy. Hình như người ấy không biết kiềm chế.

    Tôi không có ý định ăn thua với bất cứ ai. Đó là lý do tôi đã im lặng lâu nay. Nhưng hôm nay, sau khi có nhiều câu hỏi của bạn bè, tôi đành phải lên tiếng một lần. Và sẽ chỉ một lần này thôi. Mà cũng không phải là lên tiếng, chỉ là đưa lên đây một phần nội dung mà tôi đã gửi cho người ấy qua mail mà thôi.

    Các bạn xem và tự phán đoán nhé. Tôi sẽ để entry này trong vài ngày, rồi sẽ rút xuống vì tôi không muốn nó làm mất bầu không khí mà tôi muốn là nhẹ nhàng, “hoan tịnh” của blog này. Vì nó là chốn tôi gửi gắm những suy nghĩ vụn và thật của tôi về cuộc đời, về con người, về thơ, và về ý nghĩa của cuộc sống.

    Mail này đã được gửi tối hôm qua. Cho đến nay tôi chưa nhận được câu trả lời. Tôi đã cố tình lược đi một chi tiết mà nếu đưa lên thì rất bất lợi cho người ấy.

    Lâu nay tôi không đọc blog của anh, nên không để ý anh nói gì tôi trên đó. Nhưng hôm nay tôi thấy có nhiều bạn bè gọi điện và nói đã đọc thấy những nhận xét của anh về tôi. Trong đó có rất nhiều điều không đúng sự thật.

    Tôi xin nhắc lại, tôi chưa bao giờ mời anh làm giảng viên cho TT của tôi, đơn giản là vì TT này không có chức năng đào tạo. Tôi chỉ nhờ anh hướng dẫn những kỹ năng về thống kê và giúp đỡ các em trẻ nghiên cứu khoa học, Ngoài ra, vì thấy anh có viết blog có những ý tưởng có thể sử dụng được nên tôi đã đề nghị anh viết cho bản tin của tôi, và đã đăng dưới tên anh.

    Nhưng sau đó, việc không xong, do anh không hài lòng với những điều kiện về kinh phí vv. Và tôi đã trả cho anh xong những phần việc anh đã làm, hai bên đã thỏa thuận xong việc thanh lý hợp đồng những công việc anh đã làm. [Một chi tiết quan trọng đã được lược đi tại đây, vì nó rất bất lợi cho người mà tôi đang đề cập đến]. Tất cả mọi thứ đều có giấy tờ mà.

    Tôi nghĩ cả tôi lẫn anh đều là những người lớn, và cũng là những người có trách nhiệm với cộng đồng, vì vậy anh nên thận trọng hơn. Vì nếu anh tiếp tục nói không đúng sự thật thì tôi sẽ xem đấy là sự cố tình bôi nhọ danh dự, vu khống. Và anh sẽ chịu trách nhiệm về những hậu quả, nếu có.

    ————–
    Tôi chợt nhớ đến một câu hát của Trịnh Công Sơn:
    “Cuộc đời đó có bao lâu …”. Ừ, có bao lâu, mà sân si, mà hằn học, các bạn nhỉ?

    Trích: http://bloganhvu.blogspot.com/2010/09/mot-thong-bao-nho.html

  30. drtreo said

    oh! theo tôi thì cái đó 2 bên hủy họp đồng chứ không phải thanh lí họp đồng
    bs làm chuyên môn 1 giờ không phải soạn giáo án
    Cũng kiếm khá nhiều tiền đấy
    họp đồng đó của BS HẢI tôi nghĩ làm chơi cho vui
    chuyện không vui có lí do khác rùi!
    Tôi cũng vậy thà không làm chứ không làm chuyện vớ vẩn không có ích cho bản thân

    • Bác Trèo,

      Tất cả những việc như thế này không thể ngồi đoán, hay nghe người này người khác nói, rồi kết luận và đưa lên chốn công cộng như thế này được. Mà cần chứng cứ khách quan và xác thực. Ngay cả khi có chứng cứ rồi, cũng không phải muốn sử dụng sao thì sử dụng, mà phải có trách nhiệm và chỉ sử dụng cho những mục đích chính đáng. Đó là đạo đức mà tôi biết và cố gắng sống.

      Tôi xin nhắc lại là tôi có đầy đủ chứng cứ về việc BS Hồ Hải nói sai rất nhiều điều về tôi và việc làm ở TT. Tại sao BS Hải lại “thất vọng” như vậy, xin hỏi BS Hồ Hải. Về phần tôi, tôi cũng rất thất vọng khi BS Hồ Hải có quá nhiều chi tiết rất sai lạc trong các “sản phẩm khoa học” mà BS Hải làm cho TT của tôi, và như mọi người có thể thấy qua những trao đổi ở đây, BS Hồ Hải là một người không chấp nhận ý kiến của người khác. Tôi có đầy đủ bằng chứng về những điều tôi vừa nói, nhưng tôi không nói ra ở đây và cũng chưa hề nói ra ở bất cứ ở đâu, trừ phi tôi thấy cần phải đối chất công khai do sự xúc phạm đã đến mức không chấp nhận được.

      Tôi viết gửi bác với tất cả sự kính trọng của một con người mà tôi tin là bản chất là tốt, nhiệt tình, và thẳng thắn. Nhưng những ứng xử của bác để bênh vực một người mà bác tin là tốt lại vô tình hay cố ý bôi nhọ danh dự một người khác, bác có nghĩ đến điều đó hay không?

      • drtreo said

        lời nói hay ứng xử một người nói lên tất cả
        tôi khi xưa đọc khá nhiều sách
        tâm đắc nhiều sách
        nhất là quyễn ” bí quyết của sự thành công”
        qua đó giúp tôi biết rất nhiều điều trong cuộc sống
        ngoài ra ngươi xưa nói “nhìn mặt mà bắt hình vong”
        có những điều không ai nói mà mình cũng phải nên biết, để nó giúp mình trong cuộc sống
        hay ít nhất nó giúp mình thoát hiểm trong cơn bí hiểm
        OK ? sách đời ai muốn đọc sao tùy ý, hiểu sao tùy ý, không ai ép ai được
        Mình sống trong đất nước tự do mà!

  31. Boganic said

    Nếu có thể xin TS PA cứ trích một số chứng cứ về chi tiết rất sai lạc trong các “sản phẩm khoa học” của BS Hồ Hải lên đây để mọi người cùng xem xét. Nói về chứng cứ thì tôi thấy dường như BS Hồ Hải hiện đang có ưu thế hơn.

  32. Vuhuy said

    Trong 24 giờ qua, có nhiều comments liên quan và tất cả đều hòa bình. Chỉ có nói chuyện trong hòa bình thì mới có hy vọng giải quyết vấn đề. Xin cảm ơn các bác.

  33. Thuykieu said

    Tôi có đề nghị BS Hồ Hải và TS Phương Anh:

    Theo tôi đọc thì bác Phương Anh và bác Hải đã từng có một thời “mặn nòng”. Đề nghị hai bác trao đổi cho ra nhẽ, sau đó bắt tay, rồi đi uống cafe hay ăn tối gì đó,…, vui vẻ,…. Thế là xong. Nếu hai bác hợp lại lập một joint blog Hồ Hải-Phương Anh để chống tiêu cực giáo dục thì càng hay.

    Hai bác O50 (?) cả rồi, chỉ có mươi năm đóng góp cho xã hội. Hai bác phải tận dụng triệt đễ, hai người bắt tay nhau vẫn tốt hơn một người hay sao? Đặc biệt BS Hồ Hải là một bác sĩ giỏi, TS Phương Anh chắc cũng có nhiều chuyện về sức khỏe nhờ BS Hải tư vấn sao?

  34. TCHHGD said

    TS Vũ Thị Phương Anh có bàn NCKH nghiêm túc trong những phát biểu về NCKH ở trên. Tui giới thiệu bài viết của Đại Hiệp Sĩ Nguyễn Văn Tuấn (danh này do tui phong cho ông, xin đừng bàn cãi):

    http://nguyenvantuan.net/science/4-science/1076-an-pham-khoa-hoc-tu-a-chau-va-viet-nam

    Xin phép hỏi TS Vũ Thị Phương Anh:

    1/ Là người làm công tác khảo thí, kiểm định chất lượng, xin TS vui lòng cho biết yếu tố quan trọng nhất trong việc xếp hạng một đại học là gì?

    2/ Trong bài viết trên, Đại Hiệp Sĩ Nguyễn Văn Tuấn có đề cập “Ấn phẩm khoa học”. Xin TS vui lòng cho biết “Ấn phẩm khoa học” được đề cập thực sự là gì? TS có thể chọn các phương án:

    a/ Những bài báo đăng báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên,…

    b/ Những bào báo cáo hội nghị, đăng kỷ yếu hội nghị,…

    c/ Những bài đăng tạp chí các đại học ở Việt Nam.

    d/ Những bài đăng các tạp chí chuyên ngành ở Việt Nam: Tạp chí giáo dục, tạp chí y học, tạp chí hoá học,…

    e/ Những bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế (nói chung).

    f/ Phương án khác (kèm theo giải thích).

    Xin cảm ơn TS Vũ Thị Phương Anh.

    • TCHHGD said

      Câu hỏi 3:

      3/ BS Hồ Hải và TS Vũ Thị Phương Anh cũng đã tranh luận về NCKH. BS Hải đã nêu những sản phẩm khoa học của bác ấy. Xin TS cho biết sản phẩm khoa học của TS là gì? Sản phẩm khoa học của TS có giống sản phẩm hay ấn phẩm khoa học mà Đại Hiệp Sĩ Nguyễn Văn Tuấn đề cập không?

      • Câu hỏi số 3 này tôi hoàn toàn có thể trả lời, nhưng tôi sẽ không đưa lên đây vì những lý do sau:

        1. Nguyên tắc của tôi là không đưa những điều xấu của người lên chốn công cộng, trừ phi có lý do. Việc BS Hải đưa thông tin sai lạc về tôi lên đây là lý do khiến tôi phải đưa ra một số phản hồi đối với BS Hải.

        Nếu tôi nói sai, BS Hải nên trả lời, hoặc nếu không, thì giữ lại đó để làm chứng cứ phản lại tôi khi có kiện tụng – nếu cuối cùng có ai đó quyết định kiện.

        2. Những thông tin liên quan đến “sản phẩm khoa học” đó là thuộc về đơn vị của tôi chứ không thuộc về tôi, nên tôi không được quyền sử dụng tùy tiện, vì đó là nguyên tắc: người sở hữu thông tin đó là đơn vị của tôi (tập thể) chứ không phải cá nhận tôi.

        3. Tuy nhiên, 2 ý mà tôi đã viết trong góp ý của tôi cho JIPV (thật ra là cho BS Hải, nhưng trước đây tôi nghĩ BS Hải cũng là một người trong ban bệ chính thức của JIPV nên gộp 2 thực thể này chung làm 1) liên quan đến CSU và College Board/Princeton review là điều minh họa rất rõ ràng cho những sai sót dẫn đến sự thất vọng của tôi đối với các “sản phẩm khoa học” của BS Hải cho TT của tôi.

        Ghi chú” Tôi dùng “sản phẩm khoa học” trong ngoặc kép vì ở đây chưa ai định nghĩa “sản phẩm khoa học” là gì. Cũng như nhiều từ khác chưa được định nghĩa nhưng mọi người vẫn có ý kiến tranh luận, khiến không thể nào đi đến thống nhất được.

        4. Những câu hỏi 1 và 2 về xếp hạng là rất hay, nhưng tôi xin phép không trả lời ở đây vì nó làm mờ đi mục tiêu của tôi khi tôi vào trang này: để yêu cầu BS Hồ Hải đính chính và xin lỗi những thông tin sai lạc về tôi và về đơn vị của tôi.

        Nếu bạn vẫn quan tâm (chứ không phải hỏi để thách đố, kiểm tra năng lực của tôi) thì xin gửi vào blog ncgdvn.blogspot.com. Tôi sẽ xem và trả lời khi có thời gian. Và cám ơn đã nêu những câu hỏi khá hay.

        • Tuan Ngoc@ said

          Xin chào TS Vũ Thị Phương Anh:

          Xin TS Vũ Thị Phương Anh vui lòng cho biết tên đơn vị của TS đang làm việc dưới dạng tiếng anh là gì? Khi công bố các công trình khoa học, TS ghi địa chỉ dưới dạng tiếng anh như thế nào?

          Tôi k nghĩ TS có thể từ chối trả lời câu hỏi của tôi.

          Ba câu hỏi trên của bác TCHGGD đều thuộc những vấn đề TS đã trao đổi, bình luận trên JIPV:

          Phòng tranh luận khoa học cộng đồng

          Tôi nghĩ TS k nên từ chối trao đổi. TS đã hiểu câu 1, 2, nhưng hình như TS chưa hiểu câu 3. Mong TS đọc lại. TS có thắc mắc định nghĩa “sản phẩm khoa học”. Tôi k nghĩ TS nên thắc mắc như thế thì sản phẩm khoa học là gì? Nếu thế thì JIPV quan niệm sản phẩm khoa học là ấn phẩm khoa học mà GS Tuấn đề cập. Như vậy TS có thể trao đổi câu 3 rồi.

          Tôi rất muốn lắng nghe trao đổi của TS về 3 câu hỏi trên. Những lý do từ chối vừa rồi rất mâu thuẫn với những gì TS đã viết về NCKH trên JIPV.

          Xin lưu ý TS: Ấn phẩm của NCKH về lĩnh vực TS đã và đang làm không thuộc dạng mật (TS đừng bảo định nghĩa “mật là gì” nha).

          Để TS an tâm, tôi xin tự giới thiệu tôi là một Editor chính thức của JIPV, phụ trách Phòng giáo dục thường xuyên:

          Phòng giáo dục thường xuyên

          Và phát ngôn của tôi cũng là của JIPV.

          • Chào Tuấn Ngọc,

            Vì bạn nói là thuộc ban bệ của JIPV nên tôi sẽ trả lời. Mặc dù tôi vẫn cảm thấy không cần phải trả lời khi tôi rất bận, và nó vi phạm một số nguyên tắc của tôi – không nói nhiều về mình ở những nơi “ảo” như thế này. Tuy nhiên, tôi sẽ trả lời để bảo vệ uy tín của mình ở đây (vì tôi đang nói với tên tuổi thật, ai cũng kiểm tra được, mà lại đang bị người khác mạ lỵ và thực sự muốn kiện nếu không có những đính chính). Vì nếu không trả lời có thể sẽ làm cho mọi người ở đây hiểu sai về tôi.

            Trước hết, thông tin về TT của tôi có khá đầy đủ trên website. Bạn nên lên đó đọc trước rồi hãy hỏi những chi tiết chưa rõ, để đỡ mất thời gian. Tuy nhiên, để bạn đỡ phải phỏng đoán, diễn giải lung tung, tôi xin thêm một số thông tin để tạo bối cảnh (background), vốn nhiều thứ không có trên website chính thức, như sau:

            1. Về tôi:
            Tôi mới về TT KT&ĐGCLĐT vào đầu năm 2004, đến cuối tháng 5/2004 được bổ nhiệm PGĐ, tháng 10/2007 được bổ nhiệm GĐ cho tới nay (mới được gần 3 năm).

            Trước đó, tôi ở trường ĐHKHXH-NV, ở Khoa Ngữ Văn Anh. Tôi làm Phó khoa nhiệm kỳ 1996-2001.

            Tôi đi học về cuối năm 1996 thì tháng 10 năm 1997 sinh đứa con thứ hai, nên gián đoạn một thời gian về việc gia đình. Đến năm 1999 thì mới tập trung vào công việc chuyên môn hơn, nhưng cũng rất bận rộn vì phải làm quản lý (tôi phụ trách NCKH-HTQT của khoa, và là người đã đưa trường ĐH La Trobe về quan hệ với trường ĐHXH-NV).

            Khoảng năm 2000, 2001 (tôi không nhớ rõ vì không xem việc này là quan trọng, nhưng nếu cần có thể kiểm tra lại Quyết định bổ nhiệm) trường ĐH KHXH-NV thành lập TT Du học và tôi được bổ nhiệm kiêm nhiệm PGĐ (do tôi biết tiếng Anh, trong khi ở trường XH-NV do đặc thù của ngành nghề nên số người rành tiếng Anh không nhiều).

            Hết nhiệm kỳ 2001, do đụng chạm với Ban Giám hiệu của trường vì tôi phản đối mở đại học tại chức Anh vănn tràn lan, nên tôi bị (được?) điều sang làm Phó phòng QHQT kiêm Giám đốc Trung tâm du học. Do vẫn còn tha thiết với chuyên môn, và vẫn phản đối cách quản lý giáo dục chạy theo lợi nhuận nên cuối năm 2003 chính tôi đề nghị đóng cửa TT Du học của trường (nay đã không còn), rồi sau đó trả lại chức Phó phòng HTQT và xin chuyển công tác sang Viện NCGD thuộc ĐH Sư phạm để làm nghiên cứu về giáo dục, phù hợp với chuyên môn được đào tạo của tôi hơn.

            Nhưng vì là “công chức trong biên chế” (lúc ấy giảng viên đại học được xem là công chức, nay là công chức) nên tôi không được cho chuyển sang ĐH SP (một cách giữ người, đặc biệt là tôi có bằng TS học ở nước ngoài, mà lại do nhà nước cử đi) nên tôi tiếp tục được “điều” lên làm ở TT hiện nay, ban đầu chỉ là chuyên viên, sau gần nửa năm mới được bổ nhiệm PGĐ.
            (còn tiếp)

            • Tuan Ngoc@ said

              Tôi đang lắng nghe TS. Hiện nay, JIPV có xét dỏm bên XH nhưng k phải xét toàn bộ, theo tôi được biết thì JIPV chỉ ưu tiên những người như Nguyễn Chí Bền thôi. Do đó tôi cho rằng trao đổi cởi mở của TS sẽ giúp cho JIPV rất nhiều trong việc chuẩn hoá các chuẩn đánh giá.

              Tôi cũng đề nghị những editors chính thức của JIPV nên nêu “danh” khi trao đổi với TS, nhằm tạo tâm lý thoải mái cho TS trong quá trình trao đổi. Cho tin tưởng những trao đổi của TS là những phản biện hữu ích cho JIPV.

            • 2.Về TTKT&ĐGCLĐT:

              Đó là một TT nhỏ, ra đời tháng 10 năm 1999, được thành lập với 2 mục đích: (1) thực hiện nhiệm vụ “khảo thí” tức phục vụ kỳ thi tuyển sinh đại học cho ĐHQG-HCM, và (2) tham gia phong trào đảm bảo chất lượng của AUN (Mạng đại học Đông Nam Á).

              Khi tôi về chỉ có 3 chuyên viên (= nhân viên hành chính), gồm 1 kế toán, 1 văn thư và 1 kỹ thuật viên, còn GĐ và PGĐ trước khi tôi về là kiêm nhiệm, vốn là những người lãnh đạo các ban chức năng của ĐHQG-HCM (functional departments). Chuyên gia, nhà nghiên cứu vv thì chủ trương của ĐHQG-HCM là rút từ các trường thành viên, trong đó có cả tôi, vì họ biết tôi có học về đo lường – đánh giá .

              Nhưng thật ra, đây là một sự nhầm lẫn, vì tôi học đo lường nhưng là đo lường năng lực người học (student assesment hay student evaluation, tức gắn với giảng dạy, nghiên cứu quá trình giảng dạy trong lớp học), còn công việc ở TT của tôi chủ yếu là quản lý chất lượng – trong đó có mảng đảm bảo chất lượng quá trình – có liên quan đến kiểm định – hoặc đảm bảo chất lượng đầu vào, đầu ra – có liên quan những kỳ thi quan trọng (high-stake testing). Ngành học này do quá mới ở VN (cũ ở các nước) nên chẳng mấy ai hiểu, sử dụng thuật ngữ nhầm lẫn lung tun – kể cả một số người hay trao đổi trên diễn đàn này, trong đó có cả BS Hồ Hải.

              Khi tôi về đầu năm 2004, tôi được phân công làm mảng đảm bảo chất lượng – quality assurance, vốn không phải mảng tôi được đào tạo. Đúng nghề thì tôi phải làm “khảo thí tiếng Anh” tức nghiên cứu về quy trình làm xây dựng bài trắc nghiệm tiếng Anh, nghiên cứu về các psychometric properties của tests vv. Nhưng do nhu cầu công tác của đơn vị, mảng đảm bảo chất lượng không ai phụ trách, trong khi tôi có tiếng Anh, có hiểu biết chút ít về hệ thống của nước ngoài, nên phân công tôi làm, tôi cũng phải chấp hành nếu không muốn nghỉ việc ở tuổi 44. Vả lại, tôi thấy công việc cũng có ý nghĩa cho nên làm.

              Cho đến khi tôi làm GĐ Trung tâm KT&ĐGCLĐT thì tôi mới có thêm một chút quyền để phát triển trung tâm. Lúc tôi mới là Giám đốc thì TT chỉ có 7 người, trong đó có tôi, 1 kế toán, 1 kỹ thuật viên, 1 văn thư, còn lại 3 chuyên viên, đều chỉ là cử nhân, tuổi từ 23-32.

              Khi thực sự lao vào công việc thì tôi thấy TT của tôi không thể chỉ toàn người chỉ có trình độ cử nhân và không ai nghiên cứu gì cả (dù chỉ là nghiên cứu để có hiểu biết và tham mưu cho lãnh đạo) thì không thể làm tốt, nên tôi mới đấu tranh để có thêm biên chế và bắt đầu xây dựng đội ngũ nghiên cứu viên. Nhưng không dễ: ở VN không ai được đào tạo về ngành này, nếu có chỉ là người đi học nước ngoài về, nhưng vì TT bị xem là một bộ phận gần như đơn thuần làm hành chính, nên không có hoạt động có thu, thì lương khởi điểm của người có bằng cử nhân chỉ khoảng 3 triệu/ tháng, thạc sĩ khoảng 4 triệu, tiến sĩ cỡ 5 triệu (rất bất hợp lý). Lương của tôi, cả thâm niên (gần 30 năm) lẫn chức vụ, là chưa đến 10 triệu.
              (còn tiếp)
              ================
              Xem tiếp: https://giaosudom.wordpress.com/2010/09/07/tr%C6%B0%E1%BB%9Dng/comment-page-1/#comment-1022

            • Tuan Ngoc@ said

              TS cứ trao đổi thoải mái. Tôi đã lưu ý the Board của JIPV về những trao đổi của TS (hy vọng trao đổi của TS sẽ có tác động đến tiêu chí đánh giá của JIPV):

              Phòng thảo luận khoa học

              Nếu TS có đồng nghiệp bên XH, GS, PGS thì càng tốt (k có nghĩa JIPV xem trọng GS, PGS hơn người khác đâu nhé!) muốn trao đổi với JIPV thì TS cứ nhắn họ lên trao đổi.

        • giaosudom4 said

          Xin hỏi TS Vũ Thị Phương Anh

          Địa chỉ trang web của trung tâm mà TS đang làm giám đốc là gì? Trên đó có ghi thông tin về những công trình khoa học mà trung tâm đã thực hiện hay không?

          Theo TS thì người làm khoa học có nên công khai những công trình khoa học hay không? Tại sao?

          Nếu một người muốn tìm hiểu về nghiên cứu khoa học của TS hoặc của trung tâm thì TS có nghĩ rằng mình phải có trách nhiệm trả lời hay không? Tại sao?

          TS có thể kể sơ lược khoảng vài đôi dòng về chức năng của trung tâm mà TS đang làm giám đốc hay không? Tôi nghĩ bạn đọc của JIPV cũng muốn nghe từ chính giám đốc của trung tâm trả lời.

          Xin cám ơn TS.

      • À, thì ra là bạn hỏi về “sản phẩm khoa học” của tôi.

        Nguyên tắc của tôi: Không phải ai hỏi gì mình cũng phải trả lời. Và cũng không đưa thông tin về mình ở những nơi công cộng mà không có mục tiêu. Đặc biệt là ở diễn đàn “ảo” với những con người với tên tuổi “ảo”

        Nhưng nếu bạn cho tôi biết tên tuổi thật của bạn, nơi công tác, và mục tiêu cần biết các “sản phẩm khoa học” của tôi, bạn cứ gửi thư về cơ quan tôi. Bạn có thể tìm thấy địa chỉ trên trang web của TT. Hoặc gửi lên blog ncgdvn.blogspot.com, tự giới thiệu và cho tôi những thông tin mà tôi có thể kiểm tra, tôi sẽ trả lời cho bạn.

        • Tuan Ngoc@ said

          TS nói lồng vòng quá, xin mời TS tham khảo cách trao đổi của PGS Nguyễn Anh Dũng:

          (xóa dỏm vĩnh viễn) PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng – Trường Đại học Tây Nguyên: PGS.TS, Trưởng Bộ môn Sinh học thực vật, Giám đốc Trung tâm Sinh học

          Ấn phẩm khoa học là vinh dự của người công bố. Tất cả đều công khai, nhưng có khi tên tác giả được ghi dưới nhiều kiểu khác nhau nên khó phân biệt. Đó là lý do mà tôi cũng muốn TS chỉ ra.

          Theo thống kê này

          Phòng tranh luận khoa học cộng đồng


          thì TS là người chưa biết NCKH nghiêm túc là gì. Tôi k dám tin điều này nên tôi ủng hộ TS trao đổi những vấn đề trên.

          Sau khi TS trao đổi những câu hỏi trên, tôi sẽ xem xét đề nghị JIPV xóa những comments trên liên quan đến NCKH của TS nếu chúng sai.

          • Chào bạn

            Tôi đang cố gắng trả lời bạn chỉ để không bị những người ở JIPV hiểu lầm thôi. Chứ tôi hoàn toàn có quyền không trả lời, vì không phải ai hỏi mình cũng phải trả lời.

            Không có gì lòng vòng hết: tôi không có công bố ISI như các bạn đã chứng minh.

            Vì vậy hôm trước tôi đã có hỏi JIPV là tại sao một người quản lý toàn thời gian, mà lại thuộc ngành XH-NV, chủ yếu nghiên cứu để tham mưu chính sách cho lãnh đạo tại nơi mình làm việc, hoặc tại đất nước mình, lại phải có công bố quốc tế theo chuẩn ISI.

            Nhưng tôi có những “sản phẩm khoa học” theo bất kỳ định nghĩa nào mà bạn đưa ra. Nhưng không trả lời ở đây, tùy bạn muốn hiểu sao cũng được.

            Nếu bạn quan tâm thêm về tôi và về TTKT thì bạn xem phần tôi sắp trả lời cho Tuấn Ngọc, người hỏi tôi với tư cách đại diện cho JIPV.

            • Sorry, hóa ra chính là Tuấn Ngọc. Bạn hỏi tôi nhiều quá, tôi đang viết câu trả lời về tôi và TT thì mạng bị rớt, sau đó vào lại thì đọc thấy câu hỏi này mà không nhìn tác giả.

            • vuhuy said

              Tôi cũng nói thêm là JIPV luôn trân trọng ý kiến của những người bên XH, k có ISI thì cũng k sao. Bác cứ trao đổi thoải mái. Nhưng Nhưng bác nói “tôi có những “sản phẩm khoa học” theo bất kỳ định nghĩa nào mà bạn đưa ra. Nhưng không trả lời ở đây, tùy bạn muốn hiểu sao cũng được” thì tôi thấy k hợp lí. Mong bác đọc và nghĩ lại xem.

              Cũng xin nhắc bác JIPV k chỉ dựa vào ISI. Người k có ISI k có nghĩa là dỏm, kém. Bác nên tìm hiểu các tiêu chuẩn đánh giá của JIPV.

              • Chào bạn,
                Xin lỗi vì đã trả lời như trên; lúc ấy tôi quá bực mình vì bị dính vào vụ xúc phạm ở chốn công cộng như thế này.

                Tôi có thực hiện một số bài báo khoa học đã đăng trên Tạp chí KHXH-NV hồi còn ở trường XH-NV khoảng năm 2000-2001 (nhưng hồi ấy không có bản điện tử, không có lưu trên web), và một số bài đăng rải rác trên Tạp chí giáo dục, tạp chí khoa học giáo dục, vv.

                Những đề tài mà tôi thực hiện chủ yếu cũng xoay quanh trắc nghiệm, đo lường, đánh giá, phục vụ công việc tôi đang làm, và tham mưu chính sách. 2 đề tài tâm đắc nhất là Khảo sát trình độ tiếng Anh của sv ĐH trên địa bàn TP HCM do SKHCN TP HCM đặt hàng và cấp kinh phí, nghiệm thu năm 2004 (báo chí có nói về két quả này của tôi khá nhiều, đại khái kết luận sv đại học của mình có trình độ tiếng Anh trung bình là 350 TOEFL (giấy), và đề tài cũng về Khảo sát chất lượng học sinh phổ thông An Giang do Sở KHCH An Giang cấp kinh phí, hoàn tất 2005 thì phải, trong đó tôi đo năng lực bằng việc xây dựng tests ở các môn chính (Văn, Toán, Anh). Một số đề tài khác xoay quanh việc xây dựng quy trình và phần mềm làm đề thi trắc nghiệm tiếng Anh (2 đề tài), đánh giá chất lượng 15 chương trình ở ĐHQG-HCM.

                Tôi có một vài cuốn sách tham khảo viết chung với một tác giả khác, và một vài book chapters vv. Nhưng tất cả công bố trong nước, và tôi không chăm chút lý lịch khoa học của mình lắm vì đã làm quản lý chuyên nghiệp rồi nên không có thời gian để làm theo đúng yêu cầu của một giáo sư hiện nay.

                Tôi viết theo trí nhớ, hy vọng bạn tin; nếu không tin, chất vấn lại thì tôi sẽ tra lại chi tiết rồi trả lời cho bạn. Nói lại: tôi làm quản lý toàn thời gian, nghiên cứu là việc phụ, làm để khỏi quên nghề, và để tiếp tục cập nhật để tham mưu tốt.

        • viện sĩ dỏm said

          Nguyên tắc của người làm khoa học nghiêm túc là công khai công bố khoa học của mình. Dẫn chứng: https://giaosudom.wordpress.com/vi%E1%BB%87n-vinh-danh-nha-khoa-h%E1%BB%8Dc/

      • Nói thêm về ISI của tôi và trả lời Onlooker trong những comments trước đây:

        Thời gian tôi học ở Úc (đầu 1994-cuối 1996; lịch học ở Úc hơi khác VN là từ đầu tháng 3 đến hết tháng 11, nhưng vì tôi làm nghiên cứu chứ không lên lớp nên tôi làm trọn 12 tháng/năm) hoàn toàn không có yêu cầu gì cũng không ai nhắc đến ISI.

        Mặc dù tôi cũng có một số bài báo rút ra từ luận án tiến sĩ (bắt buộc), có báo cáo tại Hội hghị khoa học, vv. Nhưng chỉ có bản giấy, không có bản mềm, và không lưu kỹ do làm quản lý. Lúc ấy thậm chí Internet chỉ mới có khi tôi gần về nước, máy tính còn dùng Window 3.11, màn hình của laptop chưa có màu mà đơn sắc. Các bạn có thể kiểm tra lại.

        Tôi nghĩ (chưa kiểm tra lại) yêu cầu này chỉ có thể trong thập niên 2000, có thể 2002 2003 gì đó, cùng với mấy cái yêu cầu về xếp hạng đại học, nhất là xếp hạng toàn cầu. Lúc đó, nhu cầu đánh giá, tính điểm các loại năng lực trong một trường để có thể cộng lại rồi xếp cho ai đứng hạng mấy khiến người ta phải quan tâm đến đo đạc, và mới quan tâm đến bibliometrics mà tôi dịch là ‘đo lường thư tịch’. Nên mới có mấy yêu cầu này.

        ISI thì cũng tốt thôi, nhưng lệch về khối tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, và thiên về công bố trên báo tiếng Anh (Anh-Mỹ). Thành ra bỏ sót khối ngành nhân văn, nghệ thuật, và khoa học xã hội, đặc biệt là các ngành chỉ phục vụ công việc tại chỗ và có tính địa phương (tiếng Anh là action research, không biết tiếng Việt là gì). Vì vậy đánh giá các GS khối ngành này theo ISI là không đúng, hoặc ít ra là chưa toàn diện (nếu theo ISI thì các nhà KHXH-NV đa số sẽ là … dỏm?)

        Cái này trên thế giới người ta cũng đã tranh luận và chỉ trích nhiều rồi, chứ không phải tôi nói để bảo vệ tôi hoặc GS dỏm nào đó – nhưng lúc đầu tôi không nói vì có thể sẽ bị ném đá, cho là tự bảo vệ mình?

        Ngoài ra còn phải xét yếu tố thời gian, ví dụ được phong GS, PGS trước khi có yêu cầu về ISI nhưng sau đó chuyển sang làm quản lý (là một điều rất hay xảy ra ở VN) thì làm sao đòi hỏi có ISI được?

        • chim_nhon said

          Tôi không tham gia vào tranh luận của bác với bs. Hồ Hải nhưng tôi xin comment câu này của bác là không chuẩn:

          Ngoài ra còn phải xét yếu tố thời gian, ví dụ được phong GS, PGS trước khi có yêu cầu về ISI nhưng sau đó chuyển sang làm quản lý (là một điều rất hay xảy ra ở VN) thì làm sao đòi hỏi có ISI được? .

          Nếu bác làm quản lý, Prof., Director/Dean/Rector or President of Univ., … bác vẫn có thể có ISI như ai, nếu bác muốn nghiên cứu nghiêm túc bằng hướng dẫn NCS, sinh viên, cấp dưới, … khi ấy bác là corresponding author, vẫn được tính là main author; hoặc hợp tác với viết một phần nào đó trong bài báo, lúc đó có tên trong author list. Nói chung không thế nói làm quản lý nên ko thể có báo được. Cái này bsngoc đã nói rồi [1]. Các bác trên JIPV đã nói nhiều rồi.

          Qua đây, bác có thể nghiên cứu mô hình giống trong [1] để làm sao cho Trung tâm của bác có ISI sớm thì tuyệt quá. Chứ không cả ngành giáo dục chẳng có ISI (?), Hội đồng học hàm ngành giáo dục toàn dỏm (bác tra Vol. 1 của JIPV sẽ ra) thì đáng buồn cho giáo dục VN quá. Thêm nữa, có bác trong vol. 1 còn bảo làm NCS về giáo dục học ở VN dễ bảo vệ, cũng dễ lên PGS khi mà ko cần ISI. Điều này thật đáng buồn.

          [1] http://bsngoc.wordpress.com/2010/09/14/lam-qu%e1%ba%a3n-ly-co-c%e1%ba%a7n-cong-b%e1%bb%91-khoa-h%e1%bb%8dc/#comments

          • Bác à, đó là những trung tâm có chức năng nghiên cứu hoặc giảng dạy thì mới làm được. Bác có đọc kỹ những comment khác của tôi chưa?

          • chim_nhon said

            Xin thưa với bác là tôi cũng như nhiều Editors của JIPV đọc hết vì tôi là một trong những “quản gia” mà. Chỉ có điều tôi đứng ngoài quan sát chứ ko tham gia vào thôi.

            Bác nói nghề chính của bác là làm quản lý chuyên nghiệp, toàn thời gian; trung tâm của bác là tham mưu và quản lý là chính. Hic, thế thì tên gọi “Trung tâm kiểm định giáo dục” là không chuẩn rồi. Tôi ủng hộ nhận xét của bác Tuavan, có lẽ đây chỉ là nơi “cung cấp dich vụ giáo dục” hơn là kiểm định. Thêm nữa, với tên gọi trung tâm như thế, nếu có đồng nghiệp từ Anh, Mỹ, Úc, vv… sang VN trao đổi khoa học, họ sẽ gặp ai để trao đổi đây? Khi cấp trên thấy tên gọi cùng với tên trung tâm của bác, họ bảo đồng nghiệp nước ngoài đến trung tam của bác làm việc, thì liệu người trong trung tâm của bác có hiểu những gì họ nói, khi mà các bác không nghiên cứu?

            Cuối cùng, ai cũng bảo tôi làm quản lý, tôi làm lãnh đạo, vv… thế ai nghiên cứu bộ môn giáo dục học đây? Hay lại thuê chuyên gia nước ngoài, tiếp nhận công nghệ tiên tiến của nước ngoài, nhận viện trợ của nước ngoài, vv…

            Tôi ko có ý định tấn công, chỉ chính ai bằng comment này, mà chỉ nói lên quan điểm của mình. Mong bác bình tâm, suy nghĩ những gợi ý tôi đã nêu.

            Cuối cùng, tôi nghĩ bs. Hồ Hải cũng không muốn làm to chuyện này thêm nữa, bằng chứng là hơn 24h qua bác ấy đã ko vào viết thêm một comment nào. Tôi nghĩ bác nên cho qua chuyện này thì hơn. Thanks!

        • chim_nhon said

          Dẫn chứng thêm cho bác nhiều bác làm Hiệu phó, Viện trưởng/Viện phó, GĐ TT, vv… vẫn có ISI đều đặn đấy. Bác nhìn danh sách sẽ nhận ra nhiều người mình biết, mình quen thôi.

          Viện vinh danh Nhà khoa học

          • Trưởng khoa, hoặc Viện/Trung tâm nghiên cứu, thì có thể nghiên cứu và giảng dạy kiêm quản lý, vì những nơi ấy có chức năng nghiên cứu/giảng dạy.

            TT của tôi có chức năng tham mưu và quản lý là chính (quản lý chất lượng mà), tôi làm toàn thời gian, thì làm sao có thời gian mà công bố ISI được, trừ phi là lấy bài của người khác để tên mình vào (co-author nhưng không làm).

            Vả lại, giáo dục thì có nhiều chuyên ngành, chuyên ngành của tôi còn chưa có mã số đào tạo (chỉ mới thí điểm ở ĐHQG Hà Nội) thì tôi hợp tác với ai để nghiên cứu và viết bài công bố quốc tế theo ISI? Và để làm gì, khi những việc hàng ngày về quản lý (thi cử, trường dỏm, bằng giả, đánh giá chất lượng, lấy ý kiến giảng viên vv) còn chưa làm xuể? Tôi quan tâm làm tốt công việc của tôi thôi. Cũng muốn làm hơn như bác nói nhưng sức người có hạn.

            À mà ở Viện NCGD của ĐH SP TP HCM có một TS học Úc về tương tự ngành của tôi, trẻ hơn tôi, cũng có 1 vài bài đăng quốc tế (chủ yếu dựa trên luận án, và sau đó được đi Fulbright) đấy. Nó đăng trên tạp chí Quality in Higher Education của UK. Không biết nó có ISI không, chắc là có. Tôi đã nói không làm nghiên cứu mà, nên không thể biết hết mọi thứ. Làm tốt một thứ đã là giỏi lắm rồi, đối với tôi.

    • Chào các bạn Tuấn Ngọc và một số bạn khác trong mục này,

      Tôi đã mở mục mới ở số 87. Xin các bạn đọc tiếp phần trả lời có liên quan đến những câu hỏi ở đây.

  35. drtreo said

    nghiên cứu khoa học thực hiện ở cơ quan mình làm công tác mình đứng tên, mình làm
    Thì chắc chắn là cử mình, không thể là của cơ quan cho dù mình đã nghĩ việc
    đương nhiên phải có cơ quan chấp nhận việc làm đó có hiệu quả!
    ha ha có thì nói không có thì thôi không nói bừa
    như tôi làm việc thì có , làm như bác HẢI không có
    không có thì nói không có

    • Bác Trèo,

      Tôi sẽ đưa ra nếu chính BS Hải thách thức tôi. Vì lúc đó chính là BS Hải đã cho phép tôi đưa ra.

      Vậy nếu bác thực sự muốn tôi đưa ra, bác chỉ cần nói BS Hải gửi lên đây một lời thách thức.

      PA

      • drtreo said

        chuyện ai người đó biết
        Vả lại muốn xúi người khác cũng không làm
        cách nay vài ngày
        tôi có nhờ 1 người xúi dùm họ…..tôi
        để tôi …. người kia
        Nhưng họ từ chối kg thể làm như vậy
        tất cả điều trưởng thành
        Ai làm nấy chịu
        nhưng chuyện NCKH có chi kg nói được ?
        ví dụ tôi mang 1 cặp , tôi nói trong đó có nhiều tiền, bạn tôi nói không tin làm gì mày có tiền? tôi nói kệ tao. có tao nhờ. Vậy chắc gì tôi có nhiều tiền?

  36. tomtom said

    @BS Hồ Hải:

    Theo dõi diễn biến sự việc, tôi có thắc mắc muốn hỏi bác, mong bác hoan hỷ mà giải đáp giùm cho:

    Scroll lên trên, bác có viết rằng:

    “Hầu hết các công trình của tôi nghiên cứu rồi báo cáo trong nước là tôi tặng cho ai đó lấy thạc sĩ, CKII, phó GS, và TS khi họ cần. Tôi không quan tâm đến học vị và học hàm. Hơn nữa muốn đăng cần phải có tiền đóng phí. Tôi không có khả năng để thực hiện”,

    và “Sau này tôi có nghiên cứu thêm 2 lĩnh vực nữa là:

    1. Hepatic Rupture in trauma. Công trình này tôi tặng cho 1 người anh, bạn và đồng hương để anh ấy bảo vệ chuyên khoa II…”

    Bác làm thế thì thật không phải. Bác đã tỏ ra nhiệt tình chống vấn nạn bằng cấp dỏm qua rất rất nhiều bài. Trong khi đó cũng chính bác thông đồng với những người thân, người bạn của bác sử dụng kiến thức vay mượn (trường hợp này là của bác) để “lấy thạc sĩ, CKII, phó GS, và TS khi họ cần”. Hành động này là Plagiarism bác ạ; và bác chống dỏm ở đâu khi bác tiếp tay cho những người nghiên cứu giả mạo ăn cắp công trình nghiên cứu của người khác làm của mình nhằm tiến thân và đạt được những bằng cấp “dỏm”. Tôi thiết nghĩ trong danh sách GS dỏm ở trang này thiếu sót nghiêm trọng nếu không có tên của “ai đó” và “1 người anh, bạn và đồng hương” của bác, bác nhỉ.

    • drtreo said

      quan hệ xã hội khó lắm bạn oi! làm dùm thường xuyên
      làm mướn cũng thường xuyên
      Thậm chí có mua bán
      Chỉ cần ngày trình lên đọc thuyết minh thôi, không phải viết gì hết, có người viết sẳn
      muốn bẻ nạn chống trời hã? chết liền
      bác HẢI viết, chứ tôi đố ai dám viết như bác khi còn làm việc?

      • tomtom said

        Bác Treo à, tôi biết lắm chứ những điều bác nói. Nhưng cái mà tôi khúc mắc ở đây là “cái tâm” của một người như BS Hồ Hải kia. Những con người “tầm thường” như cái thằng tôi hay nhiều người khác thì có làm gì không nên không phải thì cũng là một nhẽ như có câu rằng “to err is human”. Vì tôi đâu có “cái dũng”, “cái tâm”, “cái tầm” cao đẹp như BS Hồ Hải. Vậy đó, nhiều khi già rồi cứ nghĩ lẩm cẩm: người ta chống là chống người ngoài kia, đâu có ai dại dột đến mức chống người nhà, bạn bè và chống lại chính mình. Ôi, thật là ngán ngẩm sự đời. Biết thế mà chẳng phải thế…

        • giaosudom4 said

          Nhân vô thập toàn mà bác. Người ta vẫn còn cái tâm chống tiêu cực xã hội là tốt rồi, bác đừng nên phong thánh cho người khác. Nên nhìn cái khía cạnh tích cực của hành động hơn là nhìn ở mặt “người” của người ta thì mới đạt đến tầm khoan dung, nhân bản bác à.

          • tomtom said

            Vâng, thưa bác, cũng chính vì “nhân vô thập toàn” và cũng vì cái câu dân ta thường nói “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” mà tôi mới mạo muội có vài ý trên ngõ hầu được bác Hồ Hải giải đáp. Giả như có bị các bác trách là không khoan dung thì tôi cũng thỏa lòng vì đã phần nào nói được lòng mình.

            • drtreo said

              Tomtom à sách đời là khó đọc khó học nhất
              không lẽ bạn không hề có làm việc trong cơ quan nhà nước?
              Như Bác Hải khó tìm
              sống ở đời cái gì cũng phải học
              Tốt cũng học mà xấu cũng phải học
              Hai cái này học trái ngược nhau
              ai không làm vậy mau chết lắm

  37. JIPV@: Tiếp tục nội dung từ link https://giaosudom.wordpress.com/2010/09/07/tr%C6%B0%E1%BB%9Dng/comment-page-1/#comment-1012
    =============================================================================================

    Do có nhiều người thắc mắc về “năng lực khoa học” của tôi, và “chức năng nghiên cứu” của TT của tôi, nên tôi xin óm tắt một số thông tin về tôi và TT của tôi mà các bạn nên biết trước khi có những đánh giá. Phần này cũng là phần tiếp cho phần tôi đang trả lời cho Tuấn Ngọc ở trên.

    – Do tôi làm quản lý toàn thời gian từ năm 2000 đến giờ, lại bị chuyển ngành giữa chừng, nên việc nghiên cứu khoa học của tôi là phụ, tôi chỉ làm nghiên cứu, viết lách vì tiếc kiến thức đã được học.

    – TT của tôi chủ yếu làm chức năng quản lý, tham mưu, còn nghiên cứu hay đào tạo (ngắn hạn) như đã nêu trên trang web của TT chỉ là để nâng cao năng lực tham mưu của chính mình thôi (một dạng action research).

    – Việc đẩy mạnh nghiên cứu và đào tạo bồi dưỡng là chủ trương của tôi sau khi tôi được bổ nhiệm là GĐ (đến nay được hơn nửa nhiệm kỳ), do tôi thấy nhiều vấn đề mới hiện nay cần phải có nghiên cứu (action research, hoặc policy research) rồi mới tham mưu được, không thể làm khơi khơi.

    – Việc TT của tôi liên kết với ĐHQG-HN để đào tạo Cao học Đo lường – Đánh giá nhằm phục vụ “ý đồ” xây dựng đội ngũ của tôi (và của các phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng thuộc các Sở, theo chủ trương của Bộ) để họ có những hiểu biết cơ bản về các khái niệm khảo thí, đo lường, đánh giá, đồng thời có một số kỹ năng cơ bản về research, mà đối với nghề của tôi chủ yếu là survey research và policy analysis. Để làm điều này, tôi cần có người hỗ trợ vì tôi đã phải quản lý toàn thời gian, công việc khá nặng. Vì vậy, khi tôi tìm thấy BS Hồ Hải, lúc ấy đang viết một loạt bài về giáo dục và về nghiên cứu ở dạng bình dân, đọc có vẻ dễ hiểu, thì tôi làm quen và mời BS Hải cộng tác – không phải là “thỉnh giảng” cho NCS như BS Hải nói, vì muốn đứng lớp phải nộp lý lịch khoa học, dù chỉ là đứng lớp thực hành. Nhưng BS Hải đã từ chối, nhưng tôi vẫn mời, vì mời để giúp đỡ, trao đổi informal với các chuyên viên trẻ của tôi.

    – Tờ “bản tin” mà BS Hải hay nhắc tới như một cái gì có vẻ rất hàn lâm làm cho mọi người hiểu lầm thật ra chỉ là cung cấp thông tin phục vụ quản lý (các khuynh hướng, xu thế trên thế giới, một số suy nghĩ của mọi người về giáo dục đại học VN và thế giới) cho các cấp quản lý và lãnh đạo, hơi hơi giống những gì tôi và các bạn đang làm ở đây, nhưng nói với giọng ôn tồn, thông tin chính xác, có tính khoa học (theo nghĩa: làm một cách có hệ thống, có nguyên tắc khoa học, chứ không phải là “sản phẩm khoa học” của một “giáo sư không dỏm” = có công bố ISI như các bạn định nghĩa).

    (còn tiếp)

    • Xin làm rõ một số thông tin liên quan đến BS Hồ Hải ở phần trên. Tôi đã viết:

      tôi làm quen và mời BS Hải cộng tác – không phải là “thỉnh giảng” cho NCS như BS Hải nói, vì muốn đứng lớp phải nộp lý lịch khoa học, dù chỉ là đứng lớp thực hành. Nhưng BS Hải đã từ chối, nhưng tôi vẫn mời, vì mời để giúp đỡ, trao đổi informal với các chuyên viên trẻ của tôi.

      Xin hiểu là: BS Hồ Hải từ chối đưa lý lịch vì một lý do gì đó (tôi quên rồi), nên tôi mời để trao đổi với các chuyên viên của tôi và giúp đỡ họ như một người đi trước, có kinh nghiệm thực tế, một kiểu coaching trong các vấn đề nghiên cứu nhỏ (ví dụ, làm survey) mà thôi

      Nhân tiện tôi xin đưa thêm ra một số chi tiết về việc “cộng tác” giữa hai bên:.

      Ngay từ đầu đã có sự thiếu thống nhất và có lẽ hơi hiểu lầm từ phía BS Hải về vai trò của BS Hải đối với TT của tôi. Tôi chỉ mời trình bày, nói chuyện, giúp đỡ, trao đổi, trong đó có một chuyên viên của tôi (trẻ, chưa đến 30) để làm một survey research, phân tích số liệu trên phiếu đánh giá giảng viên để làm căn cứ tham mưu cho chính sách lấy ý kiến giảng viên (hiện nay đang được làm theo kiểu hình thức, không có cơ sở khoa học).

      Thực sự khi mời BS Hồ Hải tôi nghĩ BS Hải biết thực hiện phân tích thống kê, nhưng BS Hải cũng từ chối vì nói mình không làm những điều cụ thể. Nên tôi chỉ còn nhờ góp ý, vì tôi nghĩ khi làm survey research thì luôn cần có người khác phản biện lại mình để mình nhìn lại, và tôi nghĩ vai trò này của BS Hải là phù hợp.

      Nhưng do không thống nhất quan điểm, nên ngay cả việc ấy cũng đã ngưng lại, chỉ còn viết các bài “Thời sự và suy nghĩ” trên “bản tin” của tôi thôi. Hai bài đó BS Hải đã nêu ra trên blog này để làm bằng chứng về năng lực NCKH của BS Hải. Ở đây tôi không muốn bình luận gì thêm về những bài đó.

      Việc chấm dứt công việc là do BS Hải. Lý do nên để BS Hải đưa ra với chứng cứ của BS Hải, nếu không thì tôi vẫn sẽ phản đối vì những kết luận mang tính xúc phạm và vô căn cứ trên diễn đàn này. Chỉ cần biết tôi đã thanh toán mọi phần việc mà BS Hải đã làm, và không còn nợ gì từ phía tôi (phía BS Hải thì xin để BS tự đưa ra).

      Tuy nhiên, quanh việc đó BS Hải đã hơn một lần đưa thông tin sai lạc ầm ĩ trên blog cá nhân của BS Hải, mặc dù tôi cũng đã từng đề nghị BS Hải không đưa thông tin về công việc của cơ quan ra bàn luận ở blog cá nhân như vậy, với giọng văn của BS Hải mà ai cũng đã quen, và thỉnh thoảng có động chạm đến ĐHQG-HCM mà không có căn cứ (như đã đụng đến tôi trên diễn đàn này và trên blog cá nhân). Đó là lý do tại sao Duy Lê có câu hỏi đối với tôi mà mọi người đã đọc.

      Đó là lý do tại sao tôi phản ứng mạnh như vậy khi tôi được báo về những comments của BS Hải ở đây.

      Xin lỗi phải buộc đưa ra những thông tin này – tôi bị thách thức phải đưa ra chứng cứ. Một số chứng cứ mọi người đã thấy qua những trao đổi của Duy Lê và BS Hồ Hải trên blog, đã được ai đó chép lại ở đây. Còn nếu BS Hải yêu cầu bằng chứng gì khác cho những điều tôi nói thì tôi sẽ đưa. Nhưng không trả lời cho người khác vì một số thông tin không có lợi cho BS Hải.

  38. giaosudom4 said

    Sự việc lùm xùm như hiện giờ cũng do cả BS Hồ Hải và Ts. VTPA nóng tính. Sự việc bắt đầu từ đây, Xin trích lại lời của BS Hồ Hải đã nói về TS Vũ Thị Phương Anh trước khi Vũ Thị Phương Anh vào phản biện

    [trích]

    Phòng tranh luận khoa học cộng đồng


    Hôm trước tôi được TS VTPA mời dạy nghiên cứu khoa học và xác suất thống kê cho Trung tâm khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo của Đại học QG TPHCM. Tôi có làm việc này thỉnh giảng được 4 tháng. Nên trình độ, khả năng và sự hiểu biết của TS VTPA như thế nào thì tôi quá rõ, không cần phải ai minh chứng dùm.

    Song tôi thấy không nên làm vì họ không có kiến thức để tiếp thu những gì tôi hướng dẫn dù là trình độ TS, ThS hay CN.

    Hơn nữa tôi nhận ra rằng tôi đã bị lừa trong việc giảng dạy này.

    Tôi còn giữ bằng chứng đầy đủ giấy tờ và thư mời. Ngay cả bài viết về GD Mỹ của TT này tôi viết đã được đăng, mà chỉ 1 mình tôi viết còn lại chỉ có dịch và copy và paste.

    Cuối cùng tôi thấy mình đã giúp một việc để người khác lạm dụng, nên tôi từ tối và chấm dứt hợp đồng làm việc.

    Đặc biệt có bài Tư duy giáo dục bậc đại học của tôi, được TS VTPA mua lại với giá 700K VNĐ, có thể trong thời gian này hay thời gian tới sẽ được dịch và đăng trên tạp chí giáo dục trong nước và thế giới.

    [hết trích]

    Dù những nhiều comments trước cũng có giải thích một phần nội dung đoạn này nhưng đa phần được post trong lúc mọi người đang mất bình tĩnh, nóng giận và từ những người không liên quan. Vì vậy, để giải tỏa những “ấm ức” của TS.VTPA, tôi (4th Managing Editor) mời BS. Hồ Hải và TS.VTPA chịu khó làm rõ hơn những điểm sau trên tinh thần hòa bình, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau: (Xin các bạn hãy lưu ý những từ được bôi đậm)

    1. mời dạy: việc này là có theo xác nhận của TS Vũ Thị Phương Anh dù rằng việc giảng dạy không xảy ra do trục trặc giấy tờ như TS .PA giải thích

    2. có làm việc này thỉnh giảng được 4 tháng: cái này có xảy ra hay không? xin mời TS.PA xác nhận lại.

    3. khả năng và sự hiểu biết của TS VTPA như thế nào thì tôi quá rõ: theo tôi, câu này nhận xét thể hiện tính kiềm chế của BS Hồ Hải nên không thể xem là hành vi xúc phạm được.

    4. không có kiến thức để tiếp thu những gì tôi hướng dẫn dù là trình độ TS, ThS hay CN.: câu này mang nhiều cảm tính, không khoa học nên đề nghị admin hoặc bác Vuhuy xóa câu này trong phát biểu của Bs Hồ Hải

    5. đã giúp một việc để người khác lạm dụng: BS Hồ Hải nên đưa thêm bằng chứng về việc bị lạm dụng, nếu không câu này sẽ bị xóa.

    6. có bài Tư duy giáo dục bậc đại học của tôi, được TS VTPA mua lại với giá 700K VNĐ: cái này có hay không, mời TS.PA xác nhận. Nếu không có thì câu này sẽ bị xóa.

    Đề nghị, các guest editors và editors khác vui lòng không bình luận trong phần tranh luận này. Xin cám ơn.

    • giaosudom4 said

      Tôi trích thiếu, còn một câu khá quan trọng:

      7. bị lừa: đề nghị BS Hồ Hải cho bằng chứng BS bị lừa cái gì, nếu không có chứng cớ thì câu này sẽ bị xóa.

      • 1. Mời ‘dạy’: Ngay từ đầu tôi không mời ‘dạy’, vì không đủ tiêu chuẩn quy định (tối thiểu thạc sĩ mới được đứng lớp). Tôi chỉ mời cộng tác theo kiểu informal như tôi đã nói ở trên. Các việc làm thì đa dạng, có thể là trao đổi, góp ý đề cương, bài viết vv.

        Không thể nói là ‘dạy’ vì điều đó vi phạm các quy định về đứng lớp.

        2. ‘Thỉnh giảng’ 4 tháng: hoàn toàn không đúng. Tôi chỉ ký hợp đồng cộng tác viên và trả lương, hợp đồng là 3 tháng (theo quy định) vì tôi không mời làm không công. Công việc của cộng tác viên: thỉnh thoảng đến họp với chuyên viên của TT hình như 1 tháng 1 lần, góp ý bài viết, và viết bài ‘Thời sự và suy nghĩ’.

        3. Thiếu kiềm chế? Theo tôi cho dù nói khi thiếu kiềm chế thì vẫn có tính xúc phạm. Vì nó kết luận về năng lực của tôi. Diễn đàn nếu đã nói có tính khoa học thì không được phát biểu cảm tính thiếu kiềm chế. Nếu đã lỡ thiếu kiềm chế, phải xin lỗi.

        4. Không đủ năng lực để hiểu dù CN, ThS, TS? Tương tự câu 3.

        5. Bị lạm dụng? Tôi cho là câu này giống câu số 7 (lừa), cần nêu chứng cứ, nếu không tôi sẽ cho là vu khống, vì tôi không đang làm với tư cách cá nhân mà là tư cách GĐ TT, nên nói lạm dụng là đơn vị của tôi lạm dụng, không phải cá nhân tôi.

        6.Mua với giá 700 ngàn? Câu này có 2 ý:
        a/ “mua” là sao, khi BS Hải trong bối cảnh GS dỏm, trường giả, chỉ biết đạo văn, copy and paste, thiếu năng lực NCKH? Có phải là cố tình hàm ý là tôi đã ‘mua’ để đi đăng chỗ khác dưới tên tôi? Tôi phản đối hàm ý có tính xúc phạm này.

        b/ 700 ngàn: tôi phải kiểm tra lại, nhưng theo trí nhớ của tôi thì theo quy định bài viết đó chỉ trả 400 ngàn, còn 300 ngàn là để trả phần tài liệu BS Hải tự mua để tham khảo.

        7. Lừa. Xem câu 5.

        PA

    • thuyenan said

      Tôi thấy sự việc đã trầm trọng, những chứng cứ nên giữ lại để có khi bác Anh còn đi kiện. Vã lại bác Anh đã phản hồi những thông tin trên. Nếu xóa thì những phản hồi của bác anh trơ ra kỳ sao? Hơn nữa, chỉ nên xóa những gì vi phạm thuần phong mỹ tục thôi. Những vấn đề ở đây mang tính đúng sai nên không cần phải xóa.

    • trungquan said

      Theo quy định cứng của Bộ thì không có chuyện đại học dạy sau đại học.

  39. drtreo said

    ôi! đúng là chử VN
    CHỈ? NÓI?
    VẬY SỬA ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN LÀ GÌ HỞ TRỜI?!
    THEO TÔI:
    TÔI LÀ 1 BÁC SĨ, TÔI KHÔNG BIẾT LÀM MẮM CHUA(CÁ LÓNG TONG—>MẮM CHUA)
    MỘT BÁC NÔNG DÂN CHỈ:
    CÁ LÒNG TONG:….
    MUỐI:…
    TRỘN…
    ….
    Ủ… THÊM….
    GHI CHÚ :BÁC NẦY KHÔNG CÓ HỌC CHỬ NÀO HẾT, KHÔNG CÓ BẰNG CẤP CHI CẢ
    NHƯ VẬY GỘ LÀ GÌ?
    HỎI? CHỈ? DẠY?
    TÔI CÓ PHẢI LÀ HỌC KHÔNG? KHI TÔI MÙ TỊT, KHÔNG BIẾT LÀM?
    Chắc chắn 100%
    bác ấy đang dạy tôi
    Tôi đang học bác ấy mới biết làm mắm chua cá lòng tong
    hêt dẩn chứng

    • Bác Trèo ơi,

      Tôi đã không muốn nói, mà bác cứ ép tôi. Thôi thì nói cho bác rõ nhé:

      Tôi đã định nghĩa rồi (theo đúng quy định): “dạy” ở ĐH (chỉ là dạy ở trình độ cử nhân) thì tiêu chuẩn tối thiểu là thạc sĩ. Còn nếu dạy ở trình độ thạc sĩ trở lên thì phải là Tiến sĩ.

      Nếu bác không đồng ý định nghĩa này xin bác phản biện lại, chứ đừng nói theo kiểu tung hỏa mù như vậy.

      Người không có bằng thạc sĩ, tiến sĩ thì chỉ có thể đạy thực hành, nhưng tối thiểu cũng phải tốt nghiệp đại học một ngành nào có liên quan. Khi đọc blog, tôi thấy bác ấy ghi là BS, tôi cũng đã đến phòng mạch, thấy người thật việc thật, nên định mời giúp lớp thực hành môn thống kê. Nhưng bác ấy không đưa lý lịch. Nên tôi mời theo dạng không chính thức = cộng tác viên (bác nói BS Hải xem lại hợp đồng).

      Bác ấy có đến nói chuyện một buổi với chuyên viên của tôi, nhưng hôm ấy có bà chuyên gia đang dạy nghiên cứu khoa học nên có các học viên ở đó, tôi mời đến nghe luôn (và họ đến do tôi mời). Tuy nhiên phương pháp của bác ấy là cho ngành Y cho nên không hợp với bọn tôi, mà hình như bác ấy cũng không chắc chắn lắm về thống kê và phương pháp khoa học lắm đâu. Bác cứ xem lại các tranh luận ở trên, và nội dung bài nói chuyện của bác ấy thì sẽ thấy.

      Nếu đã gọi là ‘dạy’ thì phải đúng chuyên ngành, đúng trình độ. Nếu không có, sao có thể dạy được? Nếu cứ đòi dạy, hóa ra là dỏm sao? Nếu BS Hải mà cứ ‘dạy’ cho NCS ngành đo lường đánh giá giáo dục (thật ra ở chỗ tôi chỉ có học viên cao học chứ không có NCS, bác và bác Hải có phân biệt 2 từ này không ạ?) chẳng hóa ra bác ấy cũng lại muốn góp phần làm hỏng nền giáo dục này nữa hay sao? Theo lời của chính bác ấy thì bác ấy cũng đã góp tay tạo ra mấy GS, PGS dỏm rồi đó, giờ họ ngồi ở các vị trí lãnh đạo, bác ấy còn kêu ca gì nữa?

      Lẽ ra thì mọi việc chấm dứt từ sớm hơn, nhưng vì ngay từ đầu làm việc với tôi bác ấy đã có tạm ứng một số tiền mà bác ấy bảo là để giúp đỡ bạn bè, mà tôi thấy bác ấy cũng có thể cộng tác ở việc khác ví dụ như góp ý đề cương, viết bài ‘thời sự và suy nghĩ’ nên tôi vẫn tiếp tục mời bác ấy làm, cũng là để giúp bác ấy.

      Nếu bác ấy không thích làm nữa thì thôi, không nên đi lôi thư riêng, chuyện cũ ra diễn giải lung tung ở khắp mọi nơi như vậy.

      Nhưng mọi việc lớn nhỏ bác ấy làm, dù tôi dùng hay không dùng, có ích hay không có ích, tôi cũng tính kinh phí để trả và trừ hết vào phần tạm ứng rồi đấy bác ạ. Có lẽ cũng không ít lắm đâu so với kinh phí của TT tôi, nếu bác muốn biết xin hỏi bác Hải. Nhưng vì tôi cũng muốn giúp nên mới thế. Nếu bác ấy không thích làm nữa thì chấm dứt, không sao, nhưng chấm dứt rồi, nhận kinh phí rồi, lại cứ đem những việc cũ ra nói khắp nơi để nói xấu một người mà bác ấy từng cộng tác, dù người kia không nói gì mặc dù bác ấy có lẽ cũng “nhân vô thập toàn” như ai, thì việc ấy là như thế nào ạ?

      Mà cũng xin nói thêm về việc góp ý đề cương: các ngành xã hội nhân văn, đặc biệt là giáo dục thì càng nhiều ý kiến phản biện càng tốt, vì ai cũng có thể có ý kiến về giáo dục. Người làm nghiên cứu hoặc nhà quản lý đều phải lắng nghe. Bác và bác Hải có biết điều này không?

      Nếu bác ấy không rút lại lời nói là TT của tôi “lừa” và “lợi dụng” bác ấy thì tôi buộc lòng phải kiện đấy ạ, dù không muốn. Tôi muốn mọi việc được giải quyết ổn thỏa, vì thật ra công nợ còn chưa xong. Nếu tôi không giải quyết thì tôi không xứng đáng làm GĐ TT đâu bác ạ. Vì việc tôi gây ra (mời vội vã), chỉ vì tin tưởng BS Hải (giống như bác và nhiều người ở đây) mà thôi.

      Đấy, tất cả chỉ có thế. Tôi đã kiềm chế từ đầu đến giờ, nhưng bị ép quá phải nói ra. Vì dù sao tôi cũng xem bác là người quen, lại có tên tuổi thật, nên phải giải thích.

      Mọi việc tôi nói đều có chứng cứ, nếu BS Hải yêu cầu hoặc JIPV yêu cầu thì tôi sẽ đưa ra. Người khác yêu cầu, kể cả bác, thì tôi sẽ không đưa, vì không có lợi cho bác Hải đâu ạ.

      • thuyenan said

        Tôi đã theo dõi từ lâu thì thấy JIPV là nơi trao đổi khoa học nghiêm túc, lãnh đạo của tạp chí là những người làm khoa học thực sự. Nếu k phải thế thì một giáo sư tầm cỡ như bác Tuấn đã k viết bài ca ngợi: http://nguyenvantuan.net/education/3-edu/1044-journal-of-incompetent-professors-in-vietnam

        Tạp chí này đã từng đấu tay đôi về khoa học với các GS, PGS nên chắc hai bác Phương Anh và Hồ Hải không phải lo. Nên xem nơi đây là nơi giải quyết mâu thuẫn và hiểu nhau hơn.

        Tôi theo dõi bài này rất sát. Họ tranh luận với một PGS rất bày bản, tôi rất phục JIPV qua bài này

        (xóa dỏm vĩnh viễn) PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng – Trường Đại học Tây Nguyên: PGS.TS, Trưởng Bộ môn Sinh học thực vật, Giám đốc Trung tâm Sinh học

        Tôi nghĩ sự việc của hai bác đã đi xa rồi. Bây giờ chỉ còn một cách là làm rõ một lần thôi. Nếu không thì không ai trong hai bác có thể yên tâm được.

        Ngoài ra tôi lấy làm tiếc cho bác Anh. Sao bác lại tấn công về NCKH đối với JIPV trước. Bác quên NCKH là nghề của mấy bác JIPV sao? Dù bác k có ISI nhưng tôi thấy những tâm sự của bác hoàn toàn có thể được thông cảm. Thêm nữa, tôi thấy bác Anh có khái niệm về NCKH khác với nhiều nhà khoa học mà tôi đã đọc ở links này

        Phòng giáo dục thường xuyên

        http://tuanvannguyen.blogspot.com/2009/04/nao-la-nghien-cuu-khoa-hoc.html

        Những cái mà bác Anh gọi là NCKH thì theo tôi chỉ là những dịch vụ. Chắc cũng nên có thêm nhiều ý kiến.

        • thuyenan said

          Và bài này nữa:

          Những “thước đo” năng lực của một nhà khoa học

          http://tuanvannguyen.blogspot.com/2010/01/nhung-thuoc-o-nang-luc-cua-mot-nha-khoa.html

          Như tôi đã nói, những đề tài bác Anh làm thì tôi nghĩ là dịch vụ khoa học. Còn những bài bác đăng các tạp chí trường, tạp chí giáo dục,…. thì tôi nghĩ chỉ có giá trị “thông tin khoa học”. Khó có thể xem những bài đó là những công trình khoa học được, mặc dù GS dỏm đã lợi dụng điểm này để thăng tiến. Bác Anh chỉ là TS, chưa GS, PGS, nên nếu bác Anh k tranh luận điểm này thì chắc JIPV không “nhấn mạnh” ISI.

          Không biết những phát biểu của tôi có làm bác Anh giận không?

        • Bác Thuyenan,

          Tôi không có ý định tranh luận về NCKH ở đây, cũng chẳng nghĩ là tôi tấn công JIPV hoặc JIPV tấn công tôi về NCKH. Tôi đã nói ngay từ đầu tôi làm quản lý chuyên nghiệp, trừ một vài năm ở Khoa Ngữ văn Anh thì kiêm giảng dạy và quản lý khoa, nhưng từ 2000-2001 đã làm quản lý và ở nhiều vị trí khác nhau.

          Tôi vào đây là vì nghe bạn bè báo cho biết là có một vụ ‘ném đá’ dưới tên tôi ở đây, từ một người quen. Mà vụ này dai dẳng từ trước trên blog cá nhân của BS Hải rồi. Tôi không lạ, nhưng rất bất bình vì nó xảy ra trên một trang mà mọi người nhắc đến như là một nơi nghiêm túc lại có những cộng tác viên (?) hay thành viên (lúc đầu tôi nghĩ bác HH là thành viên vì thấy vài trao đổi giữa Inhaiha (tôi không nhớ rõ) với BS Hải bên blog của bác ấy.

          Còn việc bạn định nghĩa những ‘sản phẩm’ của tôi là gì thì thôi để cho mọi người bàn và kết luận vì đặt ra tiêu chí rồi đo là việc của mọi người, tôi không là thành viên, không tham gia tranh luận về việc NCKH. Tôi chưa bao giờ chứng minh tôi là GS xịn = có công bố ISI; còn nói làm nghiên cứu thì nghĩa của nó khá rộng đấy, tùy theo ngành nghề; chứ nếu không một người nghiên cứu về văn học cổ của VN, không có điều kiện đi học ở nước ngoài và cũng chẳng có nhu cầu, nhưng nghiên cứu thật, thì công bố ISI ở đâu? Đó là tình trạng của khối ngành XH-NV là nơi tôi xuất thân; mà không chỉ ở VN, các nước Đông Nam Á mà ĐHQG-HCM là một thành viên cũng có tình trạng đó. Có lẽ hôm nào tôi sẽ tìm hiểu thêm điều này và viết một chút.

          Nhưng tôi có cảm giác (chỉ là cảm giác thôi) mọi người ở đây mới đầu định nghĩa GS dỏm là người không có công bố ISI (tạm đồng ý), sau đó dần dần lấy ISI là chuẩn mực để đo tất cả các thứ, từ Tiến sĩ như tôi, làm quản lý, nhưng không có ISI thì cũng dỏm, rồi bất cứ ai nói đến NCKH mà không có ISI, hoặc không biết ISI, thì cũng dỏm? Hình như cách ứng xử này đang làm hẹp đi định nghĩa của khoa học kha khá đấy, bạn có nghĩ vậy không?

          Mà hình như tôi cũng không phải là người nhắc đến NCKH và ISI trước đâu. Ai đó trên diễn đàn này đã đem ISI ra để ‘hù’ tôi, nên tôi mới có mấy câu hỏi cho JIPV ngay từ đầu về việc một người làm quản lý chuyên nghiệp tại sao lại cần ISI, thì đã bị JIPV cho là ngụy biện rồi, bạn có thấy không?

          Còn chuyện của BS Hồ Hải với tôi thì vì bác ấy đã gây ra trên đây, nhiều người quen của tôi cũng trong giới các trường đại học đã vào đây và hỏi tôi, nên tôi mới phải xuất hiện ở đây để yêu cầu BS Hải đính chính. Nhất là vì hồi đầu tôi nghĩ BS Hải là thành viên của JIPV, nên mới ‘lôi’ JIPV vào trong trách nhiệm này.

          Tôi cũng đồng ý là khi tôi đã nói gần như hết ra như vậy rồi thì không cần xóa comment nữa, mà tôi đề nghị BS Hải hoặc đưa ra chứng cứ phản bác, hoặc đính chính công khai. Nếu không thì tôi sẽ tìm cách khác và không làm phiền đến JIPV nữa.

          Dù sao cũng cám ơn mọi người quan tâm, và cám ơn JIPV theo dõi đến giờ.

          Tôi vẫn chờ những phản hồi của BS Hải.

          • thuyenan said

            ==============
            Nhưng tôi có cảm giác (chỉ là cảm giác thôi) mọi người ở đây mới đầu định nghĩa GS dỏm là người không có công bố ISI (tạm đồng ý), sau đó dần dần lấy ISI là chuẩn mực để đo tất cả các thứ, từ Tiến sĩ như tôi, làm quản lý, nhưng không có ISI thì cũng dỏm, rồi bất cứ ai nói đến NCKH mà không có ISI, hoặc không biết ISI, thì cũng dỏm? Hình như cách ứng xử này đang làm hẹp đi định nghĩa của khoa học kha khá đấy, bạn có nghĩ vậy không?
            ================

            Hình như k đúng hoàn toàn bác ạ. Tôi thấy JIPV k có khái niệm TS dỏm theo chuẩn ISI. Bác xem lại đi. Đâu phải luận án nào cũng có ISI đâu và đâu phải ai lấy xong TS rồi thì theo nghiệp NC đâu.

            Không biết tôi đã đọc hết hay chưa? Thật sự tôi chưa thấy JIPV kết luận bác là TS dỏm. Và hình như JIPV k dùng ISI để xét tất cả những người KHXH, tôi thấy chỉ dành cho những trường hợp đặc biệt thôi.

            Tôi thấy JIPV rất qúy hai bác mà vì link tới blogs của hai bác đã được JIPV liên kết, có blog của GS Tuấn,…

            Tôi k nghĩ bác Hải là thành viên của JIPV, vì ban bệ của JIPV theo tôi biết thì phải là những “sát thủ” ISI (tôi nói vui thôi). Rất có thể bác Hải có tham gia trao đổi về trường dỏm. Ngơài ban bệ chính thức như “Viện trưởng, trưởng phòng” thì mọi người đều được ý kiến mà bác. Như PGS Nguyễn Anh Dũng bị JIPV phong rất dỏm lâu rồi, nay ông ấy có bài ISI dạng top nên ông ấy phản biện JIPV và được xoá dỏm, rồi còn được công bố xếp hạng tạp chí (k phải ai cũng có thể biết được),…. khen ngợi,… Tôi thấy rất nghiêm túc và thú vị. Nếu bác bảo PGS Dũng là thành viên của JIPV thì đâu có được.

            Nói gì thì nói tôi vẫn muốn đọc những tâm sự của bác. Tôi nghĩ đó còn là tâm sự của rất nhiều người.

          • thuyenan said

            Bác Anh đọc một đọan bình luận của JIPV thì thấy họ cũng công nhận luận án TS có khi k có công bố gì cả, nhưng phải làm ở các cơ sở mạnh quốc tế:

            Bàn thêm: Với 3 công trình đồng tác giả trên, rất khó để tác giả viết một luận án tiến sĩ chất lượng, tác giả phải chứng tỏ được mình làm trong đó. Tuy nhiên, nếu tác giả giỏi tiếng anh thì có thể xin học bổng sang các cơ sở đào tạo mạnh của quốc tế, khi đó tác giả có thể bảo vệ một luân án tiến sĩ không cần công bố quốc tế. Xin chúc anh Dũng thành công khi có ước mơ bảo vệ một luận án tiến sĩ chất lượng.

            GS dỏm cấp 3 và phản cảm Nguyễn Lân Dũng: “GS.TS”, nhà giáo ưu tú, đại biểu quốc hội, chuyên gia cao cấp Đại Học QG Hà Nội, có nghi vấn chống lại hoạt động cải tổ KHVN của Qũy NAFOSTED – cản trở khoa học phát triển, chưa hiểu thế nào là một công trình khoa học nghiêm túc

      • Trích Quy chế đào tạo SĐH của ĐHQG Hà Nội (nơi TTKT&ĐGCLĐT đang liên kết)

        Điều 25. Giảng viên sau đại học
        1. Giảng viên SĐH là những người giảng dạy, phụ giảng (hướng dẫn thực nghiệm, bài tập, thảo luận) các môn học thuộc chương trình bồi dưỡng SĐH, chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, hướng dẫn luận văn thạc sĩ hoặc luận án tiến sĩ.
        2. Giảng viên SĐH phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
        […]
        Có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên chương trình bồi dưỡng SĐH và phụ giảng chương trình đào tạo thạc sĩ;có bằng tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư đối với giảng viên giảng dạy lí thuyết các môn học của chương trình đào tạo thạc sĩ, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.

    • Nói thêm với Thuyenan,

      Có lẽ có một sự nhầm lẫn. Khi tôi nói “sản phẩm khoa học” là tôi muốn nói đến những “sản phẩm” mà BS Hải nói là đã làm cho tôi, một Tiến sĩ dỏm định lợi dụng bác ấy để … kiếm chác tên tuổi, hình như bác ấy hàm ý thế, mà bác ấy đã đưa link ra làm minh chứng cho việc “thỉnh giảng ở ĐHQG”.

      Vì những bài đó thậm chí thông tin vẫn còn có những sai lạc về dữ kiện (như có thể thấy qua nhiều bài viết của BS Hải trên blog) nên tôi mới nói đến sự thất vọng của tôi. Vì nói gì thì nói, nếu ngay cả dữ kiện còn sai thì còn nói gì đến khoa học nữa! Phải nói như thế, là vì BS Hải đang lớn lối rằng tôi là Tiến sĩ dỏm, chẳng biết gì, ‘học trò’ của ông ấy mà không xứng đáng, chẳng hiểu biết gì cả nên ông ấy bỏ đi vì không muốn bị lợi dụng tiếp, và đã bị bọn tôi lừa? Làm sao tôi có thể chấp nhận?

      Thái độ không nói ra của tôi thì bây giờ các bạn hiểu rồi, phải không? Không có lợi cho BS Hải, vì tôi không có ý định làm mọi việc tệ thêm. Và cũng tôn trọng sự trân trọng của JIPV cho BS Hải trong việc hô hào đánh phá trường dỏm, theo đúng mục tiêu của các bạn. Tôi vào đây với một mục đích duy nhất là yêu cầu BS Hải đính chính và JIPV không ‘tiếp tay’, do hồi đầu tôi nghĩ BS là một thành viên trong ban bệ nào đấy (bác ấy xuất hiện rất nhiều, nói rất lớn lối).

      Sau đó mới có chuyện mọi người đòi kiểm tra “sản phẩm khoa học” của tôi, trong khi ngay từ đầu tôi đã khẳng định tôi làm quản lý và không hề lớn lối dạy đời về khoa học ở bất cứ nơi đâu, chỉ nói về những vấn đề quản lý, về một số vấn đề kỹ thuật của đo lường đánh giá, dạy ngoại ngữ, vv, hoặc các kết quả khảo sát (à mà những khảo sát đó nếu chịu khó có thì giờ viết bằng tiếng Anh, theo dõi và công bố thì tôi tin là tôi có khả năng làm được đấy nếu có điều kiện, nhưng chẳng để làm gì vì mất khá nhiều thời gian để làm việc khác của tôi, vì tôi đã xác định không làm GS, PGS, nhất định không làm theo kiểu VN để khỏi bị đánh đồng trong đám dỏm đúng nghĩa (tôi vẫn thừa nhận là có chứ tôi không hề bênh). Vì vậy mới có sự bực mình, và tôi mới trả lời ở đâu đó là “muốn hiểu sao thì hiểu”.

      Sau đó do các bạn JIPV có thái độ hòa nhã và muốn nghe, nên tôi nói thêm về chính mình theo những điều họ yêu cầu. Nhằm 2 mục tiêu: (1) tôi có TS thật (điều này mà còn phải chứng minh sao? Gửi thư yêu cầu xác minh ở La Trobe chắc cũng được đấy!), và tôi nói thật; (2) vì vậy, điều tôi đòi hỏi BS Hải đính chính là hợp lý.

      Nói thêm: tại sao các bạn lại đòi một TS học từ năm 1994-1996 và về VN làm trong khu vực nhà nước, làm quản lý, mà lại có điều kiện công bố ISI như những người đang học nước ngoài vào năm 2010, hoặc mới xong TS và về dạy ở những trường lớn như Đại học quốc tế thuộc ĐHQG, nơi người ta mời giáo sư về hưu của nước ngoài (đa số Việt kiều) về dạy và thưởng thêm tiền để viết bài công bố ISI, hình như 1000 USD/bài, ngoài lương khoảng 3000 USD/tháng, nhỉ? Bất công ngay trong cùng một ĐHQG, mà chưa biết ai năng lực hơn ai, đóng góp hơn ai?

      Tôi không sính bằng cấp, không sính ngoại; những gì tôi nói, kể cả trên báo và trên blog, là thật. Ai đó hiểu sao thì tôi cũng không có thời gian để quan tâm, vì thực sự bận vừa công việc vừa gia đình. Việc các bạn làm cũng có ích, nhưng xã hội là đa dạng, không thể lấy một thước mà đo, vì như thế là nguy hiểm, tạo thành phong trào (các trường mua người có khả năng viết bài công bố ISI để chứng tỏ mình có đẳng cấp quốc tế; việc này xảy ra ở TQ và VN cũng có vẻ đang bắt đầu).

      Vì vậy, tôi có một góp ý: nếu làm cái gì mà quá khích về một hướng thì sẽ có sự đối phó. Trong giáo dục người ta nói đến negative và positive reinforcement, trong đó negative reinforcement thì nên tránh vì sẽ có tác dụng ngược, còn positive reinforcement thì mới lâu bền. Cách các bạn làm – liệu pháp shock – tôi không ủng hộ lắm, vì thước đo khá hạn hẹp. Tôi không nói vì tôi đâu, chỉ là góp ý tôi, nếu các bạn muốn nghe.

      À mà GS Tuấn thì cũng có lòng, và tôi cũng tin là có tài, có đức, tôi đã gặp, nhưng đâu thể phán hết về mọi thứ mà mọi người đều tin như thánh thế nhỉ? Ai có chuyên môn của người đó chứ? Về việc đo đạc về chất lượng, về năng lực khoa học, có lẽ tôi cũng có biết đấy, sâu hơn GS Tuấn, vì ông chỉ nói theo kinh nghiệm (rất nhiều, tất nhiên), còn tôi cũng có học một chút, training kha khá trong quá trình làm việc, và cọ sát với nó hằng ngày mà! Nhưng muốn nói gì thì cũng phải thận trọng, vả lại ở một nơi như thế này hình như người ta không dễ chấp nhận ý kiến khác vì tin là mình đã có chân lý trong tay rồi? Đấy là cảm nhận thôi …

      Tôi tâm sự hơi dài rồi, sorry bạn phải nghe. Dù sao cũng mong nó có ích: suy nghĩ thật của một người đang làm thật, và một Tiến sĩ không dỏm, hy vọng các bạn nghĩ thế?

      Cám ơn các bạn.

  40. La Khanh Linh said

    Kính gởi bác ts.VU THI PHUONG ANH.
    Xin trích nguyên văn câu bác đã nói:
    “À, thì ra là bạn hỏi về “sản phẩm khoa học” của tôi.
    Nguyên tắc của tôi: Không phải ai hỏi gì mình cũng phải trả lời. Và cũng không đưa thông tin về mình ở những nơi công cộng mà không có mục tiêu. Đặc biệt là ở diễn đàn “ảo” với những con người với tên tuổi “ảo”

    Nhưng nếu bạn cho tôi biết tên tuổi thật của bạn, nơi công tác, và mục tiêu cần biết các “sản phẩm khoa học” của tôi, bạn cứ gửi thư về cơ quan tôi. Bạn có thể tìm thấy địa chỉ trên trang web của TT. Hoặc gửi lên blog ncgdvn.blogspot.com, tự giới thiệu và cho tôi những thông tin mà tôi có thể kiểm tra, tôi sẽ trả lời cho bạn”Khi bác nói rằng đây là diễn đàn “ảo” với những con người với tên tuổi “ảo” thì tính pháp lý ở đâu mà bác đòi kiện tụng?
    Rât mong được bác trả lời trên diễn đàn này.
    Tôi không rành về luât pháp,xin các bạn biết luật đóng góp.
    Chân thành cam ơn

  41. drtreo said

    @VTPA:
    Tôi , PA, BS HIO62 HẢI cùng ở độ tuổi U 50t? OK
    thời trung học và ĐH lúc bấy giờ chưa có máy vi tính như bây giờ, OK?
    Sau này bọn mình mới học thêm. OK?
    Ngưới dạy mình gọi là gì? Thầy ? ok?
    Tôi khi học ĐH mấy năm liền sinh viên tiên tiến, nói như vậy xhac81 BS HẢI biết tôi muốn nói gì rồi
    Khi đó tôi đủ tiêu chuẩ thi intern doctor ở năm thứ 5
    tôi vẩn không thi
    bây giờ tôi học xong sau ĐH , mỗi kì thi 1/2 lớp thi lại
    Đến giờ chót khi tốt nghiệp duy nhất 1 mình tôi không bị thi lại môn nào
    Nhưng theo tôi đã học thì là trò, dạy là thầy
    Chị này cùng tuổi không học ĐH chỉ học nghề ở ĐHKHTN
    Dạy vi tính cho tôi, tôi thi chứng chỉ ở trường D8HKHTN
    Nay chi ấy về SG có dạy vi tính online.
    VẤN ĐỀ ĐẶT RA:
    học NCKH mà học lóm thì học để làm gì?
    Phải chẳng chỉ lợi dụng kẻ khác kiếm tiền dự án?
    Nói hoài mà không hiểu
    tôi học BS HẢI nhiều điều
    Tôi chỉ học ở PA chỉ có 1 điều: sống phải trung thực và phải thật thà(dù PA kg hề dạy tôi)
    Có như vậy cho dù “kẻ thù” họ cũng phải thương mình
    Khi người ta thương thì chuyện gì cũng được . OK?
    Mọi người nghĩ sao về những điều tôi nói?

  42. drtreo said

    cùng một vấn đề nói qua cũng mình, nói lại cũng mình
    Vậy ai sẽ tin mình nữa
    Chẳn hạn một người khen người kia vắng mặt thật đáo để
    Sau một thời gian lại chê hết lòi
    Thì ngươi đang nói thuộc loại nào? cùng nhóm? OK?

  43. drtreo said

    Hãy đóng không cho comment nữa quản trị ơi! không lẽ nơi đây là bải rác?

  44. onlooker said

    @TS Vũ Thị Phương Anh

    Tôi đã đọc qua những gì bà tâm sự. Tôi thông cảm cho bà. Tôi có cảm tình với sự nhã nhặn và từ tốn của bà. Nhưng tôi có cảm giác trong cái nhã nhặn và từ tốn đó vẫn chất chứa một sự quanh co và có lúc ngạo mạn.

    Tôi e rằng những tâm sự của bà TS vẫn không thể biện minh được sự yếu kém của bà. Tiêu chuẩn công bố ISI đã có rất lâu, từ những năm trong thập kỷ 1980. Tôi biết rằng trong khoa học xã hội tiêu chuẩn ISI không nặng như khoa học tự nhiên, nhưng điều này không có nghĩa khoa học xã hội không cần công bố ISI. Bà TS có thể được cấp bằng TS dù không có bài ISI nào, nhưng cái học vị của bà rất khác với một người TS cùng ngành và có công bố ISI. Làm xong TS mà không có bài báo ISI nói lên đẳng cấp của thầy cô của bà một phần, nhưng cũng nói lên đẳng cấp của bà. Đẳng cấp là ở đó.

    Những bài proceeding trong hội nghị khoa học, thưa bà, chẳng có giá trị gì trong khoa học xã hội cả. Đó chỉ là những bài để cho bà đi tham dự hội nghị để trước là biết chút ít về văn hóa khoa học, làm quen với người trong ngành và sau là đi du lịch. Những bài ở trong nước hay book chapter gì đó cũng chẳng có ý nghĩa gì, vì không có peer review. Khoa học khác với phi khoa học ở chỗ peer review.

    Việc bà làm quản lý không thể biện minh được trong 15 năm qua bà không công bố được một công trình nghiên cứu nào. Không ai đòi hỏi, mà bà TS phải biết rằng bà cần phải có nghiên cứu và có nghiên cứu thì phải công bố trên tạp chí có peer review. Bà nói rằng bà biết về kiểm định chất lượng giáo dục, bà làm cố vấn cho lãnh đạo, mà không dựa vào nghiên cứu thực tiễn thì cố vấn của bà có giá trị gì? Một lần nữa, sự việc này nói lên cái tầm của bà.

    Ngay cả việc bà mời ông BS giảng dạy hay “hướng dẫn” nói theo ngôn ngữ của bà về thống kê xác suất cũng nói lên cái tầm của bà đến đâu. Bà nói rằng bà làm về survey research mà không biết phân tích thống kê dù là sơ đẳng để phải mời một ông BS về hướng dẫn làm tôi rất ngạc nhiên. Tôi có trong tay bản tin của trung tâm bà (số 1/2010) và đã đọc qua bài của ông BS. Tôi không phải là người cùng ngành, nhưng chỉ đọc qua bài “thời sự và suy nghĩ” đó tôi cũng thấy nhiều sai sót về dữ liệu và thể hiện sự yếu kém trong lý luận. Ví dụ như ông viết rằng Việt Nam có 450 trường đại học là một sai lầm rất hiển nhiên, vậy mà bà cũng để in một cách vô tư!

    Bà nói rằng bà từng học về “đo đạc về chất lượng, về năng lực khoa học, có lẽ tôi cũng có biết đấy, sâu hơn GS Tuấn”. Tôi cũng tin như thế, vì bà là chuyên gia, hay tự xưng là “chuyên gia”. Nhưng ai cũng có thể nói như bà rất dễ dàng. Tôi cũng có thể nói tôi hiểu sâu hơn bà về survey reearch. Nhưng tôi không có gì để chứng minh cho lời nói của tôi thì tôi là một tên hề. Bà hãy chứng minh rằng bà hiểu sâu hơn người ta về chất lượng giáo dục rồi hãy so sánh. Tôi thì nghi ngờ khả năng của bà TS rồi. Công trình ISI bà không hiểu, tiêu chuẩn promotion bà chẳng thông, bà chưa bao giờ có một công trình nghiên cứu nghiêm túc, mà ngồi vào cái ghế “kiểm định chất lượng đào tạo”. Thế có phải là tai họa cho nền giáo dục không?

    Tôi e rằng qua những nhận xét trên, bà có lẽ cũng phải nhìn lại mình để thấy rằng bà đã ngồi lầm chỗ quá lâu.

    Onlooker

    • Bác Onlooker,

      Vì JIPV quyết định để lại trang này để mọi người học hỏi, mà trong đó thì có nhiều chỗ nói về tôi, nên nếu tôi không phản hồi sẽ có những hiểu lầm. Vì vậy, xin được phản hồi chỗ này, dù bác đã viết cách đây mấy ngày rồi. Tôi nghĩ, lúc ấy bác có ít nhiều ác cảm với tôi nên nói nặng quá.

      Tôi e rằng qua những nhận xét trên, bà có lẽ cũng phải nhìn lại mình để thấy rằng bà đã ngồi lầm chỗ quá lâu.

      Tôi xin nói lại: tôi bị làm công việc hiện nay, và tôi đã làm hết sức và hết trách nhiệm, dù trái ngành. Ngành đào tạo của tôi là trắc nghiệm ngôn ngữ, hay kiểm tra đánh giá năng lực ngôn ngữ.

      Tôi không bao giờ vỗ ngực là chuyên gia về “kiểm định”. TT của tôi cũng không làm “kiểm định”, không có từ kiểm định trong tên gọi, mà là “Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo”, trong đó, phần đánh giá chất lượng là làm công tác tổ chức việc đánh giá các đoàn, còn việc đánh giá là thành viên của đoàn. Và vì biết là VN đa số là ‘dỏm’, nên tôi đã tham mưu cho ĐHQG-HCM tham gia đánh giá theo chuẩn của AUN để được các đồng nghiệp trong khu vực đánh giá. Kết quả đó được đồng nghiệp quyết định chứ không phải TT của tôi, nên bác không lo sự tai họa cho nền giáo dục nước nhà đâu ạ.

      Còn câu bà bác bảo tôi ngồi nhầm chỗ ấy, tôi cũng đồng ý. Tôi không “tham quyền cố vị” đâu bác ạ, mà thực sự đã từ chức (chức hiện nay) 2 lần rồi, lần cuối là tháng 10/2009 (cách đây gần 1 năm). Tôi đang nói với tên thật, làm việc ở cơ quan có thật, và tôi nghĩ ở đây có nhiều người biết tôi, nên bác có thể kiểm tra được điều này nếu bác muốn.

      Với tất cả sự kính trọng,

      • TVMINH said

        Tôi nghĩ chị Phương Anh bị dính vào “NCKH nghiêm túc” nên mới bị những chỉ trích như thế. Tình hình NCKH của VN là chung như thế, chớ không phải chỉ mình nơi chị. Nhiều nơi người ta chẳng cần nói, chẳng cần giải thích, chỉ làm càn. Hy vọng mọi thứ sẽ dần dần tốt hơn lên.

  45. TuaVan said

    Chị TS nói như luật sư, trong email rõ ràng là chị mởi BS Hải giảng bài, chứ không phải làm 1 seminar. Chỉ hãy thành thật trả lời.

    Còn việc trưng văn bảng là phải có tiêu chuẫn master này nọ thì vứt đi, đó là giấy tờ. Trong email chị “ca” BS Hải về nên chị mời BS dạy, nếu không ca như thế BS Hải chắc không rãnh để dạy, nhưng có lẽ chị thất vọng vì BS Hải dạy theo kiểu Y học và chị thì thấy không thích hợp.

    Như vậy chị GD 1 trung tâm kiểm định Giáo dục cả miền Nam mà không biết quản lý (sai lầm mời BS Hải như chị thừa nhận giảng bài trái chuyên môn), và để cả 1 trung tâm không ai biết NCKH là gì, và không ai biết phân tích thống kê là gì, như vậy thì BS nhận xét trình độ của chị theo cảm nghỉ của BS Hải là không SAI.

    1 trung tâm cần nghiên cứu nghiêm chỉnh về GD nước nhà bằng định lượng cụ thể, khi ấy thì tiếng nói của chị trên mặt báo mới hơn BS Hải, còn bây giờ xin thưa có lẽ mọi người vẫn tin BS Hải hơn cho tới khi có 1 chuyên gia nghiên cứu thật sự.

    • Bạn TuaVan,

      Tôi xin phản hồi một vài ý kiến của bạn. Xin trích dẫn:

      Như vậy chị GD 1 trung tâm kiểm định Giáo dục cả miền Nam mà không biết quản lý (sai lầm mời BS Hải như chị thừa nhận giảng bài trái chuyên môn), và để cả 1 trung tâm không ai biết NCKH là gì, và không ai biết phân tích thống kê là gì, như vậy thì BS nhận xét trình độ của chị theo cảm nghỉ của BS Hải là không SAI.

      1 trung tâm cần nghiên cứu nghiêm chỉnh về GD nước nhà bằng định lượng cụ thể, khi ấy thì tiếng nói của chị trên mặt báo mới hơn BS Hải, còn bây giờ xin thưa có lẽ mọi người vẫn tin BS Hải hơn cho tới khi có 1 chuyên gia nghiên cứu thật sự.

      Hai chỗ in đậm ở trên là hoàn toàn không đúng, ở nhiều điểm:

      1. TT của tôi không làm kiểm định. Hiện nay cả nước chỉ có một Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục được quyền làm kiểm định mà thôi. Hiện nay Bộ đang có kế hoạch thành lập các tổ chức kiểm định tư nhân theo kiểu Mỹ, nhưng cá nhân tôi phản đối vì chưa thể làm được nếu chưa chuẩn bị về chính sách và điều kiện tốt hơn hiện nay.

      2. TT của tôi chỉ làm cho ĐHQG mà thôi, chứ ai cho làm cho cả miền Nam?

      3. Tôi không để cho chuyên viên của tôi bị như vậy, vì 2 lẽ: tôi chỉ mới làm GĐ hơn 2 năm mà thôi; và thực tế ở VN là như thế này: Nhà nước thấy cần làm gì thì ra một quy định để áp đặt, các đơn vị bèn thành lập một đơn vị có cái tên như thế, rồi bổ nhiệm một người mà họ nghĩ là phù hợp để làm Giám đốc, cho mấy biên chế theo mức lương mà tôi đã tả ở trong một comment nào đó (3 triệu/tháng), rồi thì mình phải tự xoay sở, cố gắng làm sao sống được thì sống.

      Và trong điều kiện như vậy, tôi đã cố gắng làm hết mức!

      Nếu bạn muốn hiểu chức năng của TT tôi là như thế nào thì bạn có thể so sánh nó với Office for Institutional Research ở Mỹ. Tôi chỉ nói giống về chức năng thôi ạ, chứ không giống về bất kỳ cái gì khác, đặc biệt là cơ sở vật chất, mức đầu tư về con người, lương bổng, số liệu. Và research trong institutional research cũng không giống như các bạn thường hiểu ở đây đâu ạ.

      Đây là một link dẫn đến http://ir.wsu.edu/.

      2.

  46. Hien Thao said

    Tôi theo dõi cuộc tranh luận này và rất khâm phục ý kiến của Onlooker. Nội công thâm hậu. Tâm phục khẩu phục. Tôi học được nhiều từ cuộc tranh luận này, dù là “học ké”. Xin cảm ơn.

  47. La Khanh Linh said

    Kính gơi bà TS Vu Thi Phuong Anh.
    Bà là người thật,bằng thật,nghề thật,việc thật,làm việc ở một trường đại học thật?
    Nếu đúng như vậy thì bà đả bị SUCKED IN(tôi tin bà hiểu và thấm thía cho cái chử suck in này) vào coi infinity.Bà đa lảnh hậu quả cho trò chơi mà bà tự nguyện.
    Nếu bà la một nhân vật “ảo” như hầu hết mọi người thì tôi không bàn nữa.
    Xin bà trả lời .Cam ơn

    • onlooker said

      Bài viết “hàn lâm”?

      Mấy hôm nay đọc qua JIPV tôi đã biết loáng thoáng về sự hợp tác giữa ông BS và bà TS ở ĐHQGTPHCM. Tôi tìm ngay một “bản tin Trung tâm Khảo thí & Đánh giá Chất lượng Đào tạo” để biết sự việc. Bản tin do bà TS làm “tổng biên tập” cùng một danh sách 14 người khác với đủ thứ bằng cấp thạc sĩ, tiến sĩ tham gia. Trong số danh sách cộng tác viên có cả ông BS. Nếu chỉ nhìn qua danh sách những người học cao như thế ai cũng nghĩ đây là bản tin có chất lượng. Nhưng như người ta nói đừng bao giờ đánh giá tạp chí qua cái bìa, Bản tin của bà TS có nhiều hạt sạn lắm.

      Những hạt sạn về cách hành văn, chính tả, lạm dùng tu từ … đầy rẫy trong 22 trang giấy. Ví dụ: lúc thì viết là “Hoa Kỳ”, nhưng ngay dưới đó vài hàng thì viết là “Hoa Kì”, bài dịch không đề nguồn gốc, cộng với những rhetoric như <> làm tôi phân vân không hiểu tác giả đang viết tiểu thuyết hay học thuật luận? Ngay từ dòng đầu của Bản tin đã viết sai tên. Bản tin viết “ASEAN University National – AUN” đọc lên đã thấy buồn cười. University National là gi? Thật ra, trong thực tế thì chỉ có “ASEAN University Network” (AUN). Chất lượng văn chương của bà TS là thế?

      Thành phần ban biên tập và hứa hẹn của họ tạo ấn tượng rằng bạn đọc sẽ có một nội dung tốt. Họ hứa hẹn rằng “Bản tin … gồm những bài viết của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục”. Nhưng Bản tin số 1/2010 chỉ có 2 bài, một bài dịch “Toàn cầu hóa, xếp hạng quốc tế và mô hình Hoa Kì: một cái nhìn lại” và một bài của tác giả Hồ Văn Hải “Một vài suy nghĩ về mục tiêu giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2020” trong mục “Thời sự & Suy nghĩ”. Tôi đoán tác giả chính là ông BS. Trong entry này, tôi chỉ bàn qua bài của ông BS, vì ông cho đó là một bài mang tính học thuật, hàn lâm. Tuy nhiên bà TS cho rằng bài đó không mang tính học thuật và cũng chẳng hàn lâm. Vậy ai đúng?

      Có nhiều điểm tôi thấy còn lấn cấn trong bài của ông BS. Vấn đề nội dung và cấu trúc logic là vấn đề lớn vì nguyên bài viết không có những “support statements”. Phải đọc đến gần cuối mới biết mục đích bài viết là gì. Nhưng đọc xong cũng chẳng hiểu! Bài viết cũng chẳng có tài liệu tham khảo, vốn không thể thiếu được cho một bài viết học thuật. Ngoài ra, còn có 2 điểm nổi cộm mà tôi thấy cần phải bàn thêm như sau.

      Điểm thứ nhất là cách hiểu của ông về xếp hạng đại học. Ông viết rằng chủ yếu có 3 loại xếp hạng: “Loại thứ nhất dành cho đại học nghiên cứu (ví dụ: bảng xếp hạng của Đại học Giao thông Thượng Hải). Loại thứ 2 tập trung vào chất lượng giảng dạy và danh tiếng của trường (ví dụ: bảng xếp hạng của THES). Loại thứ 3 đo lường sự hiện diện của trường đại học trên mạng điện tử (ví dụ: bảng xếp hạng của Webometrics)”.

      Tôi e rằng cách hiểu này không ổn. Không phải là “loại” xếp hạng, mà là “tiêu chí” xếp hạng. Tất cả các tổ chức xếp hạng không phân biệt “đại học nghiên cứu” hay đại học “giảng dạy”. Đã là “đại học” đúng nghĩa thì phải vừa đào tạo (chứ không phải giảng dạy) và nghiên cứu khoa học. Cùng là một đại học, nhưng có tổ chức xếp vào hạng 1, có tổ chức xếp vào hạng 10, vì mỗi tổ chức dùng tiêu chí xếp hạng khác nhau. Trung tâm xếp hạng của ĐH Giao thông Thượng hải đặt nặng tiêu chí giải Nobel và giải Field hơn là đào tạo. Nhưng THES thì củ yếu dựa vào đánh giá của đồng nghiệp để đánh giá xếp hạng (chứ không phải “giảng dạy”). Bởi thế, tôi nghĩ các hiểu của ông BS về các bảng xếp hạng chưa chính xác.

      Điểm thứ hai là ông đưa nhiều con số mang tính xác định nhưng không đề nguồn. Ví dụ như ông viết rằng “Đầu tiên là trong số 8.000 trường đại học trên thế giới thì chiếm gần một nửa”. Chú ý câu văn không chuẩn. Theo tôi hiểu ông viết rằng “Mỹ chiếm gần một nửa”. Nhưng vấn đề ở đây là dựa vào cơ sở nào mà ông khẳng định con số tròn trĩnh 8.000 đại học trên thế giới? Cơ sở nào để ông BS nói rằng Mỹ có gần 4.000 trường đại học? Theo tôi thì chẳng có cơ sở nào cả.

      Tôi tò mò google thì thấy một trang web nói rằng theo International Journal of Scientometrics, infometrics and bibliometrics, trên thế giới có 17036 trường đại học. Họ còn cho trang web http://www.webometrics.info/methodology.html nhưng tôi không thể kiểm tra độ tin cậy của con số này. Tuy nhiên, con số này cũng cao hơn 2 lần con số của ông BS.

      Mỹ có bao nhiêu đại học? Câu hỏi này khó trả lời, bởi vì Mỹ có hệ 2 năm (cao đẳng cộng đồng) và 4 năm (đại học). Tôi tra trang web thống kê giáo dục của Mỹ thì thấy năm 2009, có 2.719 trường đại học và 1.690 trường cao đẳng cộng đồng. Như vậy, tôi nghĩ con số 4.000 của ông cũng không đúng.

      Ông viết “dù ở bảng xếp hạng nào thì trong 100 hạng đầu của các trường đại học trên thế giới, các trường đại học Mỹ chiếm khoảng 40%”. Một lần nữa ông không cho chứng cứ, không dẫn nguồn. Thật ra, theo phân tích của ĐH Giao thông Thượng hải thì trong số đại học top 100 trên thế giới, Mỹ chiếm 54 trường (54%), còn nếu tính top 500 thì đại học Mỹ chiếm khoảng 31%. Nguồn ở đây: http://www.arwu.org/ARWUAnalysis2010.jsp. Một lần nữa ông lại viết sai.

      Chẳng những sai về con số đại học của Mỹ, tôi thấy ông cũng sai về con số thống kê giáo dục Việt Nam. Ông cho biết “Chúng ta có gần 87 triệu dân và hơn 450 trường đại học” và “mỗi năm chúng ta có hơn 220.000 sinh viên ra lò”, nhưng cũng không đề nguồn. Theo thống kê của Bộ GDĐT, Việt Nam ta có 160 trường đại học, 120 trường công lập và 40 tư thục. Cũng theo thống kê của Bộ GDĐT, năm 2007-2008, có 152.272 sinh viên tốt nghiệp. Do đó, những con số của ông BS đưa ra đều sai.

      Chẳng những sai về fact, ông còn rất “vô tư” trong những so sánh. Ví dụ, ở một đoạn ông viết đúng rằng nếu so sánh giáo dục đại học của Mỹ và Việt Nam thì sẽ rất “khập khiễng”, ấy thế mà ngay trong đoạn văn phía dưới ông viết “Nước Mỹ sinh sau đẻ muộn, chỉ cần hai thế kỷ, họ đã vươn mình đứng dậy, thành cường quốc số 1 thế giới. Họ làm được sao ta không làm được”. Ông tự mình mâu thuẫn. Còn nhiều câu văn “rất vui”, rất rhetoric trong bài viết mà ông cho là “hàn lâm”.

      Mới đây, ông BS đặt câu hỏi “Vì ISI không phải là duy nhất để đánh giá về khoa học của một cá nhân nào. Vấn đề là ISI có đủ tầm để đánh giá hết tất cả các tạp chí chuyên ngành không”. Tôi e rằng ông nhầm lẫn vấn đề nữa. ISI có dịch vụ đánh giá cá nhân đấy, nhưng phải là những cá nhân xuất chúng. Thử nhìn qua trang http://www.isihighlycited.com thì biết. Trong danh sách nhà khoa học “highly cited” có ít nhất là một Việt kiều đấy. Còn ông hỏi ISI có đủ tầm để đánh giá các tạp chí chuyên môn hay không thì lại là một câu hỏi không nên có, và nó chứng tỏ ông không biết ISI. Xin nói cho ông rõ, ISI là trung tâm phân tích bài báo khoa học toàn cầu. Các tạp chí khoa học được ISI đưa vào danh sách là một “phần thưởng” và xem như là được công nhận. Bởi thế, phân tích của ISI được các trung tâm xếp hạng đại học dùng. Không có tạp chí nào của VN được đưa vào ISI. Có lẽ theo cách hỏi của ông, ISI không đủ khả năng đánh giá tạp chí của Việt Nam?

      Ông BS tự hào rằng bài viết của ông là “hàn lâm”. Nhưng dựa vào cơ sở thực tế trên tôi vừa trình bày, tôi đồng ý với bà TS rằng bài viết của ông BS chẳng mang tính học thuật và hai chữ “hàn lâm” còn quá xa để ông BS có thể với tay tới. Tôi cũng nói thêm rằng Bản tin của bà TS có quá nhiều hạt sạn.

      Onlooker

      • TuaVan said

        Đúng là bác nào nói Onlook thật là nội công thâm hậu! xin bái phục, bài này của Onlook còn hàn lâm hơn BS Hải, và hơn hẳn bà TS, hiểu rõ giáo dục VN hơn ai hết. Bà GD nên mời bác này về giảng bài thì hay hơn.

        1 Việt kiều có nhiều citation là vị này? không phải GS Tuần?

        http://hcr3.isiknowledge.com/author.cgi?&link1=Browse&link2=Results&id=4648

      • giaosudom4 said

        Bài viết của bác Onlooker thật xuất sắc, đúng là rừng càng già càng rậm, càng âm u mà. hahaha.

      • chim_nhon said

        Bài viết của bác Onlooker mới đúng là hàn lâm. Quá tuyệt! Chắc không ai “bẻ” được rồi. Thanks!

      • Vuhuy said


        Gửi bác Onlooker:

        Thay mặt JIPV và IASFS, tôi xin chân thành cảm ơn những bài phản biện công phu và sâu sắc của bác.

        Vuhuy, phục trách IASFS của JIPV.

      • giaosudom4 said

        Mới xem kỹ lại bài viết của bác và của BS Hồ Hải thì bác Onlooker nhận xét về con số 4000 của BS Hồ Hải không chính xác. Thật ra, BS Hồ Hải viết là hơn 4000, cụ thể ở đoạn này:

        “trong hơn 4.000 trường đại học của Mỹ thì có 3.864 trường được công nhận bởi tổ chức College Board”
        Tuy nhiên BS Hồ Hải lại không có dẫn nguồn con số 4000 ở đâu ra.
        http://bshohai.blogspot.com/2010/05/mot-vai-suy-nghi-ve-muc-tieu-giao-duc.html

        Một điểm nữa là bác Onlooker viện dẫn theo thống kê của bộ GD ĐT thì lại không thấy bác dẫn nguồn ở điểm này vì vậy trong khi mình không dẫn nguồn mà lại bắt bẻ người khác không dẫn nguồn thì e rằng nó kỳ kỳ!

        • chim_nhon said

          Một điểm nữa là bác Onlooker viện dẫn theo thống kê của bộ GD ĐT thì lại không thấy bác dẫn nguồn ở điểm này vì vậy trong khi mình không dẫn nguồn mà lại bắt bẻ người khác không dẫn nguồn thì e rằng nó kỳ kỳ!

          Bản gốc:

          Theo thống kê của Bộ GDĐT, Việt Nam ta có 160 trường đại học, 120 trường công lập và 40 tư thục. Cũng theo thống kê của Bộ GDĐT, năm 2007-2008, có 152.272 sinh viên tốt nghiệp. Do đó, những con số của ông BS đưa ra đều sai.

          Nguồn: http://bsngoc.wordpress.com/2010/09/16/l%e1%ba%a1i-ban-lu%e1%ba%adn-v%e1%bb%81-isi-va-khoa-h%e1%bb%8dc/

          Comment: Có link đó thôi. Bài viết thế là quá công phu, quá tốt rồi.

      • Bác Onlooker,

        Cám ơn bác đã đọc và nhặt sạn trong bản tin của TT của tôi.

        Tôi xin có đôi điều phản hồi:

        1. Những lỗi chính tả, sai sót trong số liệu, hoặc nhầm AUN thành ASEAN University National, tất cả là lỗi của tôi vì tôi chịu trách nhiệm bản tin đó.

        2. Bản tin đó có một danh sách dài, nhưng chỉ có TT tôi tự nguyện thực hiện và không được cấp kinh phí. Và nó cũng không công bố ở đâu mà lưu hành nội bộ, thực hiện chức năng cung cấp thông tin về giáo dục đại học đến mọi người. Những người khác đồng ý để tên (trong danh sách cộng tác viên) là những người ủng hộ việc làm, đồng ý vào mailing list để nhận bản tin và hứa sẽ góp ý cho bản tin cũng như gửi bài viết, nhưng chưa ai gửi bài nào (ngoài BS Hải là người đồng ý phụ trách mục Thời sự và suy nghĩ – nay đã chấm dứt).

        3. Bản đầu tiên ra có nhiều lỗi do tôi ít quan tâm mà các em ở TT vẫn phải cho ra mắt cho kịp kế hoạch; bản tin số 2 nếu bác đọc thì hy vọng nó khá hơn một chút.

        4. Mong bác hiểu là với điều kiện hạn hẹp như tôi đang làm thì bản tin đó đã là một nỗ lực rất lớn rồi. Tôi làm để cho các em tập tành viết lách, nếu chưa viết được thì đọc, chọn dịch vv về những gì bên ngoài đang nói về những vấn đề mà ĐHQG và ngành GD đang quan tâm. Xin bác lưu tâm tiếp: trung tâm tôi chủ yếu làm hành chính và tham mưu cho lãnh đạo (tôi đồng ý là nếu không nghiên cứu, trong đầu không có gì thì tham mưu làm sao, nhưng với điều kiện như tôi đã tả thì xin bác đừng lấy chuẩn mực quốc tế ra để đánh giá nhé).

        Một lần nữa cám ơn bác.

  48. vuninh said

    20:01 Ngày 15 tháng 9 năm 2010
    BS Hồ Hải nói… (trên blog của BS)

    Dear Inhainha,
    Tớ đã nói rồi sự tích cực của JIPV là tớ công nhận. Nhưng với trình độ kém như các bạn bên JIPV qua theo dõi thì tớ thấy JIPV không đủ tầm để đánh giá người khác. Hiểu không? Vì ISI không phải là duy nhất để đánh giá về khoa học của một cá nhân nào. Vấn đề là ISI có đủ tầm để đánh giá hết tất cả các tạp chí chuyên ngành không?

    Các bạn đưa ra tiêu chí là ISI nhưng các bạn không đưa ra tên danh sách những tạp chí chuyên ngành nào mà ISI đánh giá là được họ đưa vào công nhận. Đó là lổ hổng lớn mà các bạn chưa đủ hiểu biết để thuyết phục mọi người tôn trọng JIPV. Nên JIPV khó lòng tồn tại một cách chính danh và được nhiều người ủng hộ.

    Chỉ có điều tớ không muốn gây với các bạn JIPV mà thôi. Làm việc khoa học là phải có một cái tầm hiểu biết không chỉ sâu mà còn rộng nữa. Nếu kiến thức chỉ đừng ở hiểu biết của một người mới còn đi học mà đi đánh giá người khác là bật thầy thì đó là sai hòan tòan.

    Tớ xin ví dụ: Hùynh Văn Ngãi là một TS Tóan thực sự được cụ Hòang Tụy nễ phục. Hằng năm các trường ĐH ở Pháp mời sang giảng dạy 4 tháng/năm. Nếu HVN không có khả năng thì người ta mời dạy làm gì? Chính vì thế HVN không thèm quan tâm ngồi chung với đám hủi và vẫn nhận đồng lương 2 triệu VNĐ/tháng, nhưng vận sống trên thiên hạ, hiểu không? Còn việc Inhainha bảo là thương binh liệt sĩ là sao?

    Muốn người ta tôn trọng mình, trước tiên mình phải biết tôn trọng mình bằng sự thể hiện được khả năng hiểu biết, tầm của thời đại và tâm của một người vì cộng đồng, chứ không phải cực đoan và phủ định sạch trơn với chỉ một dúm kiến thức nhỏ nhoi của mình.

    • giaosudom4 said

      Nếu BS Hồ Hải có nhận xét tiêu cực về JIPV cũng chỉ vì BS Hồ Hải không hiểu hết về công việc của JIPV, không hiểu về ISI, nhưng điều quan trọng là BS Hồ Hải cũng hiểu về mục đích của JIPV khi lập ra JIPV. Điều đó cũng là đáng quý rồi. Chủ trương của JIPV là không tranh luận trên JIPV với những cá nhân không hiểu ISI nên đề nghị các bác không bình luận về bài post của BS Hải liên quan đến JIPV.

    • Vuhuy said

      Trong đây có giới thiệu danh sách ISI: SCI, SCIE (xem hai đường links tới ISI). Bác nào rãnh thì bẻ BS Hải dùm cái. Ông k nên tự hạ thấp uy tín của mình như thế.

      Trung tâm Hỏi và đáp

      Thông tin đầy đủ như thế, ông chưa đọc mà ông lại tố JIPV thì tôi có quyền nghi ngờ những gì ông viết. Lẽ ra, ông nên hỏi ban quản trị của JIPV “chứng cứ đâu” trước khi phê bình người khác. Tôi thấy bác admin có vẽ rất qúy ông ấy, nhưng ông ấy “đụng vào” JIPV theo kiểu này thì theo tôi là nguy to.

      Vuhuy, phụ trách IASFS

    • trungquan said

      @BS Hồ Hải: Muốn người khác tôn trọng nên muốn nói gì thì nói bất kể đúng sai phải không? Kể cả không biết cũng nói luôn đúng không? Không hiểu trình độ khoa học của người khác thì quay ra chửi người ta kém đúng không? Đó là văn hóa? KHÔNG! Đó là chứng bệnh chung của nhiều người trong xã hội của chúng ta, k ít trong số đó là quan chức. Chắc cũng nên cảm ơn Bs Hồ Hải đã cho mọi người thấy được bệnh của ông. Tôi nghĩ bệnh này không có khả năng chữa! Hiện tại ông có thể trị bệnh cho người khác nhưng bệnh của ông thì chắc ông thể trị được!

      Không biết ISI không có gì khó xử đâu! Trình độ đại học làm sao biết được, ngay cả TS còn chưa biết, kể cả GS, PGS còn có khi chưa biết. Con cá trong ao tù thì biết nước biển là gì?

      Chỉ những người có NCKH đúng nghĩa thì mới biết và qúy trọng ISI như thế nào. Còn những người chỉ học để nâng cao kiến thức, suy nghĩ để hiểu vấn đề được rõ hơn mà gọi là NCKH thì đúng là không biết mình là ai!

      Không biết ông có biết câu, đại khái: học là là xóa ganh giới giữa cái chưa biết và cái đã biết trong phạm vi một con người, nhưng nghiên cứu là xóa cái ganh giới đó của nhân loại.

      Khi nào ông hiểu được ý nghĩa câu này thì hãy bàn về NCKH. Chứ hiện tại thì việc ông có thể làm là hô hào với một vài diễn viên phụ họa trên blog ông thôi.

      Tôi mới đọc blog ông, diễn viên của ông mang một trang nghiêm chỉnh đi so sánh với một trang web sex. Đó chính là cái văn hóa của ông đấy: xúm vào một ao và hò hét, bất kể bên ngoài biển rộng bao la ra sao.

      Cảm nghĩ người đi đường.

      trungquan

  49. drtreo said

    mãi đền bây giờ tôi còn nhớ BS NGÔ VĂN LONG hiện là PGĐ BVĐK TÂY NINH(Cha mẹ ở quận 4 TP HCM)
    Ông nói:” hãy mĩm cười, không nên nói gì, người ta sẽ không biết mình nghĩ gì, hay biết gì VỀ MÌNH?”

  50. La Khanh Linh said

    Kinh goi TS Vu Thi Phuong Anh
    Khi TS nhận biết và viết “diễn đàn “ảo” với những con người với tên tuổi “ảo” thì mọi việc đã quá muộn màng với con người thật(?) của TS!
    Ông BS Hồ Hải là con người thật,việc thật(?) mà TS biết rỏ.Ông ta rất khôn khéo,thông minh,hiêu biêt luât pháp.Ông ta xư dụng cái không gian mà TS cho là “ảo” để tranh luận với TS không tiết lời! Ông ta không bao giờ xư dụng blog cá nhân ông để tranh luân kiêu này(và bây giờ ông ta cao bay xa chạy,chăng thèm tranh luân chi nữa cho phí sức).Tiếp theo đó là nhưng ngươi khác nhảy vào…Họ biết TS nhưng TS không biết họ.
    Nêu TS bị kỹ luật về trò chơi “ảo” này thì quả thật đau lòng.Báo chí sẽ lơi dụng làm rùm beng.
    Rất mong đưọc TS trả lời

Bình luận về bài viết này