Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam

Journal of Incompetent Professors in Vietnam – JIPV

Phòng tranh luận khoa học cộng đồng

Posted by giaosudom trên Tháng Chín 7, 2010

Ban lãnh đạo


Trưởng phòng: Editor Onlooker

Phó phòng: Editor Chim_nhon, kiêm Viện trưởng Viện Vinh Danh Nhà Khoa Học

*****************************

Quy định

Nội dung phù hợp với Quy định của JIPV. Những nội dung liên quan đến GS, PGS dỏm không được tranh luận ở Phòng này.

*****************************

Nội dung

  • Thông tin về trường dỏm, bằng dỏm

  • Thế nào là NCKH

  • Công bố ISI

  • …………………………………….

*****************************

Thông báo

  • Tính đến ngày 4/12/2010, Phòng tranh luận có 908 commentsđược chấp nhận. Để tiện theo dõi, 50 mục được tách ra thành một trang. Để đọc comments đầu tiên, Độc giả lick vào đây.

Những tranh luận đáng chú ý

*****************************

Danh sách những nicks đã bị đưa vào spams

Tèo đã nói

Tháng Chín 26, 2010 lúc 5:35 chiều e

Giaosudom@: Nick bác đã bị đưa vào spam. Giaosudom không có thời gian đùa giởn với bác, sẽ không có bất cứ giải quyết gì liên quan đến việc nick bác bị đưa vào spam. Mong bác thông cảm.

****************

la khanh linh đã nói

Tháng Chín 20, 2010 lúc 11:56 sáng e

Giaosudom@: JIPV không bàn về dân chủ vì Quy định không cho phép. JIPV không chấp nhận bất cứ phản hồi nào của tác giả liên quan việc JIPV xóa comment này. Nick này đã bị đưa vào danh sách spam. Mong tác giả thông cảm.

****************

drtreo đã nói

Tháng Chín 17, 2010 lúc 11:39 chiều

Giaosudom@: DrTreo đã mất quyền comments theo đề nghị của Trưởng phòng và theo những gì đã diễn ra. Việc dùng nick khác thì comments vẫn bị đưa vào spam. Mọi trao đổi với Tạp chí (nếu có) xin gửi qua email.

@DrTreo: Tôi có gì mà yên tâm với không yên tâm hả bác? Bác đã 2 lần đe dọa chúng tôi. Lần trước bác đem cái chức năng bác sĩ của bác ra dọa “tai nạn” rồi sẽ biết, lần này bác đe dọa … méc cấp trên. Cái đe dọa thứ nhất cho chúng tôi thấy bác là một kẻ sẵn sàng dùng thiên chức của mình để hại người vì lý do cá nhân. Tiếng Việt ta có chữ “đồ tể”. Cái đe dọa thứ hai của bác cho thấy bác có tính nết của … trẻ con. Nó nhỏ mọn lắm bác à. Cố gắng làm người lớn đi nhé! Ở đây bàn chuyện nghiêm túc, chứ không phải là nơi để bác đe dọa người khác.

Tôi đã đọc kỹ những comments của bác. Tôi chẳng thấy có ý gì cả. Tiếng Việt thì bác chưa rành, mà đã học thói khoe khoang loại tiếng Anh bồi của bác. Bác không tôn trọng tiếng Việt. Muốn vào phòng này thì phải nói chuyện đàng hoàng, đâu ra đó, có trước có sau, chứ không phải linh tinh hay đe dọa được.

Xét qua những “tội” trên của bác, tôi với tư cách trưởng phòng dề nghị Admin cấm bác DrTreo không cho vào phòng này nói chuyện nữa.

Onlooker

****************

****************************************************************

**********************************************

*************************************

1 222 bình luận to “Phòng tranh luận khoa học cộng đồng”

  1. Tèo said

    TS Phương Anh cố lên, the Christian Science Monitor ca ngợi Giáo dục VN là con hổ giáo dục ở châu Á http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/Phan-tich/2010/09/3BA20AA8/

    • Lại nồ đấy! Báo chí thì tùy bài, phải cẩn thận! Thử so sánh giáo dục của VN với Thái Lan, Mã Lai,…. xem. Lúc nào cũng con hổ, con này con kia,… nhưng vẫn ì ra đó, có khi ngày càng tệ hơn. Bác Tèo chơi bài “khẩu hiệu” rồi – “cố lên”. Tôi đã gợi ý cho bà ấy tổ chức nhóm nghiên cứu chuyên nghiệp,…., nhưng bà ấy “thanks”, và tôi nghĩ là xong rồi đó. Nói NCKH thì nhiều người nồ, ngay cả người thật sự chưa hiểu đúng NCKH là gì. Khi hỏi cụ thể: làm gì, công bố cái gì, công trình công bố ở đâu, bài ISI nào,…. thì mới biết là hỏng từ A-Z.

      • BaBeo said

        Bác Tạp chí Blogger dỏm VN ơi,

        Giả dụ nếu bà ấy có định làm gì thì vì bà ấy yếu kém mà, chắc sẽ không nhanh, mà lại còn đói nữa, phải lo kiếm sống đã chứ, nên chỉ mới vài ngày (chắc là hơn 1 tuần) mà bác đã nghĩ là phải có kết quả gì rồi sao?

        Nếu thế thì VN sắp thành con hổ giáo dục của châu Á thật rồi bác ạ.

    • Onlooker said

      Tôi có cảm giác bài đó quảng bá cho VGU thì đúng hơn. Thật là ngây thơ nếu chúng ta tin vào bài đó để nghĩ rằng chúng ta đã là “con hổ”! Đừng bao giờ nghe những lời khen của người ngoài, hãy tự nhìn mình và tự so sánh thì sẽ thấy. Tôi nghĩ bác Tạp chí Blogger Dỏm nói rất đúng. Nếu so với Thái Lan hay Mã Lai thì chúng ta chả là cái đinh gì. Phải khiêm tốn.
      Onlooker

    • BaBeo said

      Nếu các bạn đọc kỹ bài gốc bằng tiếng Anh thì sẽ thấy bản dịch tiếng Việt rất không chính xác, thậm chí sai, và cắt xén vô tội vạ để phục vụ lập luận của người viết bài.

      Chỉ riêng cái tựa, và phần đầu (giới thiệu) của bài viết tiếng Anh, cũng đã đủ cho thấy sự mỉa mai của tác giả gốc trên CSM. Tôi xin đưa lên đây ý kiến mà tôi đã viết ở nơi khác:

      Asia’s next economic tiger? Hint: it’s not India or China

      Vietnam is building up its universities in an effort to join economic tigers Taiwan and South Korea. Roadblock: hidebound university practices.

      Nếu tôi mà dịch đoạn trên, thì tôi sẽ dịch như thế này:

      Đố biết con hổ kinh tế mới ở Châu Á là ai? Nhắc chút: Không phải Ấn Độ hay Trung Quốc đâu

      Việt Nam đang xây dựng các trường đại học của mình trong nỗ lực tham gia vào đội ngũ các con hổ kinh tế là Đài Loan và Hàn Quốc. Trở ngại: cách điều hành “hủ lậu” tại các trường đại học.

      Các bạn chú ý từ “hidebound”; từ này nghĩa rất nặng, có thể nói là sỉ nhục. Định nghĩa tiếng Anh của “hidebound”: “hide” là bộ da thú, còn “bound” (quá khứ phân từ của bind) là trói chặt, bó chặt. Hidebound nghĩa đen là bị bọc trong bộ da (chật hẹp). Phần giải thích nghĩa của từ hidebound, lấy ở đây, có thể xem dưới đây:

      hide·bound
      adj.
      1. Stubbornly prejudiced, narrow-minded, or inflexible.
      2. Having abnormally dry, stiff skin that adheres closely to the underlying flesh. Used of domestic animals such as cattle.
      3. Having the bark so contracted and unyielding as to hinder growth. Used of trees.

      The American Heritage® Dictionary of the English Language, Fourth Edition copyright ©2000 by Houghton Mifflin Company. Updated in 2009. Published by Houghton Mifflin Company. All rights reserved

      Vài giòng xin trao đổi với các bạn.

  2. Onlooker said

    Bàn về tình trạng khoa học VN, SGTT có một loạt 3 bài đáng đọc. Đọc xong chúng ta sẽ biết tại sao khoa học nước ta còn quá tệ. Có những trường hợp cụ thể rất đáng suy ngẫm. Đọc xong tôi chợt nhớ câu của Tú Xương (hay ai đó) “Cái [khoa] học ngày nay đã hỏng rồi.

    http://sgtt.vn/Khoa-giao/129433/Ky-1-Lang-phi.html

    http://sgtt.vn/Khoa-giao/129592/Ky-2-Khong-hieu-qua.html

    http://sgtt.vn/Khoa-giao/129717/Ky-cuoi-Thieu-dong-bo.html

    Onlooker

    • Tuan Ngoc@ said

      Tác giả của loạt bài là “TS Trần Nam Dũng, giảng viên khoa toán – tin, đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM”. Như thế là dân Toán.

      Tôi đồng ý là hoàn cảnh của ta còn khó khăn và cần phải thay đổi cơ chế cho khoa học, xóa dỏm,…. Nhưng hiện tại không phải là làm không làm khoa học nghiêm túc được, nhất là ngành Toán. Vì thế theo tôi là loạt bài viết đó quá nhiều sạn. Các bác thử nhìn lại danh sách xem https://giaosudom.wordpress.com/vi%E1%BB%87n-vinh-danh-nha-khoa-h%E1%BB%8Dc/. Tôi thấy khoa học tự nhiên chiếm đa số.

      Tôi có nghe việc “đi buôn” của nhiều vị có học hàm học vị, và do đó mà không thể làm khoa học nghiêm túc. Bài viết có đề cập đến nhiều TS Toán, chắc việc này nên nhờ bác Hội Toán học cho “cái nhìn toàn diện” xem sao?

    • Hội Toán học said

      Cảm ơn bác đã nhắc đến tôi. Vì anh Dũng là người cùng ngành nên nếu tôi nói nhiều quá thì e rằng mọi người bảo tôi “lợi dụng JIPV để tấn công cá nhân”. Nhưng do bác yêu cầu nên tôi chỉ nêu một vài chi tiết để chứng tỏ anh Trần Nam Dũng là người thiếu thông tin. Tuy nhiên, những khó khăn trong NCKH thì đó là chủ đề chung, mọi người đã bàn nhiều. Và tôi chia sẽ với anh, nhưng không đồng ý với nhiều thông tin anh nêu.

      1/ Quan điểm của tôi: Đừng nghe những gì tiến sĩ nói, hãy xem những gì tiến sĩ làm. Do anh là TS, nên tôi xin được kiểm tra track record của anh:

      MathScinet (26/9/2010): 04

      MR1317304 (96h:17041) Chan Nam Zung Simple $Z_2$-graded Lie algebras. (Russian) Mat. Sb. 185 (1994), no. 12, 143–156; translation in Russian Acad. Sci. Sb. Math. 83 (1995), no. 2, 553–564 17B70
      PDF Doc Del Clipboard Journal Article
      MR1274656 (95f:17020) Chan Nam Zung Derivations of exceptional simple Lie algebras over a field of characteristic $3$. (Russian) Vestnik Moskov. Univ. Ser. I Mat. Mekh. 1993, , no. 4, 21–26, 94; translation in Moscow Univ. Math. Bull. 48 (1993), no. 4, 20–24 (Reviewer: Aleksandr Panov) 17B50 (17B40)
      PDF Doc Del Clipboard Journal Article
      MR1293697 (95f:17005) Chan Nam Zung Two classes of simple Lie algebras over a field of characteristic $3$. (Russian) Vestnik Moskov. Univ. Ser. I Mat. Mekh. 1992, , no. 2, 12–15, 111; translation in Moscow Univ. Math. Bull. 47 (1992), no. 2, 12–15 (Reviewer: Sen Qiu) 17B05 (17B50)
      PDF Doc Del Clipboard Journal Article
      MR1064280 (91e:17006) Chan Nam Zung Finite-dimensional Lie algebras that can be decomposed into a sum of two nilpotent subalgebras. (Russian) Vestnik Moskov. Univ. Ser. I Mat. Mekh. 1990, , no. 1, 41–44, 105; translation in Moscow Univ. Math. Bull. 45 (1990), no. 1, 41–43 (Reviewer: Zi-Xin Hou) 17B30 (17B05)
      PDF Doc Del Clipboard Journal Article

      ISI (26/9/2010): 01

      1. Title: Simple Z(2)-graded Lie algebras
      Author(s): Zung CN
      Source: RUSSIAN ACADEMY OF SCIENCES SBORNIK MATHEMATICS Volume: 83 Issue: 2 Pages: 553-564 Published: 1995
      Times Cited: 0
      ulrichsweb.com (TM) from R.R. Bowker

      Tôi nghĩ ngay thời điểm anh bảo vệ TS, anh là một TS giỏi. Nhưng về NCKH thì trong 15 năm qua, anh chưa làm được gì cả. Do đó, tôi cảm thấy k “an tâm” khi đọc những thông tin anh viết liên quan đến NCKH (như đã nói KHÓ KHĂN thì tôi hoàn toàn chia sẽ).

      Tôi xin bổ sung thêm: Theo thông tin tôi biết thì anh Dũng là người luyện thi có tiếng ở TPHCM, anh phụ trách toán-tin của Khoá Toán – ĐHKHTN TPHCM nhưng anh lại giữ một vị trí quan trọng trong một công ty kinh doanh bên ngoài.

      2/ Ít nhất một nhân vật anh nêu ” đã khẳng định mình”, nhưng lại là một “láy buôn”, một người gian dối:

      Cách chức viện trưởng Viện Cơ học ứng dụng của ông Bùi Tá Long

      (NLĐ) – Ngày 17-7-2002, giáo sư – viện sĩ Đặng Vũ Minh, Giám đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia – được sự đồng ý của Thủ tướng Phan Văn Khải – đã chính thức ký Quyết định số 947/KHCNQG thi hành kỷ luật cách chức viện trưởng Viện Cơ học ứng dụng của ông Bùi Tá Long vì ông Long đã có những khuyết điểm và sai phạm nghiêm trọng trong quá trình lãnh đạo Viện Cơ học ứng dụng.

      Ông Bùi Tá Long phải hoàn thành công việc bàn giao trước ngày 31-7-2002.

      Y. Thy

      http://maivang.nld.com.vn/75405p0c1002/cach-chuc-vien-truong-vien-co-hoc-ung-dung-cua-ong-bui-ta-long.htm

      Thế nhưng người này lại

      Từng là một viện trưởng khi còn rất trẻ của viện Cơ học ứng dụng, năm 2002 do bất hoà nội bộ, anh bỗng chốc bị giáng chức làm dân thường, lúc ấy anh có sốc nhiều không?

      Hồi đó, bị “đánh” tới tấp, quả thật tôi rất buồn, có những lúc cô độc không chịu nổi. Nhưng sâu thẳm trong tâm hồn, tôi vẫn vui, vì nhờ thế, tôi lại được làm chuyên môn, điều mà tôi cho là thích hợp với tôi nhất. Ngay thời điểm đó tôi vẫn tin những gì mình đã và đang làm cho khoa học sẽ được ứng dụng. Trong thâm tâm, chưa bao giờ tôi hồ nghi những điều tốt tôi đã làm. Hơn nữa, sau khi bị xuống làm “dân thường”, tôi lại nhận được lời mời đi dạy ở nhiều trường đại học trong cả nước về mô hình hoá và tin học môi trường.

      http://sgtt.vn/Loi-song/Gia-tri-song/127776/Song-bang-noi-luc-cua-chinh-minh.html

      http://www.khoamoitruonghue.edu.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=69

      Cùng là SGTT đăng về ông BTL và loạt bài của TND!

      BTL’s track record:

      MathScinet: 3

      MR1368104 (96k:47019) Bui Ta Long On quadratic bundles of operators, connected with stability problems. T\d ap chí Toán H\d oc J. Math. 22 (1994), no. 1-2, 55–70. (Reviewer: Vyacheslav N. Pivovarchik) 47A56 (47N20 73D30 73H99)
      PDF Doc Del Clipboard Journal Article
      MR1029739 (90k:47029) Buĭ Ta Long Eigenvalues of quadratic operator pencils that are connected with problems of stability. (Russian) Vestnik Moskov. Univ. Ser. I Mat. Mekh. 1989, , no. 3, 74–76; translation in Moscow Univ. Math. Bull. 44 (1989), no. 3, 77–80 (Reviewer: L. Rodman) 47A56 (47A10)
      PDF Doc Del Clipboard Journal Article
      MR0913273 (89b:46045) Buĭ ta Long A constant in an embedding theorem. (Russian) Vestnik Moskov. Univ. Ser. I Mat. Mekh. 1987, no. 5, 84–87. (Reviewer: G. Wildenhain) 46E35 (35D05)

      ISI: 0

      3/ Để anh Trần Nam Dũng có thêm thông tin, tôi xin nêu một vài TS Toán để anh tham khảo, xem ở VN có làm nghiên cứu Toán học được không? Tôi chỉ tra MathScinet để anh có thể nhìn rõ vấn đề hơn (ISI chắc ít hơn):

      3.1. TS Cung The Anh, ĐHSP HN

      * MR Author ID: 733725
      * Earliest Indexed Publication: 2004
      * Total Publications: 18
      * Total Citations: 13
      * Also published as: Anh, Cung The
      3.2. NCS Ngo Quoc Anh, ĐHKHTN HN, đang làm NCS ở Sin

      * MR Author ID: 772719
      * Earliest Indexed Publication: 2006
      * Total Publications: 22
      * Total Citations: 15

      3.3. TS Nguyen Thanh Long, ĐHKHTN TPHCM (cùng khoa với anh)

      * MR Author ID: 236577
      * Earliest Indexed Publication: 1986
      * Total Publications: 75
      * Total Citations: 185

      3.4. TS Lam Quoc Anh, ĐH Cần Thơ, (vùng sâu, xa so với anh)

      * MR Author ID: 735906
      * Earliest Indexed Publication: 2004
      * Total Publications: 14
      * Total Citations: 58

      3.5. TS Mai Duc Thanh, ĐHQT TPHCM

      * MR Author ID: 602567
      * Earliest Indexed Publication: 1995
      * Total Publications: 20
      * Total Citations: 83

      3.6. TS Pham Huu Anh Ngoc, ĐHQT TPHCM

      * MR Author ID: 658402
      * Earliest Indexed Publication: 1998
      * Total Publications: 36
      * Total Citations: 133

      ………..(anh Trần Nam Dũng muốn biết nữa không?)

      ………………

      Bấy nhiêu đó cũng cho thấy anh Trần Nam Dũng nắm bắt thông tin như thế nào rồi. Do đó, tôi k thích phân tích nêu thêm sạn trong loạt bài của anh. Nói ít mong anh hiểu nhiều. Anh k nên nêu tên những láy buôn có mác TS trong bài viết của anh.

      Kết luận: Khó khăn của khoa học Việt Nam thì nhiều người đã biết. Nhưng giải pháp nào để khắc phục, vượt qua những khó khăn đó thì mọi người cũng đã bàn nhiều. Mong sao những người có trách nhiệm có những hành động kịp thời. Những “sự thật” mà anh TS Trần Nam Dũng nêu thật ra là một hình thức nguỵ biện cho sự yếu kém của anh và bạn bè của anh. Hiện tại, làm khoa học nghiêm túc ở Việt Nam không phải dễ, nhưng không phải là làm không được. Mong anh TS Trần Nam Dũng và bạn bè của anh suy nghĩ cho cẩn thận trước khi dùng báo chí để nguỵ biện.

  3. Thành lập Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương

    http://www.baomoi.com/Home/DaoTao/baodientu.chinhphu.vn/Thanh-lap-Truong-Dai-hoc-Kinh-te–Ky-thuat-Binh-Duong/4898209.epi
    ————————————

    Mới đọc tin như thế. Lại nâng cấp, lại những người quản lí trường trung cấp quản lí đào tạo đại học và có khi là sau đại học, lại…..

    Tôi rất băn khoăn về cái phong trào thành lập đại học kiểu như thế này. Lấy bọ khung thấp, kém để áp vào một bậc cao thì theo tôi là hỏng. Nếu trường cao đẳng, trung cấp là dạng quốc tế (hiểu đúng nghĩa) thì còn hy vọng. Hiện nay có trường cao đẳng, trung cấp như thế chưa? Tôi chưa nghe.

    Các bác nghĩ gì về phong trào này?

    (rồi thì lại có Phòng NCKH thuộc trường XYZ,…. nhưng chỉ toàn NCKH hời, chả hiểu NCKH là gì,…)

  4. inhainha said

    Trường có ông hiệu trưởng PGS rất dỏm Hồ Đắc Lộc ăn theo GS. Ngô Bảo Châu trơ trẽn quá:
    http://www.hutech.edu.vn/homepage/index.php/component/content/article/34-tin-dao-tao/317-giang-vien-hutech-va-dai-hoi-quoc-te-cac-nha-toan-hoc-2010.html

    “Sự góp mặt của TS. Toán học Nguyễn An Khương hiện đang công tác tại Khoa Khoa học cơ bản của Trường tại một hội nghị học thuật uy tín hàng đầu thế giới là sự khẳng định cho thương hiệu của HUTECH đang ngày càng chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm “chuẩn đầu ra” cho sinh viên đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội.” 🙂

    • Hội Toán học said

      Tại khán phòng ở Hyderabad (Ấn Độ) nơi diễn ra Đại hội quốc tế các nhà toán học, rộn ràng tiếng vỗ tay khi tên của GS.Ngô Bảo Châu được xướng lên là một trong bốn nhà toán học giành giải Fields, ở đó hòa chung niềm vui của khoảng hai mươi nhà toán học Việt Nam hiện diện trực tiếp có một giảng viên đến từ Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM (HUTECH) – TS Toán học Nguyễn An Khương. Sự có mặt của đại diện từ HUTECH không chỉ là niềm vinh dự của riêng TS. Nguyễn An Khương mà còn là của HUTECH – nơi đang đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

      Được biết, để có thể tham dự Đại hội quốc tế các nhà toán học năm 2010, Tiến sĩ Nguyễn An Khương đã nhận được thư mời và tài trợ kinh phí từ Hội Toán học Thế giới.

      Sự góp mặt của TS. Toán học Nguyễn An Khương hiện đang công tác tại Khoa Khoa học cơ bản của Trường tại một hội nghị học thuật uy tín hàng đầu thế giới là sự khẳng định cho thương hiệu của HUTECH đang ngày càng chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm “chuẩn đầu ra” cho sinh viên đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội.
      * Vài thông tin về TS. Nguyễn An Khương

      – Trước khi là giảng viên HUTECH, TS. Nguyễn An Khương là Trưởng Bộ môn Đại số và Hình học, Khoa Toán, ĐH Quy Nhơn.

      – Tháng 3.2010 là giảng viên của HUTECH.

      * Một số thành tích cá nhân:

      – Học bổng khuyến khích tài năng trẻ báo Tiền phong 2001.

      – Giải thưởng của Viện Toán dành cho sinh viên cao học đạt thành tích xuất sắc 2001-2002.

      – Học bổng Diploma Sau Đại học ngành Toán, ICTP, Ý, 2003-2004

      – Học bổng Uppo Emmius cho nghiên cứu sinh tiến sĩ, Đại học Tổng hợp Groningen, Hà Lan, 2004-2008.

      – Thành viên chủ chốt của đề tài “Một số hướng chọn lọc Giải tích Toán học và ứng dụng” Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia, 2009-2011.

      http://www.hutech.edu.vn/homepage/index.php/component/content/article/34-tin-dao-tao/317-giang-vien-hutech-va-dai-hoi-quoc-te-cac-nha-toan-hoc-2010.html

      MathScinet:

      MR2591189 Nguyen, K. A.; van der Put, M. Solving linear differential equations. Pure Appl. Math. Q. 6 (2010), no. 1, Special Issue: In honor of John Tate. Part 2, 173–208. (Reviewer: Andreas Arvanitoyeorgos) 17B10 (12H05 17B45 20G05 34M15 34M50)
      PDF Doc Del Clipboard Journal Article
      MR2499920 (2010a:34095) Nguyen, An Khuong On $d$-solvability for linear differential equations. J. Symbolic Comput. 44 (2009), no. 5, 421–434. (Reviewer: Markus Rosenkranz) 34C20 (12H05 34A30)
      PDF Doc Del Clipboard Journal Article
      MR2489331 (2010a:20097) Nguyen, K. A.; van der Put, M.; Top, J. Algebraic subgroups of ${\rm GL}_2(\Bbb C)$. Indag. Math. (N.S.) 19 (2008), no. 2, 287–297. (Reviewer: Alessandro Ruzzi) 20G20
      PDF Doc Del Clipboard Journal Article

      ISI:

      1. Title: Solving Linear Differential Equations
      Author(s): Nguyen KA, van der Put M
      Source: PURE AND APPLIED MATHEMATICS QUARTERLY Volume: 6 Issue: 1 Pages: 173-208 Published: 2010
      Times Cited: 1
      ulrichsweb.com (TM) from R.R. Bowker
      2. Title: Algebraic subgroups of GL(2)(C)
      Author(s): Nguyen KA, van der Put M, Top J
      Source: INDAGATIONES MATHEMATICAE-NEW SERIES Volume: 19 Issue: 2 Pages: 287-297 Published: JUN 2008
      Times Cited: 0
      View full text from the publisher

      ====================================

      “Được biết, để có thể tham dự Đại hội quốc tế các nhà toán học năm 2010, Tiến sĩ Nguyễn An Khương đã nhận được thư mời và tài trợ kinh phí từ Hội Toán học Thế giới”:

      1/ Đi hội nghị mà k có thư mời thì đi ăn mài sao?

      2/ ICM2010 tài trợ một phần kinh phí cho các nước phát triển. Những người từ những nước phát triển được tài trợ thì mới có ý nghĩa (ban tổ chức, báo cáo mời, báo cáo đăng kí, panel discussion,…)

      Financial Support

      Financial support will be available for participation in ICM2010 under various programs: Travel support will be available from IMU for a number of mathematicians from developing and economically disadvantaged countries from around the world, other than India (click here for more details). Local hospitality will be provided by the organizers to all the awardees. Travel support and local hospitality will be available from the organizers …
      http://www.icm2010.in/?s=support&submit.x=0&submit.y=0&submit=Search

      3/ Đi tham dự: nghe ngóng, thu thập thông tin nghiên cứu, tiếp xúc đồng nghiệp uy tín quốc tế, đi chơi, đi thưởng ngoạn, chụp hình, đi cho có đi, đi lấy tiếng,…

      Kết luận: có người từ Việt Nam đi dự ICM như thế là tốt. Nhưng lấy đó để nồ thì lố bịch.

      • Hội Toán học said

        INDAGATIONES MATHEMATICAE-NEW SERIES: IF = 0.157

        Pure and Applied Mathematics Quarterly: IF = 0.415

      • Onlooker said

        Bác Hội Toán Học nói lố bịch là quá chính xác. Nhưng tôi còn thấy sự ấu trĩ và bịp bợm nữa. Thử đọc câu này:

        “Sự góp mặt của TS. Toán học Nguyễn An Khương hiện đang công tác tại Khoa Khoa học cơ bản của Trường tại một hội nghị học thuật uy tín hàng đầu thế giới là sự khẳng định cho thương hiệu của HUTECH …”

        Đọc câu trên tôi không biết người viết có phải là người trưởng thành hay là con nít? Đi dự hội nghị, nghe người ta nói, chẳng có gì để trình làng với thiên hạ, mà về nhà thì huênh hoang là “khẳng định thương hiệu”. Nó chẳng khác gì một đứa bé từ làng quê mới ra thành phố chơi, khi về làng nó ngông nghênh nói “tao bây giờ là người văn minh”. Ôi, chưa bao giờ chúng ta thấy một suy nghĩ ấu trĩ đến như thế. Chẳng những ấu trĩ mà còn lố bịch bởi vì người ta không biết mình là ai.

        • Hội Toán học said

          Tôi còn nghe đâu đó: ICM là nơi hội tụ những nhà Toán học uy tín nhất ———> sai.

          Ngoài những người được giải, những báo cáo mời, ban chuyên môn thì số còn lại cũng chỉ là nghe ngóng; đương nhiên trong số này cũng có ít người giỏi nhưng đa số là bát nháo. Bát nháo thì chủ yếu lo chụp hình với người này, người nọ và sau đó về nồ. Ý nói “do có vài ảnh chụp với những người nổi tiếng nên Toán học ta mạnh lắm lắm rồi”.

          Vụ này cũng giống như những nhà toán học mang danh “lão thành” nhưng thiếu tự trọng “Toán học Việt Nam đã được ông này, ông kia khen——-> thế là giỏi rồi”, hoặc “do tôi đào tạo đó…”.

          Kết luận: Có quá nhiều bát nháo mang danh “Nhà Toán học”. Cách tốt nhất là kiểm tra Track Record của những người hay nồ thì sẽ biết được họ bát nháo hay không.
          ============================================

          Thông tin bổ sung về “thành tích” của Toán học Việt Nam:

          1/ Được mời báo cáo tại ICM (tính đến 2010): Toàn thể: 0; tiểu ban: 0

          2/ Có tên trong 10 tạp chí hàng đầu với địa chỉ Vietnam(theo Mathscinet): 0

          MCQ Journal Abbreviation
          3.37 (90% cited) Acta Numer.
          2.84 (96% cited) J. Amer. Math. Soc.
          2.84 (94% cited) Ann. of Math.
          2.39 (90% cited) Comm. Pure Appl. Math.
          2.28 (89% cited) Publ. Math. Inst. Hautes Études Sci.
          2.23 (95% cited) Acta Math.
          2.19 (95% cited) Invent. Math.
          2.15 (95% cited) Mem. Amer. Math. Soc.
          2.05 (84% cited) Probab. Surv.
          1.95 (90% cited) Arch. Rational Mech. Anal.

          3/ Chụp hình và bắt tay với những người nổi tiếng: có nhiều.

          Kết luận: “Thành tích” cực kỳ ấn tượng.

          • Thanh said

            Với tình hình này, tôi nghĩ chắc bác Hội Toán Học là “bọn phản động” của Hội Toán Học Việt Nam rồi! Sao bác lại nói lên sự thật như thế chứ? Người ta đang xúm nhau nổ, còn bác thì……. (quá “phản động”).

            Xin hỏi: bác ghi Hội Toán Học mà k nói rõ hội của nước nào thì ai biết!

          • chim_nhon said

            2/ Có tên trong 10 tạp chí hàng đầu với địa chỉ Vietnam(theo Mathscinet): 0

            MCQ Journal Abbreviation
            3.37 (90% cited) Acta Numer.
            2.84 (96% cited) J. Amer. Math. Soc.
            2.84 (94% cited) Ann. of Math.
            2.39 (90% cited) Comm. Pure Appl. Math.
            2.28 (89% cited) Publ. Math. Inst. Hautes Études Sci.
            2.23 (95% cited) Acta Math.
            2.19 (95% cited) Invent. Math.
            2.15 (95% cited) Mem. Amer. Math. Soc.
            2.05 (84% cited) Probab. Surv.
            1.95 (90% cited) Arch. Rational Mech. Anal.

            Tóm bắp chân bác ở comment này hihi… Trước hết 10 tạp chí hàng đầu theo MATHEMATICS bác nêu chưa chuẩn. 10 tạp chí hàng đầu sắp xếp theo impact factor, năm 2009, thứ tự từ cao xuống thấp:
            1 ANN MATH 0003-486X 9238 4.174 4.310 0.609 64 >10.0 0.03036 5.653
            2 J AM MATH SOC 0894-0347 2325 3.411 3.675 1.500 34 9.9 0.01775 5.332
            3 B AM MATH SOC 0273-0979 3747 3.294 3.733 0.875 8 >10.0 0.00579 3.712
            4 INVENT MATH 0020-9910 7161 2.794 2.982 0.403 62 >10.0 0.02750 3.886
            5 COMMUN PUR APPL MATH 0010-3640 6224 2.657 4.132 0.500 42 >10.0 0.02095 4.143
            6 ACTA MATH-DJURSHOLM 0001-5962 3203 2.619 3.016 0.636 11 >10.0 0.00585 4.531
            7 MEM AM MATH SOC 0065-9266 1874 2.240 2.519 0.690 29 >10.0 0.00826 3.075
            8 ABSTR APPL ANAL 1085-3375 506 2.221 0.369 84 2.9 0.00376
            9 FOUND COMPUT MATH 1615-3375 370 1.905 2.655 0.692 26 4.5 0.00439 2.514
            10 DUKE MATH J 0012-7094 4533 1.758 2.039 0.254 67 >10.0 0.02390 2.975

            Tôi search được duy nhất 1 bài báo đăng theo địa chỉ VIETNAM. 2 tác giả này có lẽ có nên phong là ĐẠI HIỆP SỸ ko nhỉ?

            Kết quả tìm kiếm đây:
            Address=(VIETNAM) AND Publication Name=(“ANNALS OF MATHEMATICS” OR “JOURNAL OF THE AMERICAN MATHEMATICAL SOCIETY” OR “BULLETIN OF THE AMERICAN MATHEMATICAL SOCIETY” OR “INVENTIONES MATHEMATICAE” OR “COMMUNICATIONS ON PURE AND APPLIED MATHEMATICS” OR “ACTA MATHEMATICA” OR “MEMOIRS OF THE AMERICAN MATHEMATICAL SOCIETY” OR “Abstract and Applied Analysis” OR “FOUNDATIONS OF COMPUTATIONAL MATHEMATICS” OR “DUKE MATHEMATICAL JOURNAL”)

            1. Title: A wave equation associated with mixed nonhomogeneous conditions: The compactness and connectivity of weak solution set
            Author(s): Long NT, Ngoc LTP
            Source: ABSTRACT AND APPLIED ANALYSIS Article Number: 20295 Published: 2007
            Times Cited: 0

            Cụ thể thêm nhé để bác không “bẻ” là có Tây nó giúp:
            A wave equation associated with mixed nonhomogeneous conditions: The compactness and connectivity of weak solution set

            Author(s): Long NT (Long, Nguyen Thanh), Ngoc LTP (Ngoc, Le Thi Phuong)
            Source: ABSTRACT AND APPLIED ANALYSIS Article Number: 20295 Published: 2007
            Times Cited: 0 References: 13 Citation Map
            Abstract: The purpose of this paper is to show that the set of weak solutions of the initial-boundary value problem for the linear wave equation is nonempty, connected, and compact. Copyright c 2007 N. T. Long and L. T. P. Ngoc.
            Document Type: Article
            Language: English
            KeyWords Plus: HUKUHARA-KNESER PROPERTY; PARTIAL-DIFFERENTIAL EQUATION; LINEAR VISCOELASTIC BAR
            Reprint Address: Long, NT (reprint author), Vietnam Natl Univ, Univ Nat Sci, Dept Math & Comp Sci, 227 Nguyen Van Cu St,Dist 5, Thanh Pho Ho Chi Minh, Vietnam
            Addresses:
            1. Vietnam Natl Univ, Univ Nat Sci, Dept Math & Comp Sci, Thanh Pho Ho Chi Minh, Vietnam
            2. Nha Trang Educ Coll, Nha Trang, Vietnam
            E-mail Addresses: longnt2@gmail.com, phuongngoccdsp@dng.vnn.vn
            Publisher: HINDAWI PUBLISHING CORPORATION, 410 PARK AVENUE, 15TH FLOOR, #287 PMB, NEW YORK, NY 10022 USA
            Subject Category: Mathematics, Applied; Mathematics
            IDS Number: 141DE
            ISSN: 1085-3375
            DOI: 10.1155/2007/20295

            http://www.hindawi.com/journals/aaa/2007/020295.abs.html

            Chúc các bác một tuần lao động vui vẻ và hiệu quả.

            • Hội Toán học said

              @Chim_nhon:

              1/ Bác chưa đọc kỹ bài viết của tôi. Bác phản bác kiểu này hơn nghiêm trọng (cho bác) đấy.

              2/ “ABSTRACT AND APPLIED ANALYSIS” có IF cao nhưng chỉ thường thôi (theo đánh giá của tôi và đồng nghiệp của tôi, còn đối với người khác tôi k biết).

              Chúc các bác một tuần lao động vui vẻ và hiệu quả, và phản biện bài viết của tôi một cách khoa học, tôn trọng,…..

              • chim_nhon said

                Sorry bác Hội Toán Học nếu câu chữ làm bác hiểu nhầm là không tôn trọng.

                Quả thực từ trước tới này tôi dùng ISI để đánh giá, mặc dù biết rằng ISI theo impact factor vẫn có nhiều sai sót, có thể chỉ ra 1 tạp chí: Optics Express
                For 2009, the journal OPTICS EXPRESS has an Impact Factor of 3.278.
                Category Name Total Journals
                in Category Journal Rank
                in Category Quartile
                in Category
                OPTICS 71 3 Q1

                Mặc dù có rank/impact factor rất cao nhưng tôi được biết rất nhiều GS nghiêm túc chỉ cho sinh viên Master năm cuối submit bài tới optics express còn ph.d. student, ph.d., postdoc, vv… thì không.

                Trở lại cái Top10 journal ngành toán theo Mathscinet, tôi không giải thích nổi tại sao 2 journals:
                – TOP1: Acta Numerica – ISSN: 0962-4929
                – TOP9: Probability Surveys – ISSN: 1549-5787
                lại không có trong ISI/JCR cũng như SCI/SCIE. Mặc dù ISI được công nhận rộng rãi.

                Thêm nữa, Publ. Math. Inst. Hautes Études Sci. – ISSN: 0073-8301 là một SCIE. Sao nó lại nằm TOP5. Rõ ràng, dùng MCQ của Mathscinet để đánh giá cũng có khả năng có sạn?

                Sau khi đã check Abstract and Applied Analysis, là một SCIE, tôi cũng đồng ý với bác đó chỉ là tạp chí bình thường.

                Bác giải thích dùm để người ngoài ngành toán như tôi và độc giả có thể hiểu được. Xin cám ơn.

                • Hội Toán Học said

                  Bác hãy tìm hiểu xem công trình giúp NBC được giải Fields đăng ở đâu. Sau đó tôi sẽ tiếp tục kiên nhẫn trao đổi với bác.

                  Tôi sử dụng hai chuẩn để đánh giá: ISI và MR.

                  Ps: Như tôi đã nói, bác đã thiếu tôn trọng khi phản biện tôi, vì bác đã không đọc kỹ tôi đang nói gì. Nhưng có lẽ bác chưa nhận ra, tôi k thích đôi co.

                • giaosudom4 said

                  Bác Hội Toán Học và bác chim_nhon đều là trưởng lão kỳ cựu trên JIPV rồi vì vậy tôi nghĩ các bác nên thông cảm cho nhau thì tốt hơn. Nếu câu cú của bác chim_nhon có chỗ nào làm bác Hội Toán Học không bằng lòng thì đề nghị bác chỉ ra điểm đó để bác chim_nhon rút kinh nghiệm. Mỗi người có một cách ứng xử khác nhau, nếu ứng xử của người khác có gây cảm giác bất bình thì cũng nên nói ra cho hiểu nhau hơn các bác nhỉ.

                • Hội Toán Học said

                  Tôi muốn bác ấy đọc lại và tự nhận ra vấn đề. Các bác lưu ý, bên Toán hơi phức tạp, ngay cả SCI/SCIE cũng nên cẩn thận. Thôi thì khi nào các bác bị đập thì cứ nêu lên, với hiểu biết ít ỏi của mình tôi sẽ tham luận.

        • Onlooker said

          Chà, bác Hội Toán Học chứng minh hùng hồn nhỉ! Xin hỏi nhỏ là bác chắc chắn chưa đó? Chắc là trong thời gian qua ngành toán VN chưa bao giờ có bài trên các tạp chí bác vừa kể? Chưa bao giờ được mời nói trong các hội nghị lớn? Tại sao có người tuyên bố một cách hùng hồn rằng toán học VN là thành công nhất? Hình như bên toán họ cũng khoái với thế.

          Nếu bác chắc chắn thì tôi nghĩ bác đã tát một cái tát đau điếng vào toán học VN rồi đó nhé. Chỉ có sự thật mới giải thoát u mê thôi. Chắc phải cho bác Hội Toán Học làm editor thôi, các bác ơi.

          • Tuan Ngoc@ said

            Sao bác Onlooker không phản biện bác Hội Toán Học?

            Tôi xin phản biện hai chi tiết 1/ và 3/:

            1/ Căn cứ thông tin của ông Lê Tuấn Hoa và GS dỏm Trần Văn Nhung

            Năm 2004 GS Ngô Bảo Châu đã được trao Giải thưởng Toán học Clay danh giá cùng với GS G. Laumon. Năm 2006, anh được mời đọc báo cáo tiểu ban tại Đại hội Toán học thế giới tại Madrid (Tây Ban Nha). Như vậy anh là người Việt Nam thứ ba có vinh dự này. Trước anh là hai GS người Việt Nam ở nước ngoài, đó là GS. F. Phạm và GS. Dương Hồng Phong.

            http://vietnamnet.vn/giaoduc/201007/Thoi-co-moi-cho-Toan-hoc-Viet-Nam-925119/

            Như vậy, theo LTH và TVN, cho đến thời điểm này chưa có nhà toán học nào của VN được mời báo cáo tại ICM; Chỉ có 3 người gốc Việt thôi. Do đó thông tin của bác HTH đúng nếu hai ông Hoa và GS dỏm Nhung đúng.

            3/ Khỏi cần chứng minh ta cũng thấy ảnh chụp tràn lang trên báo chí, rồi thì GS dỏm Nhung “nghiên cứu hói cả đầu” để bắt tay Gate được 15 seconds. Do đó thông tin của bác HTH chính xác.

            Mời các bác phản biện 2/

            Chúc các bác ngày chủ nhật vui và phát hiện thêm nhiều dỏm.

            • giaosudom4 said

              Phản biện 2: theo tôi được biết từ trang cũ Flickr thì có một bác (hình như tên Sung?) ở ĐH Quy Nhơn đã được accepted 1 bài thuộc tạp chí TOP ngành toán mà các bác editor ngành toán cũng công nhận.

              • chim_nhon said

                Nếu theo địa chỉ Việt Nam thì không có đâu bác ạ. Còn người VN học/làm ở nước ngoài viết được, rồi tính là của nước sở tại thì có:
                – GS. Châu.
                – Thêm bác này nữa:
                311. Title: Quasilinear and Hessian equations of Lane-Emden type
                Author(s): Phuc NC(Phuc, Nguyen Cong), Verbitsky IE
                Source: ANNALS OF MATHEMATICS Volume: 168 Issue: 3 Pages: 859-914 Published: NOV 2008
                Times Cited: 5
                – vv…

                Bác thử cú pháp này với các nước khác nhau cũng biết tương quan mạnh yếu in terms of TOP10 journals của MathSciNet. Kết quả rất thú vị:
                Address=(USA) AND Publication Name=(“JOURNAL OF THE AMERICAN MATHEMATICAL SOCIETY” OR “ANNALS OF MATHEMATICS” OR “COMMUNICATIONS ON PURE AND APPLIED MATHEMATICS” OR “PUBLICATIONS MATHEMATIQUES DE L IHES” OR “ACTA MATHEMATICA” OR “INVENTIONES MATHEMATICAE” OR “MEMOIRS OF THE AMERICAN MATHEMATICAL SOCIETY” OR “ARCHIVE FOR RATIONAL MECHANICS AND ANALYSIS”)

              • Hội Toán học said

                Mời bác xem thêm: Vũ Hà Văn, Dương Hồng Phong, Lê Dũng Tráng, Nguyễn Trọng Toán, Nguyễn Tiến Dũng, Dương Xuân Thịnh, Đinh Tiến Cường,…

            • Vuhuy said

              Trời ơi!

              Chúc mừng bác được phong Trọng tài. Nhưng bác phản biện gì mà yếu thế. Bác thổi còi kiểu này thì teo rồi.

            • giaosudom4 said

              Hehe, bác admin muốn “bóp miệng” tôi nên mới phong tôi làm trọng tài đấy bác, còn đúng là phản biện vừa rồi hơi “yếu” vì tôi không thể tìm ra được bằng chứng nhưng chắc các bác cũng nắm thông tin đấy mà nên tôi chỉ nhắc lại là các bác sẽ nhớ ra thôi 🙂

      • giaosudom4 said

        Bổ sung thêm 1 bài:
        1. Title: On d-solvability for linear differential equations
        Author(s): Khuong NA
        Source: JOURNAL OF SYMBOLIC COMPUTATION Volume: 44 Issue: 5 Special Issue: Sp. Iss. SI Pages: 421-434 Published: MAY 2009
        Times Cited: 0

        For 2009, the journal JOURNAL OF SYMBOLIC COMPUTATION has an Impact Factor of 0.853.

        This table shows the ranking of this journal in its subject categories based on Impact Factor.

        COMPUTER SCIENCE, THEORY & METHODS 92 57 Q3
        MATHEMATICS, APPLIED 204 97 Q2

  5. Lê Tuấn said

    @BS Hồ Hải: “Từ trước khi tôi viết blog chưa có ai là người Việt trong nước và 1 số nhà khoa học người Việt ở nước ngòai viết báo hay blog mà có dẫn nguồn. Sau khi tôi viết blog tôi luôn dẫn nguồn bằng links hay chèn links. Lúc đó mọi người mới bắt đầu thấy điều này có lý và bắt đầu làm theo. Các bạn có thể kiểm chứng điều này ở thời điểm mà tôi dùng link để chèn vào bài viết và so với những TS, GS trong nước là sẽ thấy rõ.”

    Bác viết thế này thì coi thường người khác, và tự cao tự đại quá!

    • bsngoc said

      @Bác Lê Tuấn: Cám ơn bác nhận xét. Nhưng nhân vật này có lẽ không cần nhắc lại ở đây nữa, bác à. Mỗi nơi có đẳng cấp riêng. Chúng ta không nên tốn thì giờ cho những nhân vật mà chúng ta nghĩ là không thể đối thoại trực tiếp được.

  6. […] Tháng Chín 25, 2010 lúc 1:47 chiều […]

    • Hội Toán học said

      Tôi cảm thấy Bsngoc hình như đã xúc phạm ông Hoàng Tụy, vì ông đã viết bài:

      http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=111&CategoryID=2&News=3414

      Nhưng đọc lại những nội dung ông tuyên bố trong đó tôi thấy những nhận xét của Bsngoc là xác đáng, không phải xúc phạm. Khoa học Việt Nam chưa thể phát triển cũng do ta còn khó khăn về tài chính, cơ chế quan liêu khoa học,…. và góp phần không nhỏ của những người ngoa ngôn.

      Ở trên tôi cũng đã có thống kê

      Phòng tranh luận khoa học cộng đồng

      Hiện tại, về công trình trong top 10 theo MathScinet với địa chỉ Việt Nam thì chưa có. Về chỉ số ảnh hưởng thì hai người có “đình đám” ở VN là ông Trung và ông Tụy, nhưng so ra tỷ lệ thì ông Tụy kém xa so với ông Trung. Ông Tụy có vẻ không thích ISI nên tôi dùng MR, riêng ông Trung thì sự khác nhau giữa ISI và MR không nhiều (chứng tỏ ông Trung có tự trọng khi gửi công bố):

      Ngô Vi\cfudot et Trung

      * MR Author ID: 207806
      * Earliest Indexed Publication: 1978
      * Total Publications: 87
      * Total Author/Related Publications: 89
      * Total Citations: 682

      Hoàng T\d uy

      * MR Author ID: 212363
      * Earliest Indexed Publication: 1959
      * Total Publications: 160
      * Total Author/Related Publications: 167
      * Total Citations: 363

      Ông Trung được cite trung bình 7.83 lần, ông Tụy thì 2.26. Tôi cũng lưu ý thêm rằng ông Trung có bài trên những tạp chí rất khá: J. Reine Angew. Math. (chung với Đức), Adv. Math. (chung với Đức), Trans. Amer. Math. Soc.,..

      Qua đây, mọi thấy tầm cở tạp chí quan trọng như thế nào! Tạp chí làng nhàng thì có đăng chục bài mỗi năm, nhưng tạp chí top (như đã nêu) có khi chục năm chưa đăng được bài. NBC có rất ít bài, nhưng anh có ít nhất là 3 bài trong top đã nêu.

      Có người tự xưng là “quốc tế” thì cũng nên xem lại, quốc tế cở nào? Có rất nhiều lại quốc tế, cao có, thấp có, bình bình cũng nhiều,…. Báo cáo mời ở các hội nghị gọi là quốc tế vì có người đến từ vài nước thì thường thôi (mời qua mời lại) thì phải cẩn thận khi nồ.

      Để có cái nhìn rộng hơn, tôi xin nêu hai trường hợp cùng ngành với ông Tụy để mọi người tham khảo:

      Pham Huu Anh Ngoc

      * MR Author ID: 658402
      * Earliest Indexed Publication: 1998
      * Total Publications: 36
      * Total Citations: 133

      Huynh Van Ngai

      * MR Author ID: 653672
      * Earliest Indexed Publication: 2000
      * Total Publications: 16
      * Total Citations: 105
      (những anh TS này hình như có tỉ lệ cite cao hơn ông Tụy?)

      Một số nước được nhắc đến trong bài viết, theo tôi, là rất bậy. Tôi kiểm tra thấy rằng ta khó mà bì với họ, khi nào rãnh tôi sẽ nêu số liệu cụ thể.

      Xin nhắc thêm, Hàn Quốc được chọn đăng cai ICM2014. Cơ hội cho những nhà toán học của ta thể hiện tài năng (nhưng phải được mời)! Muốn nồ thì phải có công bố trên tạp chí lớn, công trình có ảnh hưởng lớn, được mời ở diễn đàn lớn (ICM). Nếu chỉ dùng daily newspapers để “khẳng định tài năng” thì tự hạ thấp mình quá, những người có tầm cở quốc tế (thực sự) ít khi làm thế. Rất không nên làm thế.

    • Hội Toán học said

      Theo thống kê của JIPV, ông Tụy chỉ có 60 ISI (/160), ông Trung có 72 (/87).

      *GS Hoàng Tụy , Viện Toán học: 60 (5/7/2010).

      * GS Ngô Việt Trung, Viện Toán học: 72 (Trung NV)

      Viện vinh danh Nhà khoa học

      Tôi thấy điều đó hơi bất thường. Đó phải chăng là lí do mà ông Tụy k thích ISI? Và cũng đó phải chăng là lí do ông có quá ít trích dẫn.

      IF thì tôi nghĩ phải cẩn thật, nhưng danh sách vài trăm tạp chí toán mà ISI chọn tốt hơn nhiều so với số còn lại trong tổng số hàng ngàn tạp chí toán được gọi là quốc tế. Có thể có vài tạp chí không tệ, nhưng do xuất bản k điều đặn nên chưa được ISI chọn.

      Làm khoa học thì nên im lặng mà làm cho tốt, nên làm gương cho đàn em hiểu đúng vấn đề, chứ nổ inh ỏi nhưng sự thật k phải thế thì hỏng. Chỉ khi nào là tầm quốc tế thực sự thì hãy trình làng để mọi người làm gương.

    • Hội Toán học said

      Xin bổ sung những tạp chí rất khá mà ông Trung có bài đồng tác giả Amer. J. Math., Math. Ann., Compositio Math., J. London Math. Soc. (2)

      Ông Tụy có bài tạp chí này khá SIAM Journal on Optimization.

      Bài của ông Tụy có rất ít người cite, 84 + 54 + 43 + 26 = 207. Lấy 363 trừ cho 207, ta được 156. Như vậy trong 160 bài, ông Tụy có 156 citations. Hơi không bình thường, ngay cả khi so sánh với những TS cùng chuyên ngành với ông!!!

      Như vậy 156/160 = 0.975, nghĩa là trung bình mỗi bài của ông Tụy được cite 0.975 lần.

      Đánh giá một nhà Toán học, người ta nhìn articles trước, sau đó nhìn sách sau. K có sách nhưng có articles mạnh thì không ảnh hưởng gì, có nhiều sách mà articles có độ ảnh hưởng quá yếu thì hay bị nghi ngờ.

      Nhắc lại: tôi xem MR (Mathematical Reviews or MathScinet) thôi nhé, vì ông Tụy k thích ISI (trong khi quốc tế đang sử sụng, điều này mâu thuẫn với tuyên bố “tầm cở quốc tế”).

      • Hội Toán học said

        Bài của ông Tụy có rất ít người cite, 84 + 54 + 43 + 26 = 207——-> Bài của ông Tụy có rất ít người cite, nhưng sách của ông thì có citations 84 + 54 + 43 + 26 = 207.

      • Hội Toán học said

        Ông Tụy có 18 bài trên Acta Math. Vietnam., trong khi ông Trung chỉ có 3…..

        Phân tích vui thôi. Hai ông đều là những người đáng qúy, nếu không có vụ ăn theo NBC. Theo tôi là hơi phản cảm và thiếu tự trọng, rất nguy hiểm khi những người trẻ vì họ dễ hiểu sai vấn đề khi người lão thành hiểu không đúng.

        Vừa rồi có anh PGS (có vài bài khá với bà cô hướng dẫn, bà này người Pháp, chồng người Đức – mới mất gần đây) tuyên bố nếu giải Fields ở bậc 10 thì Toán VN đang ở bậc 3. Thôi tôi đó là nồ không có cơ sở, hiện tượng lên (đồng) giả.

        Không khiêm tốn và làm việc chăm chỉ mà chỉ lo nồ thì khó khá lên được.

  7. TVHien said

    Chào các bác JIPV
    Thấy các bác toàn những bậc cao nhân, nên tôi có thắc mắc này muốn hỏi: theo như các bác, hình như là những người chưa bao giờ có bài đăng ISI thì không đủ tư cách để dạy ở bậc đại học và sau ĐH về phương pháp NCKH, vì chưa có bài ISI là bằng chứng cho thấy những người ấy chưa bao giờ biết NCKH nghiêm túc là gì. Nếu thế, lấy ai ra để dạy PPNCKH cho 2 triệu sinh viên cả nước? Còn xa lắm, để đại học VN đạt được chuẩn mực quốc tế: giảng viên đồng thời là người nghiên cứu có công bố quốc tế. Muốn có một ngày nào đó đạt được chuẩn mực đó, thì sinh viên ngày nay phải được trang bị những bài học cơ bản về PPNCKH. Thiết nghĩ, nếu có những người, bản thân chưa có bài ISI, nhất là trong lĩnh vực KHXNNV, nhưng có tham khảo tài liệu nghiêm túc để mang lại cho sinh viên những tri thức và kỹ năng cơ bản trong nghiên cứu, thì đó là điều đáng trân trọng, không nên xem họ là không đủ tư cách để giảng dạy về NCKH.

  8. Thanh said

    Các bác phản biện ghê thật:

    Phòng tranh luận khoa học cộng đồng

    Sao chưa thấy mấy bác Trưởng, phó phòng phản hồi gì hết?

  9. Tèo said

    Giaosudom@: Nick bác đã bị đưa vào spam. Giaosudom không có thời gian đùa giởn với bác, sẽ không có bất cứ giải quyết gì liên quan đến việc nick bác bị đưa vào spam. Mong bác thông cảm.

  10. onlooker said

    Rất cám ơn bác Hội Toán Học đã đưa ra những số liệu rất thú vị. Tôi nghĩ không có gì để ”phản biện” bác. Nhưng tôi muốn hiểu ý nghĩa của nó. Tôi nghĩ số liệu trên có thể giải thích được qua yếu tố “thế hệ”. GS Tụy là người của thế hệ trước, học ở Liên Sô, nên có thể ông chỉ công bố trên các tạp chí của khối XHCN cũ. Còn GS Trung tuy cũng học bên khối XHCN cũ (Đức) nhưng còn trẻ hơn GS Tụy và sau khi VN “mở cửa” thì có cơ hội công bố bài trên các tạp chí phương Tây. Đó có lẽ chính là lý do tại sao GS Trung có nhiều bài trên tạp chí ISI hơn GS Tụy. Có thể kiểm định giả thuyết đó dễ dàng nếu bác HTH chịu khó in ra tất cả tạp chí và năm công bố.

    Tôi rất ngạc nhiên khi thấy citation index của GS Tụy quá thấp. Xin hỏi bác HTH là bên ngành toán cái average citation là bao nhiêu vậy bác? Rõ ràng GS Trung có citation cao hơn GS Tụy!

    Tôi thấy trên wiki thì gia đình GS Tụy đều làm về optimization. “His son, Hoang Duong Tuan, is now an Associate Professor in Electrical Engineering and Telecommunications at the University of New South Wales, Australia, where he is working on the applications of optimization in various engineering fields. His son-in-law, Phan Thien Thach, works also on Optimization.” Cả con trai và con rể đều làm cùng ngành. Bác HTH thử tìm hiểu xem hai ông con này “làm ăn” khá hơn ông bố không?

    Onlooker

    • Hội Toán Học said

      Tôi đồng ý với đề nghị của bác. Tôi sẽ chỉ đưa thống kê sau một năm nào đó, xin bác đề nghị.

      Xin cảnh báo với bác trước: kết quả sẽ xấu xí hơn nhiều, ngay cả khi so sánh ông Tụy với những người bảo vệ TS ở VN (so sánh với ông Trung thì hơi kỳ đấy!). Và nếu bắt đầu từ năm nào đó thì sẽ có người sẽ đá ngược lại về thời điểm bắt đầu (ông Tụy đã là “đại gia”, người khác chỉ mới “cừu non”), nhưng ta có thể “chấp” ông Tụy ở điểm này.

      Tôi muốn xem cái “tầm quốc tế” và cái “cha đẻ”,…. thật sự là tới đâu.

    • Hội Toán Học said

      ISI, k ISI: tôi đã lấy một ví dụ (18 -3) để nói lên lòng tự trọng khi gửi bài. Có lẽ bác chưa hiểu ý tôi!

    • Hội Toán Học said

      Gửi bác bsngoc: Bác đã trích dẫn sai thông tin của tôi.

      Còn chất lượng thì sao? Theo HTH, công trình của GS Trung được cite trung bình 7,83 lần, còn của GS Tụy thì chỉ 2,26 lần.

      Thêm số liệu về ngành toán và hoa ngôn

      Mời bác xem lại:

      Phòng tranh luận khoa học cộng đồng

      Tôi lúc nào rãnh thì viết lúc đó, bác nên xem đầy đủ loạt comments để có thông tin chính xác hơn.

    • Hội Toán Học said

      Bài của ông Tụy có rất ít người cite, nhưng sách của ông thì có citations 84 + 54 + 43 + 26 = 207. Lấy 363 trừ cho 207, ta được 156. Như vậy trong 160 bài, ông Tụy có 156 citations. Hơi không bình thường, ngay cả khi so sánh với những TS cùng chuyên ngành với ông!!! Như vậy 156/160 = 0.975, nghĩa là trung bình mỗi bài của ông Tụy được cite 0.975 lần.

      Lúc đầu tôi count chung chung, nhưng sau đó tôi thấy chỉ nên so sánh citations của articles thôi cho công bằng. Và kết quả này xấu xí hơn nhiều.

      Khi nào rãnh tôi sẽ viết thêm về cái gọi là “thuật toán kiểu…”, “?’s cut”,…. Và ý nghĩa của các tên gọi “đình đám”. Tôi mới phát hiện ra một ông GS ở ĐHKHTN HN, chắc cũng “đình đám” (trong giới sinh viên thiếu thông tin), ông mới đăng bài mà tiêu đề có chữ “đại số…. mang tên một người Việt…. và một người nào đó”. Đúng là phải tự hào, nhưng phải “lên thật”, tôi không thích “lên giả” vì nó rất nguy hiểm cho thế hệ sau.

      • Onlooker said

        @bác Hội Toán Học: Nếu bác có cái list 160 công trình trong excel với những cột như tên bài báo, impact factor, năm công bố, citation … tôi sẽ giúp bác đếm và tính toán. Bác có thể email cái excel file về cho tôi tại onlooker.pham(at)gmail.com. Cám ơn bác trước.

        Chà, cái đại số gì có tên người Việt nghe có vẻ hấp dẫn quá. Sao bác không nói cho bà con nghe đi. 🙂

        Còn chuyện bác chim_nhon chưa hiểu ý bác thì không phải là không tôn trọng bác đâu. Chỉ là không hiểu thôi. Bác ấy là phó phòng của tôi, nên tôi cũng biết tính tình bác ấy không phải xem thường ai đâu.

      • Đề tài quá hấp dẫn. Thanks.

      • onlooker said

        Cám ơn bác HTH nhé. Tôi dùng danh sách 65 bài có citation của bác để đếm thì thấy H index của GS Tụy thấp lắm, chứ không phải 12. Kết quả tôi đếm được như sau:

        Citation Số bài báo
        15 1
        11 1
        9 1
        6 2
        5 5
        3 8
        2 13
        1 34

        Có đến 34 bài (trong số 65) có 1 citation, 13 bài có 2 citation. Chỉ có 1 bài duy nhất có 15 citation. Theo như kết quả trên thì H index của GS Tụy là 5. Tôi tính vậy có đúng không bác?

        Bác cho tôi hỏi, trong số 160 bài chỉ có 65 bài có citation hả bác? Phần còn lại là không có citation?

      • Hội Toán học said

        Xin post ngay bài của bác cho tiện:

        Rất thú vị khi bác đã có tính toán. Đó là citations tôi lấy từ MathScinet, có bao nhiêu thì lấy ra bấy nhiêu bác à. Bác có thể email hỏi ông Tụy hoặc bất cứ ai có sử dụng MathScinet 😉

        Tôi có một vài thông kê, so sánh ở trên. Xin lắng nghe nhận định của người ngoài cuộc như bác.

        Theo tôi được biết chỉ số H là do ISI định nghĩa. Nếu sử dụng citations của MathScinet để cho ra H-index thì có hợp lí không bác? Hơn nữa, tạp chí listed by MathScinet là thượng vàng hạ cám, nên citations cũng na ná như thế.

        Tôi nghĩ số 60 ISI của các bác có vấn đề, nhưng tôi chưa có thời gian để lọc ISI của ông Tụy. Các bác thử thống kê xem. Chắc cũng nên làm rõ một trường hợp đình đám xem sao. Nói chung chung hoài cũng chán lắm.

        Tôi nghĩ các bác có thể tra 160 items mà tôi liệt kê, xem coi cái nào là ISI. Tuy mất thời gian, nhưng độ chính xác cao hơn.

        Rất thú vị khi trao đổi với các bác, nhưng hình như tôi viết nhiều quá, lộ nhiều bí mật quá e “không hay” 😉

  11. giaosudom4 said

    Hoàng Dương (Đường?) Tuấn: 28 ISI, rất ít đứng tên chính, có lẽ phải hợp tác chung với ngành điện tử viễn thông để viết bài chăng?

    1. Title: Superimposed Training Designs for Spatially Correlated MIMO-OFDM Systems
    Author(s): Tran NN, Tuan HD, Nguyen HH
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON WIRELESS COMMUNICATIONS Volume: 9 Issue: 3 Pages: 876-880 Published: MAR 2010
    Times Cited: 0
    Context Sensitive Links
    2. Title: Nonlinear Bayesian Filtering Using the Unscented Linear Fractional Transformation Model
    Author(s): Pasha SA, Tuan HD, Vo BN
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON SIGNAL PROCESSING Volume: 58 Issue: 2 Pages: 477-489 Published: FEB 2010
    Times Cited: 0
    Context Sensitive Links
    3. Title: Power Allocation in Orthogonal Wireless Relay Networks With Partial Channel State Information
    Author(s): Pham TT, Nguyen HH, Tuan HD
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON SIGNAL PROCESSING Volume: 58 Issue: 2 Pages: 869-878 Published: FEB 2010
    Times Cited: 0
    Context Sensitive Links
    4. Title: Optimized Analog Flat Filter Design
    Author(s): Hoang HG, Tuan HD, Nguyen TQ
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON SIGNAL PROCESSING Volume: 58 Issue: 2 Pages: 901-906 Published: FEB 2010
    Times Cited: 0
    Context Sensitive Links
    5. Title: A Gaussian Mixture PHD Filter for Jump Markov System Models
    Author(s): Pasha SA, Vo BN, Tuan HD, et al.
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON AEROSPACE AND ELECTRONIC SYSTEMS Volume: 45 Issue: 3 Pages: 919-936 Published: JUL 2009
    Times Cited: 0
    Context Sensitive Links
    6. Title: Power Allocation and Error Performance of Distributed Unitary Space-Time Modulation in Wireless Relay Networks
    Author(s): Nguyen DHN, Nguyen HH, Tuan HD
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON VEHICULAR TECHNOLOGY Volume: 58 Issue: 7 Pages: 3333-3346 Published: SEP 2009
    Times Cited: 0
    Context Sensitive Links
    7. Title: Optimized Analog Filter Designs With Flat Responses by Semidefinite Programming
    Author(s): Hoang NT, Tuan HD, Nguyen TQ, et al.
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON SIGNAL PROCESSING Volume: 57 Issue: 3 Pages: 944-955 Published: MAR 2009
    Times Cited: 1
    Context Sensitive Links
    8. Title: Frequency-Selective KYP Lemma, IIR Filter, and Filter Bank Design
    Author(s): Hoang HG, Tuan HD, Nguyen TQ
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON SIGNAL PROCESSING Volume: 57 Issue: 3 Pages: 956-965 Published: MAR 2009
    Times Cited: 1
    Context Sensitive Links
    9. Title: Efficient Design of Cosine-Modulated Filter Banks via Convex Optimization
    Author(s): Kha HH, Tuan HD, Nguyen TQ
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON SIGNAL PROCESSING Volume: 57 Issue: 3 Pages: 966-976 Published: MAR 2009
    Times Cited: 1
    Context Sensitive Links
    10. Title: Orthogonal Affine Precoding and Decoding for Channel Estimation and Source Detection in MIMO Frequency-Selective Fading Channels
    Author(s): Tran NN, Pham DH, Tuan HD, et al.
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON SIGNAL PROCESSING Volume: 57 Issue: 3 Pages: 1151-1162 Published: MAR 2009
    Times Cited: 1
    11. Title: Design of Exactly Linear Phase K-Regular IIR Half-Band Filter
    Author(s): Hoang HG, Tuan HD, Nguyen TQ, et al.
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON CIRCUITS AND SYSTEMS II-EXPRESS BRIEFS Volume: 55 Issue: 12 Pages: 1264-1268 Published: DEC 2008
    Times Cited: 0
    Context Sensitive Links
    12. Title: A Lyapunov Variable-Free KYP Lemma for SISO Continuous Systems
    Author(s): Hoang HG, Tuan HD, Apkarian P
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON AUTOMATIC CONTROL Volume: 53 Issue: 11 Pages: 2669-2673 Published: DEC 2008
    Times Cited: 0
    Context Sensitive Links
    13. Title: Jointly Optimal Signature Sequences and Power Allocation for CDMA Systems
    Author(s): Ngo DT, Tuan HD, Nguyen HH
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON WIRELESS COMMUNICATIONS Volume: 7 Issue: 11 Pages: 4122-4127 Part: Part 1 Published: NOV 2008
    Times Cited: 0
    Context Sensitive Links
    14. Title: Training Signal and Precoder Designs for OFDM Under Colored Noise
    Author(s): Tran NN, Tuan HD, Nguyen HH
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON VEHICULAR TECHNOLOGY Volume: 57 Issue: 6 Pages: 3911-3917 Published: NOV 2008
    Times Cited: 0
    Context Sensitive Links
    15. Title: Optimal superimposed training design for spatially correlated fading MIMO channels
    Author(s): Nguyen V, Tuan HD, Nguyen HH, et al.
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON WIRELESS COMMUNICATIONS Volume: 7 Issue: 8 Pages: 3206-3217 Published: AUG 2008
    Times Cited: 3
    Context Sensitive Links
    16. Title: Adaptive control for nonlinearly parameterized uncertainties in robot manipulators
    Author(s): Hung NVQ, Tuan HD, Narikiyo T, et al.
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON CONTROL SYSTEMS TECHNOLOGY Volume: 16 Issue: 3 Pages: 458-468 Published: MAY 2008
    Times Cited: 1
    Context Sensitive Links
    17. Title: Efficient large-scale Filter/Filterbank design via LMI characterization of trigonometric curves
    Author(s): Tuan HD, Son TT, Vo BN, et al.
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON SIGNAL PROCESSING Volume: 55 Issue: 9 Pages: 4393-4404 Published: SEP 2007
    Times Cited: 7
    Context Sensitive Links
    18. Title: Symmetric orthogonal complex-valued filter bank design by semidefinite programming
    Author(s): Kha HH, Tuan HD, Vo BN, et al.
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON SIGNAL PROCESSING Volume: 55 Issue: 9 Pages: 4405-4414 Published: SEP 2007
    Times Cited: 3
    Context Sensitive Links
    19. Title: Adaptive control design for nonlinearly parameterized systems with a triangular structure
    Author(s): Yokoi K, Hung NVQ, Tuan HD, et al.
    Source: ASIAN JOURNAL OF CONTROL Volume: 9 Issue: 2 Pages: 121-132 Published: JUN 2007
    Times Cited: 1
    Context Sensitive Links
    20. Title: Low-dimensional SDP formulation for large antenna array synthesis
    Author(s): Hoang HG, Tuan HD, Vo BN
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON ANTENNAS AND PROPAGATION Volume: 55 Issue: 6 Pages: 1716-1725 Part: Part 2 Published: JUN 2007
    Times Cited: 2
    21. Title: Robust mixed generalized H-2/H-infinity filtering of 2-D nonlinear fractional transformation systems
    Author(s): Hoang NT, Tuan HD, Nguyen TQ, et al.
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON SIGNAL PROCESSING Volume: 53 Issue: 12 Pages: 4697-4706 Published: DEC 2005
    Times Cited: 3
    Context Sensitive Links
    22. Title: Low-order IIR filter, bank design
    Author(s): Tuan HD, Son TT, Apkarian P, et al.
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON CIRCUITS AND SYSTEMS I-REGULAR PAPERS Volume: 52 Issue: 8 Pages: 1673-1683 Published: AUG 2005
    Times Cited: 10
    Context Sensitive Links
    23. Title: A spectral quadratic-SDP method with applications to fixed-order H-2 and H-infinity synthesis
    Author(s): Apkarian P, Noll D, Thevenet JB, et al.
    Source: EUROPEAN JOURNAL OF CONTROL Volume: 10 Issue: 6 Pages: 527-538 Published: 2004
    Times Cited: 8
    Context Sensitive Links
    24. Title: New linear-prograrnming-based filter design
    Author(s): Tuan HD, Son TT, Tuy H, et al.
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON CIRCUITS AND SYSTEMS II-EXPRESS BRIEFS Volume: 52 Issue: 5 Pages: 276-281 Published: MAY 2005
    Times Cited: 6
    Context Sensitive Links
    25. Title: Robust filtering for discrete nonlinear fractional transformation systems
    Author(s): Hoang NT, Tuan HD, Apkarian P, et al.
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON CIRCUITS AND SYSTEMS II-EXPRESS BRIEFS Volume: 51 Issue: 11 Pages: 587-592 Published: NOV 2004
    Times Cited: 9
    Context Sensitive Links
    26. Title: Gain-scheduled filtering for time-varying discrete systems
    Author(s): Hoang NT, Tuan HD, Apkarian P, et al.
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON SIGNAL PROCESSING Volume: 52 Issue: 9 Pages: 2464-2476 Published: SEP 2004
    Times Cited: 13
    Context Sensitive Links
    27. Title: New fuzzy control model and dynamic output feed back parallel distributed compensation
    Author(s): Tuan HD, Apkarian P, Narikiyo T, et al.
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON FUZZY SYSTEMS Volume: 12 Issue: 1 Pages: 13-21 Published: FEB 2004
    Times Cited: 26
    Context Sensitive Links
    28. Title: Complete characterizations of global optimality for problems involving the pointwise minimum of sublinear functions
    Author(s): Glover BM, Ishizuka Y, Jeyakumar V, et al.
    Source: SIAM JOURNAL ON OPTIMIZATION Volume: 6 Issue: 2 Pages: 362-372 Published: MAY 1996
    Times Cited: 12
    Context Sensitive Links

  12. giaosudom4 said

    Có thêm 5 bài có địa chỉ ở Viện Toán, bác HTH xem thử có phải của anh HDT không nhé

    3. Title: Multicriterion optimized QMF bank design
    Author(s): Tuan HD, Nam LH, Tuy H, et al.
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON SIGNAL PROCESSING Volume: 51 Issue: 10 Pages: 2582-2591 Published: OCT 2003
    Times Cited: 5
    Context Sensitive Links
    4. Title: DC optimization approach to robust controls: The optimal scaling value problem
    Author(s): Tuan HD, Hosoe S, Tuy H
    Source: IEEE TRANSACTIONS ON AUTOMATIC CONTROL Volume: 45 Issue: 10 Pages: 1903-1909 Published: OCT 2000
    Times Cited: 2
    Context Sensitive Links
    5. Title: DC optimization approach to robust control: feasibility problems
    Author(s): Tuan HD, Apkarian P, Hosoe S, et al.
    Source: INTERNATIONAL JOURNAL OF CONTROL Volume: 73 Issue: 2 Pages: 89-104 Published: JAN 20 2000
    Times Cited: 16
    Context Sensitive Links
    6. Title: Complete characterizations of global optimality for problems involving the pointwise minimum of sublinear functions
    Author(s): Glover BM, Ishizuka Y, Jeyakumar V, et al.
    Source: SIAM JOURNAL ON OPTIMIZATION Volume: 6 Issue: 2 Pages: 362-372 Published: MAY 1996
    Times Cited: 12
    Context Sensitive Links
    7. Title: On solution sets of nonconvex Darboux problems and applications to optimal control with endpoint constraints
    Author(s): Tuan HD
    Source: JOURNAL OF THE AUSTRALIAN MATHEMATICAL SOCIETY SERIES B-APPLIED MATHEMATICS Volume: 37 Pages: 354-391 Part: Part 3 Published: JAN 1996
    Times Cited: 1
    Context Sensitive Links

  13. onlooker said

    Lại bàn tiếp về H index và số liệu của bác Hội Toán Học. Tôi nhìn qua thì có vài ý kiến như sau.

    H index là do một ông giáo sư vật lý “sáng chế” ra. ISI chỉ xử dụng H index như bao nhiêu tạp chí khác xử dụng thôi. Một điều bác làm tôi sáng mắt ra là MathScinet có những tạp chí thượng vàng hạ cám, bao gồm luôn tạp chí của châu Phi và Arab! Vậy thì thống kê theo MathScinet là tính luôn ISI rồi. Thế thì con số H tôi tính theo số liệu MathScinet của bác có thể còn cao hơn con số H của tạp chí ISI!

    Nhưng vì GS Tụy phàn nàn về ISI, nên bác liệt kê MathScinet là công bằng thôi. Tôi thật sự ngạc nhiên khi thấy citation của GS thấp quá. Vậy mà hồi nào đến giớ tôi cứ tưởng …. Thần tượng bị sụp đổ rồi.

    Cái ông Stević Stevo nào đó chỉ có 14 năm mà ông ta sản xuất ra 253 bài thì quả là quá cỡ. Lại còn cái ông Agarwal Ravi P cho ra đến 987 bài trong vòng 38 năm. Một năm ông ta cho ra đời hơn 30 bài. Nếu không có lẫn lộn với ai khác thì sức sáng tạo của ông này khủng khiếp thật! Bên ngành toán làm ăn dễ như vậy sao?

    Tôi nghĩ NBC ở một đẳng cấp khác. Rất khác với kiểu làm toán ở VN. Không thể so sánh công trình của anh ấy và thầy của anh ấy với VN. VN chỉ làm toán cấp “lượm lúa” như bác đã chứng minh. Qua thống kê của bác tôi tự hỏi cái viện toán cấp cao gì đó sẽ đem lại lợi ích gì cho nước ta hay lại là một cách tiêu tiền của người dân dưới danh nghĩa toán học?

    Bác đã giúp tôi và nhiều người sáng mắt ra.

    Onlooker

  14. Hoanglan said

    Chào các bác,
    Các bác so sánh GS Ngô Việt Trung với GS Hoàng Tụy có phần hơi khập khiễng bởi vì một bên làm toán lý thuyết (Pure Math)(GS Trung) và một bên làm toán ứng dụng (Applied Math)(GS Tụy). Một bên chủ yếu vị nghệ thuật còn bên kia chủ yếu là vị nhân sinh. Ngay cả Thomson Reuter cũng cảnh báo là không nên so sánh IF ở hai lĩnh vực khác hẳn nhau.

    • onlooker said

      So sánh nào cũng khập khiễng cả bác à. Nếu nói như bác thì ngay cả trong ngành toán ứng dụng cũng khó so sánh, vì có người làm về optimization và có người làm về probability. Người ta có thể lý giải rằng văn hóa ngành probability ít citation hơn optimization. Bởi thế, người ta chỉ so sánh chung chung cho toàn ngành thôi. Toán thì so với toán, toán không thể so với y khoa. Thật ra thì ở đây cũng chẳng ai so sánh gì cả, mà chỉ trình bày sự thật để chúng ta nhận xét.

      Theo tôi biết thì ngành toán lý thuyết (pure math) có ít trích dẫn hơn toán ứng dụng (applied math). Nếu hiểu như thế thì đáng lẽ GS Tụy (toán ứng dụng) phải có nhiều citation hơn GS Trung (toán lý thuyết). Nhưng sự thật thì ngược lại.

      Ở đây chẳng có ai muốn kết luận ai hơn ai. Nhưng những con số trên cho thấy những gì được xưng tụng trong thời gian 60 năm qua có lẽ không có cơ sở thực tế. Thế thôi.

      Onlooker

  15. TuaVan said

    Đánh giá thì nên trong cùng lứa tuổi, ở lớp tuổi của GS Tuỵ, thì không ai ở VN hơn ông . Sóng sau đè sóng trước là 1 điều đáng mừng.

    Hơn nữa làm toán hình như già rồi thì không còn sáng tạo được trong khi các ngành Y thì già rồi mơi cay. Vì vậy theo tôi vinh danh GS Tuỵ là đúng.

  16. Hoanglan said

    Vẫn muốn nói thêm một tý về mối liên hệ giữa toán ứng dụng và toán lý thuyết:
    “The relation between pure and applied mathematics bases on the understanding and trust, because the applied mathematicians do not understanding the pure mathematicians and the pure mathematicians do not trust the applied mathematicians”

  17. Hội Toán Học said

    @Hoanglan: Bác Hoanglan muốn trao đổi thì cũng nên đọc kỹ vấn đề, tìm hiểu thông tin cụ thể. Nói chung chung thì tranh luận thế nào được. Tôi đang hứng thú trao đổi với bác Onlooker, tự nhiên bác làm tôi mất hứng! Thông tin bác nêu cũng hay, nhưng tôi đã dự liệu trước. Nếu bác đọc lại thì sẽ rõ.

    Tôi có nhận xét bác Hoanglan ngụy biện, nhưng nếu bác cho biết

    1/ những bài nào của ông Tụy “vị nhân sinh”,

    2/ thế nào là một so sánh khập khiễng, một so sánh không khập khiễng (theo bác)? Hãy chỉ ra cách đánh giá một nhà toán học bằng phương pháp “không khập khiễng” (theo cách hiểu của bác)?

    3/ bác đã nhận ra chi tiết tôi đã dự liệu “sự phản biện” của bác chưa?

    4/ theo bác thì những người mang danh “người làm toán ứng dụng” ở VN thật sự là nghiên cứu cái gì?

    thì khi đó chúng ta sẽ trao đổi tiếp.

    Tôi hoàn toàn không có ý chất vấn gì, nhưng tôi chỉ muốn tranh luận với những người mà tôi có thể tranh luận vì thời gian của tôi không cho phép tôi ………

    Tôi nói như thế, có gì quá đáng thì bác Onlooker góp ý cho.

  18. Hội Toán Học said

    @Onlooker: Cảm ơn bác đã góp ý tôi về định nghĩa H-index. Tôi xin thưa với bác rằng tôi chưa tìm hiểu nguồn gốc của nó, có thể nói là tôi chưa biết. Tôi viết nó được đn bởi ISI, đó là cách viết không chính xác của tôi. Tôi xin viết lại: H-index lấy dữ liệu từ ISI.

    H-index được tính dựa vào citations bên ISI. Do đó, bác lấy citations của MathScinet để tính H-index thì tôi nghĩ không hợp lý vì citations của MathScinet gồm thượng vàng hạ cám (ISI và không ISI). Ngoài ra citations của MathScinet có thể k bao gồm citations của các tạp chí không thuộc ngành Toán. Nhiều tạp chí bên Lý k được MathScinet list, nếu một bài bên Toán được nhiều tạp chí bên Lý cite thì sao?

    Bác thử so sánh số lượng cùng năm, cùng ngành của vài người với ông Tụy xem sao? Tôi chỉ nêu trường hợp người trong nước thôi. Nếu bác có ý so sánh tầm quốc tế thì tôi sẽ giới thiệu bác thêm vài ví dụ.

  19. Vu Thi Phuong Anh said

    Xin phép bác Onlooker và các bác trong JIPV mở ra một vấn đề mới, về KHXH-NV.

    Hôm trước khi mới vào trang này tôi có “ngạo mạn” đưa ra vài ý kiến lăng nhăng về việc các ngành KHXH không đánh giá qua ISI, và đã bị các bác phản biện cho … tơi tả. Và cuối cùng, tôi đã bị/được bác Onlooker thuyết phục về sự cần thiết phải có công bố quốc tế, mà công bố quốc tế thì gần như đồng nghĩa với việc công bố trên các tạp chí được listed bởi ISI. (Tôi vẫn chưa tìm hiểu kỹ lắm về ISI đâu các bác ạ, vì việc làm hàng ngày cũng quá tải rồi, nhưng cũng có đặt cho mấy em trẻ tìm hiểu kỹ rồi trình bày lại cho mọi người nghe. Tôi cũng chỉ cho các em về trang này nữa, kể cả vụ tranh luận không lấy gì làm vẻ vang của tôi trên trang này).

    Nhưng nói gì thì nói, tôi vẫn có một niềm tin hơi “ngoan cố” rằng ở đây các bác đa số là dân tự nhiên và kỹ thuật (well, tôi hy vọng là life sciences cũng được xem là tự nhiên, nhưng thực ra các ngành life sciences cũng rất gần với các ngành xã hội) nên chưa hiểu hết bọn XH-NV như tôi. Và hình như ở đây không có nhiều người bên khối đó tranh luận với các bác mà chỉ có một mình tôi thì phải?

    Kỳ may, hôm nay tôi tìm và đọc được báo cáo rất hay về Khoa học xã hội thế giới năm 2010 (World Social Science 2010) của UNESCO, ở đây: http://www.unesco.org/new/en/social-and-human-sciences/resources/reports/world-social-science-report

    Trong đó, có những phần mà tôi tin là cần thiết cho JIPV để hiểu hơn những người anh em (well, chị em) XH-NV của mình. Để có thể hỗ trợ họ đẩy mạnh nghiên cứu, để có thể nâng cao vị thế của các ngành KHXH lên, để, well, cuối cùng thì lợi ích của một quốc gia có các ngànhp KHXH-NV sẽ trở lại với chính từng người của chúng ta, đó là, chất lượng cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống tinh thần và văn hóa sẽ tăng lên.

    Xin phép các bác cho tôi đưa vào đây một vài đoạn trích từ bản tóm tắt (chỉ tóm tắt thôi cũng dài 30 trang) của báo cáo đó:

    Bibliometrics
    Bibliometrics is widely used to evaluate the performance
    and impact of research. But its use highlights important
    problems in the social sciences. One of these is the focus of
    bibliometrics on journal articles, underplaying or disregarding
    other publications such as books, reports and non-academic
    media. This may explain why bibliometrics is more broadly
    accepted in social science disciplines such as economics and
    psychology, which share the natural sciences’ predilection
    for journal articles. Another issue with bibliometrics concerns
    its strong linguistic and geographical biases. Publication in
    peer-reviewed journals usually means publication in Anglo-
    American journals.

    ‘Social sciences and humanities knowledge production can
    be observed using bibliometric methods only when the
    greatest care is taken. The existing peer-reviewed journal
    databases are incomplete and do not satisfactorily cover
    languages other than English.’
    (Archambault and Larivière)

    University rankings
    International rankings of universities are heavily based on
    bibliometrics. They have also become a prominent feature
    of competition between research systems and research organizations.

    […]
    Though controversial, university rankings have become
    increasingly popular and are taken as signals of quality in
    a global environment. One of their perverse effects can
    be to undermine the social, intellectual and cultural role of
    universities in their own societies.

    Especially in the countries of the global South, but also in
    Europe and North America, most universities cannot hope
    to perform well on the measures used in these international
    rankings. Nor should they necessarily try to. Not that the
    evaluation of university performance is of little value;
    evaluations and benchmarking can be a central part of a
    strategy to improve quality. But there are other instruments
    which are more suitable to assessing how universities
    perform in their different functions.

    Evaluating research
    Alongside cross-national or worldwide comparisons,
    national governments and agencies have stepped up
    efforts to evaluate the quality of research, the performance
    of departments, and the most productive individual researchers. Undertaken to boost research performance and
    optimize resource allocation, these exercises increasingly use
    quantitative indicators such as bibliometrics. Performance
    indicators based on bibliometrics have severe limitations
    for the evaluation of research in countries where only a
    small number of articles are published in international peerreviewed journals.

    What is the alternative? Good practice suggests that research
    assessment should combine quantitative data with qualitative
    information, based for example on peer review; that it
    should recognize differences between research disciplines,
    and that it should include some element of self-evaluation.

    (pp 15-16)

    Và ở chỗ khác:

    Three levels of research capacity
    Understanding what research capacity in social sciences is, and
    what limits it, is crucial to the development of an appropriate
    strategy for capacity improvement. The creation of knowledge
    presupposes adequate institutional infrastructures, access to
    funding, and integration into scientifi c communities. This
    points to the existence of three levels of capacity: the individual level, the organizational level and the overall system level.

    The degree of coordination between these three dimensions
    of research capacity determines the scope for improving the
    capacity of social science research systems. Initiatives which
    focus on one level of research capacity without considering its
    relations with the other two usually lead to very limited results.

    (p 10)

    Mong các bác, đặc biệt là bác Onlooker trưởng phòng, đọc và trao đổi ý kiến ạ.

    • Onlooker said

      Tôi nghĩ KHXHNV bao gồm nhiều lĩnh vực khoa học. Cố nhiên KHXH là social science, chứ không phải là sociology. Theo tôi hiểu thì social science bao gồm kinh tế học, chính trị học, tâm lý học, ngôn ngữ học, văn học, v.v… Còn life sciences tôi thấy nó hơi mù mờ quá. Đã nói là khoa học sự sống thì nó phải bao gồm tất cả cái gì có liên quan đến sự sống, như công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Nhưng theo tôi biết thì life science là chủ yếu nói đến sinh học và y học. Do đó về nội dung thì life science không gần với social science.
      Phân biệt khoa học nhiều khi không dễ đâu. Lấy ví dụ như biophysics, nên xem là khoa học sự sống hay khoa học tự nhiên? Hay psychology, nên xem là life science hay social science? Biên giới rất mong manh.

      Khi nói đến bibliometrics là chúng ta nói đến citation, impact factor và những chỉ số như H index. Những khía cạnh này do ISI sáng chế ra, nhưng nay thì đã có các nhóm khác làm theo. ISI chỉ bao gồm khoảng 14.000 tạp chí, trong khi thế giới có cả 100.000 tạp chí. Do đó, tôi không ngạc nhiên khi có người nói ISI không cover đầy đủ.

      Vấn đề không phải là đầy đủ, mà là chất lượng. Bác Hội Toán Học đã nói MathScinet liệt kê những tạp chí toán thượng vàng hạ cám, còn ISI thì chọn lọc. Muốn có tronh ISI tạp chí phải có uy tín và đạt được những điều kiện tôi đã nói trước. Phần lớn tạp chí khoa học viết bằng tiếng Anh. Ngay cả một số tạp chí của Nhật cũng dùng tiếng Anh. Vì vậy, tôi không ngạc nhiên khi thấy người ta phê bình ISI thiên vị tiếng Anh. Vấn đề ngôn ngữ có ảnh hưởng đến các ngành “nhân văn”, vì các ngành này phải dùng tiếng địa phương. Nhưng tôi không biết mức độ ảnh hưởng đến đâu. Nói incomplete thì dễ quá, nhưng nếu incomplete 1/1000 hay 1/10 là khác nhau xa.

      Dĩ nhiên mấy chỉ số bibliometrics của ISI chưa hoàn hảo. Họ vẫn tìm cách cải tiến đó. Rất nhiều bài nghiên cứu cách cải tiến ra sao. Không có cái nào hoàn hảo, nhưng trong số những chỉ số chưa hoàn hảo, ISI là tốt nhất và vì thế chúng ta phải sử dụng nó thôi.

      Onlooker

    • Hội Toán Học said

      Nếu tôi ý kiến liên quan đến KHXH thì có thể hơi bất tiện vì sẽ bị chụp mũ ngay.

      Nhưng điều tôi có thể nói một cách khách quan là tôi thấy trong ISI có nhiều công bố về KHXH, có các categories về KHXH, nhưng k hiểu sao các bác bên KHXH cứ than mãi như thế.

      Về khá nhiều bài liên quan đến Việt Nam, những lĩnh vực mà những người làm KHXH ở Việt Nam đang nghiên cứu,….. Nếu cần thì tôi có thể trích một vài bài để các bác tham khảo.

      Tôi có cảm nhận: những người làm KHXH (tính từ 1995, tôi k muốn đề cập giai đoạn trước đó) đang tự làm khó mình.

      Tôi có góp ý với bác Phương Anh: nếu bác giúp cho người nơi bác hiểu và bắt đầu làm NCKH nghiêm túc theo chuẩn ISI thì đó cũng là một đóng góp k nhỏ, cho dù cho đến lúc hưu bác k có công bố ISI. Giai đoạn đầu có thể khó đăng ISI thì nơi bác có thể đăng trên tạp chí trong nhóm 100000-14000, cứ từ từ như thế.

    • Onlooker said

      Tôi cũng nghĩ giống như bác Hội Toán Học. Tôi thấy VN là “mảnh đất màu mỡ” cho nghiên cứu KHXH. Đã có khá nhiều các chuyên gia ngoại quốc vào VN nghiên cứu và họ đã công bố khá nhiều. Đến đây, tôi chợt một câu “rất đụng chạm” của bác NVTuấn khi bác ấy nói một phần không nhỏ kiến thức về VN và con người VN là do người nước ngoài làm chủ! Nghĩ lại thì bác ấy có lý, vì những nếu xem qua những công trình khoa học xã hội của người Pháp và Mỹ viết về VN thì biết.

      Nhưng đó là chuyện xưa. Chúng ta nói chuyện ngày nay. Tôi không hiểu tại sao các nhà KHXH VN không làm nghiên cứu như người phương Tây. Tại sao họ vào nước mình, họ làm được, còn mình thì không làm được? Có gì khó đâu. Nếu không đụng các vấn đề “nhạy cảm” thì tôi thấy research về KHXH ở VN hoàn toàn khả thi.

      Mấy chuyện phân biệt loại hình nghiên cứu theo tôi không nên quá cứng nhắc. Tất cả những cái life science, social science, natural science gì gì đó chỉ là ước lệ của ngôn ngữ. Cái quan trọng là mình làm cái gì và làm được gì để góp 1 tay đưa đất nước này đi lên. Nói như bác HTH tôi rất chịu, có thể bây giờ chúng ta chưa làm được gì nhưng có thể “nhúm lửa” (xin lỗi các bác, cho tôi ví von 1 chút) cho người trẻ hơn làm.

      Onlooker

    • Vu Thi Phuong Anh said

      Chào bác Onlooker và các bác,

      1. Cám ơn các bác đã đọc và phản hồi – một cách chân tình, và … từ tốn ;-). Cái này thì tôi thấy người VN mình còn phải học nhiều các bác ạ. Tôi rất thích một câu tiếng Anh mà tôi đã học được, hình như trong cuốn English 900 (không hiểu có ai nhớ bộ sách tiếng Anh này không nhỉ, của nhà Mc GrawHill hình như thế?), rằng “We agree to disagree on this.”

      2. Đa số những điều các bác nói tôi đều đồng ý cả. Cái mà tôi muốn nói là ở chỗ này: thứ nhất, những người bên khối XH-NV không được chuẩn bị tốt để có công bố ISI (tiếng Anh, phương pháp nghiên cứu, kể cả định tính lẫn định lượng chứ không chỉ là định lượng.)

      Lạc đề chút, tôi cho là nghiên cứu định tính khó hơn định lượng rất nhiều, đó cũng là ý kiến của ông thầy hướng dẫn của tôi, người đã thuyết phục tôi dùng phương pháp thống kê cho luận án tiến sĩ của mình, vì ông ấy bảo, dùng phương pháp định tính thì có thể làm một chục năm vẫn còn tranh cãi và vẫn cứ phải làm nữa, còn tôi thì chỉ có 3 năm học bổng nên phải làm định lượng thôi để có câu trả lời cho một vấn đề cụ thể.

      Ngoài ra, ngay cả trong giới các nhà KH XH-NV phương Tây thì không phải ai cũng thích làm theo phương pháp định lượng. Thật ra, các “nhà” này đa số chê phương pháp định lượng vì nó quá … simplistic; họ thích grounded theory (chả biết dịch ra tiếng Việt là gì), và họ thích action research. Và khoa học xã hội thì rất localised, những vấn đề của địa phương, của văn hóa, của giá trị xã hội vv, thì không chỉ có tính phổ quát (universal) mà còn có tính đơn nhất (unique). Và, yes, cần được nghiên cứu đến nơi đến chốn. Nhưng … cần có người đứng đầu tổ chức nghiên cứu, cần có các nhà khoa học giỏi, và … lại trở lại chuyện đầu tiên, “cơm áo không đùa với khách thơ” các bác ạ! Ai tập hợp, ai trả tiền cho họ làm, ai đứng ra làm đầu mối liên hệ, tổ chức trao đổi, in ấn, công bố trong và ngoài nước? Phương Tây họ có hẳn một ngành công nghiệp cho việc này, mà ISI là một phần trong đó. Và các quy trình công nghệ phục vụ từng công đoạn, hội nghị hội thảo, hiệp hội nghề nghiệp, tạp chí chuyên ngành vv và vv….

      Cho nên mình yếu kém cũng là phải thôi! Lực lượng không được tập hợp, rồi tranh cãi trong nội bộ không ai chịu ai (riêng XH-NV thì nhiều trường phái lắm mà ai cũng đúng, chẳng có ai sai, thật vậy), rồi đầu tư của nhà nước (ôi, nhà nước) thì lại lệch lạc (các bác không tin thì cứ hỏi kinh phí KHCN cấp cho các trường thuộc các khối khác nhau thì sẽ rõ; ví dụ nếu ĐHBK khoảng mấy trăm tỉ thì ĐHKHXH-NV chừng vài tỷ là nhiều rồi – đây là ví dụ chứ không phải là số thật). Nên các nhà KHXH-NV của mình, kể cả tôi, đành phải lấy những “nghiên cứu” nho nhỏ kiểu action research làm cứu cánh, làm gì mà tăng hiểu biết của chính mình, có tác động đến nơi mình làm việc, và giúp cộng đồng dân chúng có hiểu biết hơn, là đã tốt lắm rồi. Đó là lý do tại sao họ hay viết báo, ngắn, nhỏ, chỉ gồm những suy nghĩ ngắn (Op-Ed), bình luận vv. Và đó cũng là một kiểu “sản phẩm” mà trong tài liệu của UNESCO tôi đã nêu ở trên cũng có nhắc đến; họ bảo đó là “non-academic” publications, hình như thế.

      Kết luận: khối ngành XH-NV cần có những người “có tâm và có tầm” (hic hic, nghe giống hô khẩu hiệu) thực sự để có thể có những nghiên cứu dài hơi, và có công bố ra bên ngoài. Tôi thì tôi nghĩ như thế này: nghiên cứu ngay thực trạng KHXH-NV so với các ngành TN và KT (số bài báo ISI, các chỉ số H-index và G-index gì gì đấy – xin lỗi, tôi chỉ nghe lơ mơ và nhắc lại thôi ạ, không phải chuyên gia gì ở đây; số người có bằng cấp, học vị, kể cả dỏm và không dỏm, và số tiền đầu tư của nhà nước cho hoạt động KHCN của 2 khối …) thì thấy ngay tại sao nó yếu kém thôi mà.

      Tất cả những điều tôi nói ở trên chẳng phải để tự giải thích sự yếu kém của tôi đâu các bác ạ. Chỉ là để các bác thấy, và nếu xem đó là trách nhiệm của cả các bác nữa, thì sắn tay lên, ta cùng nhóm lửa (tôi hay gọi là “thắp nế”, theo câu nói mà tôi đã nghe ở đâu đó: Thà thắp lên một ngọn nến nhỏ, còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối!)

      Kính các bác,

      • Vu Thi Phuong Anh said

        Tôi lại viết sai chính tả rồi; nó bộc lộ nguồn gốc địa lý của tôi (bắc kỳ!): “xắn tay lên”, không phải “sắn tay lên”. Khi bình tĩnh đọc lại thì phát hiện ra ngay, nhưng viết một mạch không suy nghĩ thì … bị ngay (vì viết như mình nói). Các bác sửa lại giúp với ạ!

        Ngoài ra, “tỉ” và “tỷ” viết cạnh nhau mà không thống nhất, lúc thì tỷ lúc thì tỉ. Nó phản ánh background đi học của tôi: hồi nhỏ trước 1975 thì viết tỷ; ngày nay thì viết tỉ! Các bác sửa lại giúp ạ, “tỉ”, cho nó đúng trong từ điển ngày nay!

        (Phải tôn trọng tiếng Việt, tôn trọng người đọc, và tôn trọng chính mình, phải không các bác?)

      • Onlooker said

        Tôi đồng ý với bác thầy của bác khi ông ấy nói làm nghiên cứu theo kiểu định tính (qualitative research) thì rất khó có thể đi đến một kết luận. Khó đi đến kết luận vì phương pháp đo lường còn quá nhiều yếu tố nhiễu. Nếu tôi không đo được huyết áp của bác thì làm sao tôi chẩn đoán bác bị hay không bị cao huyết áp? Tương tự, nếu tôi không “đo” được qui mô của một vấn đề thì làm sao tôi biết nó lớn hay nhỏ? Bác có thể nói theo định tính là “lớn” và “nhỏ”, nhưng nếu người ta hỏi bác định nghĩa thế nào là “lớn” và thế nào là “nhỏ” thì làm sao bác trả lời, nếu bác không có đo lường, không có chuẩn để đánh giá?

        KHXH hay KHTN thì vẫn sử dụng phương pháp khoa học (scientific method). Phương pháp KH thì theo chu kỳ quan sát thực tế -> giả thuyết -> thu thập dữ liệu thực tế -> giả thuyết mới. Cái khác giữa KHXH và KHTN là phương pháp bác thu thập dữ liệu. Y khoa có thiết bị vật lý đo lường các chỉ số sinh hóa. KHXH có questionnaire để “đo lường” một vấn đề xã hội. KHXH còn có những phương pháp như focus interview hay kiểu như action research gì đó mà bác nhắc đến. Vì thế, về mặt nguyên lý, KHXH hay KHTN đều như nhau, nhưng về phương pháp thì khác nhau.

        Cái action research theo tôi biết là một phát kiến mới của giới khoa học nhân văn, nó chỉ thích hợp cho nghiên cứu sơ khởi (như pilot study), nó là một sản phẩm của chủ nghĩa hậu hiện đại. Khoa học không chấp nhận hậu hiện đại. Do đó, quan điểm cho rằng nghiên cứu quantitative là simplistic thì tôi e rằng chính quan điểm đó quá simplistic.

        Mấy người quảng bá cái gọi là action research rêu rao rằng họ muốn làm nghiên cứu có tác động thực tế. Họ làm như các nghiên cứu khác chẳng nhắm đến thay đổi tình hình thực tế! Bậy hết sức! Nghiên cứu nào cũng nhắm vào gây tác động và đem lại phúc lợi cho quần chúng. Nếu tôi chỉ làm research để có bài báo trên ISI thì nó chẳng có ý nghĩa gì cho nước mình cả. Nhưng từ kết quả nghiên cứu đến hành động để thay đổi là một thời gian dài và tốn nhiều công sức. Hôm nọ, tôi nghe một giáo sư Thụy Điển nói chuyện trong một hội thảo ở TPHCM rằng thời gian khám phá 1 molecure đến bào chế thành thuốc tốn 15-20 năm. Đó là nghiên cứu định lượng mà còn như thế. Một nghiên cứu chưa nói lên cái gì. Phải có hàng trăm nghiên cứu mới hình thành một xu hướng, một chính sách. Vì thế, đừng nghĩ rằng action research có thể thay đổi hay translated vào thực tế ngay được. Nghĩ như thế là đang nằm mơ ban ngày.

        Thật ra thì có nhiều ngành khoa học (chứ không riêng gì KHXH) mang tính địa phương. Ví dụ như effect của thuốc chống bệnh đái tháo đường trong người Việt có thể khác với người phường Tây vì họ khác gen. Thái độ và nhận thức của sinh viên VN về phòng bệnh AIDS chắc chắn khác với sinh viên người phương Tây vì khác văn hóa. Chính cái yếu tố local đó là tiền đề cho nghiên cứu KHXH. Chính cái yếu tố local đó làm cho giới KHXH nước ngoài thích vào VN để khai thác. Nếu họ khai thác được thì tại sao chúng ta không làm được?

        Tôi thấy ở nước mình ngành nào và cấp nào cũng cần người có tâm và có tầm. Tôi nghĩ KHXH muốn khá lên thì phải bắt đầu từ những người đứng đầu ngành. Nhưng rất tiếc là những người này có thể “có lòng” đấy, nhưng họ hoặc cao tuổi, hoặc được đào tạo trong hệ thống XHCH, hoặc tham quyền cố vị, nên họ đã trở thành những lực cản cho tiến bộ. Có lần nghe một ông viện trưởng KHXH gì đó ngoài Hà Nội nói rằng “công bố ISI ư? Cứ dịch sang tiếng Anh là họ đăng tất”. Hài hước không tưởng được. Ôi, tội nghiệp cho ông ấy quá! KHXH mà còn những người như thế thì nước mình vẫn còn trong ao tù của lạc hậu.

        Bác đừng trông mong gì từ mấy ông quan lãnh đạo như thế. Bác và cộng sự của bác phải tự làm và tự khẳng định mình thôi. Trông vào cái tâm và cái tầm của mấy ông này thì chắc đến ngày nghỉ hưu bác vẫn còn loay hoay trong cái khẩu hiệu tâm và tầm. 🙂

        Onlooker

        PS. Tôi nghĩ bất cứ ai làm khoa học cũng biết rằng những bài bình luận trên báo chí phổ thông không phải là bài báo khoa học. Đó là những bài mang tính đóng góp cho cộng đồng, chứ không phải nghiên cứu. Tôi cũng không nghĩ đó là những bài về action research.

        • Vu Thi Phuong Anh said

          Bác Onlooker,
          Tôi cám ơn bác vì ý này (lại “thấy sang bắt quàng làm họ” đây: tôi cũng đang nghĩ đến nó): viết các bài đăng báo phổ thông không phải là nghiên cứu mà là đóng góp cho cộng đồng.

          Một trường đại học thì có 3 nhiệm vụ: giảng dạy (OK, OK, ai cũng rõ rồi), nghiên cứu (VN còn yếu kém, ai cũng rõ, và đo thành quả nghiên cứu như thế nào thì quay lại với ISI), nhưng còn “đóng góp cho cộng đồng” thì sao nhỉ? Tôi đang nghĩ, có thể lấy số bài báo non-academic theo định nghĩa của UNESCO để đo có được không?

          Tôi lẩn thẩn nghĩ thêm: Các “nhà” XHNV có thể nghiên cứu ít (theo định nghĩa của các bác, chứ họ thì họ cho là họ làm nhiều đấy theo kiểu action research = reflective thinking và các practices của mình, thu thập phân tích số liệu, tạm đưa kết luận rồi tự thay đổi, rồi tiếp tục reflective thinking và tiếp tục thu thập phân tích … theo kiểu vòng lặp). Nhưng đóng góp cho cộng đồng của họ có thể nhiều (và vì họ suốt ngày reflect mà, nên kết quả là họ đưa ra những bình luận, những ý kiến, có khi hay có khi dở vv) –> có phải vì “xay lúa thì khỏi bồng em” chăng?

          Đây là suy nghĩ thật, không phải “ngụy biện quanh co” đâu bác Onlooker ạ! Nó cũng là reflective thinking theo kiểu KHXH-NV đấy ạ. Nhưng bác tin đi, action research thì sẽ dẫn đến action, tất nhiên sau một hồi reflect.

        • Vu Thi Phuong Anh said

          Xin đính chính ạ:

          “reflective thinking các practices của mình” –> xin đọc là về

      • Vu Thi Phuong Anh said

        Chào bác Onlooker,

        Nịnh bác tí nhé;-): Tranh luận với bác thật thú vị! Và, tôi học được nhiều lắm bác ạ; trước hết, có tranh luận dù với ai thì cũng là một cơ hội để hiểu rõ hơn thực ra mình nghĩ gì (vì nếu không nói ra rõ ràng được cho người khác hiểu tức là chưa hiểu).

        Nhưng quan trọng hơn là có một người nghe thông minh, người biết khen khi đáng được khen (cái này thì tôi không dám mong bác ạ, nhưng giá mà lâu lâu bác cũng khen cho một cái thì … hay quá :D), và biết cách chê sao cho người nghe phải tâm phục khẩu phục, cái đó rõ ràng bác Onlooker là bậc thầy ở đây. Nên mới được JIPV mời làm editor, là thế.

        ———–
        Giaosudom@: Bài viết của bác có đoạn vi phạm quy định của JIPV và đã bị xóa hoặc edited. JIPV không ủng hộ việc “xâm phạm” privacy của những người tham gia. JIPV chỉ quan tâm đến nội dung tranh luận và tính khoa học của các comments. Rất mong bác Vu Thi Phuong Anh thông cảm.

      • TCHGGD said

        Rất đồng ý với sự sáng suốt của bác chief. Tính khoa học của nội dung trao đổi là số 1. Xâm phạm privacy sẽ làm cho người trao đổi mất tự nhiên.

      • TCHGGD said

        Tôi theo dõi các bác tranh luận mà phát nghiện, dù biết rằng tôi là một kẻ lỗ mãng, từng bị ông chủ cho vào spam vì “chửi” người khác 😉

      • Lúc trước, tôi đã đề nghị bác Phương Anh những việc cần làm ngay nếu bác thật sự muốn nghiên cứu khoa học nghiêm túc:

        1) Đăng ký account thư viện quốc gia (300.000vnđ: hoàn toàn làm được).

        2) Lập ngay một seminar tại cơ quan bác và bắt đầu seminar những công trình chuẩn ISI liên quan đến công việc của bác và cộng sự (hoàn toàn làm được).

        Nếu bác không làm được hai việc này trước thì xin đừng bàn NCKH nghiêm túc vì nó sẽ trở nên xa xỉ đối với bác và cấp dưới của bác.

        Khi chưa làm được công trình chuẩn ISI thì 2) sẽ giúp cho bác và cấp dưới của bác có những tư vấn và tham mưu hiệu quả hơn cho lãnh đạo của bác. Chỉ đọc báo phổ thông thì liệu việc tham mưu có giá trị không?

        Tôi rất muốn biết bác và cộng sự đã hoặc sẽ làm được 1) và 2) không?

      • NCKH nghiêm túc k phải là trò đùa đâu, cũng k phải là cái mà ai cũng muốn có là được để loè thiên hạ. Đó phải là sự phấn đấu không ngừng, hy sinh lợi ích vật chất, có đam mê thật sự, có can đãm thật sự,…. Không thể nói suông được đâu.

        Chắc mọi người đã chứng kiến một vài người chả biết NCKH là gì, nhưng lại lập blog nói về NCKH như kẻ khùng chat với người điên đó sao? NCKH không phải là một loại cà phê rẽ tiền mà ai muốn xơi thì có thể xơi được đâu!

        Tôi xin mọi người hiểu đúng nghĩa của NCKH. Tôi đã đọc từng câu từng chữ của bác Onlooker, và tôi chưa tìm thấy chi tiết nào để phản bác lại bác ấy.

      • onlooker said

        Cám ơn bác quá khen. Tôi chỉ nói những gì tôi biết và trải nghiệm thôi.

        Tôi chợt nghĩ sao bác không làm thử một nghiên cứu nho nhỏ, chẳng tốn kém tiền bạc gì, nhưng lại có ý nghĩa. Bởi vì các đại học ta đang chạy đua để thành “đẳng cấp quốc tế”, mà muốn có đẳng cấp quốc tế thì cần phải có nghiên cứu khoa học, cho nên câu hỏi đặt ra là: khả năng NCKH của đại học VN đến đâu. Bác sẽ lấy số lượng papers, citations, H index làm thước đó khả năng. Đối tượng sẽ là các nhà nghiên cứu, giảng viên, giáo sư đại học. Bác có thể lấy ĐHQGTPHCM để đánh giá, vì dù sao đây là 1 trong những đại học lớn nhất nước. Bác thu thập những dữ liệu gì? Tôi nghĩ đến mỗi đối tượng, bác thu thập những dữ liệu sau đây: số bài báo khoa học, số bài trên các tạp chí ISI, số bài trong nước, số citations (cái này JIPV giúp cho bác), H index (JIPV giúp), hợp tác với nước ngoài, tác giả chính hay co-author, tuổi, trình độ học vấn, năm công tác, chuyên ngành, v.v… Với những số liệu đó, tôi nghĩ bác có thể trả lời câu hỏi về khả năng đại học VN thành “rồng” bao lâu.

        Nghiên cứu như thế chẳng tốn kém gì. Vấn đề là có thì giờ và người để làm. Tôi thấy nhiều khi nghiên cứu cũng cần một sự dấn thân. Ý tôi muốn nói là hy sinh cái riêng để cho cái chung. Thay vì dành ngày cuối tuần đi chơi thì người “dấn thân” có thể dành thì giờ cho research.

        Onlooker

        • Vu Thi Phuong Anh said

          Bác Onlooker ơi,
          Cám ơn gợi ý của bác. Ý tưởng đó tôi cũng có trong đầu bác ạ (may mắn thế!), nhưng vấn đề, như bác đã nói, là “người và thời gian”!!!!! Nó cũng là tiền đấy bác ạ! Đặc biệt là khi “quân” của tôi buổi tối còn phải đi dạy thêm kiếm sống nữa chứ!

          Và hơn nữa, là số liệu bác ạ, không phải dễ lấy (mà cũng chưa chắc đã có sẵn) nếu không có quyền lực hoặc yêu cầu của cấp trên. Chà, có lẽ bác quên cách quản lý của VN rồi thì phải?

      • Vu Thi Phuong Anh said

        Bác Giaosudom:
        Tôi hiểu tại sao bị xóa hoặc biên tập, và rất sorry đã để cho bác phải biên tập.

        Bác Hội Toán học:
        Hôm trước có mấy ý của bác hay quá mà tôi chưa cám ơn trực tiếp (chỉ cám ơn chung các bác, và chỉ nhắc tên bác Onlooker). Nay trở lại đây xin cám ơn bác, đặc biệt lời an ủi: không có ISI nhưng nếu làm cho người khác hiểu thì cũng là đóng góp không nhỏ. Thôi, có người hiểu mình (chỉ một người) thì cũng là mãn nguyện rồi!

        Bác TCHGGD:
        Cám ơn bác đã theo dõi, và … nghiện cuộc tranh luận! Tôi cũng nghiện không khí tranh luận ở đây, nên … dù cũng có lúc cảm thấy … ức JIPV lắm 😉 nhưng thỉnh thoảng không đừng được cứ phải mò vào đọc và viết tiếp, để bị … đập tiếp, hic hic! 😉

        Bác Tạp chí blogger dỏm:
        Bác làm tôi có cảm giác giống đang làm việc ở cơ quan quá: Yêu cầu của cấp trên phải thực hiện ngay, thực hiện tới đâu phải báo cáo tới đó, nếu không sẽ bị đánh giá là kém và không tuân thủ!!!! Ức thật chứ, ở cơ quan đã bị … o ép, giờ vào đây cũng thế sao? 😉

        Nhưng nếu bác biết tôi nhiều hơn một tí thì bác cũng sẽ biết rằng tôi nổi tiếng … ngoan cố (và “ngạo mạn” theo lời bác Onlooker)! Chưa bị thuyết phục hoàn toàn thì tôi chưa làm, dù có bị cách chức cũng cam lòng. Mà khi làm thì cũng làm theo kiểu của mình chứ không tuân thủ một cách máy móc, hì hì. Đó là lý do tại sao tôi cứ bị “lưu lạc giang hồ” mãi thế này, chẳng được ngồi yên một chỗ mà hưởng nhàn, nếu không phải là hưởng lợi. Cứ toàn “tìm những chốn đoạn trường mà đi” thôi bác ạ.

        Nhưng … ngoan cố thế tạm đủ rồi, tôi trả lời bác nhé:
        1. Tôi chưa đăng ký account TVQG, vì nếu có đăng ký thì các em ở TT khai thác là chính chứ không phải là tôi, khi hiện nay tôi đã vô cùng quá tải, và lại chuẩn bị về hưu. Tại TT, tôi đã nhiều lần đăng ký các dịch vụ ví dụ thông tin pháp luật, thành viên các hiệp hội vv nhưng cả năm chẳng ai sử dụng gì cả, nên rất lãng phí. Cái quan trọng là khai thác chứ không phải là chỉ đăng ký cho có!

        Bác khoan nói rằng tôi … quanh co ngụy biện nhé! Tôi đang làm một điều hay hơn thế nhiều (theo quan điểm của tôi): cho các em tìm hiểu cơ sở dữ liệu điện tử các tạp chí quốc tế mà Thư viện Trung tâm của ĐHQG đang có sẵn, mà tôi tin là rất nhiều (khi tôi ngồi trên Trung tâm của tôi thì hoàn toàn có thể truy cập vào các cơ sở dữ liệu này). Gần như cái gì tôi muốn đọc cho công việc của tôi đều có thể tìm được qua cơ sở dữ liệu sẵn có hiện nay.

        Vấn đề là: chỉ có một mình tôi đọc thì không ăn thua! Mà các em ở chỗ tôi phải đọc, nhưng các em ấy tiếng Anh thì không đủ, lại làm việc quần quật với mức lương 3, 4 triệu, tối đi học thêm tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu của tôi, rồi lại đang đi học cao học ở VN theo yêu cầu của tôi – dù đa số chỉ là các chương trình … lèng èng nhưng có học có hơn, vì chưa thể làm khác, ví dụ đi học nước ngoài … Gian nan lắm đấy bác ạ!

        2. Về seminar: Thực ra lâu nay tôi đã chọn một tạp chí là Quality in Higher Education của nhà Taylor and Francis, là subscriber trên bản giấy trong nhiều năm nay (bọn tôi là hội viên INQAAHE, hiệp hội đảm bảo chất lượng các trường đại học trên thế giới), và lâu nay vẫn thầm mong có bài đăng trên đó để góp tiếng nói với mọi người. Ở VN tôi có một đồng nghiệp hiện đang ở ĐHSP có bài viết đăng trên đó (nó có ISI đấy các bác ạ, tôi chưa kiểm tra kỹ nhưng tạp chí này rất có uy tín, nhà xuất bản cũng rất có uy tín) và tôi tin rằng nếu bọn tôi đầu tư thì cũng có thể có bài đăng.

        Nói thêm: đồng nghiệp của tôi chỉ đăng được khi đang học ở nước ngoài (hoàn tất năm 2004, 2005 gì đó), hoặc về VN và viết chung với các đồng nghiệp quốc tế vì chính những người này cần nghiên cứu về VN và mời đồng nghiệp của tôi tham gia, hoặc lúc dứt hẳn ra và đi nước ngoài nghiên cứu theo học bổng Fulbright, là những điều mà tôi không thể làm vì hoàn cảnh (hay là vì … kém nhỉ, thôi thì nếu bị chê là kém thì cũng cam lòng vậy, thì đã bị chê rồi còn gì!)

        Và vì đã định hướng như thế nên những lời khuyên của bác tôi rất biết ơn, nhưng cũng phù hợp với những gì tôi định làm nên không nói gì (ngoài việc cám ơn, phải không bác?) Nhưng tôi không bị bệnh thành tích, và cũng không mê sảng nghĩ rằng mọi việc sẽ có ngay theo kiểu 2020 sẽ có ít nhất 1 trường top 200, nên cứ tà tà mà làm thôi bác ạ. Điên cuồng chạy theo thành tích thì mệt lắm, mà tôi thì già rồi…

        Tuy nhiên cũng mới hôm qua thôi khi họp TT vào đầu tuần thì tôi cũng nhắc các em về việc phải tìm hiểu thêm về các bibliometrics, tìm hiểu về SCI và SSCI, vì nếu muốn tham gia xếp hạng toàn cầu thì cũng phải hiểu mấy cái này rồi mới làm gì thì làm. Tôi cũng đã đặt một bạn (bên ngoài TT, vì các em ở TT, đa số chưa đến 30 tuổi!) tìm hiểu sâu và sẽ làm seminar cho mọi người nghe, và viết một chuyên đề về nó. Như vậy đã được chưa hở bác?

        Mà bác ơi, bọn tôi làm hành chính, mệt lắm các bác ạ, mấy việc nghiên cứu này là tự bỏ công ra mà làm chứ không được xu nào từ nhà nước đâu. Cho nên có bị chê kém thì cũng chịu thôi, chó gầy hổ mặt người nuôi bác à!

        Đấy lại là tâm sự vụn của tôi, cám ơn các bác đã lắng nghe.

      • onlooker said

        @Bác Phương Anh: Tôi nghĩ bác đã chọn tạp chí có giá trị thấp quá! Cái tạp chí Quality in Higher Education không có IF. Bài trên đó chẳng có tác động gì đâu, ít ra là hiện nay.

        Bác nên chọn những tạp chí đầu ngành thì tốt hơn. Đây là những tạp chí đầu ngành:

        Journal of Higher Education (số 1)
        Studies in Higher Education
        Higher Education Research and Development
        Higher Education
        Teaching in Higher Education
        Research in Higher Education

        Còn mấy cái gọi là action research thì thú thật với bác là nó ở một đẳng cấp khác, bác à. Khoa học nghiêm túc không có chỗ cho hậu hiện đại.

        Onlooker

        • Vu Thi Phuong Anh said

          Các bác ơi,

          1. Tôi có đọc qua trang gì các bác gửi ấy, các tạp chí ISI gì gì đấy, nhưng higher education là một lãnh vực rộng lắm các bác ạ, nên tôi chỉ chọn cái phục vụ đúng việc của bọn tôi mà thôi! Nếu nó không có ISI thì tiếc thật, nhưng quản lý chất lượng giáo dục có lẽ là một ngành mới và hẹp, chứ nhà XB Taylor and Francis đâu đến nỗi kém phải không?

          2. Tôi lại bộc lộ ra là “không nghiên cứu khoa học nghiêm túc” nữa rồi. Nhưng biết sao được, ví dụ nếu tôi muốn làm nhà khoa học chân chính theo kiểu các bác định nghĩa thì phải có ai đó nuôi tôi để tôi làm, theo kiểu Ngô Bảo Châu được trả lương ấy (tôi không hề có ý định ám chỉ tôi giống NBC ạ, xin các bác đừng đọc ra như thế nhé). Chứ giựt gấu vá vai như tôi, thì tôi phải lựa chọn, cái gì làm mà phục vụ công việc hiện nay của mình thì mình làm thôi. Vả lại, chỉ có cách đó tôi mới kết hợp được nghiên cứu và hành động (lấy nghiên cứu phục vụ công việc của mình).

          3. Đúng là action research là một đẳng cấp khác. Tôi không phản đối gì. Nhưng có lẽ nó cũng cần thiết. Cũng như trong một trường đại học, giảng dạy thì không làm cho người ta có tầm cỡ như nghiên cứu (publish or perish). Nhưng tôi nghĩ, cái mà mình thiếu hiện nay trước hết là những ông thầy dạy dỗ cho tử tế, tận tâm, không sai sót – cứ cho đấy chỉ là bán lẻ tri thức đi nữa, thì cũng cần mà các bác! – chứ không chỉ cần toàn là những nhà nghiên cứu có công bố ISI như các bác muốn. Tất nhiên có là tốt ạ, nhưng làm sao để có? Muốn có một giáo dục đại học tốt, thì hãy có một nền giáo dục phổ thông tốt. Cũng vậy, muốn nghiên cứu tốt, thì trước hết hồi mình đi học phải được dạy dỗ cho tử tế để có kỹ năng.

          Nếu các bác đọc lại đoạn trích cuối cùng mà tôi đã trích của UNESCO thì sẽ thấy họ nhắc đến 3 levels of research capcity: the individual level, the organizational level and the overall system level.

          Chỉ có cấp individual thôi thì các nhà XH-NV không làm gì được hơn đâu các bác ơi! Và với tư cách GĐ TT (nhỏ xíu và nghèo, giựt gấu vá vai đấy ạ), tôi đang cố tạo ra research capacity ở cấp organisational level theo kiểu của tôi. Sẽ không nhanh, và phải gắn với chức năng hiện nay của tôi – mà tôi thì cũng chỉ còn ít năm, cũng cố làm hết mức rồi (và sẽ tiếp tục cố cho đến cuối đường, nhưng sẽ không còn mấy thời gian), thôi thì nó chỉ đến thế các bác ạ!

          Nhưng cũng rất vui vì những chia sẻ và cám ơn các bác đã xúm vào hỗ trợ!

  20. giaosudom said

    Kính gửi các bác:

    Một bác có gửi thư trao đổi và góp ý cho JIPV. Xin mời các bác cho ý kiến về vấn đề này:

    Phòng giao lưu với Độc Giả

    Xin cảm ơn các bác.

    Giaosudom

    Ps: Các bác vui lòng click vào “trả lời” (ngay dưới comment này) để trao đổi về vấn đề này nhé! Không nên mở thêm mục mới liên quan đến vấn đề này. Như thế comments cho vấn đề này sẽ được liên tục và dễ theo dõi.

    • Tôi thấy những nội dung tranh luận ở đây cũng thuộc những kiến nghị của bác này, nhưng có thể là nó không được hệ thống.

    • onlooker said

      Tôi nghĩ bác ấy kỳ vọng JIPV cao quá. Làm sao mở được viện dạy về nghiên cứu khoa học được khi mà khoa học rất khác nhau về ngành nghề. Tôi nghĩ những gì chúng ta bàn ở đây cũng mang tính education đó chứ, dù không có hệ thống.

      JIPV đâu phải là đại học. Hay là các bác JIPV xin thành lập đại học đi. 🙂

      Onlooker

    • chim_nhon said

      Về “2. Góp ý đối với JIPV” của bác Guest Editor theo tôi không nên mở thêm Mục, Phòng, Viện mới vì:

      1. Nhu cầu cho vấn đề này, hiện nay ở trang JIPV, là chưa cao. Hoặc có thể các bác độc giả có nhu cầu nhưng lại là “bạn đọc thầm lặng” (j/k), tức là có nhu cầu nhưng ko hỏi, ko comment. Thế nên nếu bác nào có câu hỏi thì cứ mạnh dạn trao đổi ở Phòng tranh luận khoa học cộng đồng. Tôi nghĩ phòng này khá bình đẳng, các bác cứ nêu ý kiến hoặc phản bác, miễn là phải có logic/nguồn rõ ràng để tránh bị “bẻ”.

      2. Không nên mở Mục, Phòng, Viện mới na ná giống chức năng Mục, Phòng, Viện đã có. Vì nếu mở ra sẽ làm cho các Mục, Phòng, Viện cũ ít khách hoặc ít comments. Đến lúc nào đó lại phải đóng cửa hoặc sáp nhập như các Bộ và các Tỉnh ở VN ấy. Lãng phí thời gian vô cùng.
      Tôi lấy ví dụ như từ ngày “Phòng tranh luận khoa học cộng đồng” ra đời, “Phòng thảo luận khoa học” ít khách hẳn, vì: các Editors cũng tham gia vào tranh luận trong “Phòng tranh luận khoa học cộng đồng” rồi, mà phòng này cũng đông người tham gia hơn, bác Trưởng phòng này nội công thâm hậu hơn, vv…

      3. Nếu muốn tìm hiểu kỹ năng, kỹ năng tra cứu thông tin ISI, cách xác định thứ hạn jornal theo chuyên ngành rộng, hẹp, thứ hạng, những quy tắc khi tham gia conference … các bác độc giả phải mất thời gian thôi. Bây giờ không cái gì có sẵn, bao cấp, hoặc mang đến tận nơi cho các bác dùng cả. Các bác có thể xem lại các comments cũ để lấy tin mình cần.

      4. Nếu bác nào thấy nội dung tranh luận nào có giá trị về mặt khoa học. Các bác comment là hay, tôi sẽ lưu lại trong “Trung tâm lưu trữ” thuộc “Ziện tranh luận cộng đồng”. Tôi có mơ ước “Trung tâm lưu trữ” sẽ cạnh tranh quyết liệt và thu hút độc giả hơn hẳn “Cục Thông Tin Khoa Học & Công Nghệ Quốc Gia”.

      Chúc các bác tìm được nhiều điều bổ ích ở trang JIPV trên con đường nghiên cứu khoa học chân chính.

  21. Vu Thi Phuong Anh said

    Các bác ơi,

    1. Cám ơn các bác đã gửi lại các thứ. Đặc biệt cám ơn bác Onlooker với mấy gợi ý cụ thể về tạp chí.

    2. Tôi đọc danh sách tạp chí mà các bác gửi thì thấy trong lãnh vực giáo dục thì nhóm tạp chí liên quan đến Higher Education có IF khá thấp.

    Giả thuyết của tôi: Vì nó mới, và liên ngành, không phải ngành truyền thống? Vậy, Quality in Higher Education càng mới và hẹp, nên ít độc giả –> IF càng thấp (không có?)

    3. Tạp chí Studies in HE (trong danh sách bác Onlooker recommend) cũng do nhà Taylor and Francis –> nhà này khá thật như tôi đã nói?

    4. Tạp chí Journal in HE (số 1 trong danh sách của bác Onlooker) là của Mỹ, thuộc đại học Ohio State, từ năm 1930. Tạp chí Quality … là cơ quan phát ngôn của INQAAHE, quốc tế nhưng không phải Mỹ mà Châu Âu, chủ yếu Hà Lan và Anh. Hiệp hội này mới tồn tại gần 20 năm. Nhưng thực sự có ảnh hưởng đến giới làm chất lượng Âu và Á –> bias của ISI khi chọn mười mấy ngàn trong khoảng 100 ngàn tạp chí như ai đó đã nêu?

    5. Các bác yên chí ạ, tôi không chống chế đâu, nhưng muốn làm gì cũng phải hiểu rõ. Tôi đang tìm hiểu vài tạp chí trong list mà bác Onlooker nêu đây. Có gì mới sẽ trao đổi tiếp ạ.

    • Vu Thi Phuong Anh said

      Tôi định trả lời ở trên nhưng không hiểu sao lại mở mục 21 này. Xin lỗi các bác và xin đưa nó về đúng chỗ trên mục 19 giúp ạ.

    • Vu Thi Phuong Anh said

      Phát hiện tiếp ạ:

      1. Tờ TESOL Quarterly mà ai trong nghề giảng dạy tiếng Anh cũng phải biết có ISI nhưng thấp, hạng 47, IF thấp 0.942. Không dễ đăng trên tờ này đâu ạ. Nó của Mỹ đấy, hội của nó là Hội TESOL quốc tế. Nếu còn ở Khoa Anh tôi sẽ đăng ký tờ này. Nhưng bỏ nghề rồi nên thôi.

      2. Tờ Harvard Educational Review của Harvard lừng lẫy, mà tôi không bao giờ dám mơ có bài đăng, cũng của Mỹ, có hạng 72, IF là 0.702!!!!!!

      3. Tờ Language Testing, chuyên ngành hẹp tôi được đào tạo, cũng của Mỹ, mà ngày xưa đi học các thầy giáo của tôi kính phục, còn tôi thì chưa bao giờ dám mơ có bài đăng ở đây, thì … no where to be found trong list này!

      Kết luận: Tôi là tiến sĩ dỏm vì chọn ngành dỏm? Hu hu hu hu!

      • inhainha said

        Theo ý kiến cá nhân tôi, ISI không phản ánh chính xác chất lượng tạp chí ngành giáo dục học. Trước kia, lúc JIPV còn ở Flickr, có một bác thuộc ngành xã hội phản biện rất xuất sắc vấn đề này. Tuy nhiên, lúc đó ý kiến này hầu như ít được Editors-in-Chief và MEs lưu ý và thậm chí Guest editor đó còn bị cảnh cáo :-). Để tôi lục tìm lại những phản biện này xem sao.

      • chim_nhon said

        hic, bác comment thế này thì dân dã gọi là “không ngồi chung mâm” được rồi.

        Tôi nghĩ các bác Onlooker, giaosudom, Hội toán học, TCHGGD, tôi, vv… đã chỉ cho bác từng đường đi nước bước rồi. Bác muốn thực hiện thì cứ theo các comments mọi người đã nói rồi làm thôi, còn nếu bác nghĩ khó, khổ, vô vọng, vô ích, vv… thì ko nên bàn nữa. Chứ bác cứ đưa ra những comments định tính đại khái như: thầy tôi kính phục, bạn tôi mách, tôi mơ, vv… kiểu gì trước sau gì cũng có bác vào bẻ thôi.

        ISI journal ngành của bác rõ ràng là tồn tại, bác cứ làm từng bước một thôi: có đọc ISI mới viết được ISI; mà đọc rồi mình mới thấy cái nào làm được, cái nào không làm được; phải seminar từng nhóm; thu lượm số liệu từng chút một; vận động kêu gọi lãnh đạo giúp cả về vật chất và chuyên môn, tài liệu; vv… ISI không dễ, nhưng ko phải ko làm được. Thôi, tôi nói thế thôi, không nói nữa lại thành nhàm vì đã nói nhiều rồi mà.

        • Vu Thi Phuong Anh said

          Bác Chim_Nhon ạ,

          Bác nói vậy e không công bằng với tôi. Tôi chỉ cố trả lời cho bác Tạp chí blogger dỏm về việc tôi có “tiếp thu ý kiến” bác ấy thôi mà.

          Tôi cũng chỉ nói đến chất lượng các tạp chí trong ngành giáo dục là vì ở trên bác Onlooker có nói là tạp chí tôi chọn (Quality …) có chất lượng thấp thôi mà. Thì bác ấy nói vậy là dựa trên thứ hạng tạ chí, mà thứ hạng ấy lại là do IF trong list của ISI.

          Còn tôi thì chỉ định nói rằng, làm gì cũng phải đúng chức năng của tôi. Giá tôi đang làm ở một trường có đào tạo và nghiên cứu thì lời khuyên của các bác rất đúng. Còn TT của tôi thì đúng là nó cần action research thật. Có tầm cỡ hay không thì vẫn là cái tôi đang cần!

          Vả lại, những gì tôi nói ở đây (cũng khá mất thì giờ đấy ạ) thì cũng đóng góp chung cho mọi người hiểu về ISI mà bác?

          Tôi muốn hỏi thêm: Vậy bác có thấy tạp chí nào cho chuyên ngành Language Testing mà có ISI thì bác chỉ cho tôi với ạ! Vì tôi cũng muốn công bố vài cái mà tôi đã, well, “nghiên cứu” như hôm trước tôi đã khoe, mà các bác thì nói là … đồ dỏm, vứt đi, chỉ đủ sức để được phong PGS dỏm như những người khác đã được phong ở đây. Tôi đọc cũng shock lắm ạ, nhưng vẫn cố gắng kiên nhẫn tìm hiểu, nếu chưa chứng minh được điều ngược lại thì phải tạm … im. Tôi nghĩ, thái độ đó cũng đáng được … (hic hic hic) bác Onlooker và các bác khen một cái ạ!

      • Onlooker said

        Nếu ranking và so sánh thì phải làm cho từng ngành. Không thể lấy ISI của tạp chí vật lý hay y học so với toán được. Cũng không thể so IF của tạp chí toán với tạp chí ngành giáo dục. Mỗi ngành có những tạp chí hàng đầu, xếp hạng A, B, C … Dân trong ngành thì biết cả. Còn nói rằng ISI không phản ánh chính xác cho ngành nào đó thì tôi rất nghi ngờ.

        Onlooker

        • Vu Thi Phuong Anh said

          Bác Onlooker ạ,

          Bác nói “dân trong ngành thì biết cả”. Trong ngành nghiên cứu về chất lượng GD ĐH hiện nay, mà ở VN chỉ mới có đúng 1 người có bằng Tiến sĩ ở Úc về (là đồng nghiệp ở DHSP mà tôi nhắc đến ở trên) thì ai cũng biết là tốt bác ạ!

          Tôi nói vậy có thể các bác lại không tin chăng? Chà, biết làm thế nào nhỉ? Hay là nghe lời bác Chim_Nhon, không bàn nữa vậy!

        • Vu Thi Phuong Anh said

          Ý tôi nói: Tờ Quality in HE ai cũng biết là tốt, nếu trong ngành nghiên cưu về chất lượng GD DH ạ.

        • Onlooker said

          🙂 Khó nói quá. “Tốt” thì phải có IF chứ. Một tạp chí mà không có IF thì không thể nào nói là uy tín được. Có thể nó có uy tín với ai đó, ở một cấp nào đó. Ví dụ như trước đây một anh bác sĩ nọ, được xưng tụng là chuyên gia về […], viết bài ca ngợi … vợ của anh ta vì chị này có bài trên một tạp chí mà anh ta cho là “hàng đầu”. Nhưng đối với anh ấy là “hàng đầu”, còn với người professional thì tạp chí đó vô danh (không có IF). Tôi nói như thế thì chắc bác biết rồi.

          Đó cũng là khác biệt giữa đánh giá định tính và định lượng. Theo bác và bác nào đó thì Quality in HE là “tốt”, nhưng dựa vào định lượng thì … 🙂

          Onlooker

          • Vu Thi Phuong Anh said

            Bác Onlooker ạ,

            Vì rất quý trọng bác – cái này không phải là nịnh ạ – nên tôi cố thêm một câu trước khi tôi “biến”:

            IF có phải dựa trên số người đọc và cite không ạ? Vậy nếu ngành rất hẹp, và emerging, thì số người đó chắc rất ít. Dưới một ngưỡng nào đó đáng để ISI quan tâm?

            Và, định tính liệu có đáng chê trách đến thế? Ngay cả trong ngành y thì nó cũng có vai trò mà?

            Máy của tôi bị virus, không copy and paste được nên không thể đưa link, nhưng các bác cứ thử google mà xem. Chứ tôi thì nhớ như sau: định tính là nhằm theory generation, còn định lượng là hypothesis testing. Đều có vai trò mà bác?

      • inhainha said

        Xin mạn phép các bác post lại cuộc tranh luận của bác Jean_Nguyen và các editors

        Jean_Nguyen says:

        Kính chào các bác trong Ban biên tập JIPV,

        Em là độc giả thường xuyên của JIPV kể từ ngày JIPV ra mắt đến giờ. Tuy nhiên em chỉ đọc và suy nghĩ mà chưa tham gia bình luận, tranh luận, đóng góp ý kiến gì cả. Hôm nay, nhân dịp các bác bắt đầu xét đến các GS bên Khoa học xã hội và Khoa học giáo dục. Em mạo muội xin có mấy ý kiến muốn giải bày, với mong muốn JIPV ngày càng uy tín, công bằng và phù hợp với quốc tế hơn:
        1. Về tiêu chuẩn ISI: ISI không phủ hết các chuyên ngành và chuyên ngành hẹp của Khoa học xã hội và Khoa hoc giáo dục. Trong ISI Journal list, người ta chỉ có Social Science Citation Index và Arts and Humanities Citation Index mà không có Education Research Index. Nếu nói Education Research đã được bao hàm trong 2 cái trước thì không hoàn toàn đúng, vì Education Research có tính liên ngành. Vì vậy nếu xét Khoa học giáo dục thì em đề nghị lấy từ căn cứ Education Research Index tại địa chỉ: http://www.ebscohost.com/titleLists/er-coverage.htm
        Tất nhiên các bác lại phản biện em rằng trong cái list này có Journal thuộc ISI, có nhiều journals không thuộc ISI. Trong trường hợp nếu em chứng minh được rằng :
        – Tồn tại 1 tạp chí thuộc ISI mà chất lượng không hơn tạp chí không ISI, và không được người trong chuyên ngành đánh giá cao.
        – Tồn tại nhiều GS của các đại học nổi tiếng Mỹ, Anh, Uc… mà không có đủ công bố ISI như tiêu chuẩn JIPV để khỏi bị xét dỏm thì sao? (không phải họ không đủ khả năng công bố ISI, mà vì nó không thật phù hợp với chuyên ngành của họ, họ đều là các GS hàng đầu).
        Em nói như vậy để bảo vệ ý kiến của em là nếu cứ lấy ISI là cái thước duy nhất áp dụng lên mọi ngành, mọi chuyên ngành, chuyên ngành hẹp, đặc biệt là trong khoa học xã hội và Khoa học giáo dục là không chính xác, không phủ hết, và không công bằng.
        2. Về Editorial Board: Có một quy tắc mà ai cũng biết và thừa nhận là chỉ có các chuyên gia trong cùng chuyên ngành hẹp mới có khả năng đánh giá chính xác 1 người cùng chuyên ngành. Qua đọc trên JIPV em đoán chắc không sai nhiều là các Editors đều chủ yếu là bên Toán và tự nhiên. Như vậy rõ ràng khi đánh giá bên Khoa học xã hội và Khoa hoc giáo dục là có vấn đề (vì cái thước ISI đã có vấn đề). Vì vậy đề nghị JIPV phải có chuyên gia trong mỗi một chuyên ngành của KHXH và KHGD mới công bằng. Hơn nữa, khi đưa ra tiểu chuẩn số lượng công bố của mỗi chuyên ngành thì phải có biểu quyết của các người cùng chuyên ngành, chứ không phải là Editorial Board quyết định tất cho mọi ngành.
        3. Do đặc thù của nghiên cứu trong KHXH và KHGD, thời gian để thu thập dữ liệu, thực nghiệm, xử lý lâu hơn nên rõ ràng rất khó có thể có nhiều công bố. Đây là thực tế mà ta dễ nhận ra ngay cả đối với các GS ở các nước có KHXH và KHGD phát triển hàng đầu. Vị vậy, theo em nên cần xem lại chuẩn về số lượng công bố bên KHGD.
        4. Mong các ý kiến trên đây được JIPV xem xét nghiêm túc, để có những điều chỉnh phù hợp cho từng ngành. Ngược lại, nếu JIPV cứ vẫn khẳng định không thay đổi là cái thước ISI đo được và phủ tất cả mọi ngành, chuyên ngành, chuyên ngành hẹp thì em đành chịu. Khi đó chắc các nước Mỹ, Anh, Uc… phải mời JIPV để xét dỏm cho họ với, vì họ cũng có cả khối dỏm đấy.
        ************************************************************************


        Jean_Nguyen says:

        Comment sau đây của tôi hướng đến mấy điều sau đây:
        – Bàn luận về TOP 20 của cái list trên, trong mối liên hệ với trường hợp lĩnh vực nghiên cứu của ứng viên.
        – Chứng minh cho giả thuyết: ” Tồn tại các tạp chí trong ISI mà chất lượng không bằng tạp chí không ISI trong một số chuyên ngành, bởi vì cách đo của Thompson bộc lộ một lỗ hổng quan trọng. Do đó, thước ISI là không thật chính xác cho một số chuyên ngành”.

        Bây giờ tôi xin đi vào chi tiết:

        1.
        Có thể hiểu Education là lĩnh vực rất rất rộng, cũng giống như Social Science và Natural Science hay Mathematics. Trong Education có hàng trăm chuyên ngành, chuyên ngành hẹp khác như là: Policy, Management, Curiculum Development, Learning & Teaching, Children, Developemnt, Gender, Edu Psychology, Behavior, Computer Edu, Edu Technology, Maths Edu, Physics Edu, Medecin Edu, …….Vậy khi xét một ứng viên thì phải xem họ thuộc cái chuyên ngành nào mới có đánh giá khách quan. Các bác xét ứng viên này, vậy các bác có biết ứng viên này thuộc chuyên ngành nào của Education không? giả sử ngược lại, ứng viên này không dỏm và rất giỏi ngang tầm quốc tế, xin hỏi các bác trong JIPV là hãy chỉ cho ứng viên này 5 tạp chí hàng đầu đúng chuyên ngành để ứng viên này đăng bài. ứng viên này làm về Mathematics Education, chẳng lẻ nộp bài vào MED EDUCATION cho nó loại ngay từ đầu vì không đúng lĩnh vực à? hay sumitt ở 1 tạp chí về Policy Education, … à? thật nực cười. Cũng giống như làm bên Analysis mà gửi bài ở Comm. Algebra vậy. Nói vậy để biết rằng Education nó mênh mông bát ngát, không lấy TOP chung chung là Education để soi vào một ứng viên cụ thể được (tất nhiên ở đây khác bên mathematics).

        2. Chứng minh giả thuyết:

        Giả thuyết được chứng minh hoàn toàn trong trường hợp chuyên ngành Mathematics Education (giáo dục Toán).
        Cụ thể: Sẽ chứng minh rằng tạp chí Educational Studies in Mathematics (ESM, được xem như là tạp chí chính thức của ICMI) là tạp chí số 1 thế giới của chuyên ngành nhưng không có trong SSCI, ngược lại tạp chí Journal for Research in Mathematics Education (JRME, của NCTM, Mỹ), một trong những tạp chí uy tín của chuyên ngành, nhưng không phải nhất của chuyên ngành, không có ảnh hưởng lớn trong toàn bộ cộng đồng nc, lại được có mặt trong ISI từ rất lâu, và là tạp chí duy nhất về Mathematics Education có mặt trong ISI.
        – Cơ quan tiến hành chứng minh: ICMI, ủy ban giảng dạy Toán quốc tế
        – Nguyên nhân cơ bản: ISI Thompson sử dụng thông số “mức độ trích dẫn” (Citation level) của tạp chí đang xét ĐỐI VỚI TẬP HỢP CÁC TẠP CHÍ KHÁC TRONG CHÍNH LIST SSCI của Thompson. Đây chính là điểm không chính xác nhất của Thompson. Rõ ràng các nghiên cứu giáo dục trong từng ngành học cụ thể (Toán, Vật lý, Y Sinh, ….) thì khó được trích đẫn trong ngành học khác (vì không liên quan, cũng giống như làm bên Vật lý thì ai đi trích dẫn bên Y sinh, mặc dù cũng là SCI hết cả đấy) lại càng khó trích được trích dẫn trong Education chung chung được.
        – Tiến hành chứng minh và kết quả: ICMI đã thu thập dữ liệu trong chuyên ngành và đã chứng minh được rằng ESM có quality cao hơn hẳn JRME, và có ảnh hưởng lớn hơn trong cộng đồng học giả.
        – Xem chi tiết toàn bộ chứng minh đầy đủ tại: http://www.maths.soton.ac.uk/EMIS/mirror/IMU/ICMI/IS I.pdf
        – Kết luận của ICMI:
        – ” SSCI của ISI Thompson không thể được xem như là một cách phù hợp để đánh giá đúng chất lượng nghiên cứu trong ngành Mathematics Education”.
        – ISI Thompson không phải là thước đo duy nhất hiện nay. Đối với Mathematics Education thì ERIH tốt hơn SSCI.

        3. Bonus:
        – ICMI còn dẫn thước đo khác của European Science Foundation, http://www.esf.org/. Kết quả đo trong lĩnh vực Educational Research and Pedagogy (ERIH) khẳng định 1 lần nữa: ESM xếp hạng A, còn JRME xếp hạng B.
        – Một ví dụ thú vị nữa: International Journal of Arts and Design Education của ISI Thompson chỉ được xếp hạng B của ERIH.
        – Bảng xếp hạng của ESF trong lĩnh vực Educational Research có tại: http://www.esf.org/index.php?eID=tx_nawsecuredl& u=0&file…
        – Phỏng đoản: Dùng pp tương tự, có thể chứng minh giả thuyết còn đúng trong một số chuyên ngành khác.

        4. Kiến nghị đối với Khoa học giáo dục:
        – Cơ sở: Thống kê cả ISI và ERIC (http://www.eric.ed.gov/)
        – Tiêu chuẩn: Rất thống nhất với Editor inhainha đối với tình hình hiện nay bên KHXH:
        – rất dỏm: 0
        – dỏm: = 1(2) với PGS (GS)
        – trên các mức này đều đạt.

        4. Lời kết:

        – Em không chỉ trích ISI, JIPV , ngược lại còn rất cảm tình với JIPV và đánh giá tốt thước ISI.
        – Em muốn chỉ ra sự không hợp lý của SSCI Thompson trong một số chuyên ngành. Và thực tế là trong một số chuyên ngành, thế giới đánh giá, bình duyệt các học giả của họ không phải dựa trên SSCI Thompson.
        – Muốn đóng góp xây dựng lại 1 chuẩn hợp lý hơn, phù hợp quốc tế hơn cho lĩnh vực Khoa học giáo dục
        – Em đã rất toàn tâm với JIPV. Trường hợp Editorial Board không quan tâm thì em xin chúc JIPV chân cứng đá mềm, em từ nay xin rút lui, còn phải lo cơm áo gạo tiền cho vợ con nữa chứ (:D).

        • inhainha said

          Tôi post lại bài này không phải với mục đích muốn thay đổi chuẩn đánh giá ISI đối với ngành giáo dục mà tôi mong muốn các bác thận trọng hơn khi đánh giá những ứng viên thuộc ngành này. Hiện nay hầu hết các nhà giáo dục học có trình độ nghiên cứu khoa học rất dỏm, vì vậy tôi sợ rằng chúng ta sẽ đánh giá lầm những cá nhân không dỏm ít ỏi còn sót lại.

          • inhainha said

            PS: ý kiến của bác về việc xét dỏm ngành XHNV nói chung được post trước khi tiêu chuẩn xét dỏm cho ngành XH được giảm, vì vậy ý kiến về sự “công bằng” trong xét dỏm đối với ngành XH nói chung của bác Jean_Nguyen đã lạc hậu.

        • Vu Thi Phuong Anh said

          Bác Inhaiha,

          Rất cám ơn bác đã tìm và post lại tranh luận cũ. Tôi nói thế này “khí không phải”, nhưng những ý kiến trái chiều của bọn tôi trước hết là đóng góp cho JIPV tốt hơn, công bằng hơn, có uy tín hơn, chứ bọn tôi có cần gì đâu, đàng nào thì cũng bị kỳ thị rồi, và quen rồi.

          Riêng tôi thì tôi học tập bác Jean Nguyễn này ở những câu cuối ạ! 😉

        • Onlooker said

          Tôi thì thấy những gì Jean_Nguyen nói chẳng có gì mới, và cũng chẳng thuyết phục. Những luận điểm đó giống như bên toán người ta tính MathScinet vậy. Xưa quá rồi. Ai cũng biết tạp chí có thứ thượng vàng hạ cám. Chỉ có ISI là tạp chí được đánh giá cao nhất.

          Còn chuyện KHXH thu thập dữ liệu lâu lắm nên khó công bố thì cũng là ngụy biện. Vật lý, y khoa, sinh học cũng thu thập dữ liệu lâu, vậy tại sao họ công bố nhiều? Nói như vậy tôi không có ý so sánh IF của ngành này với ngành khác, nhưng để nói rằng đừng nên ngụy biện rằng “ngành tôi khó lắm”. Ngành nào cũng có cái khó riêng và rất đặc thù.

          Ngành hẹp? Câu hỏi là tại sao có ngành hẹp? Có phải vì một số người không cạnh tranh được nên tách riêng ra thành lập hội và tạp chí mới? Trong y khoa thiếu gì những nhóm lạc lỏng như thế. Tôi đoán trong khoa học giáo dục và khoa học xã hội cũng thế. Top trong các nhóm lạc lỏng đó thì có nghĩa gì? 🙂

          Nếu chia ngành hẹp thì có lẽ mỗi ngành chỉ có 1 tạp chí duy nhất. Và, ai cũng … top! Cái ngụy biện của “ngành hẹp” là ở đó.

          Như trong ngành y, có immunology, genetics, clinical medicine, endocrinology, rheumatology … là những chuyên ngành. Mỗi ngành có khoảng 10-20 tạp chí (hay hơn nữa). Nhưng nếu các nhà nghiên cứu trong các nhóm đó công bố trên New England Journal of Medicine, Lancet, JAMA … là top của toàn ngành y. Còn những người công bố trên các tạp chí top của chuyên ngành thì cũng top nhưng hẹp hơn. Đó là đẳng cấp. Anh thuộc đẳng cấp A hay B hay C là ở đó.

          Còn ở nước ngoài? Tôi nghĩ cũng có giáo sư xoàng vậy. Có lẽ sinh viên VN thấy họ top, nhưng người biết chuyện thì chỉ cần nhìn CV thì biết ngay họ thuộc đẳng cấp nào ngay.

          Onlooker

          • Vu Thi Phuong Anh said

            Bác Onlooker ạ,

            Tôi có một phát hiện, và một ý kiến:

            1. Phát hiện: tờ Language Testing mà tôi nói, tôi đã tìm thấy nó trong list của ISI nhưng mà bên Arts and Humanities. Các bác vào xem đi ạ, tạp chí đó nó ở đây này:

            http://ltj.sagepub.com

            2. Nhận xét:
            ISI xếp tờ LT vào A&H có lẽ là dựa vào nhà xuất bản Sage, vốn thiên về định tính. Nhưng riêng tờ LT thì rất định lượng, rất thống kê, thậm chí thống kê khá cao cấp (theo phán đoán của tôi – các bác cứ xem đi ạ).

            Vậy, theo tôi ISI có thể xếp loại sai? Vì tôi nghĩ LT là một chuyên ngành hẹp của Measurement in Education?

            Nói tiếp: nếu còn làm ở Khoa Anh, có lẽ tôi cũng sẽ cố gắng công bố ở tờ LT. Còn bây giờ, tìm thấy tờ này rồi, tôi sẽ lẳng lặng thử làm nếu có thời gian (vì nó chẳng còn liên quan gì đến công việc hiện nay của tôi nữa). Nhưng việc ấy sẽ không nhanh, và không dễ. Biết đâu sau này khi nghỉ hưu thì tôi lại viết cho nó?

            Mà bác Onlooker nói về chuyên ngành hẹp như vậy thì tôi không thấy phục lắm đâu bác ạ! Nhưng quyền của bác. À nhân tiện mong các bác tra giúp IF của tờ LT. Tôi cũng nghĩ là không cao lắm, nhưng dù sao của Mỹ thì có lẽ cũng popular hơn tạp chí ở các nơi khác.

          • inhainha said

            Bên ngành toán thì các bác bên ngành ấy đã chứng minh cho thấy ISI tốt hơn so với Mathscinet. Còn bên ngành giáo dục thì tôi chưa thấy bác nào chứng minh là ISI tốt hơn ERI cả nên không thể nói vấn đề của ngành giáo dục giống ngành toán được. Vấn đề của bác Jean_Nguyen đưa ra không phải là mới nhưng bác Jean_Nguyen có những lập luận và dẫn chứng thuyết phục tôi tin rằng ERI là quan trọng. ERI có thật sự chính xác hơn ISI hay không thì tôi không đủ trình độ, khả năng để đánh giá. Nếu bác có thể tìm hiểu để đánh giá được 2 chỉ số này thì tôi rất cám ơn và hoan nghênh. Còn cho đến lúc này, những lập luận của bác không dựa trên dẫn chứng nên không thuyết phục tôi lắm.
            Còn vấn đề ngành hẹp bác nêu thì tôi miễn bình luận, vì bác lập luận cũng dựa vào suy diễn nên có thể đúng trường hợp này, có thể sai ở trường hợp khác. Ly khai không có nghĩa là kém. Nếu vậy thì JIPV cũng kém so với cái bộ GD ĐT sao?

        • Tôi thì lại nghĩ khác về chuyện phục hay không phục. Chuyện phục hay không còn tuỳ rất nhiều vào trình độ hiểu biết thực sự của mỗi người.

          Một anh TS có hiểu biết về nghiên cứu, đã có nghiên cứu và có công bố thì sẽ có cái nhìn khác với những người chưa từng công bố, chưa hiểu đúng giá trị của công bố.

          Bác Phương Anh viết rất nhiều, nhưng sự hồi đáp đối với 1) và 2) của tôi cho thấy bác và nhóm của bác bị hỏng rất nặng trong việc nhận thức thức đúng về NCKH nghiêm túc.

          Phòng tranh luận khoa học cộng đồng

          Bác đã hiểu sai và thực hiện hoàn toàn sai 1) và 2) của tôi, nhưng bác lại tỏ ra rất biết nên tôi nói là bác bị hỏng rất nặng, có thể nói là cực kỳ nặng. Đó có thể là lí do mà bác Phương Anh không dám có “cảm tình” với ISI, luôn tìm những thông tin phủ định ISI, torng khi đó là xu hướng của quốc tế?

          Nếu bác không bị sốc thì tôi sẽ phân tích chi tiết để bác thấy bác đã bị hỏng như thế nào? Hay bác nào kiên nhẫn thì có thể giúp bác Phương Anh nhận ra được bác ấy đã hỏng như thế nào.

          • Vu Thi Phuong Anh said

            Bác ạ,

            Chúng ta rõ ràng là khác quan điểm. Các bác đã kết luận rồi, có lẽ các bác cũng muốn phong tôi là tiến sĩ dỏm rồi, tôi cũng không phản đối vì bác có luật của bác, nên chúng ta tạm ngưng tranh luận bác nhé.

            Rất đáng tiếc, các bác vẫn làm cho tôi có cảm giác là các bác không chịu lắng nghe người có ý kiến khác mình.

            Đành vậy.

        • Bác lại chụp mũ rồi. Tôi và bác cũng chỉ là hai độc giả của JIPV thôi. Việc tranh luận ở đây là dân chủ mà.

          Thôi để tôi nói bác đã bị hỏng như thế nào, nếu tôi nói sai thì bác cứ đề nghị JIPV cho tôi vào spam.

          1) Bác đã biết hết tiện ích của account mà tôi đề nghị bác chưa? Nếu đã biết thì chắc bác đã biết IF mà k phải hỏi người khác. Chi tiết nhỏ này cho thấy bác đã bị hỏng đối với đề nghị 1) cuả tôi. Tôi chỉ lấy 1 ví dụ nhỏ thôi đó.

          2) Seminar thì phải tham khảo nhiều tạp chí chuyên ngành, sau đó lọc ra những bài phù hợp để đọc hiểu, trình bày, thảo luận,…. Bác chỉ dựa vào một tạp chí, lại còn khẳng định chất lượng tạp chí qua NXB như thế thì có hỏng không? NXB chưa nói lên uy tín thực sự của tạp chí bác à, nó chỉ cho biết tạp chí đó k quá chuối thôi. Như thế bác có thấy bác và cộng sự bị hỏng chưa?

          Khi tôi đề nghị là tôi phải có trách nhiệm nên tôi mới hỏi xem bác đã thực hiện đến đâu, và rõ rằng bác và cộng sự đã bị hỏng nặng.

          Như tôi đã nói tôi qúy bác hơn mấy blogger dỏm vì bác kiên nhẫn trao đổi, nhưng điều đó chưa khẳng định gì khi tham gia tranh luận khoa học. Nếu bác muốn “kết bạn” với mấy blogger dỏm thì bác cứ tự ái đi.

          • Vu Thi Phuong Anh said

            Bác ơi,

            Tôi không tự ái đâu, nhưng hình như bác không chịu hiểu tôi thì phải?

            Ưu tiên của tôi: làm việc đúng chức năng. Và người, tiền, công sức thì đều có hạn, nên cái gì chưa làm được thì chưa làm. Không có nghĩa là không làm. Có làm cũng không đem khoe khắp nơi vì chẳng có gì để khoe, vả lại còn phải đợi có kết quả chứ.

            Bác nói tôi cố tình tìm cách chứng minh cái chưa tốt của ISI là vì tôi sợ nó? Tôi đã nhận là tôi dỏm mà, và vẫn đang tìm hiểu đấy thôi.

            Bác đừng làm cho tôi và mọi người thuộc khối XH-NV dị ứng với ISI hay với JIPV bác ạ. Không có lợi cho việc chung, và không đúng mục tiêu của JIPV phải không bác?

          • Vu Thi Phuong Anh said

            Bác chỉ dựa vào một tạp chí, lại còn khẳng định chất lượng tạp chí qua NXB như thế thì có hỏng không?

            Xin bác cho ý kiến về một trường hợp cụ thể:

            Giả dụ hiện nay tôi là trưởng một bộ môn trong khoa Anh, chuyên về Language Testing.

            Tôi biết đúng 1 tạp chí duy nhất là Language Testing là tạp chí có liên quan tới ngành mà tôi được đào tạo.

            Nếu tôi có ý định công bố ở đây thì rõ ràng là tôi chỉ nên đọc nó. Tức cũng chỉ dựa vào một tạp chí.

            Tôi đọc tạp chí này vì hồi đi học nó là tạp chí được xem là đầu ngành (tôi học từ đầu thập niên 1990 lận bác ạ). Lúc ấy, tôi không biết ISI. Tạp chí này cũng mới, ra đời năm 1984, ở Mỹ. Tôi tin nó, vì dựa vào nhà xuất bản, và cũng là tin vào thầy cô của tôi (thì đúng thôi, họ là người dẫn đường mà).

            Nay tình cờ tra ISI thì may quá, nó ở trong đó. Mà là tạp chí duy nhất. Tôi cũng chỉ đọc có 1 tạp chí, và hướng mọi người cộng sự của mình đọc theo đó để có thể công bố ở đó.

            Vậy theo bác tôi có hỏng không? Hay vì nó có trong ISI rồi nên không sao? Nhưng nếu không có ISI thì hỏng nặng?

            Bác ạ, như thế, nếu tôi có cảm giác là bác hơi thành kiến thì cũng hiểu được mà?

            Và nếu tôi không quan tâm đến ISI sao giờ này còn vào đây, mất thì giờ thế này? Suốt cả ngày rồi bác ạ!

            Mong bác Tạp chí Blogger Dỏm và các bác hiểu cho!

          • Tuan Ngoc@ said

            Mọi người cứ trao đổi hoà bình như thế thì rất tốt. Từ “hỏng” cũng nên tránh dùng. Nếu ai chưa rõ gì đó thì nói ngay vào chổ đó thôi. Kết luận “hỏng” thì có dấu hiệu “phủ đầu”. Đề nghị bác Tạp chí Blogger Dỏm chú ý.

          • Tuan Ngoc@ said

            Tôi ủng hộ bác Phương Anh sưu tầm những khiếm khuyết của ISI mà bác tìm thấy đâu đó, và post lên đây.

            Qua tranh luận thì mọi người ở đây có dịp phản biện lại những thông tin sai (nếu có) về ISI.

            Các bác cũng k nên bảo bác Phương Anh “hỏng” khi bác ấy cung cấp những thông tin ngược lại ISI, vì đó chưa hẳn là quan điểm của bác ấy, chỉ có thể là những băn khoăn cần làm rõ thôi.

          • giaosudom4 said

            Tôi cũng đồng ý là bác Tạp chí blogger dỏm sử dụng từ hỏng là “chụp”, nên tránh sử dụng những từ ngữ này trong tranh luận.

        • Chẳng lẽ bác chưa ý thức được trách nhiệm của một tri thức với đất nước, với sự lạc hậu của khoa học đất nước hay sao? Nếu đã ý thức thì bác đừng mong mọi người phải “dụ ngọt” bác tin hay không tin ISI.

          Theo JIPV thì Bộ KHCN đã sử dụng ISI, tri thức như bác mà k tích cực tìm hiểu, đợi người khác “dụ ngọt” để tin thì tôi e hơi có vấn đề. Chủ trương của Bộ thì chắc cũng là của nhà nước, thay vì tìm hiểu ưu khuyết để áp dụng ISI có hiệu quả hơn thì tôi có cảm giác bác muốn công kích nó. Như vậy bác có thấy bác đang chống lại sự phát triển KH-CN của đất nước không?

          Tài khoản khai thác thư viện quốc gia 300.000 vnđ/năm mà bác bảo k làm được nghĩa là sao? Khoe cái gì? Qua comments của bác thì có thể đánh giá được phần nào rồi, cần gì khoe hay không khoe.

          Tóm lại, bác và cộng sự đã chưa thực hiện được những động tác cơ bản nhất trong giai đoạn đầu của NCKH nghiêm túc: tài khoản truy cập, tổ chức một seminar chuyên nghiệp.

          Cũng xin nhắc bác biết giai đoạn 90 làm gì có tài khoản truy cập như thế, nhiều người phải tự liên hệ xin bài bên ngoài, tranh thủ tài liệu của đồng nghiệp du học,…. Ngày nay vẫn còn khó, nhưng như thế là khá hơn trước nhiều lắm rồi.

          • Vu Thi Phuong Anh said

            Bác Tạp chí Blogger Dỏm ạ,

            Tôi có câu hỏi thực lòng, không liên quan đến ISI, nhưng liên quan đến đầu tư cho KH. Vì bác có nhắc đến Bộ KHCN.

            Tôi có nghe về NAFOSTED, nhưng thấy nó chỉ đầu tư cho các ngành KHTN thôi.

            Nay vừa lên lại trang web của nó, cũng không thấy thông tin gì liên quan đến KHXH-NV cả?

            Ở ĐHQG cũng có Ban KHCN, có kinh phí kha khá cho nghiên cứu do Bộ KHCN rót, nhưng cũng chẳng ai quan tâm đến XH-NV.

            Vì thế, thái độ của bọn tôi là … thôi làm được gì thì làm, miễn mình tin là có ích cho mình và cho cộng đồng mà mình đang sống. Nghiên cứu “nghiêm chỉnh” theo kiểu các bác định nghĩa và có công bố quốc tế chỉ với lương tháng 3 triệu và không đầu tư ư, chắc là khó!

            Nếu tôi nói sai, xin các bác phản biện, nhưng mong ôn tồn, đừng mắng nhiếc tôi ạ, tôi mệt mỏi rồi!

            Nếu tôi nói đúng, các bác có thể nói giúp bọn tôi với Bộ KHCN về sự thiên lệch này không? (Ngoài ra, hình như còn thành kiến nữa thì phải?)

            • giaosudom4 said

              Bắt giò bác một cái nữa. Nafosted đã tài trợ cho nghiên cứu khoa học XHNV rồi, có lẽ là từ giữa năm nay
              http://www.nafosted.gov.vn/index.php?mid=47

            • chim_nhon said

              Hic, tranh luận mãi rồi cũng lại quay về cơ chế, đãi ngộ, lương, thưởng, vv… chưa thoả đáng. Cái này bác phải chấp nhận và phải cố gắng để thay đổi từng bước một thôi. Các ngành khác cũng đang kêu gào vì cái bất cập này, ko chỉ mình các bác đâu.

              Còn về NAFOSTED, qua tranh luận của mọi người tôi biết muốn được chấp nhận được cấp kinh phí cho nghiên cứu phải có ISI trong vòng 5 năm gần đây. Việc các bác chưa có cái này nên ko so bì được với các bác đã được cấp NAFOSTED rồi nhé.

              Sao bác ko nghĩ ngược lại nhỉ. Mình có cái gì đó chìa ra cho họ xem, thấy hay, chắc chắn họ phải quan tâm tới mình. Không chỉ Bộ Khoa học Công nghệ, mà còn rất nhiều cơ quan khác nữa. Chứ chờ họ quan tâm, tôi đảm bảo khi bác về hưu, nếu các bác ko làm được cái gì mới cũng ko có ai quan tâm đâu. Cụ thể hơn nếu bác có công trình nghiên cứu tốt (ISI chẳng hạn), lúc đấy các bác lobby báo chí, rúng động dư luận, vv… đòi hỏi họ phải tăng cường nhân lực cho Trung tâm, cho các bác làm thêm dự án (tức là sẽ có thêm việc làm, thêm thu nhập), là tiên phong cho các Viện, Trung tâm khác làm theo.

              Ngoài ra, bác cũng nên nghĩ cách lấy ngắn nuôi dài. Tôi biết rất nhiều giáo sư nước ngoài họ làm những công việc khác (tức nhiên dành ít thời gian thôi), hoặc công việc khoa học để “nuôi” nghiên cứu khoa học. Cái này cũng giống như các giáo sư ở VN thôi. Một số bác trước kia cũng đã nói rồi. Cụ thể ngành bác thì bác phải tự nghĩ cách làm cụ thể.

          • Bác làm tôi phát giận, nhưng bác đã “cảnh báo” nên tôi không nói nhiều. Sao bác lại k đọc kỹ. Mời bác xem:

            Thông báo tài trợ nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn năm 2010

            http://www.nafosted.gov.vn/index.php?mid=13&cid=77

            Thông báo gia hạn thời hạn nộp hồ sơ đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn thực hiện năm 2010

            http://www.nafosted.gov.vn/index.php?mid=13&cid=79

            Làm đề tài này mỗi tháng được nhiều triệu đấy, k phải dạy sô đâu.

            Tôi không nghĩ có sự phân biệt KHXH, ngược lại còn được tạo điều kiện nữa.

            Bác có đề nghị gì thì cứ email về: Phạm Hồng Sơn, nafosted@most.gov.vn. Bác sẽ được tư vấn tận tình.

            • giaosudom4 said

              tôi nghĩ chắc cũng ít bác ngành XHNV xin tài trợ quỹ này vì nghe đến đầu ra là báo ISI thì các bác ấy đã xanh mặt, vỡ cả mật!
              ————
              Giaosudom@: ME4 không nên dùng những từ ngữ dễ bị hiểu nhầm và có thể dẫn đến mâu thuẫn.

            • Vu Thi Phuong Anh said

              Các bác ạ,

              Các bác cứ bắt giò, miễn là chỉ ra thông tin đúng giúp tôi.

              Tôi không đọc kỹ, và tôi cũng có thành kiến với Bộ KHCN nữa các bác ạ. Vì kinh nghiệm gần cả đời làm việc của tôi là chúng tôi bị xem rẻ, và không được đầu tư. Hoặc nếu muốn thì phải làm theo kiểu dỏm (chạy Hội đồng vv), và tôi không chịu làm. Nên … đã chọn thái độ đứng ngoài cuộc, “độc lập tự lo hạnh phúc”. Quen rồi. Mặc dù như bác thấy, tôi thật ra vẫn chưa bao giờ đứng hẳn ở bên ngoài.

              Nhưng bây giờ sẽ không có người nghiên cứu ngay trong lãnh vực XHNV đâu, cái đó cũng dễ hiểu thôi: họ không được chuẩn bị, tôi đã nói rồi. Còn lại thì họ làm kiểu … dỏm, và tôi không rõ là NAFOSTED sẽ làm như thế nào, hay lại … mời mấy GS, PGS có sẵn của VN ngồi xét. Vì nếu mời nước ngoài thì dân XH-NV sẽ không có mấy ai biết tiếng Anh? Chuyện này còn làm dài hơi lắm.

              Riêng chỗ tôi thì năm nay thế là trễ rồi. Nhưng tôi cũng sẽ liên hệ với anh Phạm Hồng Sơn ấy. Cố gắng thêm ít nữa vậy.

              Nói thêm: cả ngày nay tôi mất thì giờ tìm hiểu, đọc, đối đáp với các bác về ISI. Tôi phải tự đọc, nên hoa mắt rồi. Ở TT tôi chẳng có ai khá tiếng Anh như tôi, học trong nước mà lại, nên công việc của tôi nặng lắm, và mệt lắm. Và chúng tôi làm hành chính, thưa các bác ạ, các bác có hiểu cho điều này không?

              Các bác lên thăm TT của tôi đi, khi tôi còn làm. Vì tôi sắp xin nghỉ thật rồi bác ạ!!!!!!

              Dù sao cũng cám ơn các bác!

          • Bác muốn trao đổi thêm thì cứ phone cho anh Lê Đình Tiến, thứ trưởng Bộ KHCN, đang là Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.

            Anh Phan Hồng Sơn hiện là Giám Đốc điều hành Qũy.

        • Bác còn hỏng một điểm rất nghiêm trọng: khi bác Onlooker đề nghị bác làm cái nghiên cứu tính khả thi của ước mơ 200 thì bác lại bảo “khó tìm thông tin về công bố khoa học” vì các nơi có khi k cung cấp.

          Không biết bác có nhận ra cái hỏng ở đây không? Công bố khoa học để tính ước mơ 200 tối thiểu là ISI, và ISI thì công khai. Nếu TT của bác có tài khoản thư viện quốc gia thì bác và công sự có thể tự làm, chẳng cần ai giúp cả. Như vậy do bác đã hiểu sai 1) của tôi nên mới có những nhận thức hỏng như thế.
          —————
          Giaosudom@: JIPV cảm ơn sự nhiệt tình của bác. Nhưng xin bác vui lòng viết nhẹ nhàng và ôn tồn hơn thì những người tham gia tranh luận sẽ có thiện cảm hơn, và ý kiến của bác sẽ có hiệu quả hơn. Cách tranh luận của bác Trưởng phòng, Phó phòng và của nhiều bác khác xem ra rất nhẹ nhàng nhưng lại rất thuyết phục.

          • Vu Thi Phuong Anh said

            Trời ạ!

            Bác ơi, tôi xin cố gắng kiên nhẫn thêm một lần nữa nhé – tôi mất hết cả ngày nay về việc tranh luận này rồi!

            Nếu tôi nói: tôi không còn thời gian, không có sức khỏe, và cả TT còn đang làm nhiều thứ khác cũng có ý nghĩa đấy (thì các bác cứ đến TT tôi thăm một lần cho biết đi, GS Tuấn cũng đến rồi đấy!) và không thể làm cái mà bác Onlooker bảo làm nếu không được phép (có thể làm lén thì được, nếu có thời gian, nhưng lúc ấy tính sau), thì bác có tin không?

            Thôi thì thế này: bác đã kết luận là tôi hỏng nặng rồi, và ám chỉ rằng tôi không có ý thức về trách nhiệm, trước đây thì các bác (cả JIPV và các người tham gia tranh luận) cũng đã có kết luận rằng tôi là một tiến sĩ kém, không có đẳng cấp, ác cảm với ISI, sợ ISI gì gì đấy tất tần tật tôi đã nhận rồi.

            Nhưng cũng cố tìm hiểu – trong điều kiện của mình, lâu lâu có thắc mắc (thì học dốt mà, kém thì phải hỏi chứ sao), vào đây hỏi thì bị mắng tới tấp, liên tục được nhắc rằng sao mà kém thế, hỏng nặng rồi! Trước đây dám liều lĩnh, ngu xi mời “người ấy” (mà các bác JIPV cũng có khi nhầm) để phản biện, góp ý thì cũng bị các bác chửi đã đời ở đây rồi. Sau đó rút kinh nghiệm, tự đi bằng đường của mình, theo cách của mình, thì cũng bị mang ra “mắng vốn” khi không có mặt … Khi cố gắng trả lời (để tên thật, chứ không “hoạt động bí mật” để nối lại cuộc tranh luận vì tôi vẫn còn thắc mắc) thì lại tiếp tục bị mắng nhiếc, thậm chí đôi khi tôi cảm thấy hình như là bị sỉ nhục, mà vẫn cố nghe, cố hỏi, thì toàn bị nghe vỗ vào mặt thế này … Cha chả, tôi hết cách rồi các bác ơi!

            Nói theo lời bác Chim_Nhon: dường như chúng ta “không ngồi chung mâm” được rồi?

          • Hội Toán học said

            Tôi chia sẽ với bác, nhưng k đồng ý về việc bác phải được cho phép khi thống kê ISI. Báo chí cũng đã đăng những thống kê của một số người đó mà.

            Công bố ISI là công khai, bác đừng nghĩ đó là bí mật quốc gia. Cứ thống kê cụ thể xem sao. Với số liệu thống kê, với kiến thức với kiểm định của bác, với vốn tiếng Anh của bác, tôi tin bác có thể công bố ít nhất một bài quốc tế cho xem.

            GS Phạm Huy Hiển cũng đã đăng một bài trong Springer về thực trạng đại học ở VN đó.

            Bác đừng nghĩ mọi người sỉ nhục gì bác. Một số bác hơi nóng tính thôi, nhưng tôi thấy họ nói cũng có lí, chứ k quá cảm tính đâu.

      • Hội Toán học said

        Tôi mong các bác hãy hạ nhiệt. Các bác đều có lòng. Bác Tạp Chí Blogger Dỏm hơi nóng, nhưng k phải là bác ấy k có lí. Rất mong bác Phương Anh bình tĩnh đọc những phân tích của bác ấy.

      • onlooker said

        Chà, forum này lại active. :-). Nhân dịp này tôi muốn có vài ý kiến chung chung thế này:

        1.- Tôi nghĩ đơn giản và chung chung rằng đã là “khoa học” thì phải làm theo qui trình của scientific method. Bởi nếu không làm theo scientific method thì đâu phải là khoa học nữa. KHXH hay KHTN thì vẫn phải làm theo qui trình đó, dù phương pháp có thể khác nhau. Do đó, xin các bác tối thiểu hóa những tranh cãi về khác biệt giữa KHXH và KHTN, vì tôi thấy nó không cần thiết và sa đà vào tiểu tiết. Nếu nói khác thì ngay cả trong KHTN cũng có khác: di truyền học khác với sinh học phân tử, thần kinh học khác với nội tiết học, v.v… Ngay cả trong di truyền cũng có phân biệt di truyền thực vật và di truyền động vật, và ngay cả di truyền động vật cũng có người phân biệt animal genetics và human genetics. Nhưng tất cả những bộ môn và bộ môn chuyên đó có thể gộp chung thành một ngành: y sinh học. Y sinh học, khoa học xã hội, vật lý … gộp chung thì chúng ta có : khoa học.

        Mỗi bộ môn hay chuyên ngành đều có tạp chí top. Trong y sinh học cũng có vài tạp chí top như New England Journal of Medicine (NEJM). Trong khoa học thì cũng có tạp chí chung như Science và Nature. Ông A có thể có 10 bài trên tạp chí top chuyên ngành, nhưng không có bài nào trên NEJM. Ông B có 5 bài trên tạp chí top chuyên ngành và 5 bài trên NEJM. Ông C có 3 bài trên tạp chí top chuyên ngành, 3 bài trên NEJM, 4 bài trên Science. Ai hơn ai? Đẳng cấp là ở đó. Ông A là top, nhưng top trong cái ao tù của ông ấy, chứ chưa ra sông. Ông B cũng top, nhưng cũng chưa ra biển lớn. Chỉ có ông C là top thật sự.

        2.- Tôi nghĩ các tạp chí ISI được cộng đồng khoa học quốc tế công nhận, cho nên chúng ta cứ dựa vào đó như là một thước đo khách quan. Còn ERI thì tôi chưa thấy bài báo nào nói nó có thể thay thế ISI. Không ai nói ISI có danh cách hoàn chỉnh, nhưng nó vẫn là cơ sở tốt nhất trong những cái chưa tốt.

        3.- Về “seminar” mà bác mô tả qua thì tôi nghĩ đó không phải là seminar mà là “journal club”. Trong sinh hoạt journal club, bác phải mở rộng cho tất cả các tạp chí chứ không chỉ tập trung vào ngành hẹp của bác. Journal club là một sinh hoạt khoa học rất quan trọng trong học thuật, vì qua đó mà người trong nhóm học hỏi lẫn nhau, học cái hay và cái dở của người khác, học cách critical review. Một bộ môn mà không có journal club thì bộ môn đó coi như … :-).

        4.- Vâng, Nafosted có qui định người chủ trì đề tài phải có công bố ISI trong vòng 5 năm trước để xin được tài trợ. Như vậy thì bác PA khó có thể xin từ Nafosted. Nhưng tôi đồng ý với bác bác chim_nhon ở điểm mình phải chứng minh cho người ta thấy mình đã hay có thể làm được thì người ta mới tin. Nói cách khác, bác PA phải làm những nghiên cứu nào đó (như tôi gợi ý chẳng hạn), có kết quả, có công bố đâu đó (phải tạp chí ISI cho chắc ăn) rồi mới đến giai đoạn “gõ cửa” Nafosted. Còn bây giờ thì cửa đó chưa mở cho bác đâu. Ở trong nam, có bác Võ Văn Hoàng làm rất nhiều nghiên cứu trước khi xin Nafosted. Mình phải chứng minh đã dấn thân trước khi xin tài trợ.

        5.- Về đề nghị của tôi, tôi nghĩ để cho “danh chính ngôn thuận” thì có lẽ bác cần phải có một đề cương vài trang mô tả bacground, mục tiêu, phương pháp thu thập dữ liệu, questionnaire … để các bác lãnh đạo xem qua và phê chuẩn. Biết đâu họ sẽ cho tiền để bác là,. Nếu chỉ thu thập dữ liệu từ các tạp chí ISI thì bác không cần ai cho phép, nhưng nếu thu thập dữ liệu các bài trên các tạp chí trong nước và ngoài ISI thì bác cần sự hợp tác của đối tượng tham gia, bác phải làm theo đúng quy định cho chắc ăn. Tôi nghĩ một số người sẽ không điền vào questionnaire của bác vì họ tự cảm thấy mình … dỏm. Còn người chịu hợp tác với bác và điền vào questionnaire thì chắc là người “thật”. Nhưng cũng có người không phân biệt abstract và paper nên họ sẽ điền tùm tum. Phải nghĩ đến tình huống đó.

        Người ta xây nhà từ những viên gạch. Tương tự, bác có thể xây dựng empire bằng những nghiên cứu nho nhỏ, rồi tập hợp lại thành một bức tranh lớn hơn.

        Onlooker

    • Onlooker said

      Hôm qua, tôi hỏi một “sư phụ” bên Úc về chuyện tạp chí và hôm nay đã có email trả lời. Bác ấy cho biết rằng các đại học bên đó có chính sách thưởng cho giáo sư của họ nếu công bố trên tạp chí tốt. Họ dùng nhiều chỉ tiêu (như IF, citation, content — email hơi dài nên tôi chỉ trích ra đây) để sắp xếp tạp chí thành 4 nhóm: A+, A, B, C. A+ là “cover the entire field”, A là “very high quality”, B là “solid reputation”, C là “not high quality”. Họ làm cho mỗi ngành. Tạp chí Language Testing thuộc vào ngành linguistics. Ngành linguistics có đến 30+ tạp chí. Đây là danh sách vài tạp chí:

      Language Testing (A+)
      Language in Society (A+)
      Language Sciences (A)
      Language Variation and Change (A)
      Language Policy (A)
      Language Learning Journal (A)
      Language Research (B)
      Language and International Communitation (B)

      Vân vân.

      Nhưng anh sư phụ tôi nói rằng không phải ai cũng đồng ý với cách làm đó đâu. Có giáo sư viết hẳn bài báo chê là các đại học … stupid làm chuyện vớ vẩn. 🙂 Ở bên Tây giáo sư có quyền ghê!

      Còn tên nhà xuất bản thì đúng như bác TuaVan nói nó chẳng nói lên chất lượng tạp chí.

      Phải cẩn thận với google citation, vì có khi nó tính luôn những bài báo vớ vẩn (báo đại chúng) trong cái citation đó nhé.

      Onlooker

      • Vu Thi Phuong Anh said

        Chào bác Onlooker,

        Cám ơn bác và sư phụ của bác.
        Về danh sách đã nêu, tôi xin có ý kiến như sau:

        Lãnh vực Language Testing là kết hợp giữa Language (thuộc ngành Linguistics) và Testing (thuộc Education, chuyên ngành hẹp là Measurement).

        Vì vậy khi phân loại thì có thể để bên Linguistics hay để bên Educational Measurement đều có cái lý của nó. Vì nó là liên ngành.

        Cái đau khổ của những liên ngành như vậy là nó “đứng giữa 2 giòng nước”. Linguistics thì rất qualitative, interpretive và philosophical, còn Testing/Measurement thì rất positivistic, rất quantitative, và rất empirical. Và nó gần với truyền thống của các ngành thuộc Education hơn, vì education được xem là một empirical science giống nhiều ngành xã hội khác.

        Tuy nhiên, khi tôi học ở La Trobe thì nó nằm trong khoa Education, trong khi khoa Linguistics không có ngành này. Linguistics của La Trobe thì khá nổi tiếng, nhưng theo truyền thống nhân văn, chủ yếu lý luận và triết lý (hơi cao siêu), mặc dù tôi thấy cũng rất hay, và khó!

        Và theo ý riêng của tôi thì trong danh sách đã nêu, chỉ có một mình Language Testing là đúng chuyên ngành language testing thôi. Còn các tạp chí khác nói về những vấn đề rất khác, các bác thử so sánh mục lục của các tờ này thì thấy tờ LT có vấn đề và phương pháp rất riêng, trong khi mấy tờ khác có thể sẽ có cái chung, đăng ở đây hoặc ở kia đều được.

        Nếu muốn so sánh LT đúng với các tạp chí khác thì phải làm như thế này: về phương pháp phân tích thì so với các tạp chí về measurement, còn về vấn đề thì có thể so với các tạp chí về language, mặc dù cũng hơi khác một chút.

        Chính vì học cái ngành oái oăm như vậy nên về VN, ở khoa Anh tôi cũng gặp khó vì vốn là dân Humanities, chuyên làm phương pháp qualitative nhưng lại đi “sùng bái” phương pháp quantitative vì tôi nghĩ nó cũng rất hay. Kết quả là: không ai hiểu mình, chỉ làm một mình! Nên cái language testing ở VN nó mới be bét như vậy (thi chứng chỉ A, B, C, rồi cả thi đại học nữa – đề thi tuyển sinh môn Anh mới đây vừa bị scandal om xòm đấy thôi).

        Nói dài dòng để đi đến một điều: thật ra khoa học vô cùng mênh mông, và mỗi ngành/nhóm ngành có những đặc thù riêng mà người trong ngành sẽ biết, còn người ngoài ngành thì có thể thấy rất … kỳ, rất … dỏm, đẳng cấp thấp, hoặc ly khai, ao tù gì gì đấy. Nhưng thôi cũng chẳng sao, dần dần người ta sẽ hiểu ra (cũng có khi chẳng bao giờ được hiểu, và đấy là bi kịch, chẳng phái là không có!)

        Cũng như JIPV vậy, trước đây khi tôi mới vào thì thấy Alexa page rank của nó là khoảng mười mấy triệu, nay đã vọt lên chỉ còn hơn một triệu. Cứ làm tốt đi, có kết quả rồi người ta sẽ hiểu.

        Tôi thì tôi thích những người … ly khai, đi con đường riêng, với niềm tin riêng của mình. Tôi thấy JIPV có vẻ như thế. Nhưng nếu vậy thì lúc đầu nó sẽ phi chính thống, và có thể IF sẽ thấp. Vẫn phải có người theo, tin, và ủng hộ. Chứ ai cũng đi đường truyền thống, thì nếu đó là lối mòn và ngõ cụt, thì khi cần thay đổi, biết lấy ý tưởng mới ở đâu?

        Nhân tiện, tôi có một ý khác nữa về Nhà xuất bản. Đúng nó là thương mại, nhưng vì thế nó cũng phải xây dựng thương hiệu. Các nhà xuất bản cạnh tranh với nhau bằng cách giữ uy tín cho tên tuổi của mình. Nên nó cũng là một căn cứ để lựa chọn. Trước khi IF trở nên phổ biến như hiện nay thì nhà xuất bản luôn là một tiêu chí để chọn sách, báo, tạp chí trong các trường đại học. Đây là tôi nói các nhà xuất bản chuyên ngành, chứ không phải nhà xuất bản phổ thông các bác ạ. Trong ngành của tôi: nếu sách giáo khoa dạy tiếng Anh thì có Oxford, Cambridge, McGrawHill; sách giáo khoa về giáo dục nói chung thì Pearson, MacMillan; tạp chí thì có các tạp chí của nhà Elsevier (hình như bây giờ ra Scopus để cạnh tranh với Thomson Reuters), Sage, vv. Tôi nghĩ truyền thống này vẫn đang thịnh hành trong giới librarian của các nước đấy ạ, mặc dù hiện nay do phong trào đo đếm với IF và highlycited gì đấy thì họ cũng đang chuyển hướng. Mà các nhà xuất bản lớn thì vẫn thường có IF cao, các bác cứ thử kiểm tra mà xem. Tất nhiên là không so sánh ngày này với ngành khác được. Dân trong ngành thì họ biết đấy ạ.

        Rất cám ơn bác Onlooker và các bác đã đọc phản hồi của tôi. Tôi nghĩ sao viết vậy, nếu sai thì các bác cứ phản hồi ạ, chỉ mong được sự ôn tồn. Thực ra, có ý kiến khác nhau thì mới có trao đổi và tiến bộ, phải không ạ?

        • Vuhuy said

          Bác Phương Anh nói “… đã vọt lên chỉ còn hơn một triệu ….”. Trang này mới activated chưa được 3 tháng bác ơi! Làm sao dám so hạng với các trang khác.

          Nhưng tôi cảm thấy vui khi bác ý thức việc xếp hạng blog. Điều đó chứng tỏ bác rất xem trọng việc xếp hạng tạp chí khoa học (?!). Quốc tế dùng IF để đánh giá, xếp hạng. Tôi không biết bác dùng tiêu chí gì để đánh giá chất lượng của một tạp chí khoa học đây?

          • Vu Thi Phuong Anh said

            Nhưng tôi cảm thấy vui khi bác ý thức việc xếp hạng blog. Điều đó chứng tỏ bác rất xem trọng việc xếp hạng tạp chí khoa học (?!). Quốc tế dùng IF để đánh giá, xếp hạng. Tôi không biết bác dùng tiêu chí gì để đánh giá chất lượng của một tạp chí khoa học đây?

            1. Tôi thích định lượng chứ bác. Tôi học measurement mà. Học thôi, chẳng phải chuyên gia gì.

            2. Nhưng cũng vì học measurement nên tôi luôn sợ các sweeping generalisations. Trong survey research người ta thường kết hợp giữa questionnaire survey (dựa trên đo đếm và số lớn) với expert judgements. Điều này cũng đúng với việc xếp hạng tạp chí. Và sẽ còn tranh cãi, để rồi dẫn đến cải thiện. Ở đây, JIPV ấy, tôi thấy thiếu experts trong lãnh vực XH-NV tham gia, nên đôi khi vẫn còn những chỗ chưa hoàn chỉnh của ISI thì tôi chỉ ra, thế thôi. Có người thích, có người không thích. Tùy mỗi người thôi.

      • Tôi đã bị phê bình nhiều quá rồi. Tôi chỉ phân tích đúng sai thôi, có sỉ nhục ai đâu. Thay vì viết (dễ bị hiểu nhầm là sỉ nhục), tôi chuyển qua hỏi: Bác Phương Anh cho phép tôi hỏi:

        1)Chứng cứ khoa học của “Linguistics của La Trobe thì khá nổi tiếng” là gì?

        2) Liên quan đến phân loại tạp chí: người làm nghiên cứu nên tự phân loại hay tuân theo sự phân loại chung của quốc tế? Những yếu tố nào chứng tỏ sự tự phân loại tạp chí của một người làm nghiên cứu có giá trị?

        3) Một người được chứng nhận có năng lực NCKH độc lập, PhD, có bắt buộc chỉ phải nghiên cứu những gì từ luận án PhD? Có phải nội dung một luận án PhD là một kho tàng mà PhD chỉ quanh quẩn trong đó khi làm NCKH độc lập?

        4) “người trong ngành sẽ biết”, “Dân trong ngành thì họ biết đấy ạ.”: có thật sự đúng không? Với điều kiện nào thì điều đó đúng? Một PhD hay một Professor về Linguistics có hiểu hết về chuyên ngành này không?

        5) “Trước khi IF trở nên phổ biến như hiện nay thì nhà xuất bản luôn là một tiêu chí để chọn sách, báo, tạp chí trong các trường đại học. Đây là tôi nói các nhà xuất bản chuyên ngành, chứ không phải nhà xuất bản phổ thông các bác ạ.”:

        5.1) Ai nói NXB phổ thông?

        5.2) Có phải mọi người đang bàn NXB quốc tế không?

        5.3) Có phải mọi người đang bàn về đánh giá tạp chí không?

        5.4) Nếu tạp chí không được xuất bản bởi một NXB, nhưng được xuất bản bởi một trường, viện, hội thì đánh giá thế nào, hay dỏm?

        5.5) Khi một tạp chí mới được thành lập, được xuất bản bởi một NXB uy tín, có thể kết luận tạp chí này có uy tín, có IF được không?

        5.6) Theo bác Springer có uy tín không? Có phải tất cả các tạp chí của Springer đều uy tín không? Và uy tín này ở mức độ nào?

        5.7) Có phải tất cả các tạp chí được xuất bản bởi NXB có uy tín đều có IF không?

        5.8) Theo bác, chất lượng của một tạp chí phải được đánh giá ntn?

        Tôi nghĩ bài tranh luận của tôi là ôn tồn, thể hiện tình thần học hỏi,…. Nếu có gì không hay thì mong các bác chỉ bảo.
        5)

        • Vu Thi Phuong Anh said

          Chà, bác hỏi hăng quá.

          Tôi cũng là người hấp tấp (reflect, act, rồi reflect nữa, lại act nữa), mà thấy bác đang hăng nên trả lời vội vài câu (tôi đang trong cơ quan, không có thời gian kiểm tra), nên như nếu có gì sai chúng ta lại trao đổi nữa nhé.

          1. Chứng cứ khoa học của việc Linguistics của La Trobe khá nổi tiếng. Tôi nghĩ có 2 kiểu chứng cứ: một là qua xếp hạng định lượng (mới nổi lên trong vòng chục năm nay), hai là qua expert judgements, tức định tính như bác Onlooker đã nói trong một comment khác.

          Vì tôi học ở thời đầu 1990 mà lại theo truyền thống nhân văn nên tôi theo cách 2. Các bác cứ nhờ người kiểm tra lại, nếu đưa ra phản bác từ người trong ngành tôi sẽ chịu thua. Còn nếu không thì ở đây tôi là người trong ngành ạ, và tôi có niềm tin của tôi. Tôi nói ở đây với bác Onlooker chỉ để trao đổi thêm thông tin thôi mà, có định chứng minh gì đâu. Tôi cũng không học Linguistics mà bác, nên không thể nói là tôi bênh vực gì nó.

          Những câu hỏi còn lại khá chuyên sâu, tôi không có thời gian (làm giờ hành chính, hiện đang “ăn cắp” giờ của cơ quan nhưng thôi vì việc này cũng liên quan đến việc tôi đang làm nên cũng … tha thứ được), tôi chỉ trả lời nhanh (nghĩ gì viết đó) như sau:

          5.2) Có phải mọi người đang bàn NXB quốc tế không? –> đúng ạ. Nhưng nhà xuất bản quốc tế cũng có NXB phổ thông chứ bác. Lady Bird, hình như thế, là một. Cũng có những NXB vừa có chuyên ngành vừa có phổ thông. Oxford hình như thuộc loại này.

          5.3) Có phải mọi người đang bàn về đánh giá tạp chí không? –> đúng ạ.

          5.4) Nếu tạp chí không được xuất bản bởi một NXB, nhưng được xuất bản bởi một trường, viện, hội thì đánh giá thế nào, hay dỏm? –> Theo tôi thì phải dựa vào expert judgement. Và các ông này có khi cũng sẽ tranh cãi (họ có quyền tự do học thuật mà). Và mỗi người khi lựa chọn phải có căn cứ cho niềm tin của mình.

          Đại khái thế.

          Tôi quý bác nên những cái nóng tính của bác tôi hơi phiền vào lúc đó thôi, chứ không có gì đâu bác. Chúng ta cứ bình tĩnh trao đổi ạ. Sẽ có ích, ít ra là cho tôi.
          ————-
          Giaosudom@: “Hăng” có thể là một từ xúc phạm (?!)

        • Vu Thi Phuong Anh said

          Bác ạ,
          Xong một ngày làm việc rồi, giờ tôi đang ở nhà, xin trả lời tiếp một ý nhỏ trong nhiều câu hỏi rất “thách thức” (challenging) này:

          5.5) Khi một tạp chí mới được thành lập, được xuất bản bởi một NXB uy tín, có thể kết luận tạp chí này có uy tín, có IF được không?

          Cũng giống như câu trả lời trên: dựa vào expert judgements. Experts là ai? Đối với người đi học SĐH, experts trước hết là thầy cô hướng dẫn mình. Tại sao lại có thể tin như thế? Vì để làm GS, PGS của các nước có các trường đại học nghiêm chỉnh, chuẩn mực không bị rối loạn như VN, thì muốn được phong GS, PGS đều có “chuẩn” đánh giá.

          Chuẩn này có những cái định lượng, hoặc có thể lượng hóa, nhưng không phải là tất cả, mà luôn có sự phản biện của đồng nghiệp. Vậy khi anh đã được cấp bằng TS, ví dụ thế, hoặc được là GS, PGS, thì anh cũng đã phải qua các đánh giá của đồng nghiệp rồi. Tóm lại, là có thể tin được (tương đối) các thầy cô của anh là một loại chuyên gia.

          Lại nữa, nếu nói IF là khách quan, thì nó dựa trên cái gì? Trên sự trích dẫn của đồng nghiệp và của nghiên cứu sinh. Tại sao các NCS – là những người tập tành nghiên cứu – lại có thiên hướng trích dẫn ở nơi này mà không phải là nơi khác? Đầu tiên là do thầy cô hướng dẫn recommend. Vậy trước hết nó cũng là phán đoán chủ quan của người thầy/cô đó. Nhưng sự chủ quan của các experts nó có độ chính xác tương đối của nó (do kinh nghiệm), và chắc chắn là nó có giá trị (validity).

          Tóm lại, khi một ngành mới, chưa có nhiều người học, thì rõ ràng chỉ số trích dẫn thấp. Chưa thể kết luận là những tạp chí của ngành đó không có giá trị. Chỉ có thể kết luận chính xác hơn là ngành đó ít người học thôi ạ. Còn những kết luận khác, thì sẽ tranh cãi.

          Giữa định tính và định lượng, nó cũng không phải là lúc nào cũng đối lập tuyệt đối như trắng và đen đâu ạ, đó là điều tôi được học khi đi học – ngành measurement. Mọi tính chất đều có thể đo được, nhưng có thể khoa học chưa phát triển đủ để đo nó. Nhưng không phải cái gì đo được cũng có ý nghĩa. Tất cả những cái đó đều là kinh điển của ngành testing mà tôi được học.

          Bác ơi, tôi đâu có ý định phản bác gì ai ở đây, chỉ là trao đổi thôi, nếu có thắc mắc thì hỏi, nếu có thông tin thì đưa thêm để trao đổi, nhưng sao tôi vẫn cảm thấy hình như mình bị đẩy về một phía, đối lập với “cộng đồng”? Nếu như thế thật, thì rất đáng tiếc! Hay tại thái độ của tôi làm cho mọi người ác cảm nhỉ? Hay tại khác quan điểm, do khác ngành nghề?

          • Cũng giống như câu trả lời trên: dựa vào expert judgements. Experts là ai? Đối với người đi học SĐH, experts trước hết là thầy cô hướng dẫn mình. Tại sao lại có thể tin như thế? Vì để làm GS, PGS của các nước có các trường đại học nghiêm chỉnh, chuẩn mực không bị rối loạn như VN, thì muốn được phong GS, PGS đều có “chuẩn” đánh giá.

            Bác chưa hiểu đầy đủ về expert judgements. Và nhiều vị GS “hàng đầu” của VN cũng chưa hiểu một cách đầy đủ. Tôi muốn để bác tự tìm hiểu và tiếp tục trao đổi.

            Bác nên dùng từ “nghiên cứu” thay vì từ “học”.

        • Tôi cũng cảm giác “hăng” là một từ sĩ nhục, nhưng đối với tôi k quan trọng vì tôi chỉ quan tâm đúng sai trong các tranh luận khoa học. Trước đây tôi nói “hỏng” thì mọi người phê bình. Tôi đồng ý, và sẽ dùng “sai” thay vì hỏng.

          Tôi cảm ơn bác Phương Anh đã hồi đáp những questions của tôi.

          1) Bác chưa chứng minh được điều bác tuyên bố. Đề nghị bác chứng minh lại. Làm khoa học, đánh giá khoa học là phải cụ thể, không nói chung chung, từ ngữ hoa mỹ ít khi có giá trị.

          5.2) Tôi quan điểm NXB quốc tế: có peer-review của chuyên gia. Tôi và bác chưa hiểu nhau, hoặc bác hiểu sai. Tôi đề nghị bác trao đổi lại chi tiết này trên quan điểm peer-review, phổ thông = lôm cơm (k phải sách phổ thông).

          5.3) Chính xác. Thanks.

          5.4) Cảm ơn bác đã trả lời. Trước khi comment về trả lời của bác, tôi đề nghị bác vui lòng phân biệt expert judgement và IF đối với một tạp chí? (câu này cực kỳ quan trọng, k thể “đại khái” được đâu).

          Ngoài ra, tôi xin bổ sung

          6) Bác đã tham gia tranh luận thì k nên nêu lí do thời gian này nọ, k kheó người ta có thể hiểu bác tìm cách ngụy biện.

          7) Những câu hỏi của tôi nhằm thẳng vào những phát biểu của bác về NCKH, phân biệt ngành, IF, định hướng,… nên bác bảo “khá chuyên sâu” (có thể!) và chưa trả lời ngay thì tôi có cảm giác bác đang mâu thuẫn với chính những phát biểu của bác ngay trước đó. Những câu hỏi của tôi nhằm làm rõ những phát biểu của bác thôi.

          Tôi trao đổi trên tinh thần nghiêm túc, khoa học. Mọi phê phán về những gì tôi viết đều được welcomed.

          • Vu Thi Phuong Anh said

            Bác nêu quá nhiều câu hỏi, và tôi thực sự không hiểu những “phê phán” của bác?

            Tôi chỉ nghĩ là mình lên đây để cung cấp thêm thông tin. Và tôi nói theo quan điểm của tôi đang có sẵn, không kiểm tra lại như bác có thể thấy theo tốc độ tôi phản hồi, dưới tên tuổi thật. Như vậy là tôi đã rất minh bạch và đưa toàn bộ “uy tín” cá nhân (nếu có) ra đây để trao đổi với các bác, hết lòng, hết sự chân tình.

            Nếu ý định của bác là chứng minh rằng tôi dỏm, không đáng lên đây tranh luận nữa, thì tôi nhận, và sẽ không tranh luận với bác nữa vậy.

            (Tôi cũng định nói không có thời gian, vì điều đó đúng và có thể kiểm tra, nhưng thôi, sẽ bị xem là quanh co ngụy biện.)

        • Tôi cũng xin nói với bác là tôi cũng k cần quan tâm bác là ai ngoài đời. Tranh luận ở đây là ĐÚNG và SAI theo chuẩn chung của quốc tế. Tôi có cảm giác bác được bảo vệ vì JIPV biết bác (tôi cảm giác thế).

          Cái “danh xưng minh bạch” đối với tôi chả nghĩa lí gì, quan trọng là bác nói gì, đúng sai ra sao. Hẳn bác đã quên những kẻ tự xưng danh đi lừa thiên hạ đó sao? Và nhiều người đã bị lừa vì cái “chính danh” (nhưng dỏm) đó.

          Bác phát biểu những vấn đề mang tính “hàn lâm” nhưng bị sai quá nhiều. Chẳng lẽ phân tích cái sai của bác là “tấn công” bác sao?

        • “Tôi chỉ nghĩ là mình lên đây để cung cấp thêm thông tin”: bác có suy nghĩ rất nguy hiểm, ít nhất là cho những người trẻ nơi bác. Bác tự tin “cung cấp thông tin” thì tôi nghĩ bác đã xem những gì bác nói là đúng, nhưng theo tôi thì ngược lại. Tôi nói nguy hiểm là ở chổ đó. Bác hiểu sai nghiêm trọng thì những người bác dìu dắt (nếu có) sẽ ra sao?

          Hợp lí nhất là bác nên “trao đổi thông tin” hơn là “cung cấp thông tin” bác à!

          “Nếu ý định của bác là chứng minh rằng tôi dỏm”: Bác đang chụp mũ tôi ư? Nếu tôi có như thế thì tôi kiên nhẫn với bác làm gì? Mong bác nhận ra điều đó. Và càng không phải tôi muốn hơn thua gì.

          Chả có ích lợi gì cả nếu tôi có ý đồ như thế!

          Cái tôi muốn là ít nhất bác nên hiểu đúng NCKH nghiêm túc là gì, IF, expert judgement, … là gì?

          Đương nhiên tôi chấp nhận mọi phê phán (đúng) với những phát biểu của tôi.

        • Tôi xin gợi ý bác: để hiểu rõ hơn về expert judgments, IF, …. bác phải có những hiểu biết tốt thiểu về quy trình hoạt động của một tạp chí quốc tế, quy trình phản biện kín, …., cũng như quy trình “Retraction” trong khoa học,…

          • Vu Thi Phuong Anh said

            Tôi cám ơn sự kiên nhẫn và lòng tốt của bác. Nhưng cũng vẫn thấy rất khó trao đổi khi hai bên không cùng quan điểm, và hình như ngôn ngữ cũng khác nhau nữa.

            Dù sao cố gắng đưa một link, mong bác đọc, và cố gắng hiểu những khác biệt trong suy nghĩ của tôi và bác, và chấp nhận nó. Đây là bài viết năm 2006 đăng trên tạp chí của Hiệp hội thư viện và thông tin Úc châu (AARL Australian Academic and Research Libraries).

            Click to access east.pdf

            Và xin tạm biệt bác.

          • Muốn đánh giá ưu khuyết của một cái gì đó thì trước tiên bác phải hiểu nó. Người ta đã hiểu, đã sử dụng nó nên người ta mới phân tích ưu khuyết. Tôi chưa nói IF hoàn toàn ưu.

            Điều tôi muốn nói là bác chưa hiểu dúng về NKCH chuẩn mực, ít nhất là qua những phát biểu của bác. Ngay cả một seminar mà bác chưa thực hiện đúng nghĩa!

            Tôi đồng ý với bác là ngôn ngữ giữa tôi và bác có khác nhau. Bác thích nói nhiều, quanh co, tự cao với những hiểu biết (dù sai) của mình. Tôi thì nói thẳng vào vấn đề, chấp nhận phê bình nếu mình sai hoặc chưa hiểu đúng.

            Bác trao đổi hay không thì tùy bác. Tôi cảm thấy tôi đã thất bại trong tranh luận với bác. Tôi cảm thấy buồn thực sự cho khoa học của đất nước đã và đang bị quá nhiều rào cản, trong đó có cả sự cố tình cản trở của những người mang danh là học giả nhưng trình độ thực sự thì nếu không dỏm thì cũng sai be bét.

            Chính lực lượng này đã cản ngăn sự phát triển khoa học của đất nước. Nghiêm trọng là họ lại chính là những người đào tạo ra thế hệ sau cũng sai be bét như họ, nhưng về lí luận để bảo vệ cái sai cái dốt thì thuộc hàng “cao thủ”.

            Tại sao? Vì sao? Tất cả cũng chỉ vì lợi ích vật chất và danh vọng hảo thôi. Những thứ này con người không mang theo được sau 60 – 70 – 80… năm cuộc đời. Nhưng điều tệ hại là họ để lại một sự lụng bại trong nhận thức đúng đắn về NCKH chuẩn mực trong nhiều người trẻ.

  22. TuaVan said

    Các bác không trả lời cho bác PA cụ thể về Language Testing cùa bác ấy. Khi search “Language Testing” trong google scholar thấy rất nhiều bài có citation rất cao, như vậy tạp chí nào đăng các bài giá trị như thế sẽ có IF cao.

    Tôi đề nghị bác PA cho xem cái abstract luận văn của bác để đánh giá xem những bài tương tự họ đăng ở tạp chí nào? Cũng như bác onlooker tôi không tin 1 chuyên ngành Language Testing chỉ có 1 tạp chí, các nghiên cứu giá trị cao đều được đăng tạp chí đa ngành, ngay cả Nature và Science, rồi mới giảm xuống tới tạp chí chuyên ngành rộng, rồi mới tới hẹp. Nên bác onlooker nói chí lý là do đẳng cấp mà thôi.

    Tôi xin giải thích 1 ý của bac PA về Francis Taylor xuất bản gì đó, bác hãy quên nó đi, đó là bussiness company họ chỉ xuất bản, không thể đánh giá học thuật.

    1 ý khác là “nếu chuyên ngành hẹp, IF thấp thì bác nói rất đúng, nhưng bác nên suy nghĩ rằng nghiên cứu của mình để làm gì nếu nó hẹp quá, không ứng dụng được cái gì, không ai quan tâm, vậy thì có ích chi cho đời? có bác ngụy biện là sao 100 năm thì người ta mới nhận ra nó có ích, thế thì bác tự cho mình làm 1 vĩ nhân (1 trong trăm triệu người). Tóm lại nghiên cứu của bác citation thấp thì bác nên suy nghĩ tại sao và thay đổi làm cái hữu dụng hơn.

    Có thể ISI không thể bao phủ hết được, tôi cho rằng JIPV nên có thêm đánh giá nêu bài báo không phải ISI mà có citation (google scholar) sao khi loại trừ tự cite trên 12 (chỉ số H của PGS quốc tế) thì được tính như bài ISI.

  23. giaosudom said

    Thông báo nhỏ:

    Thế giới mạng, ngày 06 tháng 10 năm 2010

    Kính gửi các bác:

    Mấy hôm nay, lượt truy cập JIPV tăng đột ngột, nhất là Phòng triển lãm và Phòng tranh luận. Giaosudom xin chân thành cảm ơn các bác đã tranh luận rất khoa học, đặc biệt rất cảm ơn các bác Lãnh đạo phòng và các Editors thường trực. Nhưng có một bác độc giả hơi nóng tính trong tranh luận; Giaosudom mong bác ấy tranh luận ôn tồn hơn.

    Giaosudom kính chúc các bác khỏe, và tiếp tục giúp JIPV ngày càng phát triển.

    Trân trọng,

    Giaosudom

  24. HL said

    Vào xem các thầy tranh luận mà em mê quá. Em mê nhất là thầy Onlooker đấy. Thế thì đúng ý em rồi.

    Em chỉ hiểu là làm NCKH nó khó lắm lắm. Nếu chỉ sử dụng 8 giờ vàng ngọc kim cương của nhà nước thì khó mà hoàn thành 1 NC nghiêm túc. Chỗ em có 1 bạn (em cũng mê bạn ấy lắm, vì tính chăm chỉ), theo đúng đề cương, nên khi có bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu nhập viện (do BS trực báo) thì dù 1-2 h sáng cũng phải chạy vào BV để lấy mẫu.

    Em cũng biết để được đăng báo ISI thì cũng ko dễ đâu ạ. Ngoài chất lượng NC, tiếng Anh mà sai là cũng khó mà được nhận đăng. Mà em được 1 ông thầy Tây dạy tiếng Anh nói, khi ông ấy xét đơn xin dự 1 khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiếng Anh cho các GV tiếng Anh của 1 thành phố, thì trong 500 cái đơn của các thầy cô giáo dạy Anh văn, ko có cái nào đúng ngữ pháp tiếng Anh cả. Hic, hic.

    Cho nên em nghĩ cô PA cứ làm công chức của cái TT khảo thí gì đó cho tốt là được rồi. NCKH thì đã quá muộn, khi mà bây giờ, cô và các anh em ở TT của cô vưỡn chưa bước được bước nào vào con đường tìm hiểu về PP NCKH đúng nghĩa. Đã quá muộn. Chỉ có điều, cô giới thiệu JIPV cho các anh em ở TT cô, để ai mà còn trẻ thì cố gắng tìm theo học vài khóa về PPNCKH cơ bản, PP thống kê, PP gì gì đó. Rồi học tiếng Anh miệt mài, bây h mà mới ở chứng chỉ A tiếng Anh, thì cố gắng dùi mài, 10 năm sau sẽ có thể viết được đăm trang tiếng Anh ít lỗi.

    Các thầy đừng ban nick của em. Em ko phải là spam đâu. Chỉ là em yêu thầy Onlooker quá mà thôi.
    ———–
    Giaosudom@: JIPV không ủng hộ “xâm phạm” privacy của những người tham gia. Đoán già, đoán non cũng không được ủng hộ. JIPV chỉ quan tâm khoa học thôi. Đã edited bài viết của bác. Mong bác thông cảm.

    • Vu Thi Phuong Anh said

      Cho nên em nghĩ cô PA cứ làm công chức của cái TT khảo thí gì đó cho tốt là được rồi. NCKH thì đã quá muộn, khi mà bây giờ, cô và các anh em ở TT của cô vưỡn chưa bước được bước nào vào con đường tìm hiểu về PP NCKH đúng nghĩa. Đã quá muộn. Chỉ có điều, cô giới thiệu JIPV cho các anh em ở TT cô, để ai mà còn trẻ thì cố gắng tìm theo học vài khóa về PPNCKH cơ bản, PP thống kê, PP gì gì đó. Rồi học tiếng Anh miệt mài, bây h mà mới ở chứng chỉ A tiếng Anh, thì cố gắng dùi mài, 10 năm sau sẽ có thể viết được đăm trang tiếng Anh ít lỗi.

      Chẳng biết bạn là ai nhưng có vẻ bạn hiểu đúng “tình cảnh” của tôi thật. Thì tôi vẫn nói từ đầu rằng mình phải làm quản lý mà. Nhưng cũng muốn tò mò về ISI chỉ vì nó có liên quan đến việc đánh giá chất lượng thôi (ở đây là chất lượng nhà khoa học, và chất lượng sản phẩm của nghiên cứu khoa học – tôi định nói là “sản phẩm khoa học” theo ngôn ngữ hành chính của nhà nước mà tôi quen dùng, nhưng trước đây bị bác Onlooker bẻ quá nên sợ, không dám dùng nữa!)

    • Onlooker said

      Tôi thấy các bác lại bắt đầu làm cho không khí thêm “căng thẳng” :-). Tôi hiểu tất cả những gì bác Tạp Chí Blogger Dỏm nói, và có thể hiểu nghĩa đằng sau nữa (vì chắc cũng băng tần mà). Nhưng xin bác hiểu cho đây không/chưa phải peer reviewed journal, nên bác đòi hỏi nhiều quá (như đòi hỏi chứng cứ Latrobe hay thesis abstract) e chỉ làm cho không khí thêm căng. Nên duy trì hòa khí.

      Phải nói rằng các bác JIPV đã hết lòng với bác PA. Hỏi tạp chí nào là có người trả lời ngay. Hỏi ý tưởng chung chung là cũng có. Lời khuyên cũng có. Tất cả vì chuyện chung mà. Thế nhưng hình như bác PA vẫn còn giữ cái khoảng cách giữa KHXH và KHTN cộng với thành kiến (tôi dùng từ có đúng không?) về quantitative science, nên bác vẫn … biện minh cho “inaction”. Tôi nghĩ vài bác JIPV nghĩ rằng bác tìm cách đong đưa câu chuyện để cuối cùng biện minh cho sự inaction của bác trong research. Dĩ nhiên đó chỉ là cảm nhận, chứ có thể bác không có ý đó. Thành ra, vài bác JIPV hơi mất kiên nhẫn với bác là điều có thể hiểu được.

      Tôi thì hiểu khó khăn của bác, nhưng vẫn thấy khó hiểu. Một mặt tôi hiểu bác phải làm cái việc mà người ta trả lương cho bác phải làm. Mặt khác, tôi lại nghĩ việc đó sẽ tốt hơn và có ý nghĩa hơn nếu bác có research. Không cần research gì cao siêu lắm đâu, chỉ cần những đề tài liên quan đến việc khảo thí của bác. Bác nói đã có kinh nghiệm hay background về measurement thì cũng là một căn bản tốt rồi. Vấn đề là ý chí, là quyết tâm. Tôi có cảm giác hình như bác chưa có quyết tâm. Hay bác có quyết tâm mà còn lấn cấn trong cái phân biệt do chính bác tạo ra, đó là action research và quantitative research gì đó. Tôi nghĩ không cần phải quá lệ thuộc vào từ ngữ như thế. Vấn đề quan trọng hơn là việc làm thực tế.

      Onlooker

  25. Vuhuy said

    Càng ngày càng có nhiều cao thủ uyên thâm xuất hiện trên JIPV:

    Tạp Chí Blogger Dỏm Việt Nam:
    Bác trao đổi hay không thì tùy bác. Tôi cảm thấy tôi đã thất bại trong tranh luận với bác. Tôi cảm thấy buồn thực sự cho khoa học của đất nước đã và đang bị quá nhiều rào cản, trong đó có cả sự cố tình cản trở của những người mang danh là học giả nhưng trình độ thực sự thì nếu không dỏm thì cũng sai be bét.

    Chính lực lượng này đã cản ngăn sự phát triển khoa học của đất nước. Nghiêm trọng là họ lại chính là những người đào tạo ra thế hệ sau cũng sai be bét như họ, nhưng về lí luận để bảo vệ cái sai cái dốt thì thuộc hàng “cao thủ”.

    Tại sao? Vì sao? Tất cả cũng chỉ vì lợi ích vật chất và danh vọng hảo thôi. Những thứ này con người không mang theo được sau 60 – 70 – 80… năm cuộc đời. Nhưng điều tệ hại là họ để lại một sự lụng bại trong nhận thức đúng đắn về NCKH chuẩn mực trong nhiều người trẻ.

  26. Vuhuy said

    Hay quá nên xin trích tiếp:

    ….về lí luận để bảo vệ cái sai cái dốt thì thuộc hàng “cao thủ”.

    …điều tệ hại là họ để lại một sự lụng bại trong nhận thức đúng đắn về NCKH chuẩn mực trong nhiều người trẻ.

    Mấy hôm nay tôi có xem tranh luận trên “…”. Một số học trò của …. đã cáo buộc JIPV và NAFOSTED có “liên hệ” vì JIPV ủng hộ NAFOSTED. Đúng là thế hệ TS trẻ có quá nhiều thành phần mà bác Tạp Chí Blogger Dỏm Việt Nam đề cập.

    Hình như cả già và trẻ đều thuộc hàng “cao thủ”, bất chấp sự “sự lụng bại trong nhận thức đúng đắn về NCKH chuẩn mực”!

  27. Tuan Ngoc@ said

    IF & expert judgment: Khi gửi bài cho một tạp chí (tôi chỉ gửi ISI, nếu kết quả lôm cơm thì dẹp chứ k gửi tạp chí lôm cơm) thì:

    1. một Editor, chuyên gia quốc tế của chuyên ngành (tạp chí dỏm thì có khi gặp chuyên gia dỏm), sẽ xem xét sơ bộ bài, có thể nói là duyệt lần 1,

    2. nếu bài gửi ok ok thì Editor sẽ gửi phản biện kín, bài hơi yếu thì Editor sẽ quyết định từ chối ngay.

    3. có ít nhất một referee (có khi Editor gửi cho 2, 3 phản biện, nhưng thường là 1, 2) cho bài gửi. Đây là lần duyệt thứ 2. Editor đỉnh thì thường chọn non-trivial referees, Editor dỏm thì …. 😉

    4. Sau khi nhận được phản biện của referee(s), Editor sẽ reject nếu phản biện non-positive, ngược lại Editor sẽ xem lại bài gửi lần nữa, đối chiếu với nhận xét của referee(s),…. Nếu có thể nhận đăng thì Editor sẽ recommend lên chiefs. Đây là lần duyệt thứ 3.

    5. Chiefs xem đề nghị của Editor và quyết định. Đây là lần duyệt thứ 4.

    6. Sau khi bài được đăng, nếu bị độc giả phản ánh: sai, cóp,… thì tạp chí sẽ withdraw bài. Đây là lần duyệt thứ 5 (vô thời hạn).

    Duyệt nghiêm như thế nhưng có khi cũng gặp sạn, nhưng nếu ai tối ngày lấy vài viên sạn đó để trù éo tạp chí ISI đó thì đó là dạng BẨN.

    IF phụ thuộc vào bài đăng của tạp chí ISI (được chuyên gia quốc tế, và toàn thế giới duyệt ít nhất 5 năm, vô thời hạn), và citations từ các tạp chí ISI.

    Citations cũng giống như “bài đăng” vậy, cũng có sạn chứ k phải không. Nhưng ai tối ngày chỉ biết lấy vài viên sạn đó để trù éo cả thế giới khoa học nghiêm túc thì đó là dạng CỰC KỲ BẨN THỈU.

    Nếu bác PA đã từng gửi bài đăng tạp chí quốc tế thì bác đã thấy được sự liên hệ giữa IF và expert judgment (?!). Cái IF đó thật ra là kết quả của expert judgment (nhiều lần, từ kín đến công khai).

    Đương có nhiều người có phát biểu tích cực, tiêu cực về một tạp chí. Tất cả phải được xem xét khách quan, cụ thể. Đây cũng làm expert judgment, nhưng đôi khi đó là cảm tính, cá nhân. Ai tin mấy loại “expert judgment” có khi bán nhà, nên xem đó là thông tin tham khảo. Phải biết tự suy xét lại. Nhưng cũng phải có trình độ tối thiểu để suy xét, không thể dùng những ngôn từ hoa mỹ, những lí luận cùn từ sự nhận thức kém cõi của cá nhân mà phán.

    Cũng như JIPV, chúng tôi sự dụng ISI mà NAFOSTED của Bộ KHCN (và đương nhiên là quốc tế) đang sử dụng. Ai chửi rủa JIPV thì xin mời 😉

    Chúng tôi trưng ra kết quả ISI, mọi người cứ kiểm tra và phản biện thoải mái, ai chỉ ra sai thì ở đây cảm ơn và revise. Cho đến giờ chỉ có anh GS dỏm Nguyễn Lân Dũng lên báo cho biết anh có trăm bài, nhưng JIPV thống kê anh chỉ có vài bài ISI gì đó, và cho thấy trình độ của anh tương đương với một TS trung bình, ăn ké công trình.

    Tuy nhiên, anh tưởng nổ trăm bài trên báo tưởng cảm phục mọi người, nhưng đó là cơ hội để anh chứng tỏ với mọi người là anh dỏm thật sự: trình độ khoa học dỏm đến mức không phân biệt đâu là một công trình khoa học, đâu là một bài báo phổ thông 🙂

    • Tuan Ngoc@ said

      Gửi đăng một bài giống như “làm dâu” cho tạp chí trong một thời gian vậy (đương nếu anh là đại gia trong ngành của anh thì có khi lại khác). Ấy thế nên lúc trước tôi thấy bác Bsngoc cãi nhau với vài bác tôi cảm thấy buồn, dù bác bsngoc làm k đúng quy định của JIPV. Bác Bsngoc sau đó viết bài mĩa mai JIPV,…. làm tôi cũng thấy …. Cũng thương cho bác TCHGGD bị nhốt hết một thời gian vì đã “ấu đã”.

    • onlooker said

      Tôi nghĩ các bác chưa có một bảng chỉ dẫn cụ thể để người ta nộp bài cho xét duyện. Tôi muốn nói “cụ thể”, tức là 1 làm gì, 2 làm gì, 3 làm tiếp cái gì. Bảng mà các bác hiện đang có thì rất khó hiểu, có khi như đánh đố người ta. Tôi đề nghị cụ thể như sau:

      Bước 1: Phải có account với wordpress hay blogspot. Nếu chưa có thì tạo ra một account mới.

      Bước 2: Nếu đã có hay đã tạo account thì làm các bước sau đây:

      (a) soạn một hồ sơ (xem form kèm theo dưới đây)
      (b) lưu trữ hồ sơ trong account của người nộp bài. Cái này tôi hiểu vậy đúng không? Tôi cũng chẳng rành!

      Bước 3: Vào site (địa chỉ cụ thể), và post entry vào đó (hay sao đó), cái này tôi cũng không biết!!!

      Bước 4: Xong, tham gia thảo luận.

      Mẫu form kèm theo, cho hẳn một ví dụ để người ta làm theo.

      Phải cụ thể như vậy mới được, chứ nói chung chung như các quan chức cán bộ thì hỏng ngay.

      Onlooker

  28. Tuan Ngoc@ said

    Cũng cần nói thêm, JIPV chỉ xem ISI là một tiêu chuẩn cuối cùng để thẩm định năng lực khoa học của GS, PGS thôi. Ai mắt mở mắt khép bảo JIPV chỉ sử dụng ISI là CỰC KỲ LỐ BỊCH và BẨN THỈU.

    Có những kết quả (không phân biệt: articles, proceedings, technical reports,…) có tiếng vang trong chuyên ngành, thể hiện trên wiki tiếng anh, chỉ số trích dẫn, đánh giá tích cực của các chuyên gia trên thế giới.

    Bao giờ JIPV cũng xem xét những thông tin trên, nếu ZERO thì JIPV mới dùng đến ISI. Do đó tôi mong một số người (đã có suy nghĩ sai trong đầu, hoặc đã phát biểu sai đâu đó) không nên tự biến mình thành những người CỰC KỲ LỐ BỊCH và BẨN THỈU.

  29. giaosudom said

    Các bác vui lòng xem Thông báo số 13 trong Viện thông tin & tuyên truyền nhé.

    Xin cảm ơn góp ý của bác Onlooker và bác Tuan Ngoc@ về tiêu chuẩn dỏm và quy trình gửi bài. JIPV sẽ xem và chỉnh sửa lại.

  30. […] https://giaosudom.wordpress.com/2010/09/07/tr%C6%B0%E1%BB%9Dng/comment-page-1/#comments By bloggerdomvn, on October 10, 2010 at 11:31 am, under Blogger dỏm Lý Toét. . No Comments Post a comment or leave a trackback: Trackback URL. « Blogger dỏm: BS côn đồ và dâm đãng Nguyễn Văn Trèo – Nick dỏm: DrTreo […]

  31. Hội Toán Học said

    Tôi nhớ trước đây tôi đã nói nhiều về pure math., applied math. và cách làm toán ở Việt Nam:

    Phòng tranh luận khoa học cộng đồng

    Nhưng nay lại tiếp tục có ý kiến “phản đối”: https://giaosudom.wordpress.com/vi%E1%BB%87n-vinh-danh-nha-khoa-h%E1%BB%8Dc/comment-page-1/#comment-1792

    Tôi nghĩ không nên làm phiền Viện vinh danh của bác Chim_nhon nên các bác nên tiếp tục ở đây. Trước tiên tôi đồng ý với bác Vuhuy và bác Onlooker.

    Tôi nghĩ rằng những vấn đề này đã bị nhiều nhà toán học kiểu thượng vàng hạ cám của ta lợi dụng để nồ hơi nhiều. Do đó chắc cũng nên trao đổi cho rõ một lần để những người ngoài ngành hoặc còn non kém không bị những nhà toán học kiểu thượng vàng hạ cám lừa. Xin cảm ơn.

    • Hoanglan said

      Ở đây tôi muốn nhấn mạnh việc so sánh GS Trung và GS Tụy là khập khiễng:
      Tôi đặt giả thiết như sau (nhờ các bác kiểm tra hộ):

      Nếu GS Tụy có làm việc theo đơn đặt hàng của các công ty kỹ nghệ mang tính cạnh tranh cao (do đó các kết quả nghiên cứu thường không được cho phép xuất bản để tạo lợi thế cạnh tranh – vì đó xem như là bí quyết công nghệ) thì những kết quả quan trọng (và để đời) của GS Tụy có thể chưa được công bố rộng rãi, vì thế không thể nào mà so sánh với những kết quả kiểu lý thuyết có thể (và cần phải) phơi bày ngay lập tức của GS Trung được.

    • Hội Toán học said

      Bác Hoanglan chính là người khập khiễng. Hãy đọc lại những gì tôi đã trả lời bác trước đây. Giả thiết của bác cũng khập khiễng vì nó không thực tế. Nếu cần thì nên nói cụ thể ra: bài nào, công nghệ nào, patents nào,…

      Việc chụp mũ tôi chỉ so sánh ông Tụy với ông Trung là nguỵ biện. Tôi đề nghị bác trưởng phòng Onlooker cho ý kiến khách quan.

      Khi người ta trả lời trực tiếp mà bác không hồi đáp, sau đó đi ngụy biện thì có nên tranh luận không?

    • Hội Toán học said

      Đề nghị xem lại

      Phòng tranh luận khoa học cộng đồng

    • Hội Toán học said

      Và đây nữa

      Phòng thống kê công trình khoa học

      Sau khi đọc xong, bác Hoanglan nên xem lại và có cách tranh luận phù hợp. Các lập luận khập khiễng của bác thì tôi đã nghe nhiều rồi, ngay cả từ những GS.TSKH,….. Nhưng cái khập khiễng thì vẫn mãi khập khiễng. Chỉ có dám nhìn vào sự thật thì mới tiến bộ.

      • Hoanglan said

        Bác Hoanglan chính là người khập khiễng. Hãy đọc lại những gì tôi đã trả lời bác trước đây. Giả thiết của bác cũng khập khiễng vì nó không thực tế. Nếu cần thì nên nói cụ thể ra: bài nào, công nghệ nào, patents nào,…

        Như vậy, vô hình chung, bác đã thừa nhận rằng để đánh giá một người làm Applied Math thì không thể chỉ dùng tiêu chuẩn ISI!!!
        Đây chính là thông điệp mà tôi muốn gửi đến tạp chí Giaosudom.
        Tôi hoàn toàn không có ý chụp mũ bác gì cả, tôi cũng không có nhiều thời gian để tìm các patents của GS Tụy (tôi đã nhờ các bác kiểm tra hộ ngay lúc viết giả thuyết của mình- bác xem lại xem).
        Tôi thấy thú vị khi xem các thông tin của các bác thì góp ý tý cho vui vậy thôi!

        • inhainha said

          Cái thông điệp của bác Hoanglan thì rất nhiều dỏm sử dụng rồi bác à. Bác làm như chỉ có applied math là ứng dụng vậy. Nếu ai ai cũng bảo ngành của họ (điện, cơ, sinh, y …) cũng làm ứng dụng, cũng nghiên cứu phát triển thì …

      • Tuan Ngoc@ said

        Tôi hiểu các bác. Thôi các bác đừng nóng giận. Vui lòng xem phản hồi của tôi:

        Phòng tranh luận khoa học cộng đồng

        Tôi cảm ơn bác Hoanglan đã góp ý cho JIPV. Nhưng bác chịu khó đọc comment của tôi thì sẽ rõ. Cảm ơn bác.

        Tôi cảm kích bác HTH vì bác ấy đã có so sánh, k chỉ GS Trung – GS Tụy mà GS Tụy với những người trong ngành, điều này cho thấy bác ấy quá cẩn thận. Tôi đọc và hiểu như thế không biết có chính xác k vậy bác Hoanglan nhỉ.

        Tôi đọc lại cũng thấy bác HTH khẳng định làm toán ở VN thì pure và applied chẳng qua là 1.

        Còn patents của ông Tụy thì tôi đã tìm và chưa thấy. Bác HTH khẳng định VN chưa có bài đỉnh về toán,…. nên phải nhặt thóc,…

        Nhưng JIPV dùng tiêu chuẩn nhẹ hơn bác HTH. Chắc nhằm hạn chế GS dỏm bên toán?

      • onlooker said

        Tôi cũng thấy những gì bác hoanglan nói không cần thiết và mang tính khiêu khích. Khiêu khích ở chỗ bác viết “Như vậy, vô hình chung, bác đã thừa nhận rằng để đánh giá một người làm Applied Math thì không thể chỉ dùng tiêu chuẩn ISI”. Bác thừa hiểu rằng bác Hội Toán Học không bao giờ nói rằng applied math không dùng tiêu chuẩn ISI. Ở đây, chúng ta đã đồng ý tiêu chuẩn ISI rồi. KHXH cũng phải dựa vào tiêu chuẩn ISI. Không có gì để cù cưa, lằng nhằng, vòng vo kéo dài câu chuyện applied math và pure math một cách không cần thiết vì nó tốn thì giờ mà lại đánh lạc vấn đề.

        Không có so sánh gì giữa bác HT và NVT ở đây. Những con số bác Hội Toán Học cung cấp chỉ để nói lên cái thông điệp rằng (i) nền toán học VN còn rất kém, (ii) những nhà toán học hàng đầu của VN thực ra chỉ là trung bình trên thế giới, (iii) cái thành tích toán học của bác HT không như báo chí ca ngợi.

        Nói rằng bác HT có thể làm tư vấn cho công ty kỹ nghệ nào đó nên không công bố được là một thủ thuật của những người kém công bố quốc tế xử dụng lâu rồi. Thật ra, mấy người ngụy biện họ nói rằng làm ứng dụng dễ công bố hơn làm lý thuyết! Ở VN tôi chưa thấy công ty nào có xa xỉ mời nhà toán học làm tư vấn cả. Nói thật nhé, mấy công ty kỹ nghệ ở VN họ không cần đến toán cao siêu đâu, họ cần người trình độ làm excel là đủ rồi. Còn công ty nghiên cứu ở nước ngoài chắc gì họ cần đến bác HT bởi vì bác ấy chưa phải ở tầm vóc quốc tế như chúng ta tưởng? Bác HT không có patent nào cả. Làm toán thì đâu có patent, chẳng lẽ patent phương trình sao?

        Onlooker

        • Nguyen Van Thanh said

          Viện Toán ở tuổi 40…

          http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/201010/Vien-Toan-o-tuoi-40-941612/

        • Hoanglan said

          Tôi không có ý gì khiêu khích cả, tôi chỉ sợ các bác bỏ sót một vài chi tiết. Nói thêm, trên thế giới thì việc các nhà applied math làm theo đơn đặt hàng của các công ty là chuyện bình thường. Google đã bỏ ra rất nhiều tiền để có được sự hợp tác như vậy. Cái bài báo ” One Million Dollar eigenvector…” cũng phải được phép của Google thì mới được công bố rộng rãi.

        • Tuan Ngoc@ said

          Tôi nghĩ nếu một GS, PGS của mình có tầm như thế thì thuộc diện k xét rồi bác ạ. Bác xem lại tiêu chuẩn dùm (tiêu chuẩn 1.2). JIPV đã dự phòng trường hợp này. Đối với Việt Nam mình thì, nói đi nói lại, ISI vẫn là chủ yếu bác à.

          Để đạt 1.2 thì k đơn giản đâu. NBC, Perelman là những người thoả 1.2. Những người cở Nguyễn Du cũng có thể thỏa 1.2.

          Xin cảm ơn bác đã góp ý cho JIPV.

          • Hoanglan said

            Vấn đề ở đây nằm ra khỏi tiêu chuẩn 1.2 của các bác. Vấn đề nằm ở chỗ, các kết quả của các nhà Applied Math đã được công ty sử dụng nhưng công ty đó nắm bản quyền (thông qua các hợp đồng mua bán) và không cho phép tác giả của chúng công bố rộng rãi trên các Journals.

            • chim_nhon said

              Theo tôi nghĩ nên cụ thể ra: bác nào ở VN có kết quả bán cho công ty nào? Tôi tin rằng nếu kết quả đình đám thì kiểu gì chẳng có patent (tôi nói chung các ngành, chứ không chỉ applied math), hoặc lại trích một phần kết quả để viết báo, rồi báo chí vào ca ngợi, vv… Thế nên tôi nghĩ để sót công trình kiệt suất, đình đám là hiếm.

            • Tuan Ngoc@ said

              Dù cho như bác Hoanglan nói thì cá nhân người làm ra kết quả đó phải được công chúng biết đến chứ. Không cần phải công bố cụ thể kết quả, nhưng thông tin về kết quả phải được xác nhận.

              Còn chuyện ký hợp đồng lấy tiền để đổi lấy sự im lặng, kiểu bán công trình và bán tên tuổi thì tôi k biết.

        • Sao Sang said

          Tôi thấy MathScinet chỉ đếm các trích dẫn từ năm 2000(có một số tạp chí được đếm từ khoảng năm 1997). Phần lớn các công bố của cụ Tụy là trước năm 2000. Do đó hầu hết các trích dẫn bài của cụ là trước năm 2000 nên không được tính chăng?. Tôi lấy ví dụ bài “On the general minimax theorem. Colloq. Math. 33 (1975), no. 1, 145–158″. MathScinet tính 6 trích dẫn(các trích dẫn này đều sau năm 2000, xem https://giaosudom.wordpress.com/2010/09/28/th%E1%BB%91ng-ke-cong-trinh-khoa-h%E1%BB%8Dc/ ), nhưng tôi thử đếm (chưa đầy đủ) thì thấy cac bài sau cũng trích dẫn:
          1. http://www.math.u-szeged.hu/~stacho/CIT/CITPDF/kindler90.pdf
          2. http://www.math.u-szeged.hu/~stacho/CIT/CITPDF/kindler98.pdf
          3. http://www.math.u-szeged.hu/~stacho/CIT/CITPDF/stef01.pdf
          4. http://www.math.u-szeged.hu/~stacho/tar-yuan96.pdf
          5. http://mathnet.kaist.ac.kr/mathnet/kms_tex/1013.pdf
          6. http://www.math.u-szeged.hu/~stacho/CIT/CITPDF/simons94.pdf
          7. http://www.math.u-szeged.hu/~stacho/CIT/CITPDF/kind-tr89.pdf
          8. http://www.math.u-szeged.hu/~stacho/CIT/CITPDF/kindler93a.pdf
          9. http://www.springerlink.com/content/l58400pxtv11x710/
          10. http://www.sciencedirect.com/science?_ob=ArticleURL&_udi=B6WK2-4CRM5RW-21R&_user=10&_coverDate=10%2F15%2F1984&_rdoc=1&_fmt=high&_orig=search&_origin=search&_sort=d&_docanchor=&view=c&_searchStrId=1495372972&_rerunOrigin=scholar.google&_acct=C000050221&_version=1&_urlVersion=0&_userid=10&md5=780d6294248b00d3780a21841fd04880&searchtype=a
          v.v.v…
          Mong các bác cho ý kiến để tôi sáng mắt ra nhé.

        • Hội Toán học said

          Tôi chia sẽ nhận xét của bác. Như tôi đã nói, ở đâu tôi không nhớ, MathScinet cover không nhiều citations như ISI. Và tôi cũng đã đặt vấn đề cho những nhà toán học trung bình của thế giới nhưng nổ: nên sử dụng ISI để có thêm nhiều citations, hơn là sử dụng MathScinet để có thêm nhiều bài cám.

          Rất vui khi bác nêu một ví dụ cụ thể, nói chuyện như bác thì mới có “ăn thua”. Nói chung chung mà k đưa ra những cái cụ thể thì dễ bị “xìu”.

          Tôi tra ISI thì bài đó có 14 citations đến thời điểm này, và qua đây mọi người có thể thấy ISI cover citations của bài đăng từ năm 1975. Xin post ciations của bài trên hầu bác:

          GENERAL MINIMAX THEOREM

          more options
          Author(s): TUY H
          Source: COLLOQUIUM MATHEMATICUM Volume: 33 Issue: 1 Pages: 145-158 Published: 1975
          Times Cited: 14 References: 10 Citation MapCitation Map
          Document Type: Article
          Language: English
          Addresses:
          1. INST MATH, HANOI, VIETNAM
          Publisher: ARS POLONA-RUCH, KRAKOWSKIE PRZEDMIESCIE 7 PO BOX 1001, 00-068 WARSAW, POLAND
          Subject Category: Mathematics
          IDS Number: BC507
          ISSN: 0010-1354

          1. Title: The minimax equality; Sufficient and necessary conditions
          Author(s): Stefanescu A
          Source: ACTA MATHEMATICA SINICA-ENGLISH SERIES Volume: 23 Issue: 4 Pages: 677-684 Published: APR 2007
          Times Cited: 0
          View full text from the publisher Springer Verlag
          2. Title: A “quantitative” minimax theorem
          Author(s): Stefanescu MV, Ferrara M
          Conference Information: Workshop on Networking Games and Resource Allocation, JUL 12-15, 2002 Petrozavodsk, RUSSIA
          Source: GAME THEORY AND APPLICATIONS, VOL IX Pages: 151-155 Published: 2003
          Times Cited: 0
          3. Title: Alternative and minimax theorems beyond vector spaces
          Author(s): Stefanescu A
          Source: JOURNAL OF MATHEMATICAL ANALYSIS AND APPLICATIONS Volume: 264 Issue: 2 Pages: 450-464 Published: DEC 15 2001
          Times Cited: 2
          View full text from the publisher
          4. Title: On the existence of constant selections
          Author(s): Horvath CD
          Conference Information: French-Japanese Conference on Hyperspace Topologies and Applications, OCT 05-10, 1997 BURGUNDY, FRANCE
          Source: TOPOLOGY AND ITS APPLICATIONS Volume: 104 Issue: 1-3 Pages: 119-139 Published: JUN 24 2000
          Times Cited: 1
          View full text from the publisher
          5. Title: A two function metaminimax theorem
          Author(s): Lin BL, Yu FS
          Source: ACTA MATHEMATICA HUNGARICA Volume: 83 Issue: 1-2 Pages: 115-123 Published: APR 1999
          Times Cited: 1
          ulrichsweb.com (TM) from R.R. Bowker
          6. Title: Two-function topological minimax theorems
          Author(s): Kindler J
          Source: JOURNAL OF MATHEMATICAL ANALYSIS AND APPLICATIONS Volume: 225 Issue: 1 Pages: 312-325 Published: SEP 1 1998
          Times Cited: 4
          View full text from the publisher
          7. Title: On a generalized sup-inf problem
          Author(s): Kassay G, Kolumban J
          Source: JOURNAL OF OPTIMIZATION THEORY AND APPLICATIONS Volume: 91 Issue: 3 Pages: 651-670 Published: DEC 1996
          Times Cited: 4
          ulrichsweb.com (TM) from R.R. Bowker
          8. Title: Topological intersection theorems of set-valued mappings without closed graphs and their applications
          Author(s): Tarafdar E, Yuan XZ
          Source: ACTA MATHEMATICA HUNGARICA Volume: 73 Issue: 1-2 Pages: 129-139 Published: 1996
          Times Cited: 1
          ulrichsweb.com (TM) from R.R. Bowker
          9. Title: A FLEXIBLE MINIMAX THEOREM
          Author(s): SIMONS S
          Source: ACTA MATHEMATICA HUNGARICA Volume: 63 Issue: 2 Pages: 119-132 Published: 1994
          Times Cited: 13
          ulrichsweb.com (TM) from R.R. Bowker
          10. Title: INTERSECTING SETS IN MIDSET SPACES .2.
          Author(s): KINDLER J
          Source: ARCHIV DER MATHEMATIK Volume: 62 Issue: 2 Pages: 168-176 Published: FEB 1 1994
          Times Cited: 7

          11. Title: INTERSECTION-THEOREMS AND MINIMAX THEOREMS BASED ON CONNECTEDNESS
          Author(s): KINDLER J
          Source: JOURNAL OF MATHEMATICAL ANALYSIS AND APPLICATIONS Volume: 178 Issue: 2 Pages: 529-546 Published: SEP 15 1993
          Times Cited: 13
          View full text from the publisher
          12. Title: ON A MINIMAX THEOREM OF TERKELSEN
          Author(s): KINDLER J
          Source: ARCHIV DER MATHEMATIK Volume: 55 Issue: 6 Pages: 573-583 Published: 1990
          Times Cited: 12
          13. Title: MINIMAX THEOREMS FOR INTERVAL SPACES
          Author(s): KINDLER J, TROST R
          Source: ACTA MATHEMATICA HUNGARICA Volume: 54 Issue: 1-2 Pages: 39-49 Published: 1989
          Times Cited: 16
          ulrichsweb.com (TM) from R.R. Bowker
          14. Title: INEQUALITY SYSTEMS AND MINIMAX THEOREMS
          Author(s): POMEROL JC
          Source: JOURNAL OF MATHEMATICAL ANALYSIS AND APPLICATIONS Volume: 103 Issue: 1 Pages: 263-292 Published: 1984
          Times Cited: 10
          View full text from the publisher
          ==========================

          Tất cả đều non-self ciations nên theo tôi bài này rất khá.

          Riêng tôi thì tôi sử dụng danh sánh tạp chí ISI, citations và IF thì tôi phải kiểm tra từng trường hợp, xếp hạng top thì tôi kết hợp ISI và MathScinet và ý kiến của những người top.

        • Hội Toán học said

          Ngoài ra nếu muốn so sánh thì cũng nên so sánh nhiều gốc độ: toàn bộ, khoảng thời gian, khác ngành, cùng ngành, … Tôi nhớ tôi đã lưu ý mấy vấn đề này rồi.

          Như tôi đã nói tôi k có ý đánh giá thấp ông Tụy, chỉ đánh giá thấp thái độ nổ gần đây của ông thôi. Nếu ông không nồ, biết khiêm tốn và biết sự thật thì tôi vẫn qúi ông nhưng tôi đã từng. Khi anh hô hào thì người ta kiểm tra impact thực sự của anh là chuyện thường.

          Tôi nghĩ ông Tụy có tầm ở VN (vì nền toán học VN còn quá kém!), nhưng trên bình diện quốc tế thì nên xem lại, ông còn phải phấn đấu nhiều. Mọi người cũng đừng nên chóa mắt vì mấy cái hội nghị “mời qua mời lại”, vinh danh băng nhóm,…. Nếu đánh giá tầm quốc tế thì nên xét trên bình diện rộng hơn. Ông Tụy làm về min, max, chắc ông phải hiểu rõ nguyên lý này.

      • @JIPV said

        Tôi thấy JIPV đã có quy định thoáng (theo nghĩa ISI k phải là tiêu chí số 1), mà đó là những kết quả nghiên cứu dạng đình đám, k cần công bố tạp chí ISI, nhưng phải được quốc tế đánh giá cao,…. Tôi thấy trên thới giới có vài người như thế, như ông gì ở Nga, k cần công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí ISI nhưng vẫn được giải Fields nhờ bài post trên mạng thôi.

        JIPV đưa ra chuẩn

        Có những kết quả (không phân biệt: articles, proceedings, technical reports,…) có tiếng vang trong chuyên ngành, thể hiện trên wiki tiếng anh, chỉ số trích dẫn, đánh giá tích cực của các chuyên gia trên thế giới.

        là nhằm tránh sự ngụy biện thôi (vì thực tế có ai ở VN có tầm đó đâu). Muốn đạt được những kết quả như thế thì ….., và cuối cùng phải dùng tiêu chuẩn “phụ” ISI.

        Hình như các nhà khoa học dỏm cố tình k hiểu chổ này nên cứ nại mãi.

  32. Thanh said

    Sau thông báo của các bác:

    Viện thông tin & tuyên truyền

    tôi thấy có một người cho kết quả rồi đây: GS.TS. Nguyễn Văn Tuấn

    Câu chuyện đại học đẳng cấp quốc tế có thời gian rất đình đám (từ thời TT Phan Văn Khải), rồi chìm, và nay lại được nhắc đến qua 2 bài dưới đây trên Thanh Niên. Tôi thì nghĩ VN không nên đặt mục tiêu đại học đẳng cấp quốc tế trong vòng 10 năm làm gì; vấn đề là xây dựng cái mà tiếng Anh gọi là “capacity” cho nghiên cứu khoa học cho thật tốt, rồi hãy nhắm đến tầm quốc tế.

    Cụm từ Đại học đẳng cấp quốc tế ở đây là nói theo tiếng Anh “World class university”. Không có ai định nghĩa thế nào là world class university, nhưng hình như ai cũng hiểu đó là trường danh tiếng, là nơi có những giáo sư tầm cỡ quốc tế, nơi nuôi dưỡng những tài năng đẳng cấp quốc tế tương lai, nơi mà môi trường học thuật được hoàn toàn tự do, nơi mà ngân sách nghiên cứu khoa học dồi dào. Đó là những tiêu chí chung về đẳng cấp quốc tế.

    Từ tiêu chí chung, người ta đề ra những tiêu chuẩn cụ thể. Một số nhóm trên thế giới từng nghiên cứu và đề ra những tiêu chuẩn có thể cân đo đong đếm cho từng đại học, và từ đó họ xếp hạng đại học. Mỗi nhóm có tiêu chuẩn riêng dựa vào triết lí và phương pháp nghiên cứu của họ. Chẳng hạn như nhóm Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) đề ra 6 tiêu chuẩn như sau :

    * Số cựu sinh viên tốt nghiệp đoạt giải Nobel và Field : trọng số 10%
    * Số giáo sư đoạt giải Nobel và Fields : trọng số 20%
    * Số bài báo khoa học được trích dẫn nhiều lần : trọng số 20%
    * Số bài báo khoa học trên tập san Nature và Science : trọng số 20%
    * Số bài báo khoa học trên tập san trong danh bạ SCIE, SSCI : trọng số 20%
    * Thành tựu của giáo sư và đội ngũ khoa bảng : trọng số 10%

    Còn nhóm Times Higher Education Supplement (THES) thì cũng đề ra 6 tiêu chuẩn, nhưng rất khác với nhóm Giao thông Thượng Hải :

    * Đánh giá của giới khoa bảng từ các trường khác : trọng số 40%
    * Số sinh viên tốt nghiệp làm việc trong các công ti toàn cầu : trọng số 10%
    * Phần trăm giáo sư là người nước ngoài : trọng số 5%
    * Phần trăm sinh viên là người nước ngoài : trọng số 5%
    * Tỉ số sinh viên / giáo sư : trọng số 20%
    * Số lần trích dẫn tính trên đầu mỗi giáo sư : trọng số 20%

    Chẳng có tiêu chuẩn nào hoàn hảo cả, nhưng dù sao đi nữa thì các tiêu chuẩn trên cũng cho chúng ta một vài ý niệm thế nào là đẳng cấp quốc tế. Theo đó, tiêu chuẩn số 1 của “đẳng cấp quốc tế” là đại học phải có thành tích nghiên cứu khoa học rất tốt, thể hiện qua những công trình được công bố trên các tập san hàng đầu không phải của chuyên ngành, mà là hàng đầu trong khoa học nói chung; những công trình được trích dẫn nhiều lần (thể hiện chất lượng nghiên cứu cao). Kế đến là tiêu chuẩn các giáo sư tầm cỡ quốc tế, tức là những người có tên tuổi trong chuyên ngành được đồng nghiệp quốc tế công nhận (như bác Hoàng Tụy chẳng hạn), chứ không phải giáo sư hàng đầu ở Việt Nam.

    Nên nhớ rằng đại học đẳng cấp quốc tế không phải chỉ có sinh viên giỏi như 2 bài báo dưới đây đề cập đến. Sinh viên giỏi, nhưng khi ra trường các sinh viên ấy làm gì, làm ở đâu, và đem lại thanh danh gì cho đại học mới là vấn đề quan trọng. Đó là một tiêu chuẩn cho đẳng cấp quốc tế.

    Đối chiếu với những tiêu chuẩn trên với thực tế Việt Nam, chúng ta thấy gì? Thử kiểm tra lại một cách cụ thể với một đại học hàng đầu như Đại học Quốc gia Việt Nam (Hà Nội và TPHCM), trước hết là theo tiêu chuẩn của nhóm Giao thông Thượng Hải:

    * Số cựu sinh viên tốt nghiệp đoạt giải Nobel và Field : chưa có ai.
    * Số giáo sư đoạt giải Nobel và Fields : chưa có ai.
    * Số bài báo khoa học được trích dẫn nhiều lần : chưa có.
    * Số bài báo khoa học trên tập san Nature và Science : chưa có.
    * Số bài báo khoa học trên tập san trong danh bạ SCIE, SSCI : có, nhưng rất ít.
    * Thành tựu của giáo sư và đội ngũ khoa bảng : có, nhưng đếm đầu ngón tay.

    Đối chiếu với các tiêu chuẩn của THES :

    * Đánh giá của giới khoa bảng từ các trường khác : chưa biết, nhưng chắc chắn không cao vì bằng cấp từ VN ít được công nhận.
    * Số sinh viên tốt nghiệp làm việc trong các công ti toàn cầu : chắc có, nhưng chưa biết bao nhiêu.
    * Phần trăm giáo sư là người nước ngoài : có, nhưng rất ít.
    * Phần trăm sinh viên là người nước ngoài : có, nhưng sinh viên từ Lào và Campuchea là chủ yếu.
    * Tỉ số sinh viên / giáo sư : Cần nghiên cứu.
    * Số lần trích dẫn tính trên đầu mỗi giáo sư : rất thấp.

    Với những dữ liệu thực tế trên, tôi nghĩ viễn cảnh Việt Nam có một đại học đẳng cấp quốc tế là rất xa. Do đó, tôi không hiểu bằng cách nào mà người ta nghĩ rằng đến năm 2020 (tức là chỉ 10 năm nữa) chúng ta sẽ có 4 trường đại học đẳng cấp quốc tế. Làm sao trong 10 năm chúng ta có giáo sư với công trình nhiều trích dẫn? Làm sao trong vòng 10 năm chúng ta có bài báo trên Science và Nature? Giải Nobel cần phải có thời gian 30 năm để thẩm định, chứ đâu phải 10 năm. Chúng ta có quyền có tham vọng và mơ tưởng về một đại học đẳng cấp quốc tế, nhưng cũng nên dựa vào thực tế để thấy và biết mình đang ở đâu, chứ nếu không thì hóa ra giấc mơ chỉ phản ảnh tính tự ti và mặc cảm mà thôi.

    Môi trường đại học VN chỉ là môi trường trung học kéo dài. Không có tranh luận khoa học sau giờ học. Sinh hoạt sinh viên cũng rất hạn chế. Làm seminars thì thủ tục rườm rà. Sinh viên đi học như là công chức đi làm 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Thật khó tưởng tượng khi thấy thầy cô không có văn phòng riêng! Lab thì thật là nghèo nàn và có khi rất dơ bẩn, nhếch nhác, thiếu an toàn. Nhìn qua thư viện của đại học VN thật là buồn, vì nó giống như thư viện trường trung học bên Mĩ. Hệ thống internet thì chập chờn, rất ít ai dám dùng cho việc nghiêm chỉnh. Vân vân. Với những cơ sở vật chất như thế thì làm sao chúng ta có thể nói đến đẳng cấp quốc tế? Do đó, tôi nghĩ chiến lược tốt nhất là tập trung xây dựng capacity cho nghiên cứu khoa học thật tốt, tạo môi trường tự do học thuật, và đầu tư vào thư viện và cơ sở vật chất. Chỉ với những cơ sở vật chất và nhân lực tốt thì mới nghĩ đến đẳng cấp quốc tế.

    NVT

    ====

    http://nguyenvantuan.net/education/3-edu/1115-giac-mo-dai-hoc-dang-cap-quoc-te-

    Theo kết quả “nghiệm thu” của ông Tuấn thì “2020 = 200” là nói phét, là nổ, là lố bịch, là buồn cười,….., là “ăn mày mơ lấy kiều nữ”, là ….

    • Thanh said

      Những cái cần làm: tạo môi trường khoa học thông thoáng theo chuẩn quốc tế, loại những kẻ dốt đang cản đường phát triển của khoa học (trong đó có không ít kẻ tóc đã bạc + dốt nhưng vẫn tham quyền cố vị), loại bỏ những dỏm ra khỏi các hội đồng,…, giao quyền chọn GS cho các đại học,…

      Khi mà những điều căn bản như thế chưa làm được thì làm ơn khép cái mồm lại, càng nói càng phản cảm.

    • Onlooker said

      Cám ơn bác Thanh. Tôi đã đọc bài của bác Tuấn. Tôi nghĩ bác ấy mới làm phân tích kiểu qualitative thôi. Tôi chợt nảy ra một ý tưởng mà các bác giỏi về toán và máy tính có thể làm được. Ý của tôi là như thế này:

      1.- Download những số liệu 6 chỉ tiêu mà Đại học Giao Thông Thượng Hải liệt kê cho từng đại học.

      2.- Tìm giá trị trung bình và độ lệch chuẩn cho từng chỉ tiêu. Tìm tổng số điểm của 6 chỉ tiêu sau khi đã điều chỉnh cho trọng số.

      3.- Tìm số liệu trong ISI cho 2 ĐHQG HN và TPHCM. Thay thế số liệu này vào giá trị của 6 chỉ tiêu, nhân cho trọng số, chúng ta sẽ có tổng số điểm cho 2 đại học của VN.

      4.- So sánh với điểm của ĐHQG và các đại học trên thế giới trong bước 2, chúng ta sẽ biết ĐHQG mình nằm ở đâu.

      Với các số liệu này thì mấy bác trong Bộ GDĐT sẽ hết nổ. Các bác nghĩ sao?

      Onlooker

    • Hội Toán học said

      Bác Tuấn “nghiệm thu” như thế là đánh sập đề tài của JIPV rồi. Bác Onlooker đề nghị so sánh đại học top 200 với hai ĐHQG có phù hợp không? Vì trong đó có rất nhiều đại học mà. Hơn nữa tôi nghĩ nên chọn 4 đại học đang phấn đá trở thành 200 thì phù hợp hơn?

      Thử đưa ra đánh giá bày bản kiểu như bác Onlooker đề nghị sẽ là bài học đích thực cho những vị quan chỉ biết nổ, thay vì lo chuyện thực tế.

  33. Sao Sang said

    Comment was deleted.

    • giaosudom said

      Đề nghị bác post đúng chổ đang tranh luận. Nếu bác mở mục mới như thế thì hơi bất tiện: (1) cắt ngang nội dung đang tranh luận, (2) mọi người khó biết sự việc trước đây ra sao. Vì post k đúng chổ nên bài của bác đã bị automatically đưa vào spam, Giaosudom mới kéo nó ra dùm bác.

      Bác vui lòng post lại comment đúng vị trí tranh luận nhé. Bác nên thêm vào vài câu để comment của bác k bị chặn vì hai comments giống nhau sẽ bị… Thanks.

    • @JIPV said

      Nhất trí.

  34. connan2010 said

    @ HTH & JIPV: https://giaosudom.wordpress.com/2010/09/28/th%e1%bb%91ng-ke-cong-trinh-khoa-h%e1%bb%8dc/comment-page-1/#comment-1859

    Sau đây là trích dẫn vài citations của P.H.A.N (nguồn Mathscinet).
    Bài được cite nhiều nhất là 17 lần:
    [1] MR2011630 (2004h:93142) Hinrichsen, D; Son, Nguyen Khoa; Ngoc, Pham Huu Anh, Stability radii of higher order positive difference systems. Systems Control Lett. 49 (2003), no. 5, 377–388.
    Đây là list những bài báo trong đó có cite đến bài [1].
    1. Anh, Bui The; Nguyen, Vo Hanh Stability radii of positive higher order difference systems under fractional perturbations. Positivity 14 (2010), no. 2, 285–300.

    2. Liu, Xingwen; Yu, Wensheng; Wang, Long Stability analysis for continuous-time positive systems with time-varying delays. IEEE Trans. Automat. Control 55 (2010), no. 4, 1024–1028.

    3. Liu, Xingwen Constrained control of positive systems with delays. IEEE Trans. Automat. Control 54 (2009), no. 7, 1596–1600

    4. Anh Ngoc, P. H.; Murakami, S.; Naito, T.; Son Shin, J.; Nagabuchi, Y. On positive linear Volterra-Stieltjes differential systems. Integral Equations Operator Theory 64 (2009), no. 3, 325–335.

    5. Anh, Bui The; Son, Nguyen Khoa Stability radii of positive higher order difference system in infinite dimensional spaces. Systems Control Lett. 57 (2008), no. 10, 822–827.

    6. Ngoc, Pham Huu Anh; Naito, Toshiki; Shin, Jong Son; Murakami, Satoru On stability and robust stability of positive linear Volterra equations. SIAM J. Control Optim. 47 (2008), no. 2, 975–996.

    7. Ngoc, Pham Huu Anh Stability radii of positive linear Volterra-Stieltjes equations. J. Differential Equations 243 (2007), no. 1, 101–122.

    8. Ngoc, Pham Huu Anh; Naito, Toshiki; Shin, Jong Son On stability of a class of positive linear functional difference equations. Math. Control Signals Systems 19 (2007), no. 4, 361–382.

    9. Naito, Toshiki; Shin, Jong Son; Murakami, Satoru; Ngoc, Pham Huu Anh Characterizations of linear Volterra integral equations with nonnegative kernels. J. Math. Anal. Appl. 335 (2007), no. 1, 298–313.

    10. Ngoc, Pham Huu Anh; Naito, Toshiki; Shin, Jong Son Characterization of positive linear functional differential equations. Funkcial. Ekvac. 50 (2007), no. 1, 1–17.

    11. Naito, Toshiki; Murakami, Satoru; Shin, Jong Son; Ngoc, Pham Huu Anh Characterizations of positive linear Volterra integro-differential systems. Integral Equations Operator Theory 58 (2007), no. 2, 255–272.

    12. Ngoc, Pham Huu Anh; Tran, Thai Bao; Naito, Toshiki Stability radii of higher order linear difference systems under multi-perturbations. J. Difference Equ. Appl. 13 (2007), no. 1, 15–24.

    13. Ngoc, Pham Huu Anh; Naito, Toshiki Stability radius of linear parameter-varying systems and applications. J. Math. Anal. Appl. 328 (2007), no. 1, 170–191.

    14. Sasu, Adina Luminiţa Stabilizability and controllability for systems of difference equations. J. Difference Equ. Appl. 12 (2006), no. 8, 821–826.

    15. Ngoc, Pham Huu Anh; Naito, Toshiki $\scr D$D-stability radius of linear discrete time systems. Numer. Funct. Anal. Optim. 27 (2006), no. 5-6, 667–683.

    16. Pham Huu Anh Ngoc; Nguyen Khoa Son Stability radii of positive linear functional differential equations under multi-perturbations. SIAM J. Control Optim. 43 (2005), no. 6, 2278–2295 (electronic).

    17. Lancaster, Peter; Psarrakos, Panayiotis On the pseudospectra of matrix polynomials. SIAM J. Matrix Anal. Appl. 27 (2005), no. 1, 115–129 (electronic).

    Bài có citations nhiều thứ 2 (14) lần:
    [2] MR1932440 (2003i:39016) Ngoc, Pham Huu Anh; Son, Nguyen Khoa Stability radii of positive linear difference equations under affine parameter perturbations. Appl. Math. Comput. 134 (2003), no. 2-3, 577–594.
    Sau đây là list các bài báo cite bài số [2].

    1. Anh Ngoc, P. H.; Murakami, S.; Naito, T.; Son Shin, J.; Nagabuchi, Y. On positive linear Volterra-Stieltjes differential systems. Integral Equations Operator Theory 64 (2009), no. 3, 325–335.
    2. Anh, Bui The; Son, Nguyen Khoa Stability radii of positive linear systems under affine parameter perturbations in infinite dimensional spaces. Positivity 12 (2008), no. 4, 677–690.
    3. Ngoc, Pham Huu Anh; Naito, Toshiki; Shin, Jong Son; Murakami, Satoru On stability and robust stability of positive linear Volterra equations. SIAM J. Control Optim. 47 (2008), no. 2, 975–996.
    4. Ngoc, Pham Huu Anh Stability radii of positive linear Volterra-Stieltjes equations. J. Differential Equations 243 (2007), no. 1, 101–122.
    5. Ngoc, Pham Huu Anh; Naito, Toshiki; Shin, Jong Son On stability of a class of positive linear functional difference equations. Math. Control Signals Systems 19 (2007), no. 4, 361–382.
    6. Naito, Toshiki; Shin, Jong Son; Murakami, Satoru; Ngoc, Pham Huu Anh Characterizations of linear Volterra integral equations with nonnegative kernels. J. Math. Anal. Appl. 335 (2007), no. 1, 298–313.
    7. Ngoc, Pham Huu Anh; Naito, Toshiki; Shin, Jong Son Characterization of positive linear functional differential equations. Funkcial. Ekvac. 50 (2007), no. 1, 1–17.
    8. Naito, Toshiki; Murakami, Satoru; Shin, Jong Son; Ngoc, Pham Huu Anh Characterizations of positive linear Volterra integro-differential systems. Integral Equations Operator Theory 58 (2007), no. 2, 255–272.
    9. Ngoc, Pham Huu Anh; Tran, Thai Bao; Naito, Toshiki Stability radii of higher order linear difference systems under multi-perturbations. J. Difference Equ. Appl. 13 (2007), no. 1, 15–24.
    10. Ngoc, Pham Huu Anh; Naito, Toshiki Stability radius of linear parameter-varying systems and applications. J. Math. Anal. Appl. 328 (2007), no. 1, 170–191.
    11. Ngoc, Pham Huu Anh; Naito, Toshiki $\scr D$D-stability radius of linear discrete time systems. Numer. Funct. Anal. Optim. 27 (2006), no. 5-6, 667–683.
    12. Pham Huu Anh Ngoc; Nguyen Khoa Son Stability radii of positive linear functional differential equations under multi-perturbations. SIAM J. Control Optim. 43 (2005), no. 6, 2278–2295 (electronic).
    13. Psarrakos, Panayiotis J.; Tsatsomeros, Michael J. A primer of Perron-Frobenius theory for matrix polynomials. Linear Algebra Appl. 393 (2004), 333–351.
    14. Ngoc, Pham Huu Anh; Son, Nguyen Khoa Stability radii of linear systems under multi-perturbations. Numer. Funct. Anal. Optim. 25 (2004), no. 3-4, 221–238.

    Bài có citation nhiều thứ 3 (2 bài, mỗi bài 12 lần):
    [3] MR1840653 (2002d:34121) Nguyen Khoa Son; Pham Huu Anh Ngoc Robust stability of linear functional differential equations. Adv. Stud. Contemp. Math. (Pusan) 3 (2001), no. 2, 43–59.
    [4] Son, Nguyen Khoa; Ngoc, Pham Huu Anh Robust stability of positive linear time-delay systems under affine parameter perturbations. Acta Math. Vietnam. 24 (1999), no. 3, 353–372.
    List các bài báo cite bài số [3, 4]:

    1. Anh Ngoc, P. H.; Murakami, S.; Naito, T.; Son Shin, J.; Nagabuchi, Y. On positive linear Volterra-Stieltjes differential systems. Integral Equations Operator Theory 64 (2009), no. 3, 325–335.
    2. Ngoc, Pham Huu Anh; Naito, Toshiki; Shin, Jong Son; Murakami, Satoru On stability and robust stability of positive linear Volterra equations. SIAM J. Control Optim. 47 (2008), no. 2, 975–996.
    3. Ngoc, Pham Huu Anh Stability radii of positive linear Volterra-Stieltjes equations. J. Differential Equations 243 (2007), no. 1, 101–122.
    4. Ngoc, Pham Huu Anh; Naito, Toshiki; Shin, Jong Son On stability of a class of positive linear functional difference equations. Math. Control Signals Systems 19 (2007), no. 4, 361–382.
    5. Naito, Toshiki; Shin, Jong Son; Murakami, Satoru; Ngoc, Pham Huu Anh Characterizations of linear Volterra integral equations with nonnegative kernels. J. Math. Anal. Appl. 335 (2007), no. 1, 298–313.
    6. Ngoc, Pham Huu Anh; Naito, Toshiki; Shin, Jong Son Characterization of positive linear functional differential equations. Funkcial. Ekvac. 50 (2007), no. 1, 1–17.
    7. Naito, Toshiki; Murakami, Satoru; Shin, Jong Son; Ngoc, Pham Huu Anh Characterizations of positive linear Volterra integro-differential systems. Integral Equations Operator Theory 58 (2007), no. 2, 255–272.
    8. Ngoc, Pham Huu Anh; Tran, Thai Bao; Naito, Toshiki Stability radii of higher order linear difference systems under multi-perturbations. J. Difference Equ. Appl. 13 (2007), no. 1, 15–24.
    9. Ngoc, Pham Huu Anh; Naito, Toshiki Stability radius of linear parameter-varying systems and applications. J. Math. Anal. Appl. 328 (2007), no. 1, 170–191.
    10. Pham Huu Anh Ngoc; Nguyen Khoa Son Stability radii of positive linear functional differential equations under multi-perturbations. SIAM J. Control Optim. 43 (2005), no. 6, 2278–2295 (electronic).
    11. Vu Hoang Linh On the robustness of asymptotic stability for a class of singularly perturbed systems with multiple delays. Acta Math. Vietnam. 30 (2005), no. 2, 137–151.
    12. Ngoc, Pham Huu Anh; Son, Nguyen Khoa Stability radii of linear systems under multi-perturbations. Numer. Funct. Anal. Optim. 25 (2004), no. 3-4, 221–238.
    13. Anh Ngoc, P. H.; Murakami, S.; Naito, T.; Son Shin, J.; Nagabuchi, Y. On positive linear Volterra-Stieltjes differential systems. Integral Equations Operator Theory 64 (2009), no. 3, 325–335.
    14. Ngoc, Pham Huu Anh; Naito, Toshiki; Shin, Jong Son; Murakami, Satoru On stability and robust stability of positive linear Volterra equations. SIAM J. Control Optim. 47 (2008), no. 2, 975–996.
    15. Ngoc, Pham Huu Anh Stability radii of positive linear Volterra-Stieltjes equations. J. Differential Equations 243 (2007), no. 1, 101–122.
    16. Ngoc, Pham Huu Anh; Naito, Toshiki; Shin, Jong Son On stability of a class of positive linear functional difference equations. Math. Control Signals Systems 19 (2007), no. 4, 361–382.
    17. Naito, Toshiki; Shin, Jong Son; Murakami, Satoru; Ngoc, Pham Huu Anh Characterizations of linear Volterra integral equations with nonnegative kernels. J. Math. Anal. Appl. 335 (2007), no. 1, 298–313.
    18. Ngoc, Pham Huu Anh; Naito, Toshiki; Shin, Jong Son Characterization of positive linear functional differential equations. Funkcial. Ekvac. 50 (2007), no. 1, 1–17.
    19. Naito, Toshiki; Murakami, Satoru; Shin, Jong Son; Ngoc, Pham Huu Anh Characterizations of positive linear Volterra integro-differential systems. Integral Equations Operator Theory 58 (2007), no. 2, 255–272.
    20. Ngoc, Pham Huu Anh; Tran, Thai Bao; Naito, Toshiki Stability radii of higher order linear difference systems under multi-perturbations. J. Difference Equ. Appl. 13 (2007), no. 1, 15–24.
    21. Ngoc, Pham Huu Anh; Naito, Toshiki Stability radius of linear parameter-varying systems and applications. J. Math. Anal. Appl. 328 (2007), no. 1, 170–191.
    22. Ngoc, Pham Huu Anh; Naito, Toshiki $\scr D$-stability radius of linear discrete time systems. Numer. Funct. Anal. Optim. 27 (2006), no. 5-6, 667–683.
    23. Pham Huu Anh Ngoc; Nguyen Khoa Son Stability radii of positive linear functional differential equations under multi-perturbations. SIAM J. Control Optim. 43 (2005), no. 6, 2278–2295 (electronic).
    24. Ngoc, Pham Huu Anh; Son, Nguyen Khoa Stability radii of linear systems under multi-perturbations. Numer. Funct. Anal. Optim. 25 (2004), no. 3-4, 221–238.

    Theo bạn HTH liệt kê theo Mathscinet thì PHAN có 133 lần được cite. Ở trên mình chỉ xét trong 55 citations của 4 bài được cite nhiều nhất thì cũng thấy rằng thực chất non-self citation cũng chỉ chưa tới 10. Khen ai giỏi thì mình không biết chứ nói bác PHAN là giỏi thì mình không phục được :D.

    • Hội Toán Học said

      Tôi chỉ liệt kê chung, chưa phân tích mà. Sao bác không so sánh cụ Tụy với một người nữa mà tôi đã liệt kê?

      Tôi nghĩ cụ Tụy không phải tệ, nhưng nổ tầm quốc tế thì tôi cho là quá đáng, và đương nhiên là đáng xấu hỗ. Nếu so sánh cụ Tụy với postdoc tầm cở thế giới thì cụ Tụy chắc phải làm việc nghiêm túc trong vài trăm năm mới theo kịp, nói gì là gs tầm cở quốc tế!!!!!!

      Xin giới thiệu vài trường hợp để mấy anh ở Viện Toán tranh thủ nịnh “do tớ đào tạo đấy”: http://cims.nyu.edu/~hoaiminh/ (ít nhất 3 bài top 10), https://www.math.lsu.edu/~pcnguyen/ (ít nhất một bài top 10). (tôi định nghĩa: postdoc = PhD chưa là pgs, gs).

      Bây giờ nịnh mấy anh này được rồi, đến khi mấy anh đạt giải này nọ thì kể công sẽ không bị muộn.

    • Hội Toán Học said

      Anh này cũng postdoc tầm cở thế giới đây:

      http://today.brown.edu/faculty/2010/nguyen

      http://www.math.jussieu.fr/~nguyent/

      Mấy anh tranh thủ nhé.

      • connan2010 said

        Mình đâu phản đối ý kiến của bạn cho rằng bác Tụy không đến mức “tầm cỡ thế giới”. Trước đây về bác Tụy mình cũng đã nói rõ quan điểm là bác Tụy là giỏi ở VN nhưng so với thế giới thì còn kém xa lắm. Cho nên việc mình trich dẫn lại citations của PHAN chỉ là muốn đính chính cho chính xác thôi. Vì nếu so sánh non-self citations thì bác Tụy vẫn hơn PHAN nhiều. Nhưng dĩ nhiên là anh Huỳnh Văn Ngãi thì tốt hơn bác Tụy nếu xét theo tỷ lệ citations/paper.

        Hồi xưa còn bé, mỗi lần đi dự Hội thảo nghe các bác nhà ta ca ngợi nhau nhiều lắm. Lúc đó cứ nghĩ VN là nhất ). Sau này mới biết tất cả chỉ là bốc phét cả. Chẳng trách tại sao có người lại cho rằng làm Toán là ăn hại tự sướng. Nghe có vẻ mích lòng nhưng ngẫm lại thì thấy cũng chẳng sai.

        PS: Chuyện “dây máu ăn phần” thì phổ biến ở VN rồi. Căn bệnh này xem ra khó chữa .

        @ JIPV: nhờ bạn xóa giùm comment của connan80 (do mình đánh sai tên).

  35. Onlooker said

    @Hội Toán Học: Bên ngành toán người ta có làm xếp hạng theo kiểu top%, top 10%, top 5% … không vậy bác? Nếu họ có làm thì bác HT thuộc vào top nào?

    Onlooker

    • Hội Toán Học said

      Tôi có nghe một vài ngành có xếp hạng như bác nói, nhưng ngành Toán thì tôi chưa nghe (hay tôi bị thiếu thông tin?).

      Nhưng điều tôi dám chắc là cụ Tụy chưa hiểu hết cái honor “tầm cở quốc tế”. Tôi và đồng nghiệp của tôi thường dựa vào những tiêu chí:

      1/ Giải thưởng quốc tế: http://www.math.uiuc.edu/People/math_awards.html, http://mathworld.wolfram.com/MathematicsPrizes.html

      2/ Bài đăng tạp chí lớn (thường thì 10 tạp chí mà tôi đã nêu), kết quả nền tảng, giải quyết các conjectures.

      3/ Invited speakers của ICM

      4/ Kết quả chấn động (NBC, Perelman,…) hoặc nền tảng (nhưng phải cụ thể, k nói chung chung như Tuy’s cut, Tuy’s algorithms, mà phải là bài nào, preprint nào để mọi người tham khảo và judge, ví dụ như * ), có thể không cần xét đến uy tín của tạp chí.

      Ps: * là một proceeding nhưng được đánh giá rất cao, được xem là một selected one của Malliavin:

      Malliavin, Paul (1978). “Stochastic calculus of variations and hypoelliptic operators”. Proceedings of the International Symposium on Stochastic Differential Equations (Res. Inst. Math. Sci., Kyoto Univ., Kyoto, 1976). New York: Wiley. pp. 195–263.

      http://en.wikipedia.org/wiki/Paul_Malliavin

      http://en.wikipedia.org/wiki/Malliavin_calculus

      ====================

      Về cụ Tụy thì tôi không nghĩ cụ có tầm quốc tế như tôi đã nói, còn tầm quốc tế by words thì chắc ai cũng có “tầm quốc tế” cả! Không biết mấy anh ở cái Viện thành công nhất có quan tâm những tiêu chí tôi đề cập không, hay các anh có chuẩn khác. Nhưng chuẩn gì thì chuẩn, kết quả công bố kém + tự lên giả “kiểu quốc tế”+ xu nịnh kiểu lãng xẹt là đã tự thông báo cho mọi người biết “trình của tôi là thế đấy”.

  36. Thanh said

    PGS của Việt Nam? Tôi thách bác nào có thể “tranh luận khoa học” với ông PGS được đề cập dưới đây:

    Song đến đầu năm 2001, khi tôi đã nộp toàn bộ bản photocopy các phần đã khảo cứu xong, thì ông Tôn liền trở mặt. Nhằm hôm tôi không có nhà, ông Tôn đến nhà tôi và lợi dụng lúc nhà tôi xuống bếp, ông Tôn đã lục bàn làm việc của tôi và lấy lại bản Kiều Liễu Văn Đường 1871 (trên báo Thể thao & Văn hóa ngày 30/1/2008, ông Tôn đã thú nhận là “Tôi phải qua nhà anh ta để tịch thu lại” cột 4 – dòng 3-4).

    Khi đã nắm chắc được toàn bộ bản thảo, ông Tôn bèn nại lý do là: “Không in được được chú ạ, vì hiện nay không nơi nào in được chữ Nôm mà chú đã chép lại ở các bản Kiều cổ cả, thôi thì chú tập hợp lấy dăm bài báo đã đăng, đưa cho để anh in vào tập Văn bản Truyện Kiều, nghiên cứu và thảo luận”. Nhưng đến quý IV/2001 cuốn sách trên đã in ra, ông Tôn tặng tôi với dòng chữ “Thân tặng Nguyễn Khắc Bảo – Đào Thái Tôn – 11/2001” mà chẳng có bài nào của tôi. Khi tôi thắc mắc về việc “nói lời mà chẳng giữ được lời” thì ông Tôn lên giọng là: “Tôi giao việc cho chú như Giáo sư giao đề tài cho sinh viên, chú có quyền gì mà đòi hỏi”.

    http://nguyenxuandien.blogspot.com/2010/10/nhan-su-kien-ong-ao-thai-ton-nhan-giai.html

    Đây không phải là một đâu, tôi đã gặp rất nhiều tương tự như thế. Than ôi! Đạo đức GS, PGS của Việt Nam! Sao giống ngoài chợ cá quá nhỉ?

  37. Onlooker said

    Mấy hôm nay, tình hình trong Phòng tranh luận khoa học cộng đồng có vẻ yên ắng ghê. Không thấy ai hỏi hay bình luận gì cả. Chuyện đạo văn của Lê Đức Thông đáng lẽ phải bàn luận ở đây, nhưng các bác bên phòng khác … dành phần. Nói chơi cho vui thôi chứ ở đâu thì cũng trong đất của giaosudom thôi.

    Tôi theo dõi những bài báo chung quanh vụ này trên Thanh Niên, SGTT, blog Donga và bác NVTuấn cũng thú vị. Báo chí nêu vấn đề cũng khách quan, nhưng tôi thấy họ nhắm vào Thông mà không nói gì đến 3 ông tác giả có tên chình ình trên bài báo. Bác Tuấn có vẻ nghiêm khắc với vụ việc nhưng tôi có cảm giác bác ấy dành cảm tình cho Thông như là một nạn nhân đúng như bác Hội Toán Học nhận xét. Những bình luận của bác Phương Anh trên Thanh Niên thì … miễn bàn. 🙂

    Còn quan điểm của tôi thì sao? Tôi thấy vụ việc thật đáng buồn cho khoa học VN. Đạo văn dài dài. Đây không phải là lần đầu, nhưng chắc chắc cũng không phải là lần sau cùng. Tôi thấy trong ngành y còn có hàng trăm vụ đạo văn khác mà chẳng ai nói ra. Thử tìm trong các luận văn, luận án tiến sĩ trong trường y thì chẳng khó gì sẽ thấy ngay những đoạn văn bị dịch sang tiếng Việt thực chất là lấy từ sách ngoài. Dịch mà ghi nguồn thì chẳng ai nói gì, đằng này dịch mà không ghi nguồn làm như là của mình thì đúng là đạo văn. Những kẻ này đang là giáo sư, phó giáo sư lên giọng dạy đời.

    Trở lại chuyện anh Thông, qua những gì anh ta liên lạc với tạp chí, tôi nghĩ chắc anh xem thường chuyện đạo văn, nghĩ rằng lấy câu chữ ai đó nhưng kết quả của mình thì vẫn ok. Tôi đoán vậy. Nếu thế thì lỗi của anh ta là không biết luật chơi trong khoa học. Thông không biết luật chơi chắc là chưa được huấn luyện đàng hoàng và thầy cô chắc cũng lơm cơm. Như thế thì Thông là nạn nhân của hệ thống. Do đó, ở cái khoản này tôi đồng ý với bác Tuấn.

    Nhưng tôi rất phẫn nộ khi thấy những đồng tác giả bỏ chạy có cờ khi vụ việc đạo văn xảy ra. Gs Nguyễn Mộng Giao tuyên bố rằng ông ta không đóng góp 1 chữ trong bài báo, nhưng lại âm thầm đồng ý có tên khi bài báo được đăng. Ông Trần Văn Hùng cũng nói tương tự, nhưng âm thầm nhận phần vinh danh khi bài báo được đăng. Cả hai đều là … đạo đức giả. Nếu không đồng ý với bài báo thì cứ viết thư cho tạp chí đòi rút tên. Chuyện thường. Họ không làm thế mà chỉ chờ đến khi vụ việc xảy ra mới lên tiếng phân bua. Như vậy đâu phải là chính danh quân tử.

    Tôi nghi ngờ hai lá thư Thông viết cho Gs Giao nhận tội. Khó loại trừ khả năng Thông bị ép phải viết như thế. Thậm chí cũng không loại trừ ai đó giả mạo thư (vì hai chữ ký khác nhau) để chạy tội cho ông Giao. Nói tóm lại, cả Thông và nhóm tác giả đều đáng trách. Nhưng tôi đồng ý với bác Tuấn là không nên bít đường công danh của Thông. Nên để anh ta tĩnh táo lại và cho anh ta 1 cơ hội.

    Onlooker

    • Hội Toán học said

      Đọc thêm tôi mới thấy anh LĐT quá non và vô tư. Ai làm nghiên cứu chắc cũng trãi qua giai đoạn này!

      http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201044/20101029232855.aspx

      Tôi thấy anh đáng thương thật, nhưng tôi đã phê bình anh hám danh khi phát biểu linh tinh trên báo khi anh thực sự chưa có kết quả gì lớn.

      Tạp chí quốc tế chuyên ngành có hàng trăm. Tôi cho rằng anh có thể tiếp tục. Bây giờ chắc anh đã có đủ thông tin để tránh nhũng sai lầm trước đây.

      Nhân đây tôi xin hỏi: những giáo sư đạo văn sao không bị xử lí? Người làm khoa học gian dối như Đào Trọng Thi (làm sai nhưng lại nổ để được báo chí ca tụng, được Hàm Châu viết sách, vinh danh linh tinh,…) có tư cách gì để nói đạo văn?

    • Hội Toán học said

      Trong link này LĐT lại dùng địa chỉ “Ho Chi Minh City U.” là gì vậy các bác?

      http://www.slac.stanford.edu/spires/find/hep/www?a=Thong,+L.D.+and+aff+Ho+Chi+Minh+City+U

    • onlooker said

      Tôi cũng thấy anh ta đáng tội nghiệp. Nhưng tội của anh ta thì đáng trừng phạt. Chỉ có điều thiếu công bằng là mấy tay giáo sư kia thì thoát nạn, còn Thông thì lãnh đủ. Chúng ta phải đấu tranh cho công bằng, chứ với đà này thì những người thấp cổ bé họng bị thiệt thòi dài dài.

      Tôi cũng ngạc nhiên về cái địa chỉ này, nhưng tôi … không ngạc nhiên. Không ngạc nhiên là vì ở nước mình mấy người làm khoa học còn rất vô tư về địa chỉ của institution, họ dịch sang tiếng Anh tùm lum cả. Tôi đọc bài của bác Tuấn thì thấy Thông có công tác ở trường Cao đẳng Giao thông vận tải thuộc UBNDTPHCM, chứ không có công tác ở Đại học Quốc gia TPHCM.

      Onlooker

  38. Onlooker said

    Bác Tuan Ngoc@ hỏi:

    “Nhân sự việc đạo văn bên Vật lý liên quan đến mấy vị TS, GS,…

    Liên hệ

    Tôi xin hỏi (hoặc nêu vấn đề) liên quan đến bản quyền, tác quyền khi gửi đăng các tạp chí quốc tế, quy định về tên tác giả, đóng góp của tác giả trong một bài báo, cách xử lí khi bị người khác cho làm tác giả ma,…..

    Tôi hy vọng đây là một chủ đề bổ ích cho những người mới bắt đầu làm nghiên cứu, cũng như các giáo sư dỏm,…

    Tôi cũng có thông tin nhưng có lẽ văn phong không thuyết phục lắm nên tôi xin mời những Editors kỳ cựu của JIPV (Onlooker, Chim_nhon, Giaosudom, Giaosudom4,…) cho ý kiến.

    Mọi người cũng có thể cho ý kiến, nhưng vui lòng nghiêm túc đối với câu hỏi nghiêm túc của tôi.

    Xin cảm ơn các bác trước.”

    Theo tôi biết đại đa số các tạp chí bên ngành y có những yêu cầu sau đây:

    1.- Khi nộp bài, tòa soạn đòi hỏi TẤT CẢ các tác giả bài báo phải cung cấp email, địa chỉ, số phone. Nộp bài xong, tòa soạn sẽ thông báo cho mỗi tác giả biết bài báo đã được nộp, số hồ sơ và status ra sao. Do đó, tất cả các tác giả đều biết mình có tên trong bài báo vì được thông báo.
    2.- Một số — không phải tất cả — tạp chí còn đòi hỏi mỗi tác giả phải ký tên tuyên bố rằng mình có đóng góp cho bài báo. Nếu không có cái này, tạp chí sẽ không gửi bài đi phản biện. Họ đòi hỏi một tuyên bố như tác giả A là người đề xuất ý tưởng, tác giả B làm thí nghiệm thu thập dữ liệu, tác giả C phân tích, tất cả tham gia viết bài báo vv… Người không có đóng góp cho bài báo và nếu có lòng tự trọng sẽ không bao giờ đứng tên tác giả bài báo, vì sẽ khai như thế nào trong các khoản trên ?

    Qui định về tư cách tác giả thì có nhiều lắm, nhưng tựu trung lại là: những ai có công đề ra ý tưởng, thu thập và phân tích dữ liệu và soạn thảo bài báo thì đủ tư cách đứng tên tác giả. Cho dù anh là sếp của lab nhưng không hội đủ những điều kiện trên thì cũng không đứng tên tác giả. Nhưng trong thực tế, người ta dzu dzi với nhau lắm, nhất là ngành y vì cần tạ quan hệ để làm ăn lâu dài (thực chất là một hình thức academic corruption). Vì thế mới có hiện tượng tác giả ma, tác giả quà … mà GS Tuấn có nhắc đến mấy năm trước.

    3.- Khi phản biện xong và nếu được chấp nhận, tạp chí yêu cầu mỗi tác giả phải ký vào bản copyright và ký tên vào bản conflict of interest. Không có những văn bản này bài báo sẽ không bao giờ được công bố cho dù là đã được chấp nhận.

    Nếu ngành vật lý làm như ngành y thì tôi bảo đảm không có chuyện ông Nguyễn Mộng Giao nói rằng ông không biết bài báo đã được nộp. Tôi nghĩ rằng ông Giao biết bài báo đã được công bố nhưng không thèm check xem viết gì trong đó. Chiếu theo qui định khoa học và theo những gì ông nói trên báo chí, ông không đủ tư cách tác giả bài báo đó. Nhưng ông vẫn làm ngơ đứng tên cho đến khi vụ việc xảy ra. Điều đó nói lên đạo đức khoa học của ông còn thấp. Mà cho dù ông có đọc bài báo của Thông thì chắc gì ông phát hiện đạo văn trong khi trình độ tiếng Anh của ông cũng chẳng khá gì! Vụ việc cho chúng ta thấy khoa học nước ta còn nhiều bê bối, bê bối từ cao xuống thấp.

    Onlooker

  39. Tuan Ngoc@ said

    Chào bác Trưởng phòng tranh luận:

    Tôi có đề nghị mọi người góp ý cho câu hỏi của tôi liên quan đến vấn đề này:

    Trung tâm Hỏi và đáp

    Trong đó tôi cũng có mời bác. Lúc trước có người đề nghị nên có mục hướng dẫn…. nên thay vì tranh luận về vấn đề này, tôi đã nêu câu hỏi để các bác tham luận. Và những tham luận này có thể xem là “chính thống”, nghĩa là không cần bàn cãi nữa. Nội dung của những tham luận này sẽ là quà tặng GS dỏm và học trò. Nếu ta tranh luận thì có khi các dỏm lại lợi dụng “mấy chuyện đó còn tranh luận mừ”.

    Nói thế để mọi người thấy tôi đã không “dành phần” của bác 🙂

    Nay bác dành lại phần 🙂 thì chúng ta sẽ tiếp tục ở đây vậy. Tôi cũng đã đặt link từ Trung tâm hỏi đáp sang bên này.

    Nhân đây tôi xin nêu tiếp vấn đề như sau:

    1/ Tôi cũng cảm thấy thương cho LĐT. Anh đã chấp nhận gửi kết quả ra bên ngoài (dù cho anh có cóp bên ngoài) cho thấy anh là người còn non dạ, vô tư vì chưa biết hậu quả của đạo văn quốc tế.

    1.1/ Nếu anh ta công bố trong nước thì các bác nghĩ thế nào?

    1.2/ Và các bác nghĩ gì về hàng tá tạp chí khoa học ở VN và những thứ gọi là “bài” trong đó?

    1.3/ Và các bác nghĩ gì về những TS, PGS, GS đã đạt được nhờ vào những thứ gọi là “bài” này? (vấn đề lớn rồi đấy nhé!)

    2/ Tôi đã có chứng cứ phản bác ông Trần Văn Hùng:

    Trung tâm Hỏi và đáp

    Các bác nghĩ sao?

    3/ Tôi không là ngành Y nên thông tin của bác Onlooker nêu là “mới” đối với tôi. Thông tin của bác cho thấy tạp chí ngành Y khá cẩn thận. Vấn đề tôi muốn các bác tranh luận: nhiều tạp chí của Elsevier và Springer chỉ yêu cầu CA ký bản quyền thôi, và có khi ký online luôn.

    3.1/ Trong trường hợp này nếu conflict xảy ra thì phải làm sao?

    3.2/ Nếu các bác là ông Giao thì các bác đã phải làm gì?

    4/ Bà PA nêu vấn đề văn hoá. Tôi cho đó là sự xúc phạm.

    4.1/ Nguyên nhân của những phát biểu linh tinh của các TS, GS dỏm có phải là do họ dốt về NCKH nghiêm túc không?

    4.2/ Có phải khi quốc tế hoá hoạt động NCKH thì đạo văn sẽ tự nhiên giảm không?

    4.3/ Và cuối cùng đạo văn là do văn hóa hay do trình độ khoa học và nhận thức kém?

    Phòng của bác Onlooker có nhiều đơn đặt hàng rồi đấy nhé.

    • onlooker said

      À, post lầm chỗ, xin post lại. Các bác làm ơn xóa bỏ cái trả lời sai chỗ dùm tôi nhé.

      Trả lời bác Tuan Ngoc@

      “1/ Tôi cũng cảm thấy thương cho LĐT. Anh đã chấp nhận gửi kết quả ra bên ngoài (dù cho anh có cóp bên ngoài) cho thấy anh là người còn non dạ, vô tư vì chưa biết hậu quả của đạo văn quốc tế.

      1.1/ Nếu anh ta công bố trong nước thì các bác nghĩ thế nào?”

      Chắc sẽ chẳng ai phát hiện, hay phát hiện thì cũng du di cho qua. Tôi nghĩ phần lớn các nhà khoa học thật sự chẳng ai đánh giá cao mấy tạp chí trong nước cả. Đó là những cái thùng rác của những bài báo đã bị tạp chí nước ngoài từ chối hay những công trình có chất lượng quá thấp hay đăng lại của các tạp chí quốc tế.

      “1.2/ Và các bác nghĩ gì về hàng tá tạp chí khoa học ở VN và những thứ gọi là “bài” trong đó?”

      Những tạp chí này tồn tại để phục vụ cho tính điểm của mấy giáo sư dỏm. Nó tồn tại để những ông bà trong hội có dịp phô trương tên tuổi. Tôi vẫn nghĩ những tạp chí khoa học ở VN phần lớn là những cái thùng rác khoa học.

      “1.3/ Và các bác nghĩ gì về những TS, PGS, GS đã đạt được nhờ vào những thứ gọi là “bài” này? (vấn đề lớn rồi đấy nhé!)”

      Bác hỏi nhưng bác biết tỏng rồi. Dỏm chứ gì nữa. Bởi vậy JIPV mới ra đời.

      “2/ Tôi đã có chứng cứ phản bác ông Trần Văn Hùng:

      Trung tâm Hỏi và đáp


      Các bác nghĩ sao?”

      Tôi nghĩ anh ta hành xử theo kiểu đạo đức giả. Anh ta lấy công trình để được biểu dương, nhưng đến khi có vấn đề thì lại thanh minh thanh nga rằng “tôi không biết, không hay”. Đó là đạo đức giả.

      “3/ Tôi không là ngành Y nên thông tin của bác Onlooker nêu là “mới” đối với tôi. Thông tin của bác cho thấy tạp chí ngành Y khá cẩn thận. Vấn đề tôi muốn các bác tranh luận: nhiều tạp chí của Elsevier và Springer chỉ yêu cầu CA ký bản quyền thôi, và có khi ký online luôn.”

      Ngành y từng bị nhiều tai tiếng. Tất cả những thói hư tật xấu, những cái hay trong khoa học, ngành y có hết. Ngành y còn liên quan đến chuyện tiền bạc, royalty, patent, vv… nên họ rất cẩn thận trong việc tiêu chuẩn tác giả và bản quyền.

      “3.1/ Trong trường hợp này nếu conflict xảy ra thì phải làm sao?”

      Bác nói “conflict” nào? Conflict of interest được hiểu là bác có cổ phần của công ty thuốc tài trợ cho nghiên cứu thì bác phải khai trên giấy trắng mực đen. Còn conflict giữa tác giả thì tác giả phải báo cho tạp chí biết. Như trường hợp ông giáo sư Mỹ dính dáng đến công trình ngụy tạo ở Hàn Quốc thì phải vất vả lắm ông ấy mới rút tên khỏi bài báo.

      “3.2/ Nếu các bác là ông Giao thì các bác đã phải làm gì?”

      Tôi phải chịu trách nhiệm một phần. Tôi sẽ viết cho tạp chí để xin lỗi và làm rõ vấn đề, nhưng chắc tạp chí sẽ không nghe và ông cũng bị thiệt hại. Ai đời không đóng góp 1 chữ nào mà ký tên tác giả, như vậy là thiếu tự trọng.

      “4/ Bà PA nêu vấn đề văn hoá. Tôi cho đó là sự xúc phạm.”

      Tôi không chắc là xúc phạm. Xúc phạm ai? Tôi chỉ nghĩ bác Phương Anh suy nghĩ chưa tới, mà chỉ vớ lấy cái thói quen chép bài để nói rằng VN có văn hóa đạo văn. Sai lầm to! Đạo văn xảy ra ở bất cứ nền văn hóa nào, chứ có riêng gì VN.

      “4.1/ Nguyên nhân của những phát biểu linh tinh của các TS, GS dỏm có phải là do họ dốt về NCKH nghiêm túc không?”

      Chắc chắn là họ dốt về NCKH rồi. Nhưng vấn đề chính là họ chưa tiếp cận với những quy định của cộng đồng khoa học quốc tế, nên họ không hiểu được vấn đề. Trường hợp điển hình là ông Trần Văn Hùng.

      “4.2/ Có phải khi quốc tế hoá hoạt động NCKH thì đạo văn sẽ tự nhiên giảm không?”

      “Quốc tế hóa” là sao? Bác phải định nghĩa để bà con biết ý của bác là gì chứ.

      “4.3/ Và cuối cùng đạo văn là do văn hóa hay do trình độ khoa học và nhận thức kém?”

      Cần nhận thức rõ rằng đạo văn xảy ra trên khắp thế giới, chứ chẳng riêng gì ở VN hay TQ hay châu Á. Nếu văn hóa sao chép là yếu tố dẫn đến đạo văn thì tại sao ở Mỹ hoặc ở châu Âu không có văn hóa đó mà người ta vẫn đạo văn? Do đó, tôi nghĩ yếu tố văn hóa không có cơ sở thực tế.

      Tôi không khỏi phì cười khi đọc đoạn này của bác Phương Anh: “Đạo văn không cố tình là một điều rất dễ xảy ra với những người mới bắt đầu làm khoa học từ những nước như Việt Nam, Trung Quốc, và cả Hàn Quốc, Nhật Bản, những nơi không có truyền thống khoa học minh bạch và liêm chính như các nước phát triển phương Tây”. Bác Phương Anh quả là liều, chẳng biết khoa học Nhật hay Hàn Quốc tiến bộ như thế nào mà dám xếp cùng nhóm “không có truyền thống khoa học minh bạch” với VN và TQ.

      Tôi nghĩ đạo văn là do nhận thức kém, do thiếu môi trường khoa học có bài bản, và do kém tiếng Anh. Người đạo văn không biết thế nào là đạo văn. Còn ở nước mình, sinh viên chưa biết cách trích dẫn ra sao, hay không đủ khả năng tiếng Anh để viết lại một câu văn của người khác. Một số khác thì nghĩ rằng chẳng ai phát hiện họ đạo văn, nên cứ làm bừa.

      Onlooker

    • Tuan Ngoc@ said

      Cảm ơn bác Onlooker đã cho cái nhìn toàn diện (cụm từ này tôi cóp của nhóm ủng hộ đạo sĩ Trần Ngọc Thơ). Tuy nhiên còn một số vấn đề tồn động, mong bác cho tiếp cái nhìn toàn diện:

      1/ Vấn đề tôi nêu nhiều tạp chí của Elsevier và Springer chỉ yêu cầu CA ký bản quyền và có khi ký online luôn. Nhân đây tôi xin nêu thêm: đa số tạp chí free access thì không yêu cầu ký bản quyền. Đối với những trường hợp thế này thì bác nghĩ sao? Bác cò lời khuyên gì để các đạo sĩ gở gạt?

      2/ Bà PA xúc phạm dân tộc Việt Nam chứ còn gì nữa? Đạo văn là tệ nạn chung, chỉ có điều các nước kém thì làm nhiều hơn thôi. Đó không phải là văn hóa của dân tộc Việt Nam, do đó TS không biết NCKH nghiêm túc Vũ Thị Phương Anh đã chém gió rồi.

      3/ Bác khéo màu mè 🙂 Tôi nói quốc tế hóa NCKH là phải đánh giá NCKH theo chuẩn mực quốc tế (bao gồm phải công bố quốc tế) chứ còn gì nữa?

      Nhân đây tôi xin hỏi thêm

      4/ Theo bác thì giải pháp nào để biến mấy “cái thùng rác” trở thành những cáu thùng rỗng và sau đó là những cái thùng có chứa những cái xài được? (các dỏm chắc thù câu hỏi này lắm nhỉ! Dám đá nồi cơm của tớ 😉 )

      Mong bác tiếp tục cho ý kiến.

  40. Vụ này cho thấy JIPV bên cạnh tác động tích cực, có thể đã mang lại phản ứng tiêu cực: một số GS, PGS sợ bị phong dỏm nên chạy đua đăng bài ISI, nhưng lại là ISI dỏm!

  41. Vu Thi Phuong Anh said

    Thưa các bác,

    Lại được bạn bè báo cho biết, tôi mới hay là mình lại đang được hân hạnh được các bác dạy bảo ở đây.

    Tôi xin có vài lời mong các bác xem xét để có thông tin đầy đủ hơn về bài viết của tôi:

    1. Bình luận trên báo TN: Tôi chẳng bình luận gì về vụ bài báo, mà là viết trên blog của mình về khía cạnh văn hóa của đạo văn. Tôi cũng không phải là người đầu tiên nghĩ ra từ này, mà trong lãnh vực giảng dạy tiếng Anh cho người nước ngoài (TESOL) thì đề tài này người ta đã nghiên cứu đi nghiên cứu lại nhiều lần rồi. Xin các bác đọc giúp bài gốc tôi viết về vấn đề văn hóa đạo văn, trong đó có nhiều links dẫn đến các bài viết về vấn đề này. Link đây:

    http://ncgdvn.blogspot.com/2010/10/van-hoa-ao-van.html

    Khi báo đọc được bài này thì họ xin được dùng một số đoạn trong đó, và tôi đồng ý, có vậy thôi. Tôi không nghĩ họ xem tôi là chuyên gia trong lãnh vực khoa học của bài báo, mà muốn mở rộng góc nhìn, chứ tôi là ai (tiến sĩ không biết nghiên cứu khoa học nghiêm túc thông qua công bố quốc tế) thì tôi chưa bao giờ dấu diếm cả. Vả lại, ai cũng biết tôi là gốc xã hội nhân văn mà!

    2. Bài viết trên SGTT cũng cùng giòng suy nghĩ trên của tôi. Và trong bài ấy tôi nói về “đạo văn không cố tình”, chứ không nói về việc cố tình gian lận. Tôi cũng không bàn về bài báo và công bố khoa học, mà tôi nói về vai trò của nhà trường trong việc tạo ra một văn hoá (= thói quen, giá trị) mới để tránh đạo văn không cố tình. Và khi tôi nhắc đến Hàn và Nhật là tôi nói đến thói quen đạo văn trong trường đại học (làm bài không trích dẫn cẩn thận). Có lẽ tôi chưa thành công trong việc làm rõ điều này trong bài báo (vì phải viết ngắn, tôn trọng số từ đã quy định trong bài), khiến bác Onlooker phải phì cười. Cũng có thể bác có ít nhiều thành kiến với tôi nên dễ đọc ra ý khác chăng?

    Việc sinh viên Hàn, Nhật, hay TQ, VN và các nước châu Á khác bị mắc tội đạo văn không cố tình khi đi học ở các nước phương Tây là một vấn đề đã trở thành kinh điển rồi các bác ạ. Và một trong những nguyên do của nó là vì kém tiếng Anh, không tự diễn đạt được nên thấy rằng dùng lời của người bản ngữ thì an toàn hơn, mà không biết đấy là có tội theo cái nhìn của phương tây. Các bác có thể đọc bài viết này liên quan đến đạo văn trong trường đại học ở Nhật (và nhiều bài khác nữa nếu các bác gõ “plagiarism” và “japan” trên google):

    www2.gol.com/users/norris/articles/plagiarism.pdf

    3. Tôi cũng như bác Tuấn Ngọc rất shock khi lần đầu thấy người ta nói mình có văn hóa đạo văn. Tôi cũng đồng ý đạo văn có ở khắp nơi. Nhưng khi đọc nhiều thì thấy rằng từ “văn hóa” có nhiều nghĩa (vd: bác TN có lẽ hiểu nó là “truyền thống”, những gì tốt đẹp nhất của cả dân tộc), nhưng trong đó có một nghĩa đơn giản là “thói quen của cả một cộng đồng”.

    Và với nghĩa đó người ta không có ý định xúc phạm mình. Mà chỉ muốn hiểu tại sao người châu Á lại hay đạo văn (cố tình hoặc không cố tình) đến thế, theo định nghĩa của họ. Tìm hiểu căn nguyên để mà tìm cách giải quyết thôi mà. Các bác thử đọc bài này:

    http://www.thechinabeat.org/?p=2430

    Khi viết bài này, tôi chỉ nghĩ, khi người khác (= phương tây) chê mình (VN), thì trước hết cần xem mình có gì đáng chê trách không, và nên sửa nếu người ta nói (có phần) đúng. Chẳng hạn người ta cũng đã chê mình ăn mắm tôm có mùi và không được sạch sẽ, vệ sinh. Tức lắm (tôi người gốc Bắc, thích ăn mắm tôm), nhưng cũng phải xem nếu người ta nói đúng chỗ nào thì sửa ạ. Nếu bác TN vẫn thấy tôi xúc phạm dân tộc Việt, trong đó có cả tôi nữa, thì tôi … chịu thua.

    À mà ngay cả những thầy cô giáo chưa biết thế nào là nghiên cứu khoa học đúng nghĩa, tức không có công bố trên tạp chí ISI theo định nghĩa của các bác, cho dù họ là ngành nào bất kể, trong đó có các cả giáo viên ESL dạy tiếng Anh trước khi sinh viên học môn học chính, cũng có quyền nói với sinh viên về thế nào là đạo văn, và có trách nhiệm góp phần ngăn chặn đạo văn (không cố tình, do thiếu hiểu biết) của sinh viên, phải không các bác? Tôi thấy các trường ở nước ngoài nó làm thế đấy. Hay là theo các bác thì ở VN những người ấy (công dân hạng hai?) phải … im thin thít, vì không biết nghiên cứu khoa học nghiêm túc?

    Vài dòng kính gửi các bác.

    • vuhuy said

      Cho phép tôi xen vào tí xíu. Tôi chia sẽ với tất cả các bác ở đây. Ai cũng nhiệt tình vì một nền khoa học Việt Nam trong sạch. Tôi có đề nghị

      a/ Bác TN không nên viết “TS không biết NCKH nghiêm túc”.

      b/ Nếu nhà báo chỉ trích trên blog của bác PA, không phải phỏng vấn bác PA thì cũng không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên bác PA dùng từ “văn hóa” thì theo tôi cũng hơi quá. Vấn đề là còn kém, còn nghèo thì nhiều “tệ nạn” thôi. Mọi người đang lên tiếng yêu cầu chấn chỉnh đấy.

      c/ Tôi đâu thấy bác Onlooker và bác TN bảo bác PA không được dạy học trò không đạo văn đâu. Tôi nghĩ đây là trách nhiệm của mọi người, nhưng phải nói có có căn nguyên, đúng mực, không được nổ.

    • Bác Phương Anh nói

      Tạm thời thế đã. Nói vắn tắt: Có thể tin đạo văn là một vấn đề văn hóa. Và để thay đổi một yếu tố văn hóa thì rõ ràng không hề dễ. Phải có những giải pháp đồng bộ, và sự kiên trì.

      Bị hỏng trầm trọng rồi! Bác đã nhận thức sai hoàn toàn. Bác viết kiểu “phong trào”. Kiểu như muốn chống tham nhũng không phải dễ (vì tôi cũng đang tham nhũng – tự chế).

      Chống hoặc đẩy lùi đạo văn dễ lắm bác PA ơi. Dùng tiêu chuẩn quốc tế đánh giá thì bắt buộc người ta phải đăng bài quốc tế, mà đăng bài quốc tế thì trắng đen dễ phát hiện hơn. Từ đó đạo văn sẽ giảm. Ví dụ như nhờ phát hiện nhóm LĐT thì nhiều người đã được cảnh báo. Tệ nạn này tự nhiên sẽ giảm. Không phải là văn hóa gì đâu, cũng không khó lắm đâu. Cái khó là các Dỏm không chịu dùng chuẩn quốc tế để đánh giá thôi. Những người bị hỏng trong nhận thức NCKH nghiêm túc cũng tham gia chống lại công bố quốc tế đó mà 😉

      • giaosudom4 said

        Thực sự, đạo văn và chống đạo văn giống như một trò chơi cút bắt vậy, nếu anh chống mạnh thì sẽ có những hình thức đạo tinh vi hơn, điều quan trọng để hạn chế đạo văn đó là phải có chế tài xử lý. Tôi không nghĩ chống hoặc đẩy lùi đạo văn là dễ.

  42. Vu Thi Phuong Anh said

    Quên, các bác đọc thêm bài này, free download của NBER dành cho các nước đang phát triển:

    Click to access 52206-w15672.pdf

    Lập luận chính của bài này (cũng về đạo văn): để giảm đạo văn, cần giáo dục (dạy cho hiểu thế nào là đạo văn) song song với các quy định về vi phạm và xử phạt.

    Bài nghiên cứu có dùng các phương pháp định lượng và randomization, công bố năm 2010.

  43. vuhuy said

    Tôi xin nêu một vấn đề để các bác tranh luận: Tôi tra ISI thì thấy ông Giao có 2 bài cho đến thời điểm này (kém phía dưới). Ông đều là tác giả phụ và nằm giữa. Do đó tôi nhận định ông Giao chưa hiểu rõ hay nói thẳng là chưa có kinh nghiệm gửi bài tạp chí quốc tế. Theo kinh nghiệm của tôi, một người là CA chừng 5 bài thì có thể tự tin để phát biểu kinh nghiệm gửi bài. Tôi thấy những phát biểu của ông Giao trên báo TN nghe rất chướng tai. Các bác nghĩ sao?

    =============================================
    An experimental limit on radiative decays of solar neutrinos

    View full text from the publisher ulrichsweb.com (TM) from R.R. Bowker
    more options
    Author(s): Birnbaum C, Desaute P, Foussard P, Nguyen MG, Schwemling P, Vannucci F
    Source: PHYSICS LETTERS B Volume: 397 Issue: 1-2 Pages: 143-146 Published: MAR 27 1997
    Times Cited: 7 References: 21 Citation MapCitation Map
    Abstract: A search for radiative decays of solar neutrinos emitting a photon in the visible range was performed during the total eclipse of October 24, 1995. No signal was found and a limit on the corresponding lifetime is presented. (C) 1997 Published by Elsevier Science B.V.
    Document Type: Article
    Language: English
    Reprint Address: Birnbaum, C (reprint author), UNIV PARIS 07, LPNHE, F-75252 PARIS 05, FRANCE
    Addresses:
    1. ESPCI, F-75231 PARIS 05, FRANCE
    2. INST PHYS, THANH PHO HO CHI MINH, VIETNAM
    Publisher: ELSEVIER SCIENCE BV, PO BOX 211, 1000 AE AMSTERDAM, NETHERLANDS
    Subject Category: Physics, Multidisciplinary
    IDS Number: WR182
    ISSN: 0370-2693

    ======================================

    Was the fine-structure constant variable over cosmological time?

    ulrichsweb.com (TM) from R.R. Bowker
    more options
    Author(s): Thong LD (Thong, L. D.)1, Giao NM (Giao, N. M.)1, Hung NT (Hung, N. T.)2, Hung TV (Hung, T. V.)3
    Source: EPL Volume: 87 Issue: 6 Article Number: 69002 Published: SEP 2009
    Times Cited: 1 References: 21 Citation MapCitation Map
    Abstract: Cosmological variation of the fine-structure constant (alpha) depends on the redshifts of quasars. Using the emission (absorption) systems in the spectra of distant quasars, we investigate the effect of the cosmology variability in the value of the fine- structure constant (alpha) dependent on the redshifts of quasars during the evolution of Universe. We obtain optical spectra of finestructure transitions in [Ne-III], [Ne-V], [O-III], [O-I], and [S-II] multiplets from a sample of 14 Seyfert 1.5 galaxies in the low-z range. 0.035< z < 0.281. Each source and each multiplet is independently analyzed to ascertain possible errors. Averaging over our sample, we obtain a conservative value alpha(2)(t)/alpha(2) (0) = 0.999965 +/- 0.00005529. Copyright (C) EPLA, 2009
    Document Type: Article
    Language: English
    KeyWords Plus: FUNDAMENTAL CONSTANTS; SEARCH; ALPHA; VARY
    Reprint Address: Thong, LD (reprint author), Ho Chi Minh City Inst Phys, 01 Mac Dinh Chi St,Dist 1, Thanh Pho Ho Chi Minh, Vietnam
    Addresses:
    1. Ho Chi Minh City Inst Phys, Thanh Pho Ho Chi Minh, Vietnam
    2. Hanoi Inst Phys, Hanoi, Vietnam
    3. Res & Dev Ctr Radiat Technol, Thanh Pho Ho Chi Minh, Vietnam
    E-mail Addresses: ducthong@gmail.com
    Publisher: EPL ASSOCIATION, EUROPEAN PHYSICAL SOCIETY, 6 RUE DES FRERES LUMIERE, MULHOUSE, 68200, FRANCE
    Subject Category: Physics, Multidisciplinary
    IDS Number: 505AK
    ISSN: 0295-5075
    DOI: 10.1209/0295-5075/87/69002

    • vuhuy said

      Lưu ý: trong hai bài đã có một bài bị rút.

    • Cái vụ hai bức thư thì đúng là lố bịch. Hoan nghênh nhà báo phát hiện điểm đó. Tuy nhiên rõ là either of hai bức thư đó là dỏm rồi, nhưng nhà báo k làm tới thì đúng là chưa đạt.

      Dạo này nhà báo dùng ISI Web knowledge, IF (impact factor),… chứng tỏ sự tiến bộ. Mấy thông tin này là cơ bản, k cần có bài ISI cũng có thể hiểu và dùng được. Hình như bác PA ghết cai ghết đắng mấy indices này thì phải 😉

      • Vu Thi Phuong Anh said

        Chào bác Tạp chí Blogger Dỏm,

        Hân hạnh lại được tiếp chuyện với bác. Xin thưa lại 2 điểm:

        Chống hoặc đẩy lùi đạo văn dễ lắm bác PA ơi. Dùng tiêu chuẩn quốc tế đánh giá thì bắt buộc người ta phải đăng bài quốc tế, mà đăng bài quốc tế thì trắng đen dễ phát hiện hơn.

        Khi viết những bài này tôi nghĩ đến kinh nghiệm của các sv châu Á đi học SĐH ở các nước phương tây và bị bắt vì tội đạo văn trong trường bác ạ. Những người đó, mà trong bài trên báo SGTT tôi gọi là mới bắt đầu làm khoa học (ví dụ viết bài cho hội thảo trong nước ở bên ấy – có thể bác không đồng ý) thì yêu cầu công bố quốc tế thế nào được?

        Hình như bác PA ghết cai ghết đắng mấy indices này thì phải

        Nếu bác nói đùa thì xin không bàn và xin cùng cười với bác cho vui, còn nếu bác nói nghiêm túc thì tôi nghĩ thế này:

        Tôi ghét cay ghét đắng việc lấy cùng một ni rồi may áo cho tất cả mọi người. Ai mặc không vừa thì do người ấy xấu chứ áo thì vẫn đẹp!

        TB1: Hình như các bác ở đây không đọc kỹ bài viết của tôi lắm phải không? Mà thật ra cái nhìn của tôi – non-technical – có lẽ cũng khác cái nhìn của các bác, nên các bác lấy chuẩn của các bác ra đo thì rõ ràng bài ấy không hay. Chỉ mong các bác đừng suy đoán và gắn thêm vào bài những ý mà tôi không viết ra thôi ạ.

        TB2: Bác Tạp chí Blogger Dỏm vẫn giữ phong cách như cũ, vd: nói tôi “hỏng” ;-). Tôi cũng quen rồi.

        TB3: Các bác có đọc những bài mà tôi đưa link (tiếng Anh) không ạ? Nếu có tranh luận về những bài đó thì tôi rất muốn hầu chuyện. Còn bài của tôi thì tôi sẽ không nói gì nữa đâu ạ.

      • onlooker said

        Lại phân biệt KHXHNV và KHTN! Chán bác này thật. Đã nói đi nói lại rằng khoa học nào thì cũng phải có research. Đã là khoa học thì phải nghiên cứu, chỉ có nhiều hay ít, định lượng hay định tính, chứ không phải lấy cái mác KHXHNV ra mà biện minh không cần nghiên cứu, nên có “quan điểm” khác.

        Tôi chẳng thấy bác có quan điểm hay chính kiến nào cả. Bác chỉ sưu tầm mấy ý kiến của ông Tây bà Đầm rồi bảo chúng tôi đọc. Đáng lẽ bác phải “tiêu hóa” ý kiến của họ, bình luận và đánh giá ý kiến của họ, rồi viết ra cho chúng tôi biết, chứ sao lại đùn đẩy cho chúng tôi phải đọc? Thật ra thì chúng tôi có thông tin chính thống hơn những thứ mà bác giới thiệu vì chúng tôi có cơ hội tiếp cận nhiều tạp chí khoa học. Thú thật nhé, chỉ cần đọc qua cái tên thì chúng tôi cũng đoán biết tác giả đó thuộc loại nào. Thì giờ rất hạn chế, không ai rảnh đi đọc những tác giả lơ tơ mơ đâu. Chọn tác giả và bài để đọc cũng là nghệ thuật. Nhưng muốn có nghệ thuật này thì phải có kinh nghiệm công bố quốc tế cái đã.

        Onlooker

        • Vu Thi Phuong Anh said

          Chào bác Onlooker,

          Tôi đọc mãi những nhận xét của mình và ngạc nhiên không hiểu tôi phân biệt TN và XH ở chỗ nào nhỉ?

          Còn quan điểm, ngay cả nói vuốt đuôi theo ông Tây bà đầm như bác quy kết, rằng đạo văn là văn hóa, mà văn hóa ở đây định nghĩa là thói quen do tập nhiễm, thì cũng là một quan điểm chứ ạ?

          Nhưng thôi, thấy cách bác nói thì tôi nhận ra bác có kết luận về tôi trước khi đọc bài rồi. Ví dụ, kết luận rằng tôi không biết Nhật xếp hạng mấy về khoa học. Nếu tôi có dốt lắm, thì chắc cũng phải hiểu Nhật và Hàn là một đẳng cấp khác so với VN và TQ chứ. Mà cũng lạ, chính vì có phân biệt nên tôi mới viết “VN, TQ, VÀ CẢ Nhật Bản, Hàn Quốc”. Dấu hiệu rõ thế, mà bác vẫn không đọc, và vẫn kết luận, thì tôi chịu thua thôi.

        • Hội Toán Học said

          “VN, TQ, VÀ CẢ Nhật Bản, Hàn Quốc”: không biết tôi có dốt tiếng Việt hay không, nhưng bác viết như thế thì 90% tôi hiểu là bác gọp chung.

          • Vu Thi Phuong Anh said

            Chung về chuyện đạo văn không cố tình, nhưng riêng về đẳng cấp bác ạ.

            Tôi xin đưa một ví dụ cụ thể, sinh động, có thật nhé. Nếu tôi nói:

            “Ở trên trang JIPV này, trước đây có ông bác sĩ hay tấn công người khác ở chốn công cộng. Ông ấy tấn công tôi, tấn công cô Phùng Hà Thanh, VÀ CẢ GS Tuấn nữa”

            Thì có lẽ bác cũng đọc ra là tôi để GS Tuấn vào một category khác, phải không?

            Nếu bác không đồng ý, thì đúng là tiếng Việt của tôi với bác là có khác nhau. Cũng bình thường ạ, vì ngôn ngữ có cái chung và cũng nhiều cái riêng (dấu ấn cá nhân).
            ——————–
            Giaosudom: Bác vui lòng không khơi lại chuyện cũ. JIPV không bao giờ dùng trang nhà để “trả thù” những người đã từng cộng tác với JIPV (JIPV đã có tuyên bố về việc này: cảm ơn những đóng góp liên quan đến trường dỏm của bác BS trước đây). Do đó JIPV ngại bị hiểu nhầm khi bác nêu ví dụ như thế.

            • Vu Thi Phuong Anh said

              Xin lỗi nếu các bác thấy như thế sẽ gây hiểu nhầm. Vậy các bác cho tôi xóa comment ấy đi.

              Tôi chỉ minh họa 2 chữ “VÀ CẢ” (chủ yếu là “cả”, tiếng Anh tôi sẽ dịch là even, tức “ngay cả”). Nếu bác bắt bẻ như thế, lại nhắc XHNV nữa, thì tôi thôi không đưa ví dụ nữa. Tôi nghĩ bắt bẻ cách hiểu câu chữ như thế không phải là mục đích của JIPV cũng như của tôi, phải không?

              Tôi cũng là vì muốn giải thích mình một chút cho khỏi bị hiểu nhầm. Nhưng nói là quyền của tôi như bác Onlooker đã nói, hiểu như thế nào, và đánh giá là quyền của các bác ạ. Tôi cũng đã cố giải thích rồi, và tôi nghĩ mình hết trách nhiệm rồi ạ.

            • Giaosudom said

              Việc này thì bác vui lòng tranh luận với bác Vuhuy đi ạ. Giaosudom không có ý kiến.

          • Vuhuy said

            Ví dụ của bác PA có vấn đề (nếu không muốn nói là sai). Bác đã nói về tính chất, nhưng bác lại lấy ví dụ miêu tả hành động. Hai cái tréo nhau rồi, không tương thích, vi phạm tính song song trong so sánh. Bác tự giới thiệu mình là KHXHNV nên phải hết sức cẩn thận nhé. Mời bác lấy ví dụ hợp logic và hợp ngữ cảnh bác ạ.

        • Hội Toán Học said

          Tôi thấy bác Onlooker nói đúng đấy bác Phương Anh à. Tôi trích lời bác nhé.

          Tôi không nghĩ họ xem tôi là chuyên gia trong lãnh vực khoa học của bài báo, mà muốn mở rộng góc nhìn, chứ tôi là ai (tiến sĩ không biết nghiên cứu khoa học nghiêm túc thông qua công bố quốc tế) thì tôi chưa bao giờ dấu diếm cả. Vả lại, ai cũng biết tôi là gốc xã hội nhân văn mà!

          • Vu Thi Phuong Anh said

            Bác HTH,

            Tôi nói ‘gốc XHNV” để giải thích là báo TN biết rõ tôi không phải là người trong ngành Vật lý, không liên quan đến bài báo bị rút xuống. Chứ không phải để phân biệt TN và XN. Tôi nhắc đến điều này vì hôm trước bác Onlooker nói rằng báo TN phỏng vấn tôi thì … miễn bàn. Tôi đã nói rằng đó không phải là phỏng vấn, cũng không liên quan gì đến lãnh vực chuyên môn của bài báo.

            Hình như tôi nói hay viết gì ra cũng dễ bị các bác hiểu khác đi nhỉ?

          • Hội Toán Học said

            Như vậy bác không phân biện KHTN, KHXH là tốt rồi. Tất cả nên gọi chung là khoa học. Nói đặc thù ngành thì có thể thông cảm, nếu nói KHXH nên không công bố quốc tế là phản cảm.

            Hình như tôi nói hay viết gì ra cũng dễ bị các bác hiểu khác đi nhỉ? ——–> Mọi người ở đây đều đang làm khoa học hoặc tối thiếu cũng đang học để làm khoa học nên tôi cho rằng cái “hình như” của bác nếu không chụp mũ thì cũng không cần thiết.

      • Hội Toán Học said

        Tiếp lời bác Onlooker: thói quen tham khảo tài liệu của tôi là trước khi đọc một kết quả nào đó tôi thường lướt xem tác giả là ai, tạp chí là gì. Nếu ok thì sẽ tiếp tục. Khi tác giả và tạp chí không ok thì nếu bài trình bày một kết quả rất gần với hướng của tôi thì tôi có thể xem lướt qua nội dung.

        Nói như thế để cho thấy tôi thống nhất với ý kiến của bác Onlooker. Vài đồng nghiệp (trẻ) của tôi còn khắt khe hơn: họ kiểm tra nếu tạp chí hay tác giả loại vớ vẩn thì họ không thèm đọc đến bài. Họ quan niệm nếu trích dẫn những tạp chí hay kết quả vớ vẩn thì giảm giá trị kết quả của họ.

        Quy luật thật khắt nghiệt! Tôi có cảm giác bác Phương Anh chưa rõ vấn đề này! Ngược lại, tôi xin lỗi bác.

        • Vu Thi Phuong Anh said

          Bác Hội Toán học,

          Tôi viết bài trên blog, và viết báo phổ thông. Tôi đưa ra những ví dụ để cho thấy người ta có nghĩ về mình như thế, rồi tôi viết quan điểm của tôi. Nhưng các bác lại bàn rằng tôi nói sai, nghĩ sai, chém gió vv. Khi tôi giải thích và đưa links, các bác không đọc, và nói rằng liếc qua cũng thấy là không đáng đọc. Thế ra các bác đọc báo phổ thông mà lại xem có trích dẫn ISI xong rồi mới đọc ư? Thế thì rõ rồi.

          Nếu thế, có lẽ các bác không nên đọc báo phổ thông của VN mới phải, vì đọc vào sẽ thấy khó chịu lắm, vì chúng sẽ dùng bài của những người không có công bố ISI giống như tôi.

        • Hội Toán Học said

          Bác Phương Anh ơi! Mọi người đang bàn về chuẩn mực khoa học mà bác. Nếu báo phổ thông trích đăng những bài chuẩn mực thì tốt thôi, ngược lại thì cũng chém gió (từ này ngộ ngộ, nhưng nghe cũng hay). Và ai là tác giả là vấn đề rất quan trọng.

          Thư viện

          Phòng giáo dục thường xuyên

          Những links này cho thấy những bài viết của các tác giả rất giá trị. Họ là ai, bác xem trong danh sách này xem

          Viện vinh danh Nhà khoa học

        • Hội Toán Học said

          Nhân có bác đây, tôi xin lỗi bác nhé. Hôm trước thấy bác nói đến văn hóa nên tôi giận quá và có quá lời nói bác “hỗn xược”. Nay tôi xin lỗi bác. Lẽ ra đóng góp thì tôi quà lời.

          Trung tâm Hỏi và đáp

          Tôi rất giận khi bác đề cập văn hóa Việt Nam với đạo văn. Tôi đồng ý với các ý kiến: kém mới thế, chứ k phải vấn đề văn hóa.

          Âu Mỹ cũng đạo đấy bác à, chỉ có điều hiếm hơn các nước khoa học còn kém thôi.

          • Vu Thi Phuong Anh said

            Bác HTH:

            Bác có đọc định nghĩa về văn hóa mà tôi đưa ra không ạ?

            Tôi xin chép lại:

            “những phong tục, niềm tin, cách thức, hoặc lề thói sinh hoạt và tổ chức xã hội của một quốc gia hoặc một nhóm người” – nói nôm na là điều mà hầu như ai cũng làm và cho là đương nhiên. Vậy “văn hóa đạo văn” chỉ có nghĩa là đạo văn là một thói quen, một cách làm mà ai cũng thấy là bình thường, cả người vi phạm lẫn người bị vi phạm (dù tất nhiên người bị vi phạm sẽ không cảm thấy thoải mái gì cho lắm).

            Những “quan điểm” (vì nói quan điểm có thể sẽ bị bác Onlooker phản bác nên tôi để trong ngoặc kép) chính của bài tôi viết:

            1. Văn hóa là thói quen của một cộng đồng
            2. Người ở trong nền văn hóa đó sẽ “mắc phải” mà không ý thức, nên không chỉ có cá nhân chịu trách nhiệm về thói quen đó, mà cả xã hội cũng có phần trách nhiệm
            3. Giáo dục có thể thay đổi văn hóa

            Chỉ có thế thôi các bác ạ. Tôi không nghĩ những quan điểm ở trên có gì quá mới mẻ, và cũng chẳng xúc phạm ai. Âu-Mỹ cũng đạo văn, rõ rồi, nhưng ít hơn, cũng rõ luôn, vì họ thường xuyên bị/được cái văn hóa học thuật của họ nhắc nhở, giám sát, chế tài. Còn mình thì vẫn chấp nhận học thuộc lòng, làm bài thì thoải mái dùng cả câu chữ và cấu trúc trình bày của sách giáo khoa mà viết vào trong bài của mình, không được dạy phải trích dẫn cẩn thận, và những thói quen ấy Tây nó gọi đấy là văn hóa. Tôi chẳng có ý gì xúc phạm, và chắc là không xúc phạm hơn việc các bác cho đấy là tệ nạn.

            Chỉ là cách định nghĩa về “văn hóa” của tôi và các bác (chưa nêu rõ ra, nhưng tôi đoán thế) là khác nhau thôi.

          • onlooker said

            Định nghĩa về văn hóa của bác e rằng quá đơn giản. Tôi không dám định nghĩa văn hóa bởi vì có cả trăm (vâng, cả trăm) định nghĩa khác nhau. Bác thử hỏi GS Trần Ngọc Thêm thì biết. Tôi chỉ biết rằng định nghĩa của bác quá hẹp.

            Onlooker

            • Vu Thi Phuong Anh said

              Vâng, tôi biết GS TNT, vốn là người cùng trường với tôi trước đây. Tôi tự hỏi, có bao giờ các bác xét ISI của GS này chưa nhỉ? Nếu đã có, tôi cũng tò mò muốn biết một chút. Vì hình như bác cho là GS TNT là một authority trong lãnh vực văn hóa (nếu tôi hiểu sai thì xin lỗi bác).

              Tôi cũng không dám đưa định nghĩa mà chọn định nghĩa trong từ điển để lý giải tại sao Tây nó nói như thế, và thấy rằng theo nghĩa hẹp đó thì hiểu được nó nói gì khi nói đến văn hóa đạo văn.

              Người ta cũng nói đến văn hóa trà (tea culture) nữa, chẳng hạn.

        • Hội Toán Học said

          Nói hơi quá! Khoa học Việt Nam nên cảm ơn GS Hiển, GS Tuấn, PGS Chính, GS Bảo mới phải, vì những bài viết của học trên báo phông thông rất có giá trị (bác thấy đấy, tôi có xem nhẹ báo phổ thông đâu, vấn đề là nội dung và tác giả).

          Cụ Tụy bên tôi thì cũng nhiệt tình kiêu gọi chuẩn mực quốc tế, nhưng khổ là như so thử năng lực của ông theo chuẩn mực quốc tế thì ông tỏ vẽ không hài lòng! Còn những người khác thì đa số là “người cơ hội”, lợi ích băng nhóm.

  44. Thanh said

    Chuyện này các bác tranh luận mệt luôn này. Các bác tập trung xét dỏm cho mấy hội đồng là chính xác.

    http://honvietquochoc.com.vn/Dien-dan-Trao-doi/Trao-doi-y-kien/Viec-gi-da-xay-ra-o-Hoi-dong-chuc-danh-Giao-su-nga.aspx

  45. onlooker said

    @Tuan Ngoc@

    “1/ Vấn đề tôi nêu nhiều tạp chí của Elsevier và Springer chỉ yêu cầu CA ký bản quyền và có khi ký online luôn. Nhân đây tôi xin nêu thêm: đa số tạp chí free access thì không yêu cầu ký bản quyền. Đối với những trường hợp thế này thì bác nghĩ sao? Bác cò lời khuyên gì để các đạo sĩ gở gạt?”

    OL: Các tạp chí thuộc hiệp hội khoa học thì tác quyền thuộc về hoặc là hiệp hội hoặc là nhà xuất bản, nên mới có chuyện ký tên chuyển giao tác quyền. Còn các tạp chí Open Access thì bản quyền thuộc về tác giả, cho nên không có chuyện chuyển nhường tác quyền. Tuy không có chuyển giao tác quyền, nhưng tất cả giao dịch giữa tạp chí và tác giả đều diễn ra hoàn toàn minh bạch, vì tất cả các tác giả đều được gửi email thông báo cụ thể. Tôi không biết cái tạp chí mà nhóm Lê Đức Thông có làm như các tạp chí Online Open Access hay không, nên chưa biết bình luận gì.

    “2/ Bà PA xúc phạm dân tộc Việt Nam chứ còn gì nữa? Đạo văn là tệ nạn chung, chỉ có điều các nước kém thì làm nhiều hơn thôi. Đó không phải là văn hóa của dân tộc Việt Nam, do đó TS không biết NCKH nghiêm túc Vũ Thị Phương Anh đã chém gió rồi.”

    OL: OK. Hiểu bác rồi. Đúng là bác ấy có chém gió, nhưng bác ấy vẫn có quyền nói. Tôi nghĩ so sánh của bác Phương Anh rất ư khập khiễng, có lẽ vì bác ấy chưa biết khoa học Nhật đứng vào hàng thứ 5 hay 6 trên thế giới, nên mới viết như thế. Những gì bác ấy biện minh lại càng không thuyết phục. Cái gọi là “văn hóa” mà bác ấy nói đến thật ra là thói quen, là quán tính cũng đã có nhiều người nhắc đến trên báo chí VN trong quá khứ, mà có lẽ bác ấy chưa đọc (hay đọc mà không thèm trích dẫn). Khó có thể phân biệt đạo văn cố ý và không cố ý, bởi vì khi vụ việc xảy ra thì người ta nói là “không cố ý”. Còn bài báo mà bác ấy nhắc đến thì có lẽ bác ấy cũng chưa rõ ý nghĩa của nó, vì muốn biết ý nghĩa thì phải hiểu phương pháp họ làm. Theo tôi nhận xét, bài báo đó còn quá “mềm” để căn cứ vào đó mà nói lên cái gì. Cái khó của bác Phương Anh là không / chưa tiếp cận thông tin đúng và chính thống, nên vớ được bài nào thì tưởng bài đó là cái phao cho quan điểm của mình.

    “3/ Bác khéo màu mè Tôi nói quốc tế hóa NCKH là phải đánh giá NCKH theo chuẩn mực quốc tế (bao gồm phải công bố quốc tế) chứ còn gì nữa?”

    OL: Nếu NCKH nước mình theo chuẩn mực quốc tế, có công bố quốc tế làm chuẩn mực, thì tôi nghĩ đạo văn sẽ giảm bớt. Giảm bớt thôi, chứ không thể nào xóa bỏ được. Ngày nào còn nghiên cứu, còn học thuật thì ngày đó còn đạo văn. Cứ nhìn sang những nước tiên tiến thì thấy vấn đề đạo văn là vấn đề của mọi thời đại, mọi văn hóa.

    “4/ Theo bác thì giải pháp nào để biến mấy “cái thùng rác” trở thành những cáu thùng rỗng và sau đó là những cái thùng có chứa những cái xài được? (các dỏm chắc thù câu hỏi này lắm nhỉ! Dám đá nồi cơm của tớ )”

    OL: Cái này thì tôi chỉ nói leo theo ý kiến của bác NVTuấn trong một bài trước đây tôi đã quên, kẻo tôi mang tiếng đạo ý tưởng! Bước đầu tiên là giảm các tạp chí chuyên ngành, bởi vì hiện nay có quá nhiều tạp chí trong cùng một ngành, rồi phía Bắc và phía Nam nữa. Bước thứ hai là củng cố ban biên tập có thêm thành phần chuyên gia nước ngoài, cứ làm như Hàn Quốc và Nhật đã và đang làm. Bước thứ ba là dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính, hay ít ra là bước đầu abstract phải bằng tiếng Anh và dần dần chuyển tất cả nội dung sang tiếng Anh. Sau khi đã xong 3 bước đó, đến bước thứ tư là đăng ký với ISI.

    Onlooker

  46. Vuhuy said

    Về 4/, tôi xin hỏi bác Onlooker thêm. Việt Nam mình có thể thực hiện được điều đó không? Bao giờ mới thực hiện được? Và quan trọng là làm thế nào để thực hiện được? JIPV có thể tác động gì không?

    • onlooker said

      @Vuhuy: Tôi nghĩ VN mình có thể làm được chứ, nhưng chỉ ở một số ngành thôi. Chúng ta có giáo sư thật trong nước, có giáo sư Việt kiều danh tiếng, có bạn bè nước ngoài. Chúng ta hoàn toàn có thể hình thành một ban biên tập mang tính quốc tế như Hàn Quốc và Nhật đang làm. Nhưng chỉ có những ngành mạnh như vật lý, tóan, y học … chứ các ngành khác như kinh tế thì tôi nghĩ chưa làm được.

      Làm thế nào để thực hiện? Cái này hơi khó vì người mình không chịu đoàn kết và ngồi xuống với nhau. Các nhà khoa học phía Nam chẳng xem đồng nghiệp Bắc ra cái thá gì, và ngược lại. Các nhà khoa học Việt kiều nói chung là có lòng, nhưng vẫn còn mấy ông bà chống cộng đến cùng, sẽ không thu hút được họ. Còn các bạn bè nước ngoài cũng hơi khó vì họ sẽ ngần ngại có tên trong một tạp chí mới và vô danh. Khó thì có khó, nhưng nếu quyết tâm thì cái gì cũng có thể vượt qua thôi.

      Vai trò JIPV? Tôi chưa biết vì JIPV vẫn là ẩn danh nên chẳng có gì chính thức. Trước mắt cái công lớn nhất của JIPV là chỉ ra những giáo sư dỏm. Dù vẫn chưa chỉ ra đầy đủ, nhưng chỉ bao nhiêu đó cũng đủ lưu danh hậu thế rồi :-).

      Onlooker

  47. onlooker said

    @Bác Phương Anh:

    Vẫn không thấy bác có quan điểm. Bác chỉ lặp lại ý kiến của ông Tây bà Đầm mà thôi. Nhưng bác không chịu nhìn/đọc ý kiến khác. Cách viết của họ làm tôi nhớ một thời người ta nói người châu Á không thể suy nghĩ – Asians can not think.

    Vấn đề là bác chưa chứng minh được rằng cái thói quen nhớ bài và học thuộc lòng dẫn đến đạo văn. Bác chỉ nói chung chung chứ có cơ sở hay chứng cứ nào cả. Bài báo bác dẫn đâu có chứng minh điều gì. Do đó, tôi thấy bác nói do văn hóa mà người Việt, Trung, Hàn, Nhật đạo văn hoàn toàn không thuyết phục, nếu không muốn nói là vô căn cứ và vô lý. Tại sao đạo văn lan tràn ở châu Âu, châu Mỹ? Có phải do họ có văn hóa chép như bên ta? Tôi chưa thấy số liệu nào để nói rằng sinh viên Á châu đạo văn nhiều hơn sinh viên Tây, nhưng sinh viên Á châu bị “bắt” vì đạo văn nhiều hơn sinh viên Tây.

    Cái sai lầm cơ bản của bác là quy kết rằng văn hóa VN khuyến khích đạo văn. Nhưng thói quen học thuộc lòng không phải vì mục đích đạo văn mà tỏ lòng tôn kính. Ai cũng thuộc lòng “Trăm năm trong cõi người ta” của Nguyễn Du nhưng ít ai đề nguồn Nguyễn Du bởi vì câu đó là “common knowledge”. Trường học VN chưa bao giờ khuyến khích đạo văn. Học trò đạo văn là bị phạt. Ngay cả hai chữ “đạo văn” hàm ý nghĩa xấu cũng đã cho thấy văn hóa và giáo dục VN không chấp nhận đạo văn.

    Sự việc đạo văn của Lê Đức Thông là do kiến thức kém và thiếu nhận thức. Anh ta không hiểu đạo văn trong khoa học là gì. Chính anh ta viết cho tạp chí rằng anh ta nghĩ trích vài câu cũng chẳng sao. Chính đồng tác giả của anh ta cũng nghĩ như thế. Anh ta đâu có nói tại vì tôi quen sao chép lúc học tiểu học nên tôi đạo văn. Không có yếu tố văn hóa VN ở đây. Quy chụp đạo văn cho văn hóa VN mà không có chứng cứ thực tế theo tôi là hồ đồ.

    Còn những biện minh về phỏng vấn với báo TN trích dẫn ý kiến của bác thì chẳng làm khác đi những gì bác đã phát ngôn. Tôi nghĩ ai có ý gì thì cần lên tiếng, nhưng lên tiếng thế nào cho thuyết phục là một chuyện khác. Theo tôi thì ý kiến của bác chẳng có gì thuyết phục vì thiếu cơ sở thực tế và cá nhân bác cũng thiếu kinh nghiệm thực tế để có thể cảm nhận được vấn đề.

    Onlooker

    • Vu Thi Phuong Anh said

      Bác Onlooker,

      Cám ơn bác đã trả lời. Bác nói tôi không đưa ra số liệu gì, vậy tôi xin gửi lại 1 link mà tôi đã gửi, các bác không thèm đọc:

      Phòng tranh luận khoa học cộng đồng

      Nó có số liệu thực nghiệm để bảo rằng giáo dục sẽ làm giảm đạo văn (tất nhiên chỉ giảm những người do chưa biết nên vi phạm, chứ không thể làm giảm những người đã biết mà vẫn vi phạm).

      Quan điểm của tôi: ủng hộ việc cần phải giáo dục, chứ không chỉ trừng phạt. Tôi đã viết ra trong bài, nếu bác đọc kỹ.

      Nếu điều đó bác không cho là quan điểm thì cũng không sao vì đó là tự do sử dụng ngôn ngữ của từng người.

    • onlooker said

      Không biết bác Trần Ngọc Thêm có phải là authority về văn hóa Việt Nam hay không, nhưng tôi thấy bác ấy viết hay và khoa học hơn bác Trần Quốc Vượng rất nhiều. Cá nhân tôi thì nghĩ chỉ cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của bác Thêm cũng đủ để bác ấy có thể xem là một authority. Đối với những chuyên ngành như bác Thêm hay bác Vượng hay bác ĐGKhánh tôi nghĩ xét ISI sẽ khó mà công bằng, bởi vì có tạp chí văn hóa VN nào viết bằng tiếng Anh đâu.

      Tôi nghĩ bác đặt Nhật vào cái rọ “văn hóa đạo văn” cùng với VN và TQ là quá sai. Trình độ khoa học của Nhật là bậc thầy của VN. Văn hóa Nhật không giống văn hóa VN, và văn hóa VN về bản chất (nông nghiệp, sông nước) khác với văn hóa TQ (du mục). Có thể những nước này có vài điểm chung về Khổng giáo, nhưng tôi nghĩ Khổng giáo cũng chẳng khuyến khích đạo văn.

      Còn cách bác so sánh về cái ông bác sĩ và những lùm xùm với bác hay cô Phùng Hà Thanh nào đó và GS Tuấn là … ngụy biện. Tôi thấy các bác có đối thoại với ông ấy, chứ tôi chưa bao giờ thấy GS Tuấn nói gì với ông ấy. Tuy bác Vuhuy không nói ra, nhưng cách bác ấy chỉ ra thì đó là hình thức ngụy biện về đánh tráo vấn đề.

      Cái bài bác giới thiệu không chứng minh được thói quen học thuộc lòng dẫn đến đạo văn. Nó chỉ cho thấy can thiệp bằng cách giảng dạy về đạo văn giảm tần suất đạo văn, chứ không có gì để support cho ý kiến của bác về “văn hóa đạo văn” cả.

      Onlooker

  48. connan2010 said

    Theo ý kiến của mình thì việc đạo văn ở VN chủ yếu do những lý do sau:

    – Các khái niệm liên quan đến đạo văn không được đưa vào trong giáo dục: điều này có thể thấy rõ ở bậc giáo dục đại học. Việc trích dẫn tài liệu tham khảo hoặc các kết quả đã có còn khá mô hồ đối với sinh viên ở VN. Trong khi theo như mình biết ở những nơi khác, trước khi bắt đầu cho sinh viên hoặc học sinh bắt đầu 1 bài viết khoa học thì bài học đầu tiên là về đạo văn (plagiarism). Ngoài ra trong 1 số trường, khi sinh viên nộp bài tập thì họ yêu cầu upload file lên 1 chương trình cùa trường để phát hiện ra có phải đạo văn hay không.

    – Không đủ thông tin và phản biện để kiểm tra: chẳng hạn 1 bài báo đăng trên 1 tạp chí của trường hoặc táp chí trong nước. Phần lớn những bài bào này đều được review bởi các phản biên trong 1 phạm vi nhỏ. Do đó, rất khó để phát hiện có dạo văn hay không.

    – Không có biện pháp xử lí thích đáng với những trường hợp đạo văn: có thể thấy 2 ví dụ nổi tiếng về 2 “đạo sĩ” Nguyễn Xuân Tuyến và Trần Ngọc Thơ. Hình như 2 vị đạo sĩ này chẳng bị ảnh hưởng gì nhiều thì phải. Mình còn nhớ cách đây không lâu, ở xứ kim chi gì đó, có 1 ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục phài từ chức vì ông này “đạo văn” của chính ổng. Tức là ông ta viết lại 1 bài của mình để đăng ở nơi khác.

  49. giaosudom said

    Xin chào các bác Phòng tranh luận!

    Hiện nay có một phản biện về công việc của JIPV ở đây, https://giaosudom.wordpress.com/2010/08/10/gs-d%E1%BB%8Fm-c%E1%BA%A5p-4-d%E1%BB%97-tr%E1%BA%A7n-cat-nguyen-t%E1%BB%95ng-th%C6%B0-ki-h%E1%BB%99i-d%E1%BB%93ng-giao-s%C6%B0/comment-page-1/#comment-2101

    Có nhiều vấn đề cần tranh luận. Giaosudom xin mời các bác vui lòng cho ý kiến. Xin cảm ơn các bác.

    Giaosudom

    • vuhuy said

      Ông này toàn chửi bới, có thấy phản biện gì đâu. Ông nên nêu ông có những bài nào, JIPV thống kê đúng sai ra sao,…. GS của ta là thế đó sao?

      Tôi đang chờ ông nêu công trình của ông để phản bác JIPV.

    • vuhuy said

      Bác Giaosudom đã thông báo edit comments đối với ông sau khi bị ông chửi rủa, như thế coi như tạm ổn đi.

      Vấn đề còn lại là tôi mong ông phải thể hiện năng lực khoa học của ông thông qua kết quả nghiên cứu đã được công bố. Đó là văn hóa của người có năng lực khoa học thực sự, không phải dỏm. Xin mời ông.

    • vuhuy said

      Xin mời ông tham khảo phản biện của một PGS có năng lực khoa học, đã được JIPV xóa dỏm.

      (xóa dỏm vĩnh viễn) PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng – Trường Đại học Tây Nguyên: PGS.TS, Trưởng Bộ môn Sinh học thực vật, Giám đốc Trung tâm Sinh học

      Bài phản biện của ông nhiều vấn đề cần bàn, nhưng tôi không kiên nhẫn phản hồi. Chỉ mong ông nêu công trình của ông để có khi ông được JIPV xin lỗi và xóa dỏm vì ông là GS có năng lực NCKH nghiêm túc.

    • onlooker said

      Chào bác Đỗ Trần Cát

      Trước hết, chúng tôi cám ơn bác đã bỏ chút thì giờ vào JIPV bàn luận. Tôi có vài lời tiếp chuyện với bác như sau:

      1.- Về cách làm và quyết định của JIPV đúng hay sai, chúng tôi không dám nói đúng 100%, nhưng những trường hợp đã được xét công khai thì chưa thấy ai phản bác. Cũng như việc làm của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước của bác cũng chắc chắn có sai sót, thậm chí sai sót và bất cập nhiều hơn JIPV. Năm nào các bác xét duyệt cũng bị kêu ca và chỉ trích.

      Có một cái khác giữa chúng tôi và Hội đồng của bác, đó là khi có sai chúng tôi sửa sai một cách công khai. Như bác thấy, mỗi khi có trường hợp không đúng chúng tôi sửa ngay và công bố cho thế giới biết. Một điểm quan trọng khác nữa là chúng tôi cho ứng viên phản biện công khai, còn Hội đồng của bác thì ứng viên không có cơ hội phản biện lại quyết định của Hội đồng. Do đó, có thể nói JIPV dân chủ hơn Hội đồng của bác.

      2.- Về bài báo khoa học. Chúng tôi cũng nghĩ đến việc bỏ sót bài báo. Chính vì thế mà chúng tôi có những chuyên gia phản biện kín. Những chuyên gia này có thể không có trong nhóm JIPV. Chuyên gia của chúng tôi có trình độ rất khác với các thành viên trong Hội đồng của bác, vì chuyên gia chúng tôi là những người có công bố quốc tế. Chúng tôi chỉ dựa vào chuẩn ISI, mà ISI thì như bác biết ai có điều kiện cũng có thể truy cập để kiểm tra. Vì thế chúng tôi nghĩ khả năng thiếu sót không cao lắm.

      3.- Về công việc, chúng tôi không lên án hay chửi bới ai. Do đó, xin miễn bàn điểm này của bác. Thật ra, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy bác nói như thế!

      4.- Về ý kiến của bác, một lần nữa, bác lại lầm. Chúng tôi không quan tâm đến “con người” của ứng viên, chúng tôi chỉ quan tâm đến hoạt động khoa học của ứng viên. Về những lời khuyên của bác như “tìm hiểu kỹ về người đó, tìm hiểu ý kiến của những người khác, nghiên cứu thực tế , tìm hiểu tính khả thi, đừng làm theo kiểu chủ quan, cảm tính và chửi bới theo kiểu thiếu văn hóa” thì chúng tôi e rằng không cần thiết và cũng không liên quan. Chúng tôi hoàn toàn khách quan, chứ chẳng chửi bới ai. Lời “khuyên” của bác phải được trả về cho bác, bởi vì bác có thành kiến với chúng tôi và cũng chưa tìm hiểu chúng tôi. Tuy nhiên chúng tôi không quan tâm đến những nhận xét vu vơ như thế.

      5.- Chúng tôi một lần nữa thất vọng với bác, vì bác phạm phải một lỗi lầm trong tranh luận là nói cho lấy có l61y được. Bác chưa chứng minh chúng tôi cảm tính hay chủ quan như thế nào mà đã vộ gắn ghép rồi. Nói như bác là hồ đồ đó nhé. Dần dần người ta sẽ thấy chúng tôi làm nghiêm túc hay chưa nghiêm túc thì bác hãy chờ đó mà xem. Việc xét duyệt của chúng tôi hoàn toàn công khai, Hội đồng của bác có dám làm như thế không?

      6.- Bác đã được JIPV phong giáo sư dỏm. Tại sao bác không phản biện chúng tôi về chính chức danh của bác mà lại nói chúng tôi chủ quan và cảm tính? Chúng tôi thiết tha mời bác phản biện về trường hợp của bác. Chúng tôi mời bác trình bày lý lịch khoa học của bác với những bài báo khoa học (như các đại học nước ngoài công bố trên website của họ) để cộng đồng khoa học VN chiêm ngưỡng và chúng tôi đánh giá chính xác hơn thành tích khoa học của bác.

      Một lần nữa, xin cám ơn bác.

      Onlooker

    • Tuan Ngoc@ said

      Xin hỏi bác Đỗ Trần Cát đã đọc những bài này chưa ạ:

      Nỗi buốn của một ứng viên giáo sư

      http://nguyenvantuan.net/education/3-edu/1051-quyen-luc-mem-va-co-che-yeu-ghet-trong-viec-xet-chuc-danh-giao-su

      Việc gì đã xảy ra ở Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Văn học?

      http://honvietquochoc.com.vn/Dien-dan-Trao-doi/Trao-doi-y-kien/Viec-gi-da-xay-ra-o-Hoi-dong-chuc-danh-Giao-su-nga.aspx

      Trong những ngày đầu thành lập, đúng là JIPV có nhiều cái không hay: nhiều người quá bực tức các GS dỏm nên đã có lời lẽ nặng, nhưng sau đó đã JIPV đã khắc phục.

      Tuy nhiên bác Admin đã rất nghiêm khắc trong vấn đề này. Nếu ai phát hiện những từ ngữ không hay thì cứ thông báo lên để Admin xóa. Không nên lấy mấy chuyện đó để “làm khó” JIPV nữa, cái cần bàn là công trình.

      Bài của bác Onlooker đã quá đầy đủ. Nhân đây tôi phép xin hỏi bác bác Onlooker và bác Đỗ Trần Cát mấy ý sau:

      1/ HĐHH có trang web riêng. Nhiệm vụ của trang đó là gì? Tại sao lý lịch khoa học (không phải sơ yếu lý lịch) của các GS, PGS không được post lên đó? Lý lịch khoa học có phải là bí mật không?

      2/ Có thể công khai việc xét GS, PGS bằng cách post toàn bộ lý lịch khoa học của ứng viên lên trang web của HĐHH trước khi bỏ phiếu kín được không?

      3/ Tại sao GS, PGS ở các nước tiên tiến đều công khai CV của họ trên web của trường, còn ở VN thì chỉ có vài nơi làm việc này? Có khó khăn gì không?

      4/ Tại sao không để các đại học tự tuyển giáo sư?

    • Tuan Ngoc@ said

      Bác Onlooker nói: JIPV cho phản biện công khai, còn HĐHH của bác Cát thì không. Tôi nghĩ bác Cát cần nghiêm túc xem lại vấn đề này.

      Nếu ai theo dõi thì sẽ thấy có trường hợp mới post ứng viên lên “under public review” thì có người phản biện có cơ sở và sau đó JIPV đã không xét dỏm ứng viên đó. Những trường hợp tranh cãi thì có khi phải mời chuyên gia phản biện kín, và sau đó công khai phản biện kín luôn.

      Tôi vừa đọc lại bài của bác Cát. Tôi tự hỏi bác ấy đang phản biện cho trường hợp của bác hay cho ai nhỉ. Nếu cho bác thì bác phải nêu công trình của bác ra chứ.

    • onlooker said

      Vài dòng trả lời nhanh bác Tuan Ngoc@:

      “1/ HĐHH có trang web riêng. Nhiệm vụ của trang đó là gì? Tại sao lý lịch khoa học (không phải sơ yếu lý lịch) của các GS, PGS không được post lên đó? Lý lịch khoa học có phải là bí mật không?”

      Nói lịch sự, trang web HĐHH không có nhiều thông tin. Nói thẳng hơn, đó là một trang web rất vô dụng. Đó là một trang web chỉ chứa những tài liệu hành chánh, và những tin cóp nhặt vớ vẩn, chứ không có thông tin gì về giáo sư được phong tặng. Cách thiết kế trang web cũng rất buồn cười, vì toàn là link đến Word files, điều này chứng tỏ người làm web quá lười biếng, ăn tiền Nhà nước, tiền dân mà làm không xong việc. Đó là ăn bám, ăn cắp của dân. Trang web lúc thì sống lúc thì chết. Thật là vô trách nhiệm. Vô trách nhiệm với cộng đồng khoa học. Vô trách nhiệm với người dân bỏ tiền ra nuôi mấy người trong hội đồng.

      “2/ Có thể công khai việc xét GS, PGS bằng cách post toàn bộ lý lịch khoa học của ứng viên lên trang web của HĐHH trước khi bỏ phiếu kín được không?”

      Có thể không cần toàn bộ lý lịch, nhưng ít nhất cũng phải cho người ta biết những thông tin cơ bản như tên họ, học vấn, quá trình công tác, lĩnh vực nghiên cứu, thành quả nghiên cứu, và nhất là bài báo khoa học. Nếu các giáo sư thật thì tại sao không cấp những thông tin đó?

      “3/ Tại sao GS, PGS ở các nước tiên tiến đều công khai CV của họ trên web của trường, còn ở VN thì chỉ có vài nơi làm việc này? Có khó khăn gì không?”

      Đó cũng là câu hỏi của tôi và các bác. Chúng ta không/chưa có câu trả lời, nên chúng ta chỉ có thể đặt giả thuyết. Giả thuyết là các giáo sư dỏm sợ. Họ sợ công bố bài báo khoa học thì thế giới sẽ cười nói “giáo sư gì mà yếu thế”. Thử hỏi một giáo sư mà chỉ có le ngoe vài công trình hay thậm chí không có công trình nào thì coi sao được, xấu hổ chết đi được. Đó là nỗi ám ảnh lớn nhất của họ.

      “4/ Tại sao không để các đại học tự tuyển giáo sư?”

      Ở nước ngoài thì đại học tự tuyển và phong chức danh giáo sư. Nhưng các trường của họ đã “trưởng thành”. Tôi nói trưởng thành là do họ có quy trình làm việc chuẩn, có đội ngũ giáo sư THẬT (chứ không phải dỏm) hùng hậu. Còn ở ta, có đại học nào mà có đội ngũ giáo sư tốt đâu? Ngay cả 2 Đại học Quốc gia cũng còn tràn lan giáo sư dỏm. Hiệu trưởng, hiệu phó còn dỏm thì nói gì đến chuyện để cho họ phong giáo sư! Hơn thế nữa, còn có yếu tố ngầm (chính trị) như vai trò của đảng trong xét duyệt. Nếu bác không là đảng viên, khả năng bác được phong rất thấp. Nói chung đại học VN chưa trưởng thành, và còn nhiều vấn đề mang tính hệ thống (như chính trị) nên chưa thể tự họ phong chức danh giáo sư. Đó là chưa nói đến những tiêu cực trong quá trình xét phong chức danh, với chuyện chạy chọt, mua bán danh diễn ra hàng năm. Ôi, càng nói tôi càng thấy một mớ bòng bong khó có lối thoát! Chỉ có một lối thoát duy nhất là bãi nhiệm và rút lại chức danh của những giáo sư dỏm thì may ra khoa học và giáo dục nước mình mới khá được.

      Onlooker

    • Nguyen Van Thanh said

      Những phân tích của bác Onlooker cho thấy HĐHHNN làm ăn không ổn và không khoa học lắm. Tôi mong họ làm bày bản hơn. Bác Cát đã có tranh luận ở đây thì cũng nên có phản hồi với HĐHHNN, nơi tiêu biểu cho học thuật nước nhà mà như thế thì buồn thật đấy.

      Tôi cũng thấy qúi bác Cát. Bác đã lên tiếng chứng tỏ bác là người không rũ bỏ trách nhiệm khi đã về hưu. Tôi đang đợi những tranh luận khoa học tiếp theo giữa bác Cát và JIPV. Chúc bác Cát sẽ được xóa dỏm.

      • Sao Sang said

        Bác Tuan Ngoc@ viết “Tại sao GS, PGS ở các nước tiên tiến đều công khai CV của họ trên web của trường, còn ở VN thì chỉ có vài nơi làm việc này? Có khó khăn gì không?”. Bác Onlooker cũng đã có bình luận. Riêng tôi, tôi cũng không biết HĐCDGSNN làm ăn kiểu gì mà đến nỗi chỉ việc thống kê số bài báo khoa học của các GS, PGS trong một đợt phong mà cũng không làm nổi[xem http://vietnamnet.vn/giaoduc/201011/Khong-thong-ke-duoc-bai-bao-quoc-te-cua-578-GS-PGS-946118/ ]. Việc thống kê này quá đơn giản. Chỉ cần bắt buộc mỗi ứng viên GS, PGS liệt kê công trình của mình trong CV theo danh mục ISI hay non-ISI và theo thứ tự 1,2,..n. Căn cứ vào đó hội đồng chuyên ngành tổng hợp lại (việc tổng hợp này cùng lắm chỉ một tiếng đồng hồ là xong chứ gì), sau đó thư kí HĐCDGSNN tổng hợp lại khỏang mấy phút là ra số lượng bài báo của các tân GS, PGS thôi. Tôi nghĩ số lượng bài báo không đáng là bao, có khi chỉ khỏang 1/10 số lượng GS, PGS được phong. HĐCDGSNN sợ xấu hổ nên không dám công bố chăng?. Nếu công bố thì lòi ra tòan là GS, PGS dỏm chăng?

        • Sao Sang said

          Tôi đề nghị JIPV quan tâm đến những người được phong GS, PGS năm nay. Xem trong số đó được mấy phần là thật và bao nhiêu là giả. Từ đó sẽ cho thấy câu trả lời của chủ tịch HĐCDGSNN “không thể thống kê được công trình hay bài báo khoa học quốc tế của các GS, PGS vì công việc này rất phức tạp” là thật hay cố tình “đánh lận con đen”. Đối với câu trả lời của ông CT HĐCDGSNN, người hiểu biết về KH nước nhà thấy đó là điều nhảm nhí, vô trách nhiệm của HĐCDNN. Nhưng với đa số nhân dân sẽ hiểu nhầm rằng đội ngũ GS, PGS của VN nhiều công trình đến nỗi khó mà thống kê được.

          • Vuhuy said

            Nếu nói gs giả thì không đúng lắm đâu bác à. Hầu hết gs, pgs là thật, hiểu theo nghĩa không mua. Cái cần nói ở đây là năng lực khoa học: dỏm, yếu, kém, chấp nhận được, xịn,… thôi. Dỏm thì có khả năng cho ra khối TS, ThS dỏm (bằng thật nhưng trình độ thì tồi)

      • Nguyen Van Thanh said

        Ông Trần Văn Nhung, Chủ tịch HĐCDGSNN cho biết, không thể thống kê được công trình hay bài báo khoa học quốc tế của các GS, PGS vì công việc này rất phức tạp.

        http://vietnamnet.vn/giaoduc/201011/Khong-thong-ke-duoc-bai-bao-quoc-te-cua-578-GS-PGS-946118/

        Trời hởi! Có vô trách nhiệm không? Vậy HĐCDGSNN chọn GS, PGS không dựa trên “công trình hay bài báo khoa học quốc tế” à. Chịu nỗi không? Xin hỏi bác Cát: phát biểu của ông Nhung có thể xem là vô văn hoá không? (vì thấy bác bình luận nhiều về văn hóa).

        Tôi hỏi bác như thế vì văn hóa của người Việt là cần cù, chịu thương chịu khó, có trách nhiệm. Nhưng phát biểu của ông Nhung quá thiếu trách nhiệm nên tôi nghi ngờ ông vô văn hóa. Mong bác Cát giải thích giúp tôi. Cảm ơn bác.

        • Sao Sang said

          Ông Nhung là người rất “tính tóan” khi phát biểu. Ông ấy còn suy nghĩ làm sao để được bắt tay lâu nữa mà. Câu trả lời của ông có lẽ còn có dụng ý “đánh” JIPV nữa đấy. Tôi hiểu một phần ý ông là: ngay cả HĐCDGSNN trực tiếp phong GS, PGS mà cũng không thống kê nổi số bài báo của các GS, PGS mới được phong huống hồ báo JIPV làm sao mà thống kê cho nổi?. Tiếc thay, câu trả lời của ông cho thấy HĐCDGSNN tòan là những kẻ giá áo túi cơm, vô trách nhiệm với nhà nước và nhân nhân, và tiêu chí phong GS, PGS không phải dựa trên NCKH nghiêm túc. Tôi cảm thấy có mối liên quan nào đó giữa “phản biện” của ông Cát trên JIPV và câu trả lời của ông Nhung.

          Thôi thì nhân dân tin vào JIPV hay tin vào HĐHHGSNN là quyền của họ. Tôi muốn nói với ông Cát và ông Nhung rằng khi nhà báo quan tâm hỏi số lượng bài báo khoa học của các GS, PGS cũng chính là lúc người dân quan tâm đến chất lượng của lớp người “tinh hoa” của đất nước. Các ông không thể lừa lọc nhà nước và nhân dân mãi được.

      • Onlooker said

        Đọc phát ngôn của bác Trần Văn Nhung tôi thấy cực sốc. Vậy là mấy năm nay Hội đồng của bác ấy và bác Đỗ Trần Cát không biết ứng viên giáo sư có nhiêu bài báo quốc tế. Đây là một điều rất quan trọng vì nó nói lên rằng kết quả của mấy lần phong trước có thể sai.

        Phát ngôn này làm tôi nhớ đến phàn nàn của Gs Tụy rằng một nhà toán học ở Quy Nhơn có nhiều công bố quốc tế nhưng bị rớt khi Hội đồng xét duyệt chức danh PGS. Ôi, làm việc như thế thì đừng trách sao quần chúng và nhà khoa học không tin vào Hội đồng. Nếu không làm được cái việc đơn giản và cơ bản đó tôi nghĩ Hội đồng nên giải tán vì nếu làm như thế chỉ gây tổn hại đến khoa học VN.

        Onlooker

      • Vuhuy said

        Có gì đâu phải sốc bác. GS dỏm thì thường phát biểu và làm dỏm mà. Bác thông cảm nha!

        GS dỏm cấp 4 Trần Văn Nhung, nguyên thứ trưởng, Tổng Thư Kí Hội Đồng Gíao Sư

        Thấy bác Cát nói rất căng, nay chưa thấy bác trưng ra công trình của bác để JIPV xem xét xóa dỏm. Hay là…

    • Nguyen Van Thanh said

      Bên blog Đông A, bác inhainha “chơi thẳng” quá, nhưng tôi thấy là phù hợp.

      http://donga01.blogspot.com/2010/08/cam-nhan-cua-gs-bi-phong-la-dom.html?showComment=1288924517707#c7634548870421083780

      Tôi nghĩ từ những tranh luận ở JIPV, bác Cát sẽ có góp ý để HĐHHNN làm tốt việc của họ hơn. Tôi cũng mới ghé qua lần nữa và những gì bác Onlooker nhận xét là chính xác.

    • Giaosudom said

      Đỗ Trần Cát đã nói

      Tháng Mười Một 6, 2010 lúc 6:04 sáng

      Chào các Anh làm báo JIPV và các bạn visitors,

      Tất nhiên tôi sẽ chuyển đến các Anh danh sách các bài báo của tôi đã đăng trên các tạp chí ISI, tôi cần vài ngày để tìm lại các bài báo gốc của mình để chỉ đưa vào danh sách những bài mà tôi tìm thấy bản gốc.

      Về những điều các Anh và các visitors viết ở trên gồm 3 vấn đề :

      i) Liên quan đến công việc của Hội đồng Chức danh GS nhà nước và các công việc của tôi ở Hội đồng này: từ khi tôi nghỉ hưu (10-2008) tôi đã không quan tâm đến. Về các việc trước tháng 10-2008 tôi thấy các Anh hầu hết chưa có đủ thông tin, nên nói theo cách suy nghĩ chủ quan của mình hoặc theo các thông tin không đúng. Tôi không có ý định và cũng không có trách nhiệm phải tranh luận chuyện này ở đây. Tôi tự thấy thanh thản sau thời gian làm việc ở Hội đồng này, vì những gì có thể làm được cho khoa học và giáo dục đào tạo của đất nước tôi đã làm. Nếu bạn nào thực sự quan tâm với thiện chí vì công việc chung xin liên hệ với tôi qua mail của tôi để trao đổi những việc mà bạn quan tâm (dotrancat@gmail.com).

      ii) Liên quan các ý kiến của tôi về công việc của JIPV : chỉ là những nhận xét với những lời lẽ đúng mực, các Anh cứ trao đổi lại nhưng cũng nên dùng những lời lẽ đúng mực.

      iii) Liên quan đến việc các Anh kết luận tôi là GS dởm :
      +) Tôi chỉ nói là các Anh làm việc không đúng như đã nói khi không thông báo trực tiếp cho tôi biết để tìm cho đủ các bài báo của tôi mà đã vội kết luận (như vậy có thiếu khách quan và thiếu thận trọng đối với danh dự của một con người không ?), tôi tin là nếu các Anh có đủ các bài báo của tôi thì các Anh sẽ không có kết luận như vậy ;
      ++) Về thông báo đăng trên mạng của JIPV liên quan đến chuyện GS dởm của tôi các Anh xem lại vài câu trích sau rồi tự bình luân:

      Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam – JIPV says:
      Chức vụ: Nguyên Tổng Thơ Kí Hội Đồng Học Hàm Nhà Nước (to quá, giống cai thầu nên chế ra những tiêu chuẩn ……
      ……Theo kết quả nghiên cứu của anh Cát thì anh đủ tiêu chuẩn để viết một luân án tiến sĩ, và nếu anh vượt qua kỳ kiểm tra ngoại ngữ (thi thật, không chạy chọt) thì anh có thể bảo vệ luân án tiến sĩ cấp bộ môn. Nhưng không hiểu sao anh Cát lại ôm ở đâu được cái áo giáp “GS.TSKH” (= cái máy kiếm tiền?)

      Nhưng thôi, các Anh đã viết là đó là thời gian đầu có những sơ xuất, nay đã sửa thì cũng có thể bỏ qua.

      Đỗ Trần Cát

      —————————————-

      Hoanglan đã nói

      Tháng Mười Một 6, 2010 lúc 12:22 chiều

      Lâu rồi mới tạt qua đây thì thấy ngay vụ tranh cãi không cân sức:
      1) có thể thấy là GS Đỗ Trần Cát có thể chưa rõ về ISI và quy chế hoạt động của Viện này, có thể mọi người nên đưa ra một cái link giải thích về ISI và quy chế hoạt động của nó.
      2) Có một khả năng mà tôi hay nghe các GS lớn tuổi phàn nàn là: các tạp chí của đông âu có thể được xem là tốt, nhưng sau khi liên xô sụp đổ thì bị đình bản, bị tan rã, hoặc bị đổi tên nên các bài xuất bản trong thời gian trước đó không được liệt kê! Liệu các bác JIPV có kiểm chứng được thông tin này không?? Nếu có thể kiểm chứng thì sẽ có câu trả lời cho các GS lớn tuổi
      ———————————

      Giaosudom đã nói

      Tháng Mười Một 6, 2010 lúc 2:58 chiều

      Kính chào bác Cát!

      Cảm ơn bác Cát đã ý kiến. Liên quan đến những lời lẽ nặng nề, tôi đã có ý kiến với bác. Tôi đã thay mặt JIPV nhận trách nhiệm và đã đính chính. Tôi không nhận đó là sơ suất, đó là những cái không hay mà chúng tôi đã gặp phải và tôi đại diện JIPV đã đính chính và xin lỗi bác.

      Ông Đỗ Trần Cát, Nguyên Tổng Thư Kí Hội Đồng Gíao Sư (Retracted)

      Nhưng bác cũng nên nhìn nhận lại những gì đội ngũ GS, PGS đã làm cho khoa học của đất nước từ những đồng thuế của dân để hiểu và chia sẽ với những bức xúc của họ. Tuy nhiên tôi đã chấn chỉnh lại việc thể hiện bức xúc quà đà như thế.

      Nhưng tôi nghĩ đó là những chuyện không nên bàn tiếp vì bác cũng đã hiểu quan điểm của JIPV. Vấn đề bây giờ là bác vui lòng post danh sách công bố gây tiếng vang quốc tế hoặc top của bác, nếu không có thì bác vui lòng post ISI của bác. Chúng tôi sẽ rất vui lòng xin lỗi bác và xóa hình bác khỏi JIPV. Cá nhân tôi rất mong như thế.

      Kính chúc bác vui.

      Giaosudom, 1st Editor-in-Chief

    • Tuan Ngoc@ said

      Xin góp ý với bác Cát: bác đã lưu lại những lời lẽ phật ý với bác, nhưng khi trích dẫn thì bác lại cắt bớt. Tôi thấy cắt xét như vậy là không hay lắm. Tôi nhớ chỗ …. có nói bác từng chống lại tiêu chuẩn quốc tế… (tôi nhớ không chính xác). Nhưng vấn đề này không còn quan trọng vì Admin đã edit những chi tiết phật ý bác (theo tôi không có gì là chửi hay vô văn hoá, chỉ là bức xúc thôi), và vì bác cũng đã nói bác nghĩ hưu và không muốn bàn những chuyện trước đây.

      Bây giờ mọi người đang chờ danh sách ISI của bác. Nếu JIPV thống kê thiếu hoặc sai thì tôi chắc chắn JIPV sẽ sửa, xóa dỏm cho bác, xin lỗi bác công khai, và nếu bác có nhiều bài ISI hay bài top thì có khi còn được vinh danh. Chúc bác phản biện thành công.

      JIPV đã được những người làm khoa học nghiêm túc đánh giá cao, nhiều NCS xem là nơi tình cậy để kiểm tra năng lực thầy hướng dẫn của họ,…. Bác hãy yên tâm mà phản biện JIPV.

      Một khi bác phản biện đúng nhưng JIPV không xóa dỏm cho bác thì bác sẽ có bằng chứng để tẩy chay JIPV trên toàn cầu.

    • Tuan Ngoc@ said

      Để bài viết được liên tục, mọi người hãy click link này và sau đó chọn “trả lời” cho bài từ link này:

      Phòng tranh luận khoa học cộng đồng

    • Tuan Ngoc@ said

      Xin bổ sung thêm một bài ISI (kỷ yếu hội nghị năm 2007, xuất bản năm 2009, không phải journal paper) của bác Cát. Lúc trước tôi tra cũng không thấy bài này, không biết sao?

      Possible T-C Superconducting Enhancement in Q2D Materials by Incommensurate Structural Phase Transition

      more options

      Author(s): Do TC (Do Tran Cat)1, Ong PK (Ong Phuong Khuong)
      Editor(s): Cat DT; Pucci A; Wandelt K
      Source: PHYSICS AND ENGINEERING OF NEW MATERIALS Book Series: SPRINGER PROCEEDINGS IN PHYSICS Volume: 127 Pages: 41-49 Published: 2009
      Times Cited: 0 References: 12 Citation Map
      Conference Information: 10th German-Vietnamese Seminar on Physics and Engineering
      Bonn, GERMANY, JUN 06-09, 2007
      Abstract: It is shown that low dimensional electron systems in a deformable lattice are unstable against a lattice modulation at the Fermi wave vector only when there is half-filling of the conductive band (no doping: n = 0). When there is doping (n not equal 0), the phase transition is metal-semimetal. the gap appears at a wave vector that is different from the Fermi-wave vector mid all incommensurate structural phase transition takes place. This phase transition plays,in important role in the formation of electron (or hole) bags. in the considerable increase of carrier DOS near die Fermi level and in the change of Cooper pair wave character that may lead to enhancement of superconducting T-C in Quasi-two dimensional (Q2D) materials. The start of our study is that when the doping 11 is different from zero the nesting vector is different from (pi,pi) and defined by minimizing the energy of the system. By the method of Green ‘s functions for the charge density wave and the Cooper pair we found a system of equations describing the phase transition properties of Q2D materials. including superconductivity. A tough estimate of T-C gives agreement to experiments.
      Document Type: Proceedings Paper
      Language: English
      KeyWords Plus: LA2-XBAXCUO4
      Reprint Address: Do, TC (reprint author), Hanoi Univ Technol, Inst Engn Phys, Dai Co Viet Rd 1, Hanoi 10004, Vietnam
      Addresses:
      1. Hanoi Univ Technol, Inst Engn Phys, Hanoi 10004, Vietnam
      Publisher: SPRINGER-VERLAG BERLIN, HEIDELBERGER PLATZ 3, D-14197 BERLIN, GERMANY
      Subject Category: Physics, Applied
      IDS Number: BIY13
      ISSN: 0930-8989
      ISBN: 978-3-540-88200-8

    • Tuan Ngoc@ said

      Đây không thể xem là một hội nghị có uy tín. Tên của nó “10th German-Vietnamese Seminar on Physics and Engineering” cũng nói lên uy tín của nó cở nào. Đã có nhiều “hội nghị” kiểu này nên ISI đã phải ngưng liệt kê kỷ yếu hội nghị bé, linh tinh, chủ yếu có bài để rút tiền của dân. Nhưng bài này đã được ISI liệt kê thì cứ tính cho bác Cát.

    • Tuan Ngoc@ said

      Author(s): Do TC (Do Tran Cat)1, Ong PK (Ong Phuong Khuong)
      Editor(s): Cat DT; Pucci A; Wandelt K

      Tôi thấy kỳ lắm vì bác Cát vừa là editor (Cat DT), vừa là author (Do TC). Như vậy bác Cát chính là một committee member rồi. Vậy ai phản biện bài của editor khi editor quyết định bài nào được đăng. Chơi thế này kỳ lắm đó. Bởi thể journal papers được đánh giá cao hơn proceedings papers.

    • Tuan Ngoc@ said

      Kiểm tra mở rộng, tôi thấy seminar Việt-Đức này đăng 44 bài cho hai nhóm tác giả Đức và VN. Pó tay. Đây là lần thứ 10, chắc còn nữa. Qua sự việc này, tôi đề nghị JIPV xem lại quy định về bài ISI: journals hay proceedings hay abstracts. Nếu không cẩn thận thì bị dụ cho mà xem.

    • giaosudom said

      Gửi các Anh làm báo JIPV,

      Tôi chuyển tới các Anh danh sách các bài báo của tôi đã đăng trên các tạp chí ISI.

      4 bài đầu là các bài mà các Anh đã tìm thấy. Các bài sau nếu các Anh không tìm được thì tôi sẽ scan bản gốc để chuyển tới các Anh.

      Các bài báo đã đăng trên các tạp chí ISI của Đỗ Trần Cát :

      1) Do Tran Cat; Electron phase transition in quasi-onedimensional metals. ACTA PHYSICA POLONICA A,1988,volume A74,N4, p. 465-472, (Poland)
      2) Do Tran Cat; On the half-metallic ferromagnetism in semimetals. UKRAINSKII FIZICHESKII ZHURNAL,1984,volume 29,N10, p.1595-1596 , (Ukraine)
      3) Do Tran Cat; On the solution of Peierls problem in one-dimensional metals. UKRAINSKII FIZICHESKII ZHURNAL, 1986,volume 31,N12, p.1871-1873, (Ukraine)
      4) Do Tran Cat; Coexistence of ferromagnetism and superconductivity in semimetals. ZHURNAL EKSPERIMENTALNOI I TEORETICHESKOI FIZIKI,1984,volume 86,N6, p.2134-2140, (Russia)
      5) T.V. Rusinov , Do Tran Cat , Yu. V. Kopaev ; Theory of Superconductivity in presence of electron-hole pairing in semimetals. ZHURNAL EKSPERIMENTALNOI I TEORETICHESKOI FIZIKI,1973,volume 65,N5, p. 1984-1998, (Russia)
      6) Do Tran Cat; On superconductor-insulator phase transition in pure semimetals .
      UKRAINSKII FIZICHESKII ZHURNAL,1976,volume 21, N4 , p. 555-557, (Ukraine)
      7) Do Tran Cat; On the ferromagnetism of superconducting semimetals. UKRAINSKII FIZICHESKII ZHURNAL,1983,volume 28, N10, p. 1589-1590, (Ukraine)
      8) Do Tran Cat; On the problem of excitonic ferromagnetism. UKRAINSKII FIZICHESKII ZHURNAL,1985,volume 30,N3, p.404, (Ukraine)
      9) Do Tran Cat ; Plasma echo in ionic crystals. CONTRIBUTIONS TO PLASMA PHYSICS (Tên Tạp chí bằng tiếng Đức : BEITRAGE AUS DER PLASMAPHYSIK), 1971,volume 11, N 5, p. 365-373, (Germany)
      10) Do Tran Cat and Yu. V. Kopaev; Instability of twoband model of metals due to annihilating scattering. PHYSICS OF THE SOLID STATE (Tên Tạp chí bằng tiếng Nga : FIZIKA TVERDOGO TELA) , 1972,volume 14, N9, p. 3603-2611, (Russia)
      11) Do Tran Cat and Yu. V. Kopaev ; On the spectrum of plasma oscilations in semimetals. PHYSICS OF THE SOLID STATE (Tên Tạp chí bằng tiếng Nga : FIZIKA TVERDOGO TELA),1972,volume 14, N12 , p. 3591-3593, (Russia)
      12) Do Tran Cat, Yu. V. Kopaev, R.Kh.Timerov ; Influence of interband impurity scattering on metal-insulator phase transition ; PHYSICS OF THE SOLID STATE (Tên Tạp chí bằng tiếng Nga : FIZIKA TVERDOGO TELA),1973,volume 15,N2 , p.537-541, (Russia)
      13) C. Do Tran, D. Nguyen Manh et C. Nguyen Van; Theorie du ferromagnétisme itinérant dans des semimétaux supraconducteurs. PHYSICA STATUS SOLIDI B, 1991,volume 168, p.245-257, (Germany)
      14) Do Tran Cat, Ong Phuong Khuong; Possible TC Superconductivity Enhancement in Q2D Materials by Incommensurate Structural Phase Transition. SPRINGER PROCEEDINGS IN PHYSICS; 2009,volume 127 , Physics and Engineering of New Materials , p. 41-49, (Germany)

      Đỗ Trần Cát

    • giaosudom said

      Xin cảm ơn bác Cát.

      Ngoài 4 bài đã tìm được và 1 bài của bác Tuan Ngoc@ mới tìm được:

      1. Title: ELECTRON PHASE-TRANSITION IN ONE-DIMENSIONAL METALS
      Author(s): CAT DT
      Source: ACTA PHYSICA POLONICA A Volume: 74 Issue: 4 Pages: 465-472 Published: OCT 1988
      Times Cited: 1

      2. Title: ON HALF-METALLIC FERROMAGNETISM IN SEMIMETALS
      Author(s): KAT DC
      Source: UKRAINSKII FIZICHESKII ZHURNAL Volume: 29 Issue: 10 Pages: 1595-1596 Published: OCT 1984
      Times Cited: 0
      3. Title: ON SOLUTION OF PEIERLS PROBLEM IN ONE-DIMENSIONAL METAL
      Author(s): KAT DC
      Source: UKRAINSKII FIZICHESKII ZHURNAL Volume: 31 Issue: 12 Pages: 1871-1873 Published: DEC 1986
      Times Cited: 0
      4. Title: COEXISTENCE OF FERROMAGNETISM AND SUPERCONDUCTIVITY IN SEMIMETALS
      Author(s): KAT DC
      Source: ZHURNAL EKSPERIMENTALNOI I TEORETICHESKOI FIZIKI Volume: 86 Issue: 6 Pages: 2134-2140 Published: 1984
      Times Cited: 0

      5. ( bài số 14 trong danh sách của bác) Title: Possible T-C Superconducting Enhancement in Q2D Materials by Incommensurate Structural Phase Transition
      Author(s): Do TC, Ong PK
      Conference Information: 10th German-Vietnamese Seminar on Physics and Engineering, JUN 06-09, 2007 Bonn, GERMANY
      Source: PHYSICS AND ENGINEERING OF NEW MATERIALS Book Series: SPRINGER PROCEEDINGS IN PHYSICS Volume: 127 Pages: 41-49 Published: 2009
      Times Cited: 0

      Kiểm tra thêm thì có

      6. (thứ tự 7)Title: FERROMAGNETISM OF SUPERCONDUCTING SEMIMETALS
      Author(s): DO CK
      Source: UKRAINSKII FIZICHESKII ZHURNAL Volume: 28 Issue: 10 Pages: 1589-1590 Published: 1983
      Times Cited: 0

      Có một nghi ngờ ở bài 13 do bác Cát liệt kê. Trong dữ liệu ISI có bài này

      Title: THEORY OF ITINERANT FERROMAGNETISM IN SUPERCONDUCTING SEMIMETALS
      Author(s): TRAN CD, MANH DN, VAN CN
      Source: PHYSICA STATUS SOLIDI B-BASIC RESEARCH Volume: 168 Issue: 1 Pages: 245-257 Published: NOV 1991
      Times Cited: 0
      ulrichsweb.com (TM) from R.R. Bowker

      Các bác xem có phải là bản dịch tiếng Anh từ bài bác Cát không? Nếu đúng đây là bản dịch đượi ISI listed thì bác Cát được 7 bài.

      Những bài còn lại thì không thấy trong cơ sở của ISI.

    • Vuhuy said

      Chắc bài đó của bác Cát rồi. Như vậy bác ấy đã được 7 bài ISI. Còn những bài còn lại có là ISI hay không thì nên xét cẩn thận. Trước mắt bác Cát đã thoát dỏm, chúc bác tiếp tục thoát yếu và cuối cùng là thoát khỏi JIPV (theo nghĩa được xóa toàn bộ).

      • Đỗ Trần Cát said

        Gửi các Anh làm báo JIPV,

        Vuhuy đã nói
        Tháng Mười Một 9, 2010 lúc 1:33 sáng

        Chắc bài đó của bác Cát rồi. Như vậy bác ấy đã được 7 bài ISI. Còn những bài còn lại có là ISI hay không thì nên xét cẩn thận.

        *
        Giaosudom đã nói
        Tháng Mười Một 10, 2010 lúc 11:41 sáng

        Cảm ơn bác Cát đã hồi đáp. Nhưng bác vui lòng post lên phía trên, chỗ đang tranh luận với bác. Bác theo đường link này và sau đó chọn “trả lời”:

        Phòng tranh luận khoa học cộng đồng

        Tôi có thể di chuyển comment của bác lên đó, nhưng nếu làm thế nhiều quá thì không khách quan. Cảm ơn bác rất nhiều.

        Tôi có ý kiến như sau :
        1) Mỗi cuốn tạp chí được xuất bản (loại mỗi tháng một số) được đặc trưng bởi tên, volume (tương ứng với năm), và number (tương ứng với tháng).
        2)Bài báo A được coi là ISI nếu thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện sau :
        i)Có minh chứng đăng trong cuốn tạp chí B với tên, volume và number xác định
        ii)Cuốn tạp chí B là ISI.
        Điều kiện ii) có thể tra trong cơ sở dữ liệu của ISI
        Điều kiện i) cũng có thể tra trong cơ sở dữ liệu của ISI. Tuy vậy nếu trong cơ sở dữ liệu của ISI không có (đặc biệt là đối với các bài báo xuất bản vào thập niên 70 của thế kỷ trước và bằng tiếng không phải tiếng Anh)thì cũng chưa thể kết luận là bài báo đó không thỏa mãn điều kiện i), vì có thể họ chưa dịch và đưa vào cơ sở dữ liệu (dành ưu tiên cho các bài báo mới hơn). Trong trường hợp này cần kiểm tra tại thư viện xem trong cuốn tạp chí B có bài báo A hay không.
        Tôi khẳng định chắc chắn là các bài báo trong danh sách tôi gửi JIPV là có trong các cuốn tạp chí tương ứng được ghi trong danh sách (thỏa mãn điều kiện i)), vì tôi đang có bản gốc của chúng.
        Có một chi tiết nhỏ tôi xin lỗi được đính chính là trong bài báo số 10 trong danh sách số trang đánh máy sai : đó là các trang 2603-2611 chứ không phải 3603-2611 (do đánh máy sai số 2 thành số 3, chắc chắn là không só số trang từ 3 nghìn đến 2 nghìn)

        Đỗ Trần Cát

    • Tuan Ngoc@ said

      Tiếp tục ở link này

      Phòng tranh luận khoa học cộng đồng

  50. Onlooker said

    Mới post cái comment trước thì tôi thấy bác Tuấn có comment về phát ngôn của bác TVNhung ở đây:

    http://nguyenvantuan.net/education/3-edu/1133-khong-thong-ke-duoc-bai-bao-quoc-te-cua-578-gs-pgs

    Thích câu cuồi của bác ấy “Các bạn trong nhóm JIPV chỉ là tài tử mà còn làm được việc tìm các bài báo khoa học của ứng viên, thì thiết nghĩ một HĐCDGSNN chắc chắn phải làm được. Công bố thành tựu nghiên cứu của các giáo sư mới được phong cũng là một cách vinh danh họ, và điều đó rất nên làm. Không làm được điều này thì tiêu chuẩn phong chức danh GS/PGS vẫn còn là một dấu hỏi trong công chúng”.

    Nhưng bác ấy nói JIPV là “tài tử”! Buồn 1 phút. 🙂

    Onlooker

    • Vuhuy said

      Tài tử nhưng có thể thống kê và đánh giá năng lực GS dỏm mới ghê :-). Xịn thì chưa dám đánh giá 😉 Bác Tuấn “tưng bốc” JIPV khéo đó bác à. Không hiểu sao bác Tuấn nói đến đâu có số liệu đến đó, còn GS dỏm Nhung thì bảo “phức tạp”? À quên, ông Nhung thì rõ là GS dỏm, còn bác Tuấn chắc xịn rồi.

      Bác Đông A bảo sang nhà JIPV thì sẽ hiểu? http://donga01.blogspot.com/2010/11/khong-thong-ke-uoc-bai-bao-quoc-te.html. Tôi nghĩ chắc ai cũng hiểu, chỉ GS dỏm không chịu hiểu!

    • Vuhuy said

      Ai muốn vinh danh thì tôi xin giới thiệu bác Viện trưởng: Editor Chim_Nhon (chức to nhỉ):

      Viện vinh danh Nhà khoa học

      Bác Chim_nhon có thể xem là chuyên gia hàng đầu về thống kê công bố quốc tế của JIPV 😉 Nếu ông Nhung thấy phức tạp thì ông nên liên hệ với Viện trưởng: Editor Chim_Nhon, đang “công tác” tại Tạp Chí GS Dỏm Việt Nam 😉

    • chim_nhon said

      Hic, bác Vuhuy phong tôi làm “chuyên gia hàng đầu” làm tôi sướng mê tơi! Tuy nhiên, từ sau bác ko nên dùng những từ đại loại như “hàng đầu”, “đỉnh”, “đẳng cấp thế giới”, “tầm cỡ quốc tế”, vv… để nói về các bác phụ trách JIPV. Không có các dỏm lại có cớ để chụp JIPV và các bác phụ trách JIPV.

      Qua đây, tôi xin giới thiệu ông Nhung có thể đăng ký 2 lớp học miễn phí do các bác trong JIPV giảng:
      1. Bây giờ chót dỏm rồi, làm thế nào để xoá dỏm bây giờ?
      2. Làm thế nào để tìm được công bố ISI của một giáo sư?

      Lớp học mở tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7 và Chủ Nhật.

      Kính báo!

    • Tuan Ngoc@ said

      Mấy hôm nay ẩn cư đâu thế? Hay là …. Có nhiều chuyện quá rồi đó. Nhưng chuyện vui là bác Đỗ Trần Cát và JIPV đang “đấu” đấy. Hy vọng bác ấy sẽ được xóa dỏm. So với ông Nhung thì bác Cát có tự trọng hơn. Ông Nhung thuộc dạng pó tay, hết thuốc trị rồi. Ông Nhung nên lên đây để bác Chim_nhon giảng “làm thế nào để tra ISI”; sau đó ông ấy sẽ chỉ bác Chim_nhon làm thế nào để bắt tay lâu và chụp ảnh đẹp. Hai người tự huề học phí cho nhau 😉

Gửi phản hồi cho vuhuy Hủy trả lời